SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi / ngày ở trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi / ngày ở trường Tiểu học

 Như chúng ta đã biết trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.

 Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương II khoá VIII ghi rõ tư tưởng chỉ đạo của Đảng đối với phát triển Giáo dục và Đào tạo là: “Xây dựng con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý thức kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy những gía trị tinh hoa văn hoá dân tộc.là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên.”. Trọng tâm của chất lượng giáo dục là phát triển con người. Phát triển giáo dục chính là phát triển nhân cách, phát triển nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội.

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời đại của công nghệ thông tin, toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, nên vấn đề con người được đặt lên hàng đầu, chất lượng giáo dục, chất lượng con người đang là sự quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, của mọi người, của mọi nhà. Để đáp ứng nhu cấu của đất nước trong thời kỳ đổi mới, việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường phổ thông nói chung trong trường Tiểu học nói riêng đang được sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội.

Đối với cấp Tiểu học, để thực hiện mục tiêu trên thì việc tổ chức dạy và học 2 buổi /ngày ở các trường Tiểu học là một yêu cầu cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. do vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu về một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày ở trường Tiểu học.

 

doc 18 trang thuychi01 8382
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi / ngày ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5
Những điểm mới của SKKN
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
4
2.3
Các giải pháp đã thực hiện
7
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
3.1
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị
18
 Tài liệu tham khảo
19
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là bước đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. 
 Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương II khoá VIII ghi rõ tư tưởng chỉ đạo của Đảng đối với phát triển Giáo dục và Đào tạo là: “Xây dựng con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý thức kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy những gía trị tinh hoa văn hoá dân tộc...là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên...”. Trọng tâm của chất lượng giáo dục là phát triển con người. Phát triển giáo dục chính là phát triển nhân cách, phát triển nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. 
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời đại của công nghệ thông tin, toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, nên vấn đề con người được đặt lên hàng đầu, chất lượng giáo dục, chất lượng con người đang là sự quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, của mọi người, của mọi nhà. Để đáp ứng nhu cấu của đất nước trong thời kỳ đổi mới, việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường phổ thông nói chung trong trường Tiểu học nói riêng đang được sự quan tâm của mọi tầng lớp xã hội. 
Đối với cấp Tiểu học, để thực hiện mục tiêu trên thì việc tổ chức dạy và học 2 buổi /ngày ở các trường Tiểu học là một yêu cầu cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. do vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu về một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày ở trường Tiểu học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Hiện nay, việc dạy học 2 buổi/ngày trong trường Tiểu học đã được các nhà trường quan tâm, song thực tế chất lượng dạy và học chưa phát huy hết được hiệu quả, vẫn đang còn nhiều hạn chế. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học 2 buổi/ngày, đảm bảo được mục tiêu giáo dục toàn diện. Đặc biệt là nâng cao được chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở trường Tiểu học nói chung và những trường Tiểu học ở vùng nông thôn nói riêng là một vấn đề mà đội ngũ cán bộ quản lý của các trường Tiểu học còn nhiều băn khoăn trăn trở từ đó mục tiêu nghiên cứu của tôi là “các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày ở trường Tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng dạy học 2buổi/ngày của nhà trường nói riêng và ở trường Tiểu học nói chung.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các văn bản hướng dẫn công tác dạy học 2 buổi/ngày.
- Đặc điểm tình hình thực tế địa phương, nhà trường.
- Kê hoạch năm học.
 -Kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu 
- Nghiên cứu thực tiễn 
- Phương Pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Bất cứ một Quốc gia nào, một địa phương nào Giáo dục cũng luôn được coi là nền móng của sự phát triển. Giáo dục đem lại sự tiến bộ trong khoa học kĩ thuật mà khoa học kĩ thuật phát triển đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế Quốc dân. Do đó có thể nói Giáo dục luôn đồng hành với sự phát triển của xã hội.
Hiện nay vấn đề giáo dục nói chung, dạy học nói riêng đã được quan tâm: 
 Với Đảng và nhà nước ta: tại nghị quyết TW II khoá VIII đã xác định Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của cả một xã hội.
 	Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã ghi rõ “ Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Điều đó khẳng định một lần nữa trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên, ngành học, bậc học phải có những trăn trở, để giải được bài toán không chỉ là nâng cao chất lượng giáo dục mà còn phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, tài năng cho các bậc học tiếp theo. Đây chính là vấn đề mà công tác dạy học 2 buổi/ ngày sẽ là chìa khóa mở ra cho chúng ta một hướng đi đúng đắn để việc vận dụng các biện pháp dạy học 2 buổi /ngày nhằm đạt hiệu quả đúng với mục tiêu giáo dục.
Trong bối cảnh chung của ngành Giáo dục và Đào tạo, trường Tiểu học Minh Sơn1 đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả nhất định, số học sinh đạt hoàn thành mức bền vững cao. Tuy nhiên để giữ được chất lượng bền vững luôn ổn định cần phải có một quá trình thường xuyên, liên tục phát hiện bồi dưỡng, phụ đạo, giúp đỡ cho học sinh trong quá trình học tập. Đặc biệt nhà trường phải có các biện pháp dạy học tạo sự hứng thú trong học tập, giáo dục học sinh có nhu cầu học để đảm bảo việc học tập nhẹ nhàng không áp lực mà vẫn phát huy được tính tích cực hóa học tập của học sinh. Đây là một trong những yêu cầu của công tác dạy học 2 buổi/ ngày phải đề ra, thực hiện trong nhà trường.
       	Để thực hiện được mục tiêu giáo dục trong nhà trường Tiểu học, người thầy có sự tác động mạnh đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh. Hiệu quả và sản phẩm lao động sư phạm là nhân cách phát triển toàn diện của học sinh nhằm đạt mục tiêu phát triển của nhà trường. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học phải đáp ứng những nhu cầu phát triển của bản thân, gia đình và xã  hội. Muốn đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi đội ngũ giáo viên trong nhà trường phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, từ  đó mới có đủ khả năng, tâm huyết thực hiện nhiệm vụ của của bản thân của nhà trường.
 	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Những thuận lợi: 
Trường Tiểu học Minh Sơn 1 được tách ra từ Trường THCS Minh Sơn năm 1992, với tổng diện tích là 7844 (m2). 
Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, nhà trường luôn được các cấp ủy Đảng, Chính quyền, ngành giáo dục Ngọc Lặc, Hội Cha mẹ học sinh luôn quan tâm và đầu tư đúng mức, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục ở nhà trường.
	Nhà trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2000, đến năm 2014 được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ2.
	Đội ngũ cán bộ giáo viên hiện nay gồm 29 đ/c, 100% đạt trình độ chuyên môn chuẩn 100%, trong đó có 89,6% đạt trình độ trên chuẩn. Giáo viên giỏi cấp huyện qua các năm: 18 đ/c; 02 đồng chí giáo viên giỏi cấp Tỉnh. Có 18/29 đ/c là Đảng viên, trong đó có 01 đ/c có trình độ Trung cấp lý luận Chính trị.
	Cơ cấu trường lớp:
Năm học 2013 - 2014, nhà trường có 14 lớp, với tổng số học sinh là 365 em. 
Năm học 2014 - 2015, nhà trường có 15 lớp, với tổng số học sinh là 385 em. 
Năm học 2015 - 2016, nhà trường có 15 lớp, với tổng số học sinh là 397 em. 
Năm học 2016 - 2017, nhà trường có 16 lớp, với tổng số học sinh là 419 em. 
Năm học 2017 - 2018, nhà trường có 15 lớp, với tổng số học sinh là 430 em. 
 	Dạy học 2 buổi/ngày ở trường Tiểu học là tổ chức cho học sinh học tập và vui chơi trong ngày ở trường. Buổi thứ nhất thực hiện chương trình chính khóa, buổi thứ hai là thời gian dành để bổ sung chương trình và tổ chức ôn luyện kiến thức đã học, tăng cường nội dung các môn nghệ thuật, thể dục nhằm phát triển năng khiếu cho học sinh, tổ chức dạy học các môn tự chọn và các hoạt động tập thể. Giáo viên có thời gian và điều kiện gần gũi, gắn bó với học sinh hơn, thông qua đó để phát hiện năng khiếu cũng như giúp học sinh bổ sung những kiến thức cơ bản cần thiết. Giảm áp lực học tập cho học sinh, các em có điều kiện hoàn thành bài ngay tại lớp mà không phải mang bài về nhà. Học sinh học đủ môn và có chất lượng đối với các môn học bắt buộc, đồng thời được tiếp xúc với các môn tự chọn (ngoại ngữ, tin học), các môn học được phân bổ hợp lý trong ngày, trong tuần.
2.2.2. Những khó khăn: 
 Mặc dù trường Tiểu học Minh Sơn 1 đã được công nhận đạt Trường Chuẩn quốc gia mức độ 2 năm 2014, nhưng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức dạy học 2buổi/ngày của nhà trường còn hạn chế như: số phòng học dành riêng cho việc sử dụng các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác dạy và học chưa có như phòng nghe nhìn, phòng đa năng,  do đó việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa thể đáp ứng yêu cầu cao.
 Nhà trường hiện có hai khu nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình bố trí,sắp xếp giờ dạy buổi 2. Không những vậy, do Minh Sơn là một xã thuần nông, phần lớn bố mẹ học sinh thường đi làm ăn xa dài ngày các em thường ở với ông bà nên một bộ phận học sinh chưa được sự chăm sóc chu đáo của gia đình, chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập và chưa tạo điều kiện về thời gian đến trường để học tập theo quy định chung, một bộ phận học sinh tham gia học 2 buổi/ngày nhiều em đi học xa nên việc đi lại khó khăn, đặc biệt với những khi trời mưa,
 Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh chưa đúng về vai trò, mục đích của việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Còn có những quan điểm sai lệch về vấn đề này như cho rằng dạy học 2 buổi/ngày chỉ là dạy thêm, dạy giãn chương trình,
 Đội ngũ CBGV, nhân viên nhà trường tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn tương đối cao so với mặt bằng chung của huyện, song trình độ chuyên môn chưa thực sự đồng đều.Trong đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế; còn ngại khó, ngại khổ khi tham gia dạy 2 buổi/ngày. Mặt khác số lượng CBGV chưa thực sự ổn định, trong năm học đủ số lượng giáo viên theo quy định nhưng tỉ lệ ốm đau đã không ít ảnh hưởng đến chuyên môn.
 Việc sắp xếp kế hoạch dạy học cho từng buổi học ở từng khối, từng lớp đã được đội ngũ CBQL, GV quan tâm; nhưng chưa thực sự phù hợp với sự phát triển tâm lý của trẻ. Thực tế ở trường Tiểu học hiện nay kế hoạch dạy học buổi 2 sắp xếp chưa khoa học được thể hiện đó là: Buổi 2 có thể chỉ ôn luyện 3 tiết là môn Toán hoặc là môn Tiếng Việt, hoặc là bố trí tất cả các môn ít tiết, để tiện cho GVPTL khi soạn bài, thuận lợi về thời gian. Song họ chưa nhận thấy rằng việc bố trí như vậy sẽ gây tâm lý của học sinh Tiểu học là chán học vì ở một buổi chỉ học toàn là Toán và Tiếng Việt,.. điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh.
Chất lượng dạy học buổi 2 tuy đã được nhà trường quan tâm chỉ đạo nhưng nhiều giáo viên chưa thực sự xây dựng được kế hoạch bài học phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
2.2.3. Kết quả thực trạng: 
Trước những thực trạng đó, việc tổ chức dạy và học 2 buổi/ngày tại trường Tiểu học Minh Sơn 1 ở những năm học trước ( năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014 ) còn có nhiều hạn chế cụ thể như sau:
Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất nhà trường nhìn chung đầy đủ, song cơ sở vật chất còn một số các phòng: phòng đa năng, phòng nghe nhìn cần bổ sung.
Bảng 1:
TT
Nội dung
Tổng số
Trong đó:
Đạt chuẩn
Không đạt chuẩn
1
Phòng học:
15
15
0
- Kiên cố
15
- Cấp 4
03
03
0
2
Phòng chức năng
03
03
0
3
Chổ ngồi:
430
430
0
4
Điện sáng
Có đủ
5
Quạt điện
Có đủ
Về đội ngũ CBGV: Nhà trường có đầy đủ số lượng giáo viên song trong các năm học này nhà trường chưa có giáo viên dạy Tiếng Anh, thiếu 1CBTB, 1nhân viên y tế, 1đoàn đội . chất lượng đội ngũ CBQL chưa đồng đều. Cụ thể: 
Bảng 2: Thống kê trình độ của giáo viên:
Năm học
Tổng số CBGV
Đại học Sư phạm
Cao đẳng 
Sư phạm
Trung học 
Sư phạm
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2012 - 2013
28
21
75,1%
1
3,5%
6
21,4%
2013 - 2014
27
20
74,1%
1
3,7%
6
22,2%
Bảng 3: Thống kê xếp loại chuyên môn của Cán bộ, giáo viên:
Năm học
Tổng số CBGV
 Trong đó: Xếp loại chuyên môn
Số lượng 
giáo viên giỏi cấp
Tốt
Khá
TB
Yếu
Trường
Huyện
Tỉnh
2012-2013
28
16
08
3
0
15
3
1
2013-2014
27
18
5
0
0
17
3
1
Bảng 4: Chất lượng xếp loại Hạnh kiểm, học lực môn Toán và Tiếng Việt, Học sinh giỏi, danh hiệu thi đua HS:
Nội dung
Năm học 2012 - 2013
Năm học 2013 - 2014
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Tổng số học sinh
342(5KT)
365(4KT)
Trong đó:
- Số HS học 2buổi/ngày:
240
70,1
270
73,9
- Xếp loại Hạnh kiểm:
+ Thực hiện đầy đủ
342
342
365
365
+ Chưa thực hiện đầy đủ
0
0
0
0
- Xếp loại HLM Toán:
+ Giỏi
150
44,0
184
51,1
+ Khá
81
23,6
100
27,7
+ Trung bình
108
31,5
74
20,4
+ Yếu
3
0,9
3
0,8
- Xếp loại HLM Tiếng Việt:
+ Giỏi
129
37,8
157
43,6
+ Khá
89
26,0
111
30,7
+ Trung bình
121
35,3
90
24,9
+ Yếu
3
0,9
3
0,8
- Học sinh giỏi:
+ Cấp huyện
57
16,6
62
17,1
+ Cấp Tỉnh
4
1,1
- Đạt danh hiệu:
+ Học sinh Giỏi
127
37,1
153 
42,3
+ Học sinh Tiên tiến
82
 23,9
106
29,3
  Qua các bảng thống kê trên ta nhận thấy mặc dù trình độ đào tạo của cán bộ giáo viên đã đạt chuẩn 100%, song chất lượng đội ngũ chưa cao, tỷ lệ giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh còn thấp, do đó dẫn đến chất lượng dạy và học còn nhiều hạn chế. Mặt khác, mặc dù nhà trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nhưng chất lượng học tập của học sinh không ổn định. 
 Để khắc phục những thực trạng trên, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học 2 buổi/ngày trong nhà trường Tiểu học, trong những năm học gần đây, tôi đã chỉ đạo thực hiện: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học 2 buổi/ngày ở Trường Tiểu học ” để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
 	2.3. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, địa phương; căn cứ vào nhiệm vụ và chủ đề của năm học và đặc biệt là thực trạng về việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày của Trường Tiểu học Minh Sơn1, tôi đã chỉ đạo thực hiện một số giải pháp trong năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016 để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường như sau:
Biện pháp 1: Tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành và phối kết hợp với các lực lượng xã hội để tăng cường cơ sở vật chất trường học đáp ứng nhu cầu tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Để tổ chức tốt dạy học 2 buổi/ngày ở trường Tiểu học, cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng, đặc biệt là hệ thống phòng học, chỗ ngồi đảm bảo cho học sinh. Chính vì vậy, tôi đã chủ động cùng Ban lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch tham mưu với Đảng ủy, Hội đồng Nhân dân, ủy ban Nhân dân củng cố nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy hoc 2 buổi/ ngày.
 Chính vì vậy, hàng năm sau khi bắt đầu nghỉ hè tôi đó chỉ đạo nhà trường tiến hành kiểm kê lại CSVC của nhà trường, đánh giá tình hình CSVC hiện có và xây dựng kế hoạch để bổ sung CSVC cho năm học tiếp theo. 
Sau khi có kết quả kiểm tra và đánh giá tinh hình CSVC của nhà trường, tôi đã cùng với BGH nhà trường chủ động tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND, Hội đồng Giáo dục cấp xã về kế hoạch tổ chức dạy học 2 buổi/ngày của nhà trường, sau đó đề xuất, kiến nghị cần bổ sung các hạng mục về cở sở vật chất để phục vụ cho năm học như việc chống thấm khu phòng học, mua bổ sung và thay thế bàn ghế chưa đúng tiêu chuẩn cho học sinh, lắp hệ thống quạt, đèn chiếu sáng, tôn tạo khuôn viên, sân chơi bãi tập trong nhà trường, các trang thiết bị hiện đại phục vụ học tập như máy chiếu.
Đồng thời, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng chỉ đạo nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể và cá nhân có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ em trong địa bàn toàn xã nhằm thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục, đồng thời huy động mọi nguồn lực lượng xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh.
          Mặt khác Ban lãnh đạo nhà trường chúng tôi đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo đến đội ngũ GVCN phải quan tâm thường xuyên đến việc trang trí, sắp xếp lớp học gọn gàng, sạch đẹp sao cho học sinh cảm thấy lớp học thật sự thân thiện, gần gũi tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hình thức học tập được đa dạng và phong phú. 
Biện pháp 2: Thực hiện tốt việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày.
Để nâng cao được chất lượng dạy học 2 buổi/ngày một cách thực chất, đáp ứng được mục tiêu giáo dục, trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày tôi tập trung vào những điểm trọng tâm như sau: 
- Thống kê chính xác điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường để phục vụ cho dạy và học 2 buổi/ngày như phòng học, chỗ ngồi, bảng, ánh sáng, quạt,...
- Tình hình đội ngũ CBGV và nhân viên nhà trường.
- Quy mô lớp học: Số học sinh, số lớp.
- Sắp xếp thời khóa biểu.
- Kế hoạch dạy học buổi 1 và buổi 2.
- Lựa chọn nội dung, tài liệu dạy và học phù hợp với vùng miền.
Để thực hiện tốt được Kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, theo tôi thì khâu xây dựng kế hoạch là rất quan trọng cần được BGH quan tâm.
Vì thế hàng năm tôi đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác điều tra phổ cập để có dự báo chính xác về sĩ số học sinh; xây dựng kế hoạch tham mưu về cơ sở vật chất, tham mưu về đội ngũ để đảm bảo được các nguồn lực cho dạy và học 2 buổi/ngày.
Mặt khác để đảm bảo được mục tiêu của việc dạy và học 2 buổi/ngày ở nhà trường tôi đã chỉ đạo nghiêm túc bộ phận chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, các văn bản chỉ đạo về dạy học 2 buổi/ngày, theo kế hoạch tôi đã chỉ đạo:
Thời lượng: Không quá 07 tiết /ngày.
Buổi 1: Thực hiện theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Buổi 2: Thực hành kiến thức đã học; giúp đỡ học sinh chưa đạt yêu cầu; bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 
Song để đảm bảo phù hợp với tâm lý học sinh Tiểu học, tránh sự nặng nề, khô khan trong học buổi 2, tạo không khí học tập tôi đã linh hoạt trong việc sắp xếp thời khóa biểu như tránh xếp một buổi chỉ học 3 tiết toàn là ôn luyện Toán, Tiếng Việt mà phải sắp xếp xen kẽ ôn luyện Toán, ôn luyện Tiếng Việt, ôn luyện Mỹ thuật, Hát nhạc, Thể dục... 
 	Nội dung chương trình dạy học buổi 2 luôn được tôi quan tâm chỉ đạo, và đây là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng dạy và học 2 buổi/ngày ở nhà trường, sau khi có các văn bản giới thiệu về các tài liệu phục vụ nội dung dạy học 2 buổi. Vì thế tôi xây dựng, triển khai kế hoạch chuyên môn, cùng với các tổ chuyên môn thảo luận, lên kế hoạch về việc lựa chọn tài liệu, nội dung kiến thức cho từng tiết dạy ở từng khối, từng lớp đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với đối tượng học sinh, đảm bảo được mục tiêu dạy học 2 buổi/ngày. Do vậy tôi chỉ đạo cần tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh. Khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên giỏi, học sinh năng khiếu đi đôi với việc giúp đỡ, phụ đạo các học sinh chưa đạt yêu cầu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Tổ chức có hiệu quả việc ôn tập để học sinh nắm vững nội dung kiến thức và phương pháp học tập, làm bài.
Biện pháp 3: Tiếp tục nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và giáo viên, phụ huynh học sinh về mục đích, vai trò của việc tổ chức dạy học 2buổi/ngày ở trường Tiểu học. 
Đối với cán bộ quản lí: Để chủ trương học 2 buổi/ ngày được triển khai đồng đều, có hiệu quả trên các vùng, miền, thì trước hết đội ngũ CBQL quán triệt sâu sắc đến giáo viên nhà trường để nhận thức đầy đủ, sâu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_2_buoi_nga.doc