SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với văn học

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với văn học

 Ngay từ khi còn nằm trong nôi, trẻ đã nghe tiếng ru của Bà, của Mẹ. Những cánh cò bay lả, bay la ấy vẫn chập chờn trong giấc ngủ trẻ thơ. Lớn lên một chút trẻ được nghe những bài thơ, những câu chuyện cổ tích mà ông, bà và cô giáo kể. Hình ảnh cô Tấm chui ra từ quả thị luôn huyền diệu và đầy bí ẩn đối với tâm hồn trẻ. Vì vậy môn làm quen với văn học ở trường mầm non là môn học vô cùng kỳ diệu và lý thú, luôn lôi cuốn sự chú ý của trẻ.

 Những bài thơ, những câu chuyện trong các tác phẩm văn học luôn là một bức tranh đẹp, một bức tranh vô cùng sinh động, muôn mầu, muôn vẻ. Hay những câu chuyện với bà tiên, ông bụt, với những tình tiết ly kỳ sẽ là niềm say mê vô tận của trẻ, khi nghe những câu chuyện, trẻ sẽ hiểu về chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống, về cái đúng - cái sai, về cái hay - cái đẹp, cái tốt - cái xấu; điều nên làm và điều không nên làm. Thông qua các tác phẩm vui, giản dị , dễ hiểu kèm theo tranh minh họa hấp dẫn sẽ có tác dụng hình thành nhân cách cho trẻ, trẻ sẽ nhìn nhận cuộc sống rực rỡ hơn, tươi sáng hơn. Trẻ sẽ có một cái nhìn mới, có sự hiểu biết về thế giới muôn mầu, muôn vẻ , trẻ không chỉ có khả năng cảm thụ mà trí tuệ cũng được phát triển.

 Như vậy: Làm quen với văn học trong trường mầm non là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, có tác dụng góp phần tích cực vào giáo dục toàn diện như: Đức, trí, thể, mỹ. Ngoài ra còn góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện quá trình tâm lý, nhận thức, đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ và chú ý, giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, nhân hậu, biết học tập và yêu quí những người tốt. yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ và gìn giữ những truyền thống văn hóa của dân tộc, góp phần hình thành ở trẻ những xúc cảm, những kinh nghiệm của cuộc sống, giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội những nội dung các hoạt động vui chơi, lao động, học tập.

 

doc 19 trang thuychi01 11533
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU: . Trang 1
Lý do chọm đề tài: .Trang 1
Mục đích nghiên cứu: . Trang 2
Đối tượng nghiên cứu:  Trang 2
Phương pháp nghiên cứu: . Trang 2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:  Trang 2
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:  Trang 2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN: ..Trang 3
Thuận lợi:  Trang 3
Khó khăn:  Trang 3
Kết quả của thực trạng: .. Trang 4
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:  Trang 4
Các giải pháp: . Trang 5
Các biện pháp:  .. Trang 6
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: .................................Trang 14
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: .......................................................Trang 16
Kết luận: ............................................................................ Trang 16
Kiến nghị: ...........................................................................Trang 16
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Ngay từ khi còn nằm trong nôi, trẻ đã nghe tiếng ru của Bà, của Mẹ. Những cánh cò bay lả, bay la ấy vẫn chập chờn trong giấc ngủ trẻ thơ. Lớn lên một chút trẻ được nghe những bài thơ, những câu chuyện cổ tích mà ông, bà và cô giáo kể. Hình ảnh cô Tấm chui ra từ quả thị luôn huyền diệu và đầy bí ẩn đối với tâm hồn trẻ. Vì vậy môn làm quen với văn học ở trường mầm non là môn học vô cùng kỳ diệu và lý thú, luôn lôi cuốn sự chú ý của trẻ.
 Những bài thơ, những câu chuyện trong các tác phẩm văn học luôn là một bức tranh đẹp, một bức tranh vô cùng sinh động, muôn mầu, muôn vẻ. Hay những câu chuyện với bà tiên, ông bụt, với những tình tiết ly kỳ sẽ là niềm say mê vô tận của trẻ, khi nghe những câu chuyện, trẻ sẽ hiểu về chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống, về cái đúng - cái sai, về cái hay - cái đẹp, cái tốt - cái xấu; điều nên làm và điều không nên làm... Thông qua các tác phẩm vui, giản dị , dễ hiểu kèm theo tranh minh họa hấp dẫn sẽ có tác dụng hình thành nhân cách cho trẻ, trẻ sẽ nhìn nhận cuộc sống rực rỡ hơn, tươi sáng hơn. Trẻ sẽ có một cái nhìn mới, có sự hiểu biết về thế giới muôn mầu, muôn vẻ , trẻ không chỉ có khả năng cảm thụ mà trí tuệ cũng được phát triển.
 Như vậy: Làm quen với văn học trong trường mầm non là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, có tác dụng góp phần tích cực vào giáo dục toàn diện như: Đức, trí, thể, mỹ... Ngoài ra còn góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện quá trình tâm lý, nhận thức, đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ và chú ý, giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, nhân hậu, biết học tập và yêu quí những người tốt. yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ và gìn giữ những truyền thống văn hóa của dân tộc, góp phần hình thành ở trẻ những xúc cảm, những kinh nghiệm của cuộc sống, giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội những nội dung các hoạt động vui chơi, lao động, học tập...
 Việc nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm văn học như đọc thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện, trẻ sẽ có cơ hội học tốt môn tiếng việt ở lớp một sau này.
 Mặc dù chuyên đề nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với văn học đã được triển khai từ nhiều năm, nhà trường đã tạo điều kiện cho các nhóm lớp thực hiện chuyên đề nhưng chất lượng chuyên đề của nhà trường chưa thật sự như mong muốn. Đứng trước tình hình đó tôi luôn suy nghĩ phải làm gì để việc thực hiện chuyên đề hoạt động làm quen văn học đạt kết quả cao nhất. Đó là lý do mà tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu để có những phương pháp hay, hấp dẫn, phù hợp với yêu cầu của từng bài và từng chủ đề, cố gắng để đưa giờ làm quen với văn học đạt kết quả cao. 
 Vì vậy để làm tốt được những yêu cầu đó, năm học 2015 - 2016 tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với văn học”.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Mục đích nghiên cứu là tìm ra các phương pháp hay, hấp dẫn, phù hợp với từng nội dung bài dạy và nội dung chủ đề để nâng cao chất lượng môn làm quen với văn học cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Phan Đình Phùng. 
3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Nghiên cứu trên 40 trẻ của lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi để tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen với văn học cho trẻ 5 - 6 tuổi.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”. Đúng vậy, trẻ em là niềm tin yêu- hy vọng, là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Chính lẽ đó nên khi còn sống Bác Hồ đã rất quan tâm tới trẻ. Bác nói: “ Những gì quý nhất, đẹp nhất thì hãy dành cho trẻ thơ”. Vì thế việc chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội, đặc biệt là vai trò chăm sóc, tổ chức, hướng dẫn của cô giáo mầm non. Bởi trường mầm non là trường học đầu tiên của trẻ, nơi đó là phôi thai nuôi trẻ lớn lên trên con đường học vấn. Có thể nói: Trường mầm non là bậc thang đầu tiên, là nền móng cho những bậc thang tiếp theo của cuộc đời.
 Trong tất cả 7 môn học của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thì môn làm quen với văn học là một trong những môn học hết sức quan trọng và cần thiết, hình thành những năng lực hoạt động và phát triển tư duy, mở rộng vốn từ để góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện. Ngôn ngữ là tế bào để tạo nên từ, nên tiếng trong tiếng việt, mà ngôn ngữ là chiếc cầu nối để trẻ đến được với thế giới xung quanh. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống, là sự mở cửa cho trẻ thơ đi những bước chập chững đầu tiên vào thế giới các giá trị nghệ thuật phong phú, chứa đựng trong tác phẩm văn học. Là sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thủa ấu thơ, là hành trang cho trẻ trên suốt đường đời, bởi lẽ những hình ảnh được lưu giữ trong thời niên thiếu thường rất khó phai mờ đối với trẻ thơ. Vì thế văn học không chỉ góp phần làm giàu tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái. 
 Khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học, trẻ sẽ được phát triển về ngôn ngữ, đó chính là các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết .Qua các hoạt động như trò chuyện, đàm thoại và kể chuyện sẽ có tác dụng kích thích trẻ phát triển kỹ năng nghe hiểu và kỹ năng nói. Ngoài ra trẻ còn phát triển về nhận thức như phát triển kỹ năng tìm tòi hiểu biết,óc quan sát, khả năng ghi nhớ, tư duy lô gích, trí tưởng tượng phong phú, kiến thức và vốn sống của trẻ được mở rộng hơn. Các tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về những quan hệ giữa người với người, làm cho trẻ cảm nhận vẻ đẹp của tình người, của thiên nhiên. Từ đó trẻ sẽ yêu quê hương đất nước mình hơn,có thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh như cỏ, cây, hoa, lá...
 Như vậy: Hoạt động làm quen với văn học trong trường mầm non là một bộ phận quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, là bữa ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ,có tác dụng góp phần tích cực vào giáo dục toàn diện,cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh trẻ, văn học còn góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện quá trình tâm lý, nhận thức, đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ và chú ý, giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, nhân hậu, biết kính yêu những người có công với đất nước,trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động, yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ và gìn giữ những truyền thống văn hóa của dân tộc, góp phần hình thành ở trẻ những xúc cảm, những kinh nghiệm của cuộc sống, giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội những nội dung các hoạt động vui chơi, lao động, học tập... 
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 a. Thuận lợi:
- Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo thành phố cũng như lãnh đạo địa phương nên cơ sở vật chất của nhà trường đã tương đối đầy đủ, phòng học thoáng mát, rộng rãi. Nhà trường kết hợp với hội cha mẹ học sinh đầu tư mua sắm trang thiết bị điện tử như: Máy chiếu, màn chiếu, máy tính để áp dụng vào giáo án điện tử
- Hàng năm chúng tôi được học lớp bồi dưỡng trong hè và dự các buổi chuyên đề của phòng, của trường bạn và nhà trường tổ chức. Đó cũng là điều kiện để tôi được học tập, củng cố thêm kiến thức phục vụ cho tiết dạy của mình.
 b. Khó khăn:	
 Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn không ít những khó khăn: 
- Khuôn viên nhà trường chật chội nên môi trường cho trẻ hoạt động còn hạn hẹp.
 - Trong các hoạt động chung giáo viên đã thực hiện đầy đủ nội dung yêu cầu của bài học. Song chưa vận dụng một cách triệt để, sâu sắc, chưa phát huy được khả năng nhận thức của trẻ .Vì vậy lúc nào trẻ cũng là người nắm bắt một cách thụ động, chưa tích cực, chủ động để lĩnh hội được tri thức.
 - Phụ huynh nhận thức về giáo dục mầm non còn sai lệch. Chưa chú trọng đến việc học của trẻ ở trường mầm non. Xem trẻ đến trường chỉ có chơi mà không có học.
 c. Kết quả của thực trạng trên. 
 Qua khảo sát, kết quả cho trẻ làm quen với văn học như sau:
 Nội dung
Kỹ năng
Tổng số
Kết quả
Giỏi - Khá 
Trung bình 
Yếu 
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
Thơ
Trẻ hứng thú,hiểu nội dung bài thơ
40
16
40%
14
35%
10
25%
Trẻ đọc thơ diễn cảm
40
18
45%
14
35%
8
20%
 Truyện
Trẻ hứng thú,hiểu nội dung chuyện
40
16
40%
14
35%
10
25%
Biết thể hiện giọng điệu các nhân vật trong chuyện
 40
18
45%
14
35%
8
20%
Kết quả chung
40
43,3%
35%
21,7%
 Từ kết quả trên nên tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để cải tiến nội dung, phương pháp cho trẻ làm quen với văn học, nhằm nâng cao chất lượng giờ học đạt kết quả cao hơn.
 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
3.1. Các giải pháp:
 a. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học.
 b. Xác định thủ thuật cơ bản khi đưa tác phẩm văn học đến với trẻ
 c. Tổ chức giờ học bằng giáo án điện tử. 
 d. Lồng ghép môn văn học vào các môn học khác.
 e. Kết hợp gia đình và nhà trường
3.2. Các biện pháp: 
 a. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học:
 Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích các đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là vô cùng phong phú, do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo, ta cần tạo cho trẻ một tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí,sáng tạo theo ý mình. Chính vì vậy tôi đã khuyến khích trẻ làm và sưu tầm một số đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề. Ở góc văn học, tôi đã huy động trẻ sưu tầm những tranh ảnh về các bài thơ, câu chuyện theo từng chủ đề để tạo anbum, ngoài ra trẻ còn nhặt lá rụng cắt dán thành những bức tranh ngộ nghĩnh,đáng yêu và đặt tên thành các nhân vật trong chuyện. Ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày. Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian to đã giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo một cách dễ dàng. Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh chữ to tôi còn đi sâu làm một số đồ dung trực quan cho trẻ hoạt động như: một số con rối dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận dụng những truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt dời các con vật cho trẻ tự chọn các con vật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình.
 Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho trẻ hoạt động. Thực tế tôi nhận thấy đồ dung làm bằng rối tay hầu như ở các lớp không có cho trẻ hoạt động, qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã vận dụng làm từ các quả bong, chổi rơm, đĩa nhựa đồ chơiđể làm mặt con rối sau đó dùng vải hoặc len móc làm váy, thân tay để khi trẻ sử dụng không bị thô và cứng. Các khuôn mặt có thể thay đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của câu chuyện trẻ kể.
 Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đầy đủ chủng loại về đồ dung trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện sáng tạo.
 Bên cạnh đó trong giờ hoạt động ngoài trời tôi còn tận dụng những bức tranh tường ở trong trường bằng cách gợi mở cho trẻ cùng nhau kể chuyện về những bức tranh đó hoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở cho trẻ thi nhau kể chuyện về các con vật đóhình thức này đã giúp trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có ý thức thi đua để đạt kết quả tốt.
 Ngoài ra, khi thực hiện các hoạt động làm quen với văn học ở thể loại truyện thì tôi thường chú tâm đến không gian lớp học để bầy sân khấu hoặc chỗ cho trẻ đóng kịch
b. Xác định thủ thuật cơ bản khi đưa các tác phẩm văn học đến với trẻ:
+ Đưa hình ảnh, âm thanh đến với tác phẩm văn học:
 Từ những hình ảnh đẹp, màu sắc phong phú kết hợp với những âm thanh sống động giúp trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện tốt hơn, từ đó trẻ hiểu nội dung bài cụ thể hơn. 
 - Ví dụ: Với câu chuyện " Tích Chu". Đưa hình ảnh kết hợp tiếng suối chảy róc rách khi Tích Chu đi tìm nước cho bà uống.
 + Đưa rối tay vào tác phẩm văn học:
 - Ví dụ với chuyện " Chú Dê đen". Cô sử dụng rối để gây hứng thú cho trẻ khi vào bài: " Xin chào các bạn! Mình là Dê Trắng, hôm nay trời đẹp nên mình vào rừng tìm lá non để ăn đấy ! (Rối Dê Trắng xuất hiện). Còn mình là Dê Đen, mình cũng đi tìm lá non để ăn và nước suối mát để uống ... 
( Rối Dê Đen xuất hiện) .
- Cô giáo: Chuyện gì sẽ sảy ra khi Dê Đen và Dê trắng gặp nhau, chúng mình hãy đến với câu chuyện chú :Dê đen" sẽ rõ.
 - Hay: Truyện “ Ai đáng khen nhiều hơn”
 Cô giáo : Xung quanh chúng ta có rất nhiều động vật như động vật sống dưới nước, động vật nuôi trong gia đình, động vật sống trong rừng. Và hôm nay chúng ta sẽ được chào đón hai vị khách quý đến từ rừng xanh.
 Hai rối xuất hiện : ( Hát : “ Trời nắng – Trời mưa ” )
- Rối 1 : Xin chào các bạn, tôi được mang tên là thỏ anh.
- Rối 2 : Còn tôi là thỏ em, chúng tôi có một câu chuyện muốn nhờ cô giáo kể cho các bạn nghe đấy ! Chúng mình cùng ghe nhé.
 + Cô giáo:Có hai anh em nhà thỏ sống cùng mẹ tại một khu rừng nọ, để xem chú thỏ nào ngoan hơn và được mẹ khen nhiều hơn thì các con hãy lắng nghe cô kể chuyện“Ai đáng khen nhiều hơn”sẽ rõ.(Sau đó tôi tiến hành kể chuyện.)
 Khi thực hiện kể chuyện cho trẻ nghe tôi đã tăng cường sử dụng rối. 	
-Ví dụ : Lần 1 : kể bằng hình ảnh trên màn hình.
 Lần 2 : Kể bằng rối hoặc mô hình.
 + Xác định giọng đọc, giọng kể: 
 - Giọng đọc thơ, kể chuyện rất quan trọng, trẻ có cảm nhận sâu sắc nội dung bài thơ, câu chuyện hay không là phụ thuộc rất lớn vào giọng đọc, giọng kể của cô. Giáo viên phải sử dụng mọi sắc thái biểu lộ tình cảm của mình và sử dụng các phương tiện biểu cảm khác nhau để làm cho tác phẩm cất lên tiếng nói, tạo ra một bức tranh muôn màu của cuộc sống.
 - Cùng một tác phẩm văn học nhưng mỗi giáo viên có một cách thể hiện khác nhau. Cái hay cái đẹp của tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào giọng đọc, giọng kể của giáo viên. Mỗi câu chuyện, bài thơ giáo viên phải có thủ thuật vào bài khác nhau nhằm gây hứng thú và sự bất ngờ cho trẻ. 
 - Ngoài ra khi tiến hành đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, giáo viên phải xác định được thanh điệu cơ bản của tác phẩm, xác định ngữ điệu giọng, cách ngắt giọng, nhịp điệu, cường độ giọng, nét mặt... Thanh điệu tức là âm thanh cơ bản của một tác phẩm văn học, tùy theo nội dung của tác phẩm mà định ra âm thanh cơ bản như : Trầm tĩnh, hùng tráng, buồn rầu, tươi vui...
 - Nếu giáo viên chọn sai âm thanh cơ bản thì trẻ sẽ hiểu sai nội dung tác phẩm. Còn nhịp điệu của bài thơ thì phụ thuộc nội dung của tác phẩm.
 -Ví dụ : Trong bài thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa” có câu :
 “ Mưa rơi, mưa rơi
 Lộp bộp, lộp bộp
 Áo dù có ướt
 Vẫn đi, vẫn đi ...”
 - Những câu thơ này cần đọc rõ ràng, nhấn vào các từ “Mưa rơi”,“Lộp bộp” và đọc với nhịp điệu nhanh, có như vậy trẻ mới cảm nhận được những hạt mưa đang rơi hối hả, mưa và mưa thế nhưng các chú bộ đội “ vẫn đi, vẫn đi”.
 - Những dòng thơ hoặc chuyện chứa chất sự sầu muộn thì phải đọc với những nhịp điệu chậm rãi. Ngược lại những câu thơ,câu chuyện sảng khoái yêu đời thì phải được trình bầy với nhịp điệu nhanh hơn.Trong toàn bộ tác phẩm không phải cứ đọc mãi một nhịp điệu mà phải có sự thay đổi, phải kết hợp hài hòa với nhau, làm cho lời nói có sức diễn cảm đặc biệt. Ngoài ra tư thế và vẻ mặt người thể hiện tác phẩm phải biết biểu lộ điều mình muốn nói ra. 
 - Ngữ điệu chiếm một phần rất quan trọng trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Ngữ điệu là sắc thái thể hiện ý nghĩa và cảm xúc của lời nói. Nói là những sắc thái đa dạng trong giọng đọc kể, biểu lộ những tình cảm và ý nghĩa của người kể, giúp cho việc dựng nên những hình tượng nghệ thuật. Ngữ điệu giúp cho người đọc bày ra trước mắt người nghe ý nghĩa của tác phẩm: Miêu tả các nhân vật, cá tính, tâm hồn, hành động, trình bày thái độ của mình đối với các nhân vật đó. Nhờ ngữ điệu, giáo viên đọc kể tác phẩm còn có thể minh hoạ những hình tượng trong thơ, những cảnh đẹp thiên nhiên, những bối cảnh xuất hiện các sự kiện. 
 - Các loại ngữ điệu rất phong phú: Vui, buồn, âu yếm và độc ác, tôn kính và khinh miệt, hoài nghi và khẳng định, hứng khởi, cương nghị và hèn nhát.
 - Ví dụ: Trong chuyện “Ba cô gái” sự lựa chọn ngữ điệu cẩn thận tinh tế. Giọng nói của cô chị cả, chị hai khi nghe tin mẹ ốm được bắt đầu bằng ngữ điệu bình thản, pha chút ngạc nhiên, thể hiện sự thờ ơ, ít tình cảm với người mẹ, mặc dù nội dung câu nói vẫn là thương mẹ. Giọng nói của Sóc con khi nói với cô chị Cả, chị Hai cần phải được thể hiện bằng ngữ điệu cao và gay gắt, ngắt giọng ngắn, biểu lộ thái độ phê phán trước sự thiếu trách nhiệm đối với người mẹ của hai cô chị. Nhưng giọng của Sóc với cô thứ ba lại được thể hiện với ngữ điệu trầm ấm, tình cảm thể hiện sự yêu mến trân trọng trước tình cảm của cô Út. Ngữ điệu thay đổi của Sóc con khi nói với các nhân vật đã góp phần thể hiện một cách rõ nét chủ đề tư tưởng của truyện. Trong việc đọc kể tác phẩm văn học, ngắt giọng là một việc làm cần thiết, ngắt giọng là cách ghỉ, dừng lại giây lát khi đọc kể. Nhưng nó không đơn giản là nghỉ là dừng lại mà ngắt giọng là một phương tiện để bộc lộ tư tưởng của tác phẩm văn học, khi kể chuyện trẻ nghe giáo viên phải chú ý đến một số hình thức gắt giọng: Ngắt giọng lôgic là chỗ dừng lại, nghỉ lại dây lát sau các dấu chấm, dấu phẩy của câu văn. Ngắt giọng lôgic làm cho việc đọc tác phẩm được rõ ràng, mạch lạc. Ngắt giọng tâm lý: Là sự im lặng có tác dụng truyền cảm. Ngắt giọng tâm lý bắt nguồn từ trạng thái tâm hồn người đọc (kể). Nó phản ánh tâm trạng, thái độ và sự am hiểu của người đọc (kể) đối với các chi tiết các tính cách, các hình tượng trong tác phẩm.
 - Ví dụ: Trong truyện “Dê con nhanh trí”, khi kể đến đoạn chó Sói đến nhà Dê con, lần thứ nhất Dê con định ra mở cửa vì nghe đúng câu mẹ dặn. Đây là chi tiết mà trẻ hồi hộp nhất, cho nên lúc đọc (kể) tôi sử dụng ngắt giọng tâm lý sau câu “Nhưng sao nó thấy tiếng ồm ồm chứ không phải là tiếng mẹ” và Dê con quyết định ra điều tra thêm. Sự gắt giọng tâm lý ở đoạn trên có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ đến trẻ. Ngắt giọng tâm lý còn được sử dụng sau khi đọc kể xong một tác phẩm văn học, để bài thơ, câu chuyện còn lắng đọng trong tâm hồn người nghe. Khi sử dụng ngắt giọng tâm lý tác động rất mạnh đến tình cảm của trẻ vì vậy giáo viên cần tránh lạm dụng, vì lạm dụng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng làm mất tính sắc bén của ngắt giọng tâm lý, không bảo đảm được tính nhất quán của nội dung tác phẩm. Để trẻ chú ý vào tác phẩm và có ấn tượng sâu sắc về tác phẩm thì thủ thuật n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_5_6_tuoi_l.doc