SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh trong trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh trong trường Tiểu học

Vấn đề chữ viết đó được người xưa rất coi trọng. Cha ông ta thường dùng câu thành ngữ “văn hay chữ tốt” để khen người chữ đẹp, học rộng tài cao. Những bậc hiền tài văn hay chữ tốt được tôn vinh như một môn nghệ thuật chơi chữ “thư pháp”. Các vị vua thường xuyên tổ chức các cuộc thi viết câu đối.

Nhưng chữ viết không phải tự nhiên mà có thể viết đẹp được, mà phải bắt đầu từ cách cầm bút, cách đưa nét bút sao cho ngay, cho đẹp. Ví như ông Cao Bá Quát ngày xưa đâu phải ngay từ đầu ông đã viết đẹp. Chữ ông rất xấu, xấu đến nỗi chính ông cũng không đọc nổi bài viết của mình. Thế nhưng với sự kiên trì khổ luyện ông đã trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt, nhiều người đến xin chữ của ông.

Trong những năm gần đây, khi toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang ra sức thi đua thực hiện các cuộc vận động như: cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, cuộc vận động; “Mỗi thầy cô giáo là tâm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì vấn đề “Dạy thực chất – Học thực chất”, “Nét chữ nết người”, “Tránh học sinh ngồi nhầm lớp” được các các thầy cô và các nhà trường hết sức quan tâm, đặc biệt là ở cấp Tiểu học. Nhờ vậy, chất lượng dạy- học nói chung và chất lượng chữ viết của giáo viên và học sinh nói riêng ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.

Có thể nói phong trào luyện viết chữ đẹp với phương châm “Rèn nét chữ - Luyện nết người” đang được giáo viên và học sinh các trường Tiểu học quan tâm. Nhiều thầy cô giáo đã trăn trở, kiên trì luyện viết chữ đẹp, trình bày bảng lớp đẹp, khoa học, thẩm mĩ để học sinh học tập và noi theo. Nhiều học sinh đã có những trang viết sạch, đẹp mà thầy giáo, cô giáo, bạn bè và người đọc trầm trồ, thán phục.

 

doc 19 trang thuychi01 9000
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG 
TRANG
I . MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài 
2
2. Mục đích nghiên cứu 
3
3. Đối tượng nghiên cứu.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
4
2.1.1. Tầm quan trọng của chữ viết.
4
2.1.2. Cơ sở tâm lý học của việc dạy tập viết.
5
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
6
2.2.1. Thực trạng chung của nhà trường 
6
2.2.2 Thực trạng về chất lượng chữ viết của nhà trường 
7
2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
8
2.3.1. Các giải pháp cơ bản 
8
2.3.2. Các biện pháp cụ thể 
9
BP1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và phụ huynh.
9
BP2: Sắp xếp, phân công lao động hợp lý, phát huy tối đa năng lực, sở trường, năng khiếu của giáo viên.
10
BP 3: Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn, chú ý tập trung rèn chữ viết cho học sinh
10
BP 4: Tổ chức bồi dưỡng biện pháp kĩ thuật cho giáo viên, học sinh.
12
BP 5: Tăng cường công tác kiểm tra về chất lượng chữ viết.
13
BP 6: Phát động phong trào thi đua “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp”
14
BP7: Phối kết hợp đồng bộ giữa ba môi trường giáo dục “Nhà trường, gia đình và xã hội”.
15
2.3.3. Kết quả đạt được
15
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
3.1. Kết luận. 
16
3.2. Đề xuất , kiến nghị 
16
I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Vấn đề chữ viết đó được người xưa rất coi trọng. Cha ông ta thường dùng câu thành ngữ “văn hay chữ tốt” để khen người chữ đẹp, học rộng tài cao. Những bậc hiền tài văn hay chữ tốt được tôn vinh như một môn nghệ thuật chơi chữ “thư pháp”. Các vị vua thường xuyên tổ chức các cuộc thi viết câu đối.
Nhưng chữ viết không phải tự nhiên mà có thể viết đẹp được, mà phải bắt đầu từ cách cầm bút, cách đưa nét bút sao cho ngay, cho đẹp. Ví như ông Cao Bá Quát ngày xưa đâu phải ngay từ đầu ông đã viết đẹp. Chữ ông rất xấu, xấu đến nỗi chính ông cũng không đọc nổi bài viết của mình. Thế nhưng với sự kiên trì khổ luyện ông đã trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt, nhiều người đến xin chữ của ông.
Trong những năm gần đây, khi toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang ra sức thi đua thực hiện các cuộc vận động như: cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, cuộc vận động; “Mỗi thầy cô giáo là tâm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì vấn đề “Dạy thực chất – Học thực chất”, “Nét chữ nết người”, “Tránh học sinh ngồi nhầm lớp” được các các thầy cô và các nhà trường hết sức quan tâm, đặc biệt là ở cấp Tiểu học. Nhờ vậy, chất lượng dạy- học nói chung và chất lượng chữ viết của giáo viên và học sinh nói riêng ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.
Có thể nói phong trào luyện viết chữ đẹp với phương châm “Rèn nét chữ - Luyện nết người” đang được giáo viên và học sinh các trường Tiểu học quan tâm. Nhiều thầy cô giáo đã trăn trở, kiên trì luyện viết chữ đẹp, trình bày bảng lớp đẹp, khoa học, thẩm mĩ để học sinh học tập và noi theo. Nhiều học sinh đã có những trang viết sạch, đẹp mà thầy giáo, cô giáo, bạn bè và người đọc trầm trồ, thán phục. 
Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn không ít học sinh chữ viết chưa đạt yêu cầu cơ bản, viết chậm, viết sai lỗi chính tả, một bộ phận học sinh viết chữ xấu. Một số ít học sinh viết rất xấu đã thiếu tự tin, mất bình tĩnh và dẫn đến sợ học các giờ tập viết, chính tả, tập làm văn. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói riêng và các môn khoa học cơ bản khác nói chung.
Bên cạnh đó, hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đang được phát triển mạnh mẽ. Giáo viên soạn bài bằng máy vi tính, dạy học sử dụng giáo án điện tử, màn hình máy chiếu. Các văn bản, biểu mẫu giấy tờ hầu như đều được làm bằng máy tính. Đồng thời, theo hướng dẫn mới của Bộ GD&ĐT các cơ sở không được tổ chức thi học sinh giỏi cho bậc Tiểu học, cho nên những cuộc thi Viết chữ đẹp các cấp không còn được tổ chức như trước đây. Chính điều đó đã làm tác động đến nhận thức của giáo viên và học sinh, nhiều giáo viên và học sinh đã xem nhẹ luyện viết chữ. Một số giáo viên có nhận thức sai nên chưa quan tâm đến chữ viết của học sinh, các bậc phụ huynh thì cho rằng chữ viết không quan trọng chỉ cần học giỏi toán, Tiếng Việt là được. 
Xuất phát từ những lý do trên, bản thân tôi thấy rằng tăng cường xây dựng nền nếp rèn luyện chữ viết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng chữ viết nói riêng là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh trong trường Tiểu học”. 
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Thông qua việc nghiên cứu để rút ra các biện pháp nhằm giúp giáo viên có nhận thức đúng và có biện pháp phù hợp khắc phục những tồn tại về chữ viết của học sinh. Giúp học sinh viết đúng, viết đẹp góp phần làm cho chất lượng chữ viết của học sinh được nâng lên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu, tổng kết một số vấn đề về luyện viết chữ nhằm nâng cao chất lượng chữ viết trong trường Tiểu học.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Khi thực hiện đề tài này tôi sử dụng phối kết hợp các phương pháp dạy học sau:  
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
 - Phương pháp phỏng vấn.
 - Phương pháp thống kê.
       - Phương pháp phân tích tổng hợp.
 - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
2.1.1 Tầm quan trọng của chữ viết.
Chữ viết có một vai trò quan trọng. Chữ viết đã phần nào phản ánh được trình độ văn hoá của một con người cũng như của một xã hội. Không những chữ viết làm phương tiện giao lưu, học tập nghiên cứu, truyền thụ tri thứcmà chữ viết còn thể hiện óc sáng tạo, tính thẩm mĩ của con người. Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Viết chữ đẹp còn chứa đựng cả suy nghĩ của một tâm hồn, một phong cách. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đó nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy, cô giáo và bạn đọc bài vở của mình”.
Với học sinh tiểu học chữ viết không chỉ có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học - đó là kĩ năng viết chữ. Chữ viết là công cụ cho các em sử dụng suốt đời. Đọc thông, viết thạo gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời. “Nét chữ - Nết người”, nhận xét này phần nào nói lên tầm quan trọng của việc rèn chữ viết bên cạnh việc rèn đọc cho học sinh Tiểu học.Mục đích của việc dạy tập viết là dạy cho các em viết đúng, viết đẹp, giúp các em có được đức tính cần cù, nhẫn nại, cẩn thận. Đồng thời, hình thành cho các năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ Tiếng Việt.
	Nền giáo dục của chúng ta đã lần lượt trải qua nhiều thời kỳ cải cách. Và sau mỗi lần cải cách như vậy, mẫu chữ viết cho học sinh Tiểu học lại thay đổi. Đi kèm với sự thay đổi đó là các quy trình dạy, tài liệu dạy và học thay đổi. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết
Với những yêu cầu cấp thiết về vấn đề chữ viết ngày 14/6/2002 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&DT về ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học và ngày 17/06/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra công văn số 5150/TH về việc hướng dẫn dạy và học chữ viết trong trường Tiểu học với yêu cầu mẫu chữ viết được thực hiện theo những nguyên tắc:
	1. Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống.
	2. Có tính thẩm mĩ (đẹp trong sự hài hoà khi viết liền các con chữ).
	3. Bảo đảm tính sư phạm (phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiếu học).
	4. Có tính kế thừa và phát triển, phù hợp với thực tiễn (kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thống đồng thời tính đến tính thuận lợi khi sử dụng, viết nhanh, viết liền nét: phù hợp điều kiện dạy và học ở tiểu học).
Bên cạnh những nguyên tắc trên công văn còn quy định cụ thể về dạy và học viết chữ đó là: 
	1. Trong trường tiểu học, học sinh học viết chữ thường, chữ số và chữ viêt hoa theo kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu. ở những nơi có điều kiện thuận lợi, giáo viên có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữ viết thường, chữ viết hoa theo kiểu chữ viết nghiêng, nét thanh nét đậm.
	2. Việc dạy chữ viết hoa được tiến hành theo một quá trình từ nhận diện, tập tô, tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái; Từ viết đúng đến viết thành thạo, viết đẹp.
	Nội dung dạy và học viết chữ theo bảng mẫu chữ do Bộ đã ban hành được quy định trong văn bản Phân phối chương trình môn Tiếng Việt và Hướng dẫn chuyên môn của Vụ Tiểu học, bắt đầu từ lớp 1 năm học 2002-2003.
2.1.2. Cơ sở tâm lý học của việc dạy tập viết:
	* Viết là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở tiếp nhận được thông tin chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan tri giác.
	Quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ viết, được não bộ tư duy phân tích hình ảnh, cấu tạo của các con chữ, được tay tái tạo lại một cách trung thành những chữ viết. 
 Để viết được chữ học sinh phải hoạt động (phải tiêu hao năng lượng của thần kinh và bắp thịt). Hoạt động viết của học sinh được thực hiện qua một số thao tác:
+Làm quen với đối tượng: Khi giáo viên hướng dẫn thì trẻ sẽ tri giác bằng mắt, tai và tay sẽ làm theo.
+Nói điều mình tri giác được, vừa nói vừa đưa tay theo các đường nét của chữ để nhấn mạnh cách viết đồng thời nhận ra tên gọi, hình dáng của chữ đó.
+Nói thầm kiến thức mới thu thập được để tái hiện hình ảnh đó trong óc khi viết.
+Làm thử: Hình ảnh đã có trong óc cần được thể hiện trên bảng, trên giấy bằng các dụng cụ như bút, bảng, phấn, bút mực.
+Kiểm tra lại kết quả so với mẫu để rút kinh nghiệm cho lần sau.
* Tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ. Các cơ và xương bàn tay của trẻ đang độ phát triển nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón tay vụng về, chóng mệt mỏi.
- Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi. Điều này gây nên một phản ứng tự nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển.
- Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải biết kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay phải có điểm tựa là mép cùi của bàn tay. Cầm bút phải tự nhiên, đừng quá chặt sẽ khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.
- Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận động cổ tay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết quả chữ viết không đúng và nhanh được.
* Trẻ tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn. Vì vậy, nếu chữ viết được trình bày với kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ chữ, từ đó dẫn đến cận thị.
- Trong thời gian đầu, có thể các em nhận ra đúng hình chữ nhưng bàn tay chưa ghi lại đầy đủ hình dáng của mẫu chữ. Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đi nhắc lại nhiều hay ít tuỳ theo từng học sinh, thì các em mới chép đúng mẫu.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Thực trạng chung của nhà trường. 
* Tình hình địa phương :
Xã Thọ Lâm là một trong 5 xã miền núi của huyện Thọ Xuân. Địa bàn xã khá rộng tới hơn 10 km2 với dân số hơn 10.000 người. Thành phần dân cư phức tạp có người Kinh, Mường, Tày và dân vùng công giáo. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của xã hội, đặc biệt là các địa phương thuộc vùng mía của Công ty Đường Lam Sơn, địa phương đã có sự thay đổi nhiều, cơ sở hạ tầng đang dần từng bước phát triển, chính trị xã hội ngày một ổn định, dân trí ngày càng được nâng cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, số hộ có mức sống khá tăng lên, tỉ lệ hộ đói nghèo ngày một giảm.
	Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì lĩnh vực giáo dục cũng được quan tâm. Địa phương đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, quan tâm đến chất lượng giáo dục của các nhà trường. Hàng năm các trường học trong xã đều nằm trong số các trường có thành tích cao của huyện .
* Tình hình nhà trường :
Trường Tiểu học Thọ Lâm là một trong những trường có bề dày thành tích trong dạy và học. Hàng năm nhà trường đều có giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, chất lượng đại trà đảm bảo, chất lượng mũi nhọn đạt cao. Trường nhiều năm liền đạt trường tiên tiến, được Bộ trưởng Bộ GD &ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện tặng nhiều Bằng khen và Giấy khen.
* Những khó khăn của nhà trường :
	Bên cạnh những mặt mạnh và thành tích đạt được thì nhà trường vẫn còn những khó khăn nhất định như một số giáo viên tuy đã có trình độ đạt chuẩn nhưng mức độ tiếp cận với vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay chưa kịp thời do năng lực còn hạn chế.
 Nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa nhà nên sự quan tâm đến việc học của con cái là chưa kịp thời. Một số phụ huynh khác (các phụ huynh thuộc vùng dân tộc thiểu số, vùng công giáo) do nhận thức hạn chế còn phó mặc nhà trường, không để ý đến việc học tập của con em mình.
- Do điều kiện địa phương nên CSVC nhà trường (Khuôn viên, sân chơi, bãi tập, một số trang thiết bị dạy học) còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của công tác dạy và học.
2.2.2. Thực trạng về chất lượng chữ viết của nhà trường :
Trong những năm trước đây, chất lượng chữ viết của học sinh nhà trường nhìn chung không đồng đều, nhiều em chữ viết còn xấu. Hiện tượng học sinh viết chưa đúng mẫu, chưa đều, chưa đẹp, hay sai lỗi chính tả còn nhiều; việc giữ gìn vở của một số đông học sinh chưa tốt, vở quăn mép, sờn góc, trình bày cẩu thả.
Trong các đợt kiểm tra về vở sách chữ đẹp, số học sinh được xếp loại A về chữ viết còn ít, số học sinh xếp loại C về chữ viết nhiều, cá biệt có những em bị xếp loại D về chữ viết. Số lượng học sinh tham dự thi Viết chữ đẹp cấp huyện đạt giải còn thấp, không có giải cao .
Kết quả thống kê như sau:
Năm học
2010-2011
2011-2012
2012-2013
Tổng số học sinh
481
458
424
Kết quả xếp loại chữ viết cấp trường
Loại A
SL
138
129
136
TL
28,7%
28,2
32,1%
Loại B
SL
145
138
205
TL
30,2%
30,1
48,3%
Loại C
SL
193
187
83
TL
40,1%
40,8
19,6%
Loại D
SL
5
4
2
TL
1,0%
0,9
0,8%
HS đạt giải cấp huyện
05/10
HS đạt giải cấp tỉnh
1
Giáo viên đạt giải huyện
2/3
Nguyên nhân của kết quả trên là:
+ Công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường chưa thực sự chặt chẽ, chưa thường xuyên. Nhà trường chỉ đi sâu vào công tác chỉ đạo chất lượng văn hóa còn công tác thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp chưa được quan tâm đúng mức.
+ Giáo viên chưa chu đáo, chưa kèm cặp, giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sách vở và trình bày vở ngay ngắn khoa học; công tác chấm vở sạch, viết chữ đẹp chưa được giáo viên quan tâm.
+ Học sinh chưa chăm chỉ học tập và ý thức rèn luyện chữ viết, giữ vở sạch chưa cao.
+ Phụ huynh học sinh xem nhẹ vấn đề chữ viết chỉ quan tâm đến việc con mình học Toán, học Tiếng Việt như thế nào chứ chưa chú ý đến chữ viết của con em.
+ Trong đánh giá thi đua việc thực hiện rèn chữ viết cho học sinh còn bị xem nhẹ, chưa kịp thời. Việc thưởng cho những cá nhân giáo viên, học sinh có thành tích trong chữ viết rất ít chưa khích lệ được sự cố gắng của giáo viên, học sinh.
Trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tế và thực trạng về chất lượng chữ viết trong nhà trường. để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường thì việc nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh cũng hết sức quan trọng. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn tìm ra những giải pháp, áp dụng những biện pháp chỉ đạo nâng cao chữ viết cho học sinh trong quá trình quản lý công tác chuyên môn của mình.
2.3 . CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
2.3.1. Các giải pháp cơ bản.
	Giải pháp 1 : Nâng cao nhận thức cho CBGV, học sinh và các lực lượng xã hội về vai trò, tác dụng của việc nâng cao chất lượng chữ viết nhằm phát triển ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng. Đây là giải pháp tiền đề đề nâng cao chất lượng chữ viết trong nhà trường.
Giải pháp 2 : Sắp xếp, phân công lao động hợp lý, phát huy tối đa năng lực, sở trường, năng khiếu của giáo viên; lựa chọn những giáo viên viết chữ đều, đẹp, cẩn thận để dạy các lớp đầu cấp. Đây là khâu nền tảng để nâng cao chất lượng chữ viết.
	 Giải pháp 3 : Chỉ đạo nghiêm túc các quy định về chuyên môn, chú ý tập trung rèn chữ viết cho học sinh. Tăng cường công tác kiểm tra về chất lượng chữ viết của giáo viên cũng như của học sinh, việc chấm chữa bài trong vở cho học sinh của giáo viênĐây là khâu quan trọng, quyết định trong việc nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh. 
Giải pháp 4 : Phát động phong trào “ Viết chữ đẹp, giữ vở sạch” trong toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh. Thường xuyên tổ chức chấm vở sạch chữ đẹp cho học sinh. Tổ chức Hội thi Viết chữ đẹp trong nhà trường. Tích cực tham gia dự thi Viết chữ đẹp do huyện và tỉnh tổ chức. Gắn kết quả rèn chữ viết với công tác thi đua. Tổ chức Hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về việc rèn viết chữ đẹp cho học sinh.
Giải pháp 5 : Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Phối kết hợp đồng bộ giữa ba môi trường giáo dục “Nhà trường, gia đình và xã hội” để chất lượng chữ viết trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.
2.3.2. Các biện pháp cụ thể.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Đây là một khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến việc luyện chữ viết cho học sinh. Thực tế cho thấy chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại của công nghệ thông tin. Mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Vì vậy không ít phụ huynh học sinh cho rằng chỉ cần học giỏi còn chữ viết thì đã có máy vi tính nên chỉ chú ý đến con được bao nhiêu điểm toán mà không chú ý con được bao nhiêu điểm tập viết.
Vì vậy chúng tôi đã tổ chức quán triệt và nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và cha mẹ các em về vai trò của chữ viết, vị trí, tầm quan trọng của việc rèn chữ đối với việc hình thành nhân cách, tính kỉ luật, chịu khó của các em trong quá trình học tập. Chữ viết đẹp sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong việc học các môn học khác.
Vào đầu năm học, trong các kì họp phụ huynh, cùng với việc triển khai các nội dung khác chúng tôi luôn dành một thời gian để tuyên truyền cho phụ huynh việc cần phải quan tâm rèn chữ viết cho học sinh, xoá bỏ quan điểm không cần rèn chữ viết khi nền khoa học và công nghệ ngày càng hiện đại. Yêu cầu phụ huynh mua sắm đủ các loại đồ dùng học tập cho học sinh như: bút, vở mực, thước kẻHướng dẫn phụ huynh mua các loại bút phù hợp cho con em, dựa vào mẫu chữ ở vở tập viết để kiểm tra và thường xuyên quan tâm sửa chữa các sai sót của con em mình.
Với giáo viên, chúng tôi tổ chức quán triệt về tầm quan trọng của phân môn Tập viết, Chính tả, Tập làm văn trong môn Tiếng Việt, để giáo viên có ý thức, trách nhiệm và quan tâm đúng mức khi dạy các giờ học này. Đồng thời giúp cho giáo viên nắm vững về yêu cầu của công tác viết chữ đẹp. Viết chữ đẹp, trước hết là viết đúng mẫu chữ, rõ ràng, rành mạch và đúng tốc độ, các nét chữ mềm mại, thanh thoát, uyển chuyển. Học sinh không chỉ viết chữ đẹp mà còn phải biết giữ vở sạch. Giữ vở sạch là vở được giữ đúng quy định, phẳng phiu, không quăn mép, không để bẩn, không tẩy xoá, sách vở đủ trang, không bị xé Từ đó, mỗi giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện chữ viết cho học sinh đối với chất lượng các môn học khác để hàng ngày giáo viên thường xuyên có ý thức quan tâm rèn chữ viết cho học sinh.
Thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, hoạt động Đội, Sao nhi đồngchúng tôi tuyên truyền cho học sinh tác dụng của việc rèn chữ viết đẹp, sự ảnh hưởng của chữ viết đẹp đối với các môn học khác và việc hình thành nhân cách của các em sau này. Phát động phong trào học tập gương rèn luyện chữ viết của các danh nhân nước ta như: Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêuđể từ đó khơi dậy trong các em lòng say mê và ý thức luyện chữ đẹp.
Biện pháp 2: Sắp xếp, phân công lao động hợp lý, phát huy tối đa năng lực, sở trường, năng khiếu của giáo viên.
Giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc rèn chữ viết cho học sinh. Giáo viên viết chữ ngay ngắn, đúng mẫu chính là trực quan sinh động n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_chu_viet_cho_hoc_s.doc