SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông Hưng

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông Hưng

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta đang đứng trước những thử thách lớn, đòi hỏi giáo dục phải thay đổi, chuyển mình để hướng tới xây dựng một nền giáo dục cho tất cả mọi người, đó là nền giáo dục mang tính toàn diện, nhân văn, hiện đại.

Trong đó bậc Tiểu học được xác định là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sự hình thành và phát triển của bậc học này là cơ sở, điều kiện để phát triển các bậc học tiếp theo. Mặt khác, đây là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi và là bậc học “Nhằm giúp đỡ học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mỹ, kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở”.

Với vị trí quan trọng như vậy có thể nói đây là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ và xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông “Đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy dạy học và giáo dục ở bậc Tiểu học sẽ không chỉ đặt nền móng cho giáo dục phổ thông mà còn đặt nền móng cho sự hình thành toàn bộ nhân cách của con người Việt Nam.

Đặc điểm của học sinh Tiểu học “Nhân cách đang hình thành và phát triển”. Nội dung giáo dục Tiểu học cũng được xây dựng gồm những tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho nên giáo viên chủ nhiệm ở bậc Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để làm tốt điều này đòi hỏi giáo viên bậc Tiểu học phải là những “Ông thầy tổng thể, là người thầy mẫu mực, là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí tập thể học sinh lớp mình, phụ trách phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của mỗi nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là những người có kinh nghiệm và uy tín, có khả năng tổ chức công tác dạy học và giáo dục của một lớp.

 

doc 24 trang thuychi01 7723
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC	
STT
Nội dung
Trang
1
 MỞ ĐẦU
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học Đông Hưng
4
2.2.1
Thuận lợi
4
2.2.2
Khó khăn
5
2.3
Các biện pháp để giải quyết vấn đề
6
2.3.1
Biện pháp 1: Tìm hiểu và phân loại học sinh lớp chủ nhiệm 
6
2.3.2
Biện pháp 2: Phân tích những khó khăn và thuận lợi trong công tác chủ nhiệm lớp
6
2.3.3
Biện pháp 3: Xây dựng tiêu chí thi đua và nề nếp lớp học
7
2.3.4
Biện pháp 4: Xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
9
2.3.5
Biện pháp 5: Tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
11
2.3.6
Biện pháp 6: Xây dựng chất lượng vở sạch chữ đẹp
13
2.3.7
Biện pháp 7: Giáo dục phẩm chất đạo đức.
14
2.3.8
Biện pháp 8: Chú trọng việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
15
2.3.9
Biện pháp 9: Giáo viên luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
16
2.3.10
Biện pháp 10: Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh
16
2.3.11
Biện pháp 11: Thực hiện tốt việc đánh giá kết quả giáo dục và tích cực động viên, khen thưởng học sinh.
19
2.3.12
Biện pháp 12: Một số giải pháp khác
20
2.4
Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục
20
3
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
21
3.1
Kết luận
21
3.2
Kiến nghị
21
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
 	Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta đang đứng trước những thử thách lớn, đòi hỏi giáo dục phải thay đổi, chuyển mình để hướng tới xây dựng một nền giáo dục cho tất cả mọi người, đó là nền giáo dục mang tính toàn diện, nhân văn, hiện đại. 
Trong đó bậc Tiểu học được xác định là nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Sự hình thành và phát triển của bậc học này là cơ sở, điều kiện để phát triển các bậc học tiếp theo. Mặt khác, đây là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi và là bậc học “Nhằm giúp đỡ học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mỹ, kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở”.
Với vị trí quan trọng như vậy có thể nói đây là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ và xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông “Đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy dạy học và giáo dục ở bậc Tiểu học sẽ không chỉ đặt nền móng cho giáo dục phổ thông mà còn đặt nền móng cho sự hình thành toàn bộ nhân cách của con người Việt Nam. 
Đặc điểm của học sinh Tiểu học “Nhân cách đang hình thành và phát triển”. Nội dung giáo dục Tiểu học cũng được xây dựng gồm những tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Cho nên giáo viên chủ nhiệm ở bậc Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để làm tốt điều này đòi hỏi giáo viên bậc Tiểu học phải là những “Ông thầy tổng thể, là người thầy mẫu mực, là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí tập thể học sinh lớp mình, phụ trách phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của mỗi nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là những người có kinh nghiệm và uy tín, có khả năng tổ chức công tác dạy học và giáo dục của một lớp.
 Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động sinh hoạt, học tập của học sinh, chịu trách nhiệm đối với tình hình học tập, giáo dục của học sinh. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về khuynh hướng chính trị, tư tưởng về nội dung và việc tổ chức công tác giáo dục trong lớp mà nhà trường đã giao phó. Có thể nói hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm rất đa dạng và phong phú nhằm mục đích “phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh” theo mục tiêu cơ bản của sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa. 
Là người giáo viên, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của mình trong sự nghiệp trồng người. Muốn các em trở thành những con ngoan trò giỏi thì trước hết người giáo viên không những phải đảm nhiệm việc giảng dạy nhiều môn học mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vấn đề này từ trước tới nay đã được rất nhiều giáo viên quan tâm bởi nó góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. 
Tuy vậy hiện nay ở một số trường Tiểu học còn có nhiều đồng nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của công tác chủ nhiệm lớp, hoặc chưa có kinh nghiệm nên chưa có sự quan tâm thỏa đáng tới công tác này để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Vì vậy việc nhìn nhận đúng đắn và Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học hiện nay là vấn đề cần thiết.
Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp. Đó là vấn đề không đơn giản. Làm thế nào để đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp? Đây chính là điều đầu tiên mà mỗi giáo viên cần quan tâm khi nhận lớp chủ nhiệm. 
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác ở trường Tiểu học cùng với lòng ham thích, muốn tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp đã thôi thúc tôi viết sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông Hưng”, với hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường Tiểu học hiện nay. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu về đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học nói chung, của lớp 3 nói riêng và học sinh của vùng khó khăn có nhiều học sinh nghèo, để có những phương pháp phù hợp trong quá trình dạy và học.
Đưa ra một số biện pháp công tác chủ nhiệm lớp giúp học sinh phát triển tốt. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	Biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài
	Tìm hiểu đặc điểm học sinh, phương pháp để hình thành chuẩn mực hành vi đạo đức, khắc sâu và vận dụng công tác chủ nhiệm.
	Phương pháp điều tra. Phương pháp trắc nghiệm. Đọc tài liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tụê, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” ( Điều 27, Mục 2, chương II, luật giáo dục 2005). Do đó trường Tiểu học phải có đủ điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng và hiệu quả phù hợp với phát triển của xã hội. 
Một số đặc điểm của học sinh Tiểu học là: Nhân cách của học sinh Tiểu học là nhân cách đang được hình thành. Trong mỗi học sinh Tiểu học tiềm tàng khả năng phát triển. Mỗi học sinh Tiểu học là một chỉnh thể, một thực thể hồn nhiên.
Ba đặc điểm cơ bản này tạo nên cho học sinh Tiểu học có tính chất dễ tiếp thu sự nuôi dưỡng, sự giáo dục, dễ thích nghi với điều kiện sống và học tập. Học sinh Tiểu học phát triển theo hướng hình thành nhân cách, định hình và hoàn thiện dần con người mình theo hướng mục tiêu giáo dục. Chính vì vậy những gì ta đưa đến cho học sinh Tiểu học phải được chon lọc, đảm bảo sự đúng đắn, lành mạnh. Phương pháp giáo dục trẻ cũng phải đúng và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Trong giáo dục, chúng ta phải cư xử với học sinh Tiểu học như một chỉnh thể, một nhân cách đang hình thành. Nhà trường cần thực hiện phương châm giáo dục toàn diện, đảm bảo chuẩn mực về mọi mặt để có thể tạo được sự phát triển ở mỗi học sinh.
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên Tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. 
2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Đông Hưng:
Năm học 2017-2018 tôi nhận chủ nhiệm lớp 3B. Thông qua công tác chủ nhiệm ở lớp. Tôi rút ra thực trạng ở trường Tiểu học Đông Hưng nói chung và lớp 3B nói riêng trước khi áp dụng các giải pháp này :
2.2.1. Thuận lợi: 
Đầu năm học 2017-2018, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3B. Lớp có 28 em, trong đó có 15 em nữ và 13 em nam. Một số phụ huynh trong lớp rất quan tâm đến việc học tập của con em mình, luôn động viên nhắc nhở và hướng dẫn các em chuẩn bị bài đầy đủ ở nhà. Đa số học sinh ở gần nhà nhau nên việc xây dựng phong trào “Đôi bạn cùng tiến” rất thuận lợi.
2.2.2. Khó khăn:
Trường Tiểu học Đông Hưng là trường vừa mới sáp nhập vào thành phố Thanh Hóa (thuộc vùng ven của thành phố Thanh Hóa). Do hoàn cảnh địa lí và tình hình đời sống văn hóa ở đây không có điều kiện nên môi trường văn hóa không thuận lợi các em học sinh không có điều kiện giao tiếp, tiếp xúc nhiều. Về cơ sở nhà trường trang thiết bị đã được đầu tư, xong chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học: Thiếu phòng học, thiếu các phòng chức năng, dụng cụ để vui chơi có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Toàn trường có tới 56 học sinh là con em hộ nghèo. Một số học sinh bố mẹ đi làm ăn xa (đi bán đá ở các tỉnh thành khác trên toàn quốc) con cái gửi cho ông bà người thân nên phần nào còn thiếu sự quan tâm của gia đình. Bởi vậy các em không được mạnh dạn, thiếu tự tin trước đám đông. 
Giáo viên Tiểu học phải dạy nhiều môn, thời gian dành để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp còn hạn chế. Chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh. Bên cạnh đó nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp cũng chưa đầy đủ. 
Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực tư duy suy nghĩ, tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm bắt được lượng kiến thức bài học. Năng lực tư duy còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện tốt nội quy nhà trường, tham gia trò chơi nguy hiểm như: trèo cây hái bàng, trèo tường, chơi súng bắn đạn nhựa, chơi đấu kiếm như trong phim kiếm hiệp, những trò chơi không hợp vệ sinh như bắn bi, tạt dép, vẽ bậy lên tường, dán hình  Trong lớp có những em hoàn cảnh khó khăn, thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình như: (Em Lê Đức Duy, em Ngyễn Hoành Tú). Học sinh chưa hoàn thành về các môn học và hoạt động giáo dục, chưa đạt về phẩm chất (Em Nguyễn Văn Thuân, em Nguyễn Lê Tiến Đạt...). Một số học sinh chưa đạt về năng lực nên có tâm lí chán học, hay nghỉ học: (Em Phạm Ngọc Hưng, em Lê Thị Hà My...). Một số em có tính hiếu động thường trêu ghẹo bạn, nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học (Em Lê Đức Anh, Lê Huy Đăng...)
Đầu năm, khi được Ban giám hiệu giao cho chủ nhiệm lớp 3B, tôi đã tổ chức khảo sát và thu được kết quả chung như sau: 
 Các môn học và hoạt động giáo dục
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
8
28,6
12
42,8
8
28,6
Các năng lực, phẩm chất
Năng lực
Tốt 
Đạt
Cần cố gắng
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Tự phục vụ, tự quản
10
35,7
12
42,9
6
21,4
Hợp tác
7
25
10
35,7
11
39,3
Tự học, giải quyết vấn đề
8
28,6
11
39,3
9
32,1
Phẩm chất
Tốt 
Đạt
Cần cố gắng
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Tự tin, trách nhiệm
8
28,6
12
42,8
8
28,6
Trung thực, kỉ luật
10
35,7
13
46,4
5
17,9
Đoàn kết, yêu thương
10
35,7
15
53,6
3
10,7
Qua những thực trạng và nguyên nhân đã nêu trên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, với trách nhiệm của mình bản thân tôi suy nghĩ và áp dụng những điều mình được học hỏi ở sách vở (quá trình tự học) và tham khảo của các đồng nghiệp, đã đề ra được những giải pháp sau nhằm khắc phục những thực trạng trên, góp một phần vào việc nâng cao thể chất, giáo dục đạo đức cho học sinh lớp mình hoàn thành được công tác của nhà trường giao.Từ thực tế trên, tôi thấy mình càng phải cố gắng thật nhiều để làm tốt công tác chủ nhiệm và phải đặc biệt quan tâm, gần gũi hơn với học sinh. Đặc biệt là cần có những biện pháp hữu hiệu trong công tác chủ nhiệm lớp.
	2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 	Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu và phân loại học sinh lớp chủ nhiệm: 
Ngay từ khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tìm hiểu về đặc điểm tình hình học sinh lớp mình phụ trách. Nắm các thông tin cần thiết về từng học sinh.Tìm hiểu xem những học sinh nào bị khuyết tật, hoặc bị tật về các giác quan, khả năng tiếp thu chậm và nguyên nhân. 
Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh. Những đối tượng học sinh có các hoàn cảnh như: kinh tế khó khăn, nếp sống gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái để từ đó giáo viên tìm ra nguyên nhân các hiện tượng tâm lí của học sinh.
Tìm hiểu xu hướng, hứng thú, động cơ học tập của học sinh trong học tập và các hoạt động khác từ đó giúp giáo viên hiểu được nguyên nhân để hướng dẫn giáo dục học sinh đạt kết quả tốt.
Ví dụ: Trong thực tế có một số em học yếu các môn toán hoặc Tiếng việt nhưng các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục thì học rất tốt do các em hứng thú say mê đối với những môn này. Từ đó, giáo viên phải biết vận dụng phương pháp dạy học phù hợp để giúp các em hứng thú với môn Toán, môn Tiếng việt.
* Để nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, tôi thực hiện công tác điều tra thông qua sổ liên lạc 
Tuỳ theo đặc điểm, nội dung giáo dục của lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể có nhiều cách phân loại.
Ví dụ: Căn cứ vào trình độ nhận thức, vào năng lực hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của học sinh, tôi phân học sinh của lớp thành 3 nhóm như sau:
Nhóm 1: Gồm những học sinh tích cực, ủng hộ các giải pháp của nhà giáo dục.
Nhóm 2: Gồm những học sinh không có biểu hiện gì xấu, nhưng không thể hiện rõ tính tích cực của mình trong tập thể.
Nhóm 3: Đó là những học sinh có nhiều biểu hiện chưa hoàn thành về học tập hoặc tư cách đạo đức; những em này cần được quan tâm đặc biệt.
2.3.2. Biện pháp 2: Phân tích những khó khăn và thuận lợi trong công tác chủ nhiệm:
2.3.2.1. Về phía học sinh: 
Giáo viên cần nắm vững được trình độ, năng lực, phẩm chất chung của từng em và những học sinh đặc biệt cần quan tâm của năm học trước để từ đó vạch ra các biện pháp tác động phù hợp. 
2.3.2.2. Về phía cha mẹ học sinh: 
Giáo viên cần nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu của cha mẹ, lựa chọn những người tiêu biểu, có khả năng tuyên truyền và biết thu hút mọi người cùng quan tâm đến các phong trào chung của lớp. Như công tác vận động xã hội hoá giáo dục, trang trí lớp học...để bầu làm phụ huynh trưởng của lớp.
2.3.2.3. Về cơ sở vật chất lớp học: 
Căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất của lớp đầu năm học để giáo viên có kế hoạch tham mưu với nhà trường, hội cha mẹ, kêu gọi phụ huynh học sinh hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh học tập. Mở rộng phong trào xã hội hoá giáo dục trong lớp.
2.3.2.4. Về tình hình kinh tế, chính trị địa phương: 
Việc nắm bắt các thông tin này sẽ giúp cho giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phát huy có hiệu quả phong trào xã hội hoá giáo dục, thực hiện tốt việc phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác
giáo dục.
2.3.2.5. Về phía bản thân giáo viên: 
Từ những thuận lợi và khó khăn của lớp, giáo viên sẽ thấy được mình cần phải làm gì, có kế hoạch như thế nào để thực hiện chỉ tiêu được giao. Qua đó giáo viên thấy được mình còn gặp những khó khăn gì để từ đó đề nghị sự giúp đỡ từ phía nhà trường, đồng nghiệp.
2.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng tiêu chí thi đua và nề nếp lớp học
2.3.3.1. Xây dựng tiêu chí thi đua của lớp :
Căn cứ vào tình hình thực tế và các chỉ tiêu chung của nhà trường, từ đó giáo viên sẽ xây dựng chỉ tiêu phấn đấu của lớp chủ nhiệm về các mặt như: năng lực, phẩm chất, chất lượng giáo dục, lao động vệ sinh, văn nghệ thể thao, công tác đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các mặt hoạt động khác. 
Trên cơ sở các chỉ tiêu này giáo viên chủ nhiệm sẽ vạch ra các biện pháp thực hiện, phân công phụ trách và tổ chức thực hiện.
2.3.3.2. Xây dựng nền nếp lớp học:
 	2.3.3.2.1. Bầu chọn ban cán sự lớp:
- Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau:
 	- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó.
 	 - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
 	 - Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Lớp trưởng cũ phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu. Chọn bạn a hay b hay c theo quy định của tôi vào phiếu.
 	 - 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của mình (lớp trưởng, lớp phó học tập, và lớp phó lao động).
Lần đầu tiên các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3 em được bầu chọn cũng cảm thấy “oai”, thấy tự hào
 	2.3.3.2.2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp.
 	Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: 
 * Nhiệm vụ của lớp trưởng:
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếp hàng vào lớp.
- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục.
- Giữ trật tự lớp khi giáo viên chấm bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần.
 	* Nhiệm vụ của lớp phó học tập: 
 	- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài.
 	- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu.
 	- Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên.
 	- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 	* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
 	- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về.
 	- Phân công các bạn tưới cây, chăm sóc bồn hoa và chậu cây cảnh của lớp.
 	- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức.
 	- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. 
 	- Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. 
2.3.3.2.3. Xây dựng nội qui lớp học
Nội qui lớp học như một công thức, như những lời nhắc nhở học sinh cần thực hiện và áp dụng. 
Vì vậy bản thân tôi đã không áp dụng đưa nội qui ra, rồi yêu cầu học sinh thực hiện như việc làm trước đây, mà tôi đã tổ chức cho chính học sinh là người xây dựng ra nội qui đó với qui trình tổ chức cho học sinh trong lớp trả lời câu hỏi “Nên - Không nên”.
Ví dụ: Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi sau: “Những việc học sinh nên làm và những việc không nên làm”
Từ đó học sinh sẽ suy nghĩ và phát biểu ý kiến. Giáo viên ghi bảng các ý kiến trả lời của các em đồng thời cùng học sinh phân tích chắt lọc những ý kiến hay nhất, đúng nhất để đưa vào nội qui thực hiện. Vớ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu_nhiem.doc