SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nga Tiến

SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nga Tiến

Như chúng ta đã biết, “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Theo Điều 27 - Luật Giáo dục -2005).Vì thế, bên cạnh việc cung cấp những kiến thức nền tảng khoa học của các môn học, các trường Tiểu học phải đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục bồi dưỡng cho trẻ em những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cần thiết để góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Để thực hiện các nhiệm vụ đó không ai khác là những người thầy, người cô - những người “lái đò” cần mẫn không quản khó khăn, mệt mỏi trên “con thuyền tri thức”.

 Như vậy, người giáo viên Tiểu học là một người thầy tổng thể, không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”, không những là người dẫn dắt đưa các em vào thế giới tri thức, khoa học, văn hoá, nghệ thuật mà còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể, tổ chức các hoạt động khác của học sinh để giúp các em mở rộng tri thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, là người tổ chức, cổ vũ tư tưởng cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều là tổng phụ trách đội, hội cha mẹ học sinh, để làm tốt công tác dạy- học-giáo dục học sinh trong lớp phụ trách. Người giáo viên chủ nhiệm lớp hầu như chịu trách nhiệm hoàn toàn về lớp mình phụ trách, là người chịu trách nhiệm về công tác giáo dục trẻ em trước nhà trường, gia đình và xã hội. (Tham khảo tài liệu Module TH 34-Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)

 

doc 22 trang thuychi01 8080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nga Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TIẾN
 Người thực hiện: Hoàng Ngọc Cảnh
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Tiến
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm lớp
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
 Trang
1- MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.4. Hiệu quả
17
3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
Như chúng ta đã biết, “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Theo Điều 27 - Luật Giáo dục -2005).Vì thế, bên cạnh việc cung cấp những kiến thức nền tảng khoa học của các môn học, các trường Tiểu học phải đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục bồi dưỡng cho trẻ em những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách, những hành vi và thói quen cần thiết để góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Để thực hiện các nhiệm vụ đó không ai khác là những người thầy, người cô - những người “lái đò” cần mẫn không quản khó khăn, mệt mỏi trên “con thuyền tri thức”.
	Như vậy, người giáo viên Tiểu học là một người thầy tổng thể, không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”, không những là người dẫn dắt đưa các em vào thế giới tri thức, khoa học, văn hoá, nghệ thuật mà còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể, tổ chức các hoạt động khác của học sinh để giúp các em mở rộng tri thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực. Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, là người tổ chức, cổ vũ tư tưởng cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều là tổng phụ trách đội, hội cha mẹ học sinh, để làm tốt công tác dạy- học-giáo dục học sinh trong lớp phụ trách. Người giáo viên chủ nhiệm lớp hầu như chịu trách nhiệm hoàn toàn về lớp mình phụ trách, là người chịu trách nhiệm về công tác giáo dục trẻ em trước nhà trường, gia đình và xã hội. (Tham khảo tài liệu Module TH 34-Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)
Với lứa tuổi học sinh ở bậc Tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, trong trắng. Trẻ dễ dàng tiếp thu cái hay, cái đẹp nhưng cũng dễ bị lôi kéo vào những việc làm không đúng. Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ bao giờ cũng in dấu ấn sâu đậm nhất. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội. Kinh nghiệm của ông cha xưa đã đúc kết:" Bé không vin, cả gãy cành!"
Là một giáo viên trực tiếp giáo dục các em ở bậc Tiểu học, trước hết phải xác định được vai trò của mình. Bên cạnh việc giáo dục đạo đức và truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh.
 	Trong thùc tÕ còng cã gi¸o viªn ®Õn tr­êng chØ quan t©m nhiÒu ®Õn viÖc d¹y, ch­a quan t©m ®Õn viÖc h×nh thµnh nÒ nÕp vµ t×m hiÓu t×nh c¶m cuéc sèng cña c¸c emDo đó, chất lượng giáo dục chưa đồng đều, vẫn còn nhiều học sinh chưa ngoan. §Ó cã mét líp häc sinh ngoan, chÞu khã häc tËp, ®éi ngò tù qu¶n tèt, biÕt v©ng lêi thÇy c«, biÕt yªu quý b¹n bÌ, biÕt gióp ®ì b¹n khi gÆp khã kh¨n, biÕt gi÷ g×n cña c«ng, biÕt giao tiÕp, øng xö v¨n minh, lÞch sùthì người thầy, người cô cần phải làm gì cho có hiệu quả?
 	Vậy phải làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp? Đó là một câu hỏi khó không phải ai cũng tìm được câu trả lời. Từ những vấn đề trăn trở nêu trên, bản thân đã nghiên cứu, tìm tòi và rút ra ” Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nga Tiến ”.
 1.2 Mục đích nghiên cứu:
 	-  Nghiên cứu lý luận và thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp, lựa chọn những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh .
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiªn cøu mọi hoạt động liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp. 
Nghiên cứu tâm lí đối tượng học sinh Tiểu học để tìm ra biện pháp tốt nhất giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp.
Tập thể học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nga Tiến.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động, biểu hiện tâm lí của học sinh lớp 5..
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Điều tra, thu thập các thông tin của từng phụ huynh, học sinh trong lớp.
- Phương pháp trao đổi: Dùng để trao đổi các đồng nghiệp có kinh nghiệm; trao đổi với học sinh; trao đổi với phụ huynh
 	- Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình trên lớp để tìm ra cái tốt để phát huy, cái hạn chế để khắc phục.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 5 . 
Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường phổ thông. Giai đoạn học sinh ở bậc Tiểu học với học sinh là hết sức quan trọng. Đây chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này. Nội dung và tính chất hoạt động cũng như mối quan hệ giao tiếp, quan hệ xã hội của học sinh Tiểu học đã có những thay đổi cơ bản. Học tập trở thành hoạt động chủ đạo. Nhưng tư duy của các em vẫn còn mang tính trực quan, cụ thể. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động, chưa biết tập trung lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Do đó, các em dễ nhớ nhưng cũng mau quên. (Tham khảo tài liệu Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư phạm).
Học sinh Tiểu học còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Đặc biệt là khi các em học ngày hai buổi thì phần lớn thời gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy cô chủ nhiệm, với bạn bè. Do đó, vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với sự hình thành nhân cách của các em ở giai đoạn này là rất quan trọng.
 	b. Vai trò và nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm. 
Như chúng ta đã biết, Bộ giáo dục đã ban hành một số Quyết định, Thông tư quy định đối với Công tác chủ nhiệm lớp như Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Điều đó chứng tỏ rằng công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng trong nhà trường nhất là trường Tiểu học. 
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh một lớp học.(Tham khảo tài liệu Module TH 34-Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)
 	 2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
a. Đặc điểm tình hình trường Tiểu học Nga Tiến. 
Trường Tiểu học Nga Tiến là trường thuộc xã bãi ngang của huyện Nga Sơn nên kinh tế rất khó khăn .Song được sự quan tâm của các cấp ,các ban ngành đoàn thể nhất là UBND xã Nga Tiến và sự đồng thuận của hội cha mẹ học sinh cùng với sự cố gắng , nỗ lực của cán bộ giáo viên và các em học sinh trong nhà trường nên trường Tiểu học Nga Tiến đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Là một trường có bề dày thành tích trong công tác giáo dục, trường được tặng giấy khen, bằng khen của các cấp. Dưới sự lãnh chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, thành tích dạy và học của giáo viên và học sinh không ngừng nâng cao trong các năm học. Chất lượng giáo dục của các hoạt động phong trào khác cũng không kém. Nhà trương luôn được phụ huynh học sinh tin yêu, tín nhiệm. 
b. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nga Tiến.
  * Về phía giáo viên: 
-Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Nga Tiến đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Phần lớn giáo viên đều có tâm huyết với nghề, năng động, sáng tạo nhiệt tình trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục học sinh. Nhà trường luôn đặt mục tiêu giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh lên hàng đầu “ Tiên học lễ - Hậu học văn”. Chính vì vậy, làm tốt công tác chủ nhiệm lớp luôn được phần lớn các giáo viên trong trường chú trọng.
Song không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng nhận ra được điều đó. Vẫn còn có một số giáo viên chưa coi công tác chủ nhiệm là việc làm quan trọng đối với bậc học này. 
- Một số giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn còn nặng về “dạy chữ” hơn “dạy người”. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ tập trung động viên các em học tập tốt mà quên đi việc động viên khuyến khích các em có tinh thần giúp đỡ tương trợ bạn trong học tập, vui chơi cũng như trong sinh hoạt khác. 
	- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự sát sao với hoạt động của lớp. Giáo viên chưa nắm vững tâm lý học sinh, thường có thiện cảm với học sinh hoàn thành tốt và nặng nề ngôn ngữ với những học sinh chưa hoàn thành; chưa gần gũi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, chưa biết lắng nghe các em làm cho học sinh cảm thấy sợ sệt tự ti, mặc cảm, các em chưa dám thổ lộ, tâm tình với giáo viên.
- Mặt khác, giáo viên chưa phát huy tốt tính tích cực của học sinh. Chưa tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu , điểm còn hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ, chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhược điểm về ý thức và nhận thức của trẻ .
 - Một số giáo viên chủ nhiệm chưa biết phối hợp với giáo viên bộ môn, với các tổ chức khác trong nhà trường, phụ huynh học sinh để giáo dục các em.
Có thể coi đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc giảng dạy và giáo dục học sinh chưa đạt hiệu quả cao.
*. Đối với học sinh 
 - Năm học 2017 – 2018 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5A. Lớp có 32 em. Trong đó có 12 em nam và 20 em nữ.Lớp có tới 10 em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.
- Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh còn nhiều hạn chế, chỉ có một số học sinh hoàn thành tốt là mạnh dạn tham gia còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia. 
- Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống do khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm tính. 
 	Chất lượng môn học và hoạt động giáo dục; năng lực và phẩm chất của lớp vào đầu năm như sau: 
Sĩ số
Chất lượng các môn học
Năng lực và phẩm chất
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa HT
Đạt mức tốt
Đạt
Chưa đạt
32
12
13
7
8
14
10
 Bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ học sinh chưa đạt về năng lực và phẩm chất còn cao. Vì vậy cần phải có giải pháp để phát triển về mọi mặt chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. 
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính về việc giáo dục toàn diện một lớp học. Muốn quản lí, giáo dục toàn diện một lớp học người giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt tất cả những công việc để phối hợp tổ chức tốt việc khai thác tiềm năng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh một lớp học. Mỗi giáo viên có những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm riêng để giáo dục học sinh. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp của mình, tôi đã tiến hành một số biện pháp sau:
- Tìm hiểu, phân loại học sinh của lớp.
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm:
- Xây dựng nề nếp lớp học:
- Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp.
-Xây dựng lớp học thân thiện, sạch sẽ; bồn hoa xanh, đẹp.
- Thực hiện tốt mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội để xây dựng lớp thành một lớp tập thể tốt.
- Tổ chức đánh giá kết quả, thi đua, khen thưởng
*Giải pháp 1: Tìm hiểu, phân loại học sinh của lớp.
Đối tượng của công tác giáo dục là con người. Mỗi con người lại là một thế giới tâm hồn phong phú, đa dạng. Dù rằng có những quy luật chung, nhưng mỗi lứa tuổi, mỗi cá nhân lại mang đặc điểm riêng. Chỉ có hiểu biết tường tận từng học sinh, giáo viên mới có thể điều khiển tối ưu quá trình giáo dục trong những tình huống sư phạm cụ thể. Từ đó, giáo viên mới lựa chọn và vận dụng phương pháp, hình thức giáo dục cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh. Chính vì thế, ngay từ đầu năm học khi nhận lớp tôi phải tìm hiểu và nắm vững học sinh lớp mình phụ trách như:
a. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh :
-Việc tìm hiểu gia đình học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm gia đình và phải coi là một nhiệm vụ để phục vụ cho công tác giáo dục. Từ đó, tìm ra các biện pháp khai thác, phối hợp với gia đình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp, trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã phát cho mỗi phụ huynh một phiếu điều tra về đặc điểm của bố mẹ (tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, chuyên môn,...), địa chỉ liên hệ, lí lịch của học sinh, tình trạng sức khỏe của học sinh, khả năng nhận thức- năng khiếu của từng em,...Mặt khác tôi còn tim hiểu các em thông qua các kênh:
-Giáo viên chủ nhiệm lớp dưới.
-Các học sinh trong lớp.
-Xóm trưởng, bí thư các xóm trong xã.
Ngoài ra, tôi còn trực tiếp đến gia đình học sinh để tìm hiểu về nếp sống gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đối với vấn đề giáo dục con cái để từ đó tìm ra nguyên nhân và hiện tượng tâm lí của học sinh.
 Phiếu điều tra dành cho cha mẹ học sinh
1.Họ và tên học sinh:..................................Ngày sinh:...................Giới tính:.........
- Tình trạng sức khỏe của học sinh:......................Chiều cao:..........Cân nặng:.......
- Khả năng nhận thức:.............................................................................................
- Năng khiếu của học sinh.:................................Sở thích.:......................................
2. Họ tên cha;.................................................... Tuổi.:............................................
- Nghề nghiệp:................................Nơi công tác:...................................................
-Trình độ văn hóa:..........................Trình độ chuyên môn:......................................
3. Họ tên mẹ:............................................... Tuổi:..................................................
- Nghề nghiệp;................................Nơi công tác.:..................................................
-Trình độ văn hóa:..........................Trình độ chuyên môn:........................
4. Địa chỉ liên lạc với phụ huynh.........................................................................
- Số điện thoại...............................
- ........................
 Qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với phụ huynh,qua các thông tin thu thập được, tôi đã nắm được hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Tôi đã phân loại đối tượng học sinh và đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:
- Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn (em Hòa, em Đạt, em Kiều,em Thêm, ...)
- Học sinh chưa ngoan (em Hòa, em Quỳnh ,...) 
- Học sinh có sức khỏe yếu ( em Sen, em Minh,)
- Học tiếp thu chậm (em Hòa, em Phong, em Vũ,...)
-Học sinh nhút nhát ngại giao tiếp (em vân,em Hưng,em Huyền....)
Qua đó, tôi đề ra các biện pháp giáo dục đối với nhóm đối tượng học sinh, cá thể học sinh, đồng thời tôi tiếp thu ý kiến phụ huynh, cùng tìm hiểu tâm huyết, thái độ của phụ huynh, tạo ra sự đồng thuận thống nhất hành động trong sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn :Tôi thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Để vừa giúp đỡ học sinh khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh. Tôi kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề bạt với chi hội phụ huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em đó. 
- Đối với học sinh chưa ngoan : Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tôi gần gũi chuyện trò cùng em và thường xuyên nhắc nhở động viên, khen - chê kịp thời. Giao cho em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình.
 	- Đối với những học sinh có sức khỏe yếu: Tôi luôn dành tình cảm ưu ái hơn. Động viên các em chú ý giữ gìn sức khỏe, sắp xếp chỗ ngồi phù hợp. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và học tập của các em.
- Đối với học sinh tiếp thu chậm: Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó tiếp thu chậm những môn nào. Tôi dành thời gian luyện đọc, luyện viết, làm toán thêm cho em, ra bài tập phù hợp với mức độ tiếp thu của các em. Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh hoàn thành tốt giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành tiến bộ. Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. 
-Đối với học sinh nhút nhát ngại giao tiếp tôi tim hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh gia đình và có biện pháp khắc phục, phân công một số em quan tâm động viên chơi cùng chuyện trò để em mạnh dạn hòa đồng bên cạnh đó tôi thường gọi em lên bảng và trả lời câu hỏi mỗi lần em làm bài hoặc trả lời tôi thường khen em trước lớp để em tự tin và mạnh dạn hơn.
Những việc làm rất đỗi bình thường đó đã giúp các em trong lớp có sự tiến bộ về cả học tập lẫn rèn luyện đạo đức, nhân cách.
 b. Tìm hiểu và nắm được đặc điểm tâm lí, tính cách của từng học sinh: 
Ngay ở bậc tiểu học, mỗi lứa tuổi ứng với mỗi lớp (năm học), từ lớp 1 đến lớp 5 đã có sự khác nhau đáng kể về mặt tâm lí. Mặt khác mỗi trẻ em trong cùng một lứa tuổi cũng có những nét tính cách khác nhau. Do vậy, người giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng, trong công tác giáo dục cần chú ý đến đặc điểm lứa tuổi và cá nhân học sinh để lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ngoài ra tìm hiểu trình độ nhận thức, năng lực học tập và các năng lực khác, mối quan hệ với tập thể, với những người xung quanh,để tìm cách giúp các em. 
Chẳng hạn: Mới ngày đầu nhận lớp, tôi thấy có em Xuân Hòa luôn gây gổ đánh nhau với bạn, lời nói với người lớn chưa lễ phép, trong lớp chưa tập trung nghe giảng, chuyên làm việc riêng, thích thì học, không thích thì thôi,.. Qua tìm hiêu thực tế, tôi biết em là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: Bố mẹ li hôn, em sống cùng với bố và mẹ kế, nhưng gia đình mới của em cũng không mấy hòa thuận, bố mẹ lục đục hay cãi nhau,  Điều này cũng ảnh hưởng không ít đến tâm - sinh lí của em. Trước học sinh như vậy, tôi luôn gần gũi hỏi han, động viên em, nhẹ nhàng chỉ cho em thấy những việc nào làm đúng, việc nào chưa đúng để em sửa chữa. Mặt khác, tôi giao cho em theo dõi các bạn trong lớp xem có những bạn nào chưa ngoan và báo cáo thầy vào cuối buổi học. Để làm tốt nhiệm vụ này, em phải gương mẫu. Từ đó em dần dần thay đổi về hành vi, nhận thức, học tập tiến bộ và đặc biệt là em đã biết thân thiện với bạn bè.
	Tâm lí của trẻ em là rất thích được khen nên dù học sinh có tiến bộ chỉ một chút thôi tôi cũng tuyên dương, động viên để các em cố gắng hơn nữa. Chẳng hạn, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_truon.doc