SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính
Môn Toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Toán học là nền tảng cho sự phát triển cho quá trình học tập ở các cấp học tiếp theo. Nó có khả năng to lớn trong việc giúp học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ. Việc tìm kiếm các kiến thức mới, tìm lời giải hay cho một bài toán có tác dụng trong việc rèn luyện cho học sinh các phương pháp trong tư duy khoa học trong học tập, trong việc giải quyết các vấn đề, biết cách quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự đoán, suy luận qua đó rèn luyện cho học sinh trí thông minh sáng tạo. Không những thế, môn Toán còn góp phần tích cực vào việc giáo dục cho các em những phẩm chất đáng quý trong học tập, lao động và cuộc sống như: tính kỷ luật, tính kiên trì, tính chính xác, biết cảm thụ cái đẹp trong những ứng dụng phong phú của toán học, tìm ra cái đẹp của những lời giải hay Chương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình môn Toán tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình Toán lớp 1. Chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học Toán lớp 2 ở nước ta, thực hiện những đổi mới về cấu trúc nội dung để tăng cường thực hành và ứng dụng những kiến thức mới, quan tâm đúng mức đến đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh hoạt động học tập tích cực, linh hoạt, sáng tạo theo năng lực của từng học sinh. Mà mục đích của quá trình dạy học ở bậc tiểu học là cung cấp trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội cho học sinh.Mục đích đó được thực hiện qua việc đổi mới chương trình nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giá dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm phát huy tư duy sáng tạo của các em theo định hướng “ Phát triển giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. [1] Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện theo hướng đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong chương trình bậc Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, việc giải dạng toán tìm thành phần chưa biết nâng cao là để chuẩn bị cho việc giải phương trình và bất phương trình ở bậc Trung học cơ sở. Trong những năm học qua, chúng tôi tìm hiểu nghiên cứu để tìm ra những biện pháp giúp học sinh giải dạng toán tìm thành phần chưa biết, dạng toán từ cơ bản đến nâng cao đạt hiệu quả cao nhất. Qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Toán và kiểm tra thực tế chất lượng học sinh giải dạng toán tìm thành phần chưa biết từ cơ bản đến nâng cao. Mà mục tiêu của dạy học của dạy học toán lớp 2 là học sinh biết thực hiện tìm số hạng, số trừ, số bị trừ, thừa số , số bị chia. Học sinh có kĩ năng giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính vẫn chưa có hiệu quả cao như mong muốn.
I. MỞ ĐẦU 11. Lí do chọn đề tài Môn Toán là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Toán học là nền tảng cho sự phát triển cho quá trình học tập ở các cấp học tiếp theo. Nó có khả năng to lớn trong việc giúp học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ. Việc tìm kiếm các kiến thức mới, tìm lời giải hay cho một bài toáncó tác dụng trong việc rèn luyện cho học sinh các phương pháp trong tư duy khoa học trong học tập, trong việc giải quyết các vấn đề, biết cách quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự đoán, suy luậnqua đó rèn luyện cho học sinh trí thông minh sáng tạo. Không những thế, môn Toán còn góp phần tích cực vào việc giáo dục cho các em những phẩm chất đáng quý trong học tập, lao động và cuộc sống như: tính kỷ luật, tính kiên trì, tính chính xác, biết cảm thụ cái đẹp trong những ứng dụng phong phú của toán học, tìm ra cái đẹp của những lời giải hayChương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình môn Toán tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình Toán lớp 1. Chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học Toán lớp 2 ở nước ta, thực hiện những đổi mới về cấu trúc nội dung để tăng cường thực hành và ứng dụng những kiến thức mới, quan tâm đúng mức đến đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh hoạt động học tập tích cực, linh hoạt, sáng tạo theo năng lực của từng học sinh. Mà mục đích của quá trình dạy học ở bậc tiểu học là cung cấp trang bị kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội cho học sinh.Mục đích đó được thực hiện qua việc đổi mới chương trình nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giá dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm phát huy tư duy sáng tạo của các em theo định hướng “ Phát triển giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. [1] Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện theo hướng đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Trong chương trình bậc Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng, việc giải dạng toán tìm thành phần chưa biết nâng cao là để chuẩn bị cho việc giải phương trình và bất phương trình ở bậc Trung học cơ sở. Trong những năm học qua, chúng tôi tìm hiểu nghiên cứu để tìm ra những biện pháp giúp học sinh giải dạng toán tìm thành phần chưa biết, dạng toán từ cơ bản đến nâng cao đạt hiệu quả cao nhất. Qua nhiều năm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Toán và kiểm tra thực tế chất lượng học sinh giải dạng toán tìm thành phần chưa biết từ cơ bản đến nâng cao. Mà mục tiêu của dạy học của dạy học toán lớp 2 là học sinh biết thực hiện tìm số hạng, số trừ, số bị trừ, thừa số , số bị chia. Học sinh có kĩ năng giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính vẫn chưa có hiệu quả cao như mong muốn. Chính vì điều đó đã khiến tôi băn khoăn trăn trở thôi thúc tôi giành thời gian vận dụng khả năng vốn có của mình đi sâu nghiên cứu tìm biện pháp giúp học sinh lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính qua đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, mục đích của tôi là hướng tới là trên cơ sở đánh giá thực trạng và mức độ thành công của việc hướng dẫn học sinh lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính để đưa ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính được biên soạn trong chương trình bậc tiểu học lớp 2 . Các bài toán tìm X trong chương trình sách giáo khoa lớp 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tìm dữ liệu nghiên cứu viết sáng kiến là phương pháp làm việc độc lập để tìm ra các vấn đề lien quan tìm thành phần chưa biết của phép tính. Phương pháp quan sát học sinh qua các bài kiểm tra để làm dữ liệu dung trong các tiết kiểm tra hai lớp 2A, 2D Phương pháp phỏng vấn học sinh đồng nghiệp để thực nghiệm và điều tra chất lượng học sinh là phương pháp giáo viên hỏi đáp học sinh và đồng nghiệp. Phương pháp thực nghiệm để xem hiệu quả của đề tài là việc áp dụng các biện pháp của sáng kiến trong thực nghiệm sáng kiến. II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến Mục tiêu dạy học Toán ở tiểu học thực sự quan trọng vì là môn học công cụ để học sinh giao tiếp và học tập các môn học khác,đối với học sinh thì học toán và ngôn ngữ toán học rất cần thiết , đảm bảo sự cân đối và hài hòa giữa các hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường. Nhiệm vụ trọng thành phần phép tính cộng trừ nhân chia yếu của môn toán Tiểu học là hình thành cho học sinh kĩ năng tính toán – một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, lao động và học tập của học sinh. Như chúng ta đã biết, trọng tâm và hạt nhân của chương trình toán ở Tiểu học là nội dung Số học, trong đó thành phần phép tính cộng trừ nhân chia các số tự nhiên là một phần nội dung cơ bản, quan trọng trong nội dung số học. Để dạy tốt nội dung các số tự nhiên: trước hết giáo viên cần nắm được bản chất Toán học của những kiến thức này Cụ thể, giáo viên Tiểu học phải: Hiểu đúng đắn các khái niệm, định nghĩa Toán học; có khả năng chứng minh các quy tắc, công thức, tính chất Toán học được dạy ở Tiểu học dựa trên toán học hiện đại; có khả năng giải bài tập toán ở Tiểu học tốt ( thể hiện ở khả năng phân tích, tìm tòi; khả năng trình bày bài một cách logic, chặt chẽ và có khả năng khai thác bài toán sau khi giải) Mặt khác mục tiêu của dạy học môn Toán lớp 2 nhằm giúp học sinh có thể tự rèn luyện kiến thức Toán trong chương trình, đồng thời ôn luyện và nâng cao kiến thức mới, nhằm giúp học sinh tự ôn tập lý thuyết và rèn luyện, nâng cao khả năng phân tích đề bài và sáng tạo trong giải toán. Học sinh có ý thức tìm tòi phương pháp giải hay hơn và say mê học toán. Trong chương trình Toán lớp 2 tìm thành phần chưa biết của phép tính giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc tìm thành phần chưa biết của phép tính các em hiểu rõ hơn về bốn phép tính, thành thạo hơn kĩ năng làm tính, giải toán của học sinh. Qua việc tìm thành phần chưa biết của phép tính học sinh rèn kĩ năng thực hiện 4 phép tính, năng lực tư duy, tính cẩn thận , óc sáng tạo, cách lập luận bài toán. Đồng thời qua đó giáo viên có thể nắm bắt được đặc điểm tính cách, phát hiện ưu nhược điểm, thiếu sót về kiến thức, kĩ năng, tư duy để học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục thiếu sót của học sinh. Đặc điểm học sinh lớp 2 là còn tư duy cụ thể,các thao tác tư duy còn trực tiếp trên đồ vật cụ thể , từ thực tế học sinh chưa có tác dụng gì từ lời nói mà chỉ là điểm dựa hay điểm xuất phát trong óc học sinh.Do khả năng phân tích của học sinh chưa tốt nên các em tri giác trên tổng thể, sự chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Thêm vào đó học sinh lớp 2 thiếu khả năng tổng hợp sự chú ý của học sinh lớp 2 còn phân tán, thiếu khả năng phân tích nên dễ bị lôi cuốn vào cái trực quan, gợi cảm. Sự chú ý của các em còn là chú ý hẹp chưa biết tổ chức sự chú ý .các em hướng sự chú ý ra ngoài, hướng hành động chứ chưa có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy. Trí nhớ trực quan máy móc phát triển hơn trí nhớ lô gic, nhớ hiện tượng hình ảnh cụ thể hơn là nhớ câu chữ, trí tưởng tượng của các em tuy có phát triển nhưng còn tản mạn, ít chịu tác động của hứng thú, kinh nghiệm sống và các mẫu mực đã biết. Dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, với cấu trúc chương trình đồng tâm. Ở lớp 1, 2 các em đã được tìm thành phần chưa biết dưới dạng các phép tính cộng, trừ. Đến lớp 3, các em tiếp tục được học nâng dần lên khi tìm các thành phần chưa biết có chứa biểu thức nhân, chia. Từ đây sẽ là nền tảng cho các em khi giải các bài toán về tìm thành phần chưa biết dưới dạng phức ở lớp 4,5.Trong chương trình lớp 2 dạng toán tìm X là thành phần chưa biết trong 4 phép tính gồm 85 bài ( thành lập kiến thức mới và luyện tập kĩ năng giải toán tìm X ) cụ thể: Lớp 1 các em tìm thành phần chưa biết của phép tính ở dạng điền khuyết như: 1 +.. = 7, 10 - = 4, + 5 = 10, . – 3 = 7 Đến lớp 2 các em học tìm số hạng (x + 5 = 15), số trừ ( 10 – x = 4), số bị trừ ( x – 3 =7), thừa số ( x x 2 = 8), số bị chia ( x : 5 = 4) x thay dấu bằng dấu Việc cung cấp kiến thức toán cho học sinh lớp 2 là rất cần thiết và cơ bản, hướng dẫn cho học sinh cách làm toán, rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia biết áp dụng những kiến thức toán vào cuộc sống hàng ngày và phát triển nhân cách của học sinh. Hướng dẫn học sinh nắm vững phương pháp thực hiện giá trị của biểu thức, giúp cho học sinh phát triển tốt năng lực tư duy một cách tích cực và rèn luyện cho các em khả năng tư duy nhanh. Để giúp học sinh thực hiện tốt các dạng bài toán tìm thành phần chưa biết nâng cao đó chính là nội dung của sáng kiến này. 2.2. Thực trạng của việc dạy toán tìm thành phần chưa biết ở trường tiểu học Quảng Thái 2.2.1.Những việc đã làm được trong những năm gần đây: - Về phía giáo viên. + Năng lực giảng dạy của giáo viên từng bước được nâng cao và đa dạng, chất lượng của học sinh cũng từng bước được nâng lên rõ rệt. Thư viện Nhà trường có nhiều sách Toán tham khảo cho giáo viên cũng như học sinh thường xuyên trau dồi kiến thức cho mình. Giáo viên từng khối lớp nắm chắc kiến thức toán tìm thành phần chưa biết từ đơn giản đến nâng cao, từ đó lựa chọn hình thức và phương pháp dạy cho HS đạt hiệu quả khá tốt. Giáo viên lên lớp dạy dạng toán nâng cao này rất tự tin, giảm đáng kể thời lượng giảng giải dài. Giáo viên bồi dưỡng các đội tuyển câu lạc bộ biết chọn lọc hệ thống câu hỏi ngắn gọn đi sâu vào nội dung kiến thức giúp HS dễ dàng phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. Hoạt động bồi dưỡng trên lớp diễn ra tự nhiên. Lớp học sinh động, phát huy hết khả năng tích cực sáng tạo của HS, thu hẹp sự áp đặt, khuôn mẫu của GV đối với HS. + GV lớp 2 nắm vững cách hướng dẫn HS giải dạng toán tìm thành phần chưa biết từ đơn giản đến nâng cao và vượt khỏi sự lúng túng thường gặp trên lớp. cụ thể giáo viên nắm vững: Kiến thức: Nhằm giúp học sinh lớp 2 có thể tự rèn luyện kiến thức Toán trong chương trình, đồng thời ôn luyện và nâng cao kiến thức mới. Giúp học sinh tự ôn tập lý thuyết và rèn luyện, nâng cao khả năng phân tích đề bài và sáng tạo trong giải toán. Học sinh có ý thức tìm tòi phương pháp giải hay hơn và say mê học toán. [3] Giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp trong quá trình giải toán nhưng thông thường theo các bước sau: Bước 1: HS nêu tên gọi thành phần phép tính. Bước 2: GV phân tích điểm mấu chốt. Bước 3: HS nêu quy tắc tìm x theo thành phần tên gọi. Bước 4: Thay kết quả x vừa tìm được thử lại đúng – sai. [4] Về phía học sinh. Các em nắm vững cách giải dạng toán tìm thành phần chưa biết, trình bày đúng yêu cầu của chương trình đặt ra, khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy lôgich của HS trong giải toán tìm thành phần chưa biết nâng cao ngày càng nâng lên rõ rệt.Môn Toán là môn học kích thích kĩ năng tư duy, suy luận và tinh thần học tập của học sinh nhiều nhất. Phần lớn học sinh có tinh thần hiếu học, đều đam mê và ham thích giải toán. Do đó việc đầu tư học tập của các em cũng chiếm khá nhiều thời gian ở lớp cũng như ở nhà. Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết); kích thích được trí tưởng tượng và lòng ham học toán cho HS. Học sinh Tiểu học tuổi nhỏ, hiếu động, nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học. Được sự quan tâm của phụ huynh, học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. Học sinh làm đầy đủ các bài tập trong SGK. 2.2.2. Những việc chưa làm được: Về phía giáo viên : Việc tổ chức một tiết học bồi dưỡng toán giáo viên nặng phần nội dung, kiến thức, kĩ năng nhưng chưa quan tâm đến việc tạo khí thế, thi đua, vui tươi và tuyên dương, động viên kịp thời nhằm giảm bớt sự căng thẳng trong quá trình tiếp thu bài học của học sinh. Giáo viên hướng dẫn giải toán theo cảm nhận, trực tính của mình chưa theo một quy trình nhất định. Giáo viên ít tìm tòi các dạng bài tập nâng cao. Nội dung giảng dạy chưa được linh hoạt, việc phân tích, tổng hợp ở mức độ chưa đi vào chiều sâu của bài toán. Chưa phát huy cao tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Về phía học sinh : Các em nghe giảng nhanh hiểu nhưng cũng chóng quên. Học sinh ít luyện tập nhiều lần trong một dạng bài. Nhìn chung kĩ năng giải toán tìm thành phần chưa biết nâng cao còn bỡ ngỡ của học sinh, phần lớn học sinh chưa biết điểm mấu chốt của bài toán để lập luận tìm ra cách giải; chưa có sự suy luận lôgích. Một số học sinh còn giải toán theo cảm tính, không theo quy trình.Giải toán tìm thành phần chưa biết được chia làm 2 dạng mà các em thường gặp và dễ mắc sai lầm: Dạng cơ bản: Giải dạng toán trên dựa theo quy tắc tìm thành phần chưa biết của 4 phép tính, cụ thể như sau: + Phép cộng: x + b = c a + x = c Theo quy tắc để tìm x: Số hạng = Tổng – Số hạng. Nhưng dạng này học sinh thường sai lấy tổng cộng số hạng kia và cách trình bày. + Phép trừ: x - b = c a - x = c Quy tắc để tìm x thì : Số bị trừ = Hiệu + Số trừ Số trừ = Số bị trừ – Hiệu Nhưng dạng này học sinh thường sai khi tìm số bị trừ các em lấy số trừ trừ đi hiệu . Khi tìm số trừ học sinh thường quen tìm số bị trừ nên lấy số bị trừ cộng hiệu , nhiều em lại lấy hiệu trừ đi số bị trừ. + Phép nhân: x x b = c a x x = c Quy tắc để tìm x: Thừa số = Tích : Thừa số Nhưng dạng này học sinh thường sai khi tìm thừa số lấy tích cộng hoặc trừ thừa số kia, hoặc các em lấy thừa số nhân tích. + Phép chia: x : b = c Quy tắc để tìm x: Số bị chia = Thương x Số chia, thì các em lại sai lấy thương chia cho số chia . Dạng nâng cao a) Dạng bài tìm thành phần chưa biết mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 số, vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số. Dạng này học sinh thường sai không thực hiện tìm tổng, tích ,thương. Ví dụ: Tìm x biết: x : 3 = 28 : 4 Các em thực hiện: x = 7 x 3 x = 21 - Các em hay sai các dạng còn lại là không đưa được về dạng cơ bản của tìm x 2.2.3 . Kết quả khảo sát thực nghiệm của lớp 2 A do tôi chủ nhiệm ở đầu năm học 2016 -2017 với 32 học sinh là: Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL SL TL 2 5,9 24 69,1 8 24 2.3. Các giải pháp đã sử dụng hướng dẫn học sinh tìm thành phần chưa biết của phép tính 2. 3.1.Giúp học sinh khắc phục sai lầm khi giải dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính: - Tìm số hạng trong một tổng, tìm số bị trừ, tìm số trừ. Thông qua việc gọi học sinh lên chữa bài và chấm bài, tôi đã phát hiện ra những sai lầm của học sinh trong khi giải các dạng toán trên như sau: Với dạng toán “ tìm một số hạng trong một tổng” tôi thấy cách giải sai của học sinh là lấy tổng cộng với số hạng đã biết. Ví dụ: 5 + x = 12 x = 12 + 5 x = 17 Với dạng toán “ Tìm số bị trừ” tôi thấy học sinh thực hiện sai lấy số trừ trừ đi hiệu. Ví dụ: x - 15 = 8 x = 15 - 8 x = 7 Với dạng toán “ Tìm số trừ” tôi thấy học sinh thực hiện sai là “ Lấy số bị trừ cộng với hiệu”. Ví dụ: 20 - x = 4 x = 20 + 4 x = 24 Nguyên nhân học sinh thực hiện sai là không hiểu bản chất của phép tính cộng, trừ; không thuộc quy tắc để làm hoặc do vô ý, cẩu thả. Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên, tôi đã tiến hành một số biện pháp khắc phục, giúp học sinh giải đúng dạng toán này như sau: Trực tiếp chữa bài cho những học sinh còn mắc lỗi ngay tại lớp. Cho học sinh nhắc tên thành phần của phép tính cộng, trừ. Cho học sinh nêu lại cách tìm số hạng, số trừ, số bị trừ. Cụ thể : Trước hết giáo viên ghi bảng một bài giải sai.Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn. Giáo viên hỏi:Vì sao sai? Học sinh: Cách làm của bạn sai. Học sinh nêu lại cách làm đúng. Truớc tiên học sinh nêu tên gọi thành phần trong phép cộng này. ( Học sinh nêu : Số 5 là số hạng đã biết x là số hạng chưa biết số 12 là tổng.) Giáo viên ghi bảng: Số hạng Số hạng Tổng 5 + x = 12 Giáo viên: Vậy 5 cộng với số nào để được 12? ( Số 7 ) Giáo viên: Làm thế nào để tìm ra số 7? Học sinh: Dựa vào bảng cộng 5 + 7 = 12 Giáo viên: Còn cách nào khác? ( Lấy 12 trừ đi 5 được 7) Giáo viên: Vậy muốn tìm số hạng trong một tổng em làm thế nào? Học sinh: Muốn tìm số hạng trong một tổng, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. Giáo viên yêu cầu học sinh giải lại: 5 + x = 12 x = 12 – 5 x = 7 - Đối với dạng bài tìm thừa số chưa biết. Chương trình lớp 2 đã có học nhân chia đến bảng 5. Khái niệm thừa số mới với các em đã được học, cách tìm thừa số x chưa biết được tiến hành như sau: GV nêu : Có phép nhân: x x 2 = 8 . Giải thích : Số x là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8. Từ phép nhân x x 2 = 8 ta có thể lập phép chia theo nhận xét “ Muốn tìm thừa số x ta lấy 8 chia cho thừa số 2” HS viết và tính kết quả x = 8 : 2 x=4 GV giải thích : x = 4 là số phải tìm để được 4 x 2 = 8 Cách trình bày : x x 2 = 8 x = 8:2 x = 4 Trên cơ sở phép nhân có tính chất giao hoán , cũng dạng thừa số chưa biết nhưng ở vị trí khác nhau vẫn cách thực hiện cũng tiến hành tương tự như sau: GV nêu : 3 x x = 15 . Phải tìm giá trị của x để 3 nhân với số đó bằng 15. Nhắc lại : “ Muốn tìm thừa số x ta lấy 15 chia cho thừa số 3” GV kết luận : “Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số kia” Đối với dạng toán này đa số các em hay mắc một số lỗi : Sai lối về trình bày : Để khắc phục trình trạng sai cách trình bày tôi cho các em so sánh cách trình bày của tìm số hạng chưa biết, dấu “ =” thẳng cột với nhau, song còn phải lưu ý đặt vị trí của chữ X ở vị trí thừa số thứ hai. Hoặc thường làm sai kết quả : Kết quả các em làm chưa đúng là do các em chưa thuộc bảng chia. Thường để hình thành phép chia ta hay lấy từ phép nhân do vậy GV cần cho HS vận dụng từ phép nhân để tính ngược lại như 16 = 4 x 4 từ đó tính ngược lại 16 : 4 = 4 - Đối với dạng bài tìm số bị chia chưa biế trong một thuơng. Kỹ năng tìm số bị chia là phần cuối cùng của tìm thành phần chưa biết ở chương trình Toán lớp 2. Nối tiếp sau phần học tìm thừa số chưa biết trong một tích . Dạy tìm số bị chia sẽ dựa trên quan hệ giữa phép nhân và phép chia. GV nêu : Có phép chia x : 2 = 5 Giải thích : Số x là số bị chia chưa biết , chia cho 2 được thương là 5. Dựa vào bảng nhân 5 ta làm như sau: Lấy 5 (là thương ) nhân với 2 ( là số chia) ta được 10 ( là số bị chia) Vậy x = 10 là số phải tìm vì 10 : 2 = 5 Trình bày : x : 2 = 5 X = 5x2 X = 10 GV kết luận và cho HS nhắc lại : “ Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia”. Đối với dạng toán này đa số các em hay mắc một số lỗi sau: + Lỗi sai vị trí của phép nhân khi tìm x :Theo quy tắc theo các em đã thực hiện sai . Về bản chất HS hay lẫn lộn giữa thương và số chia nhưng kết quả vẫn đúng . Đế khắc phục tình trạng này GV hướng dẫn cho HS một cách dễ nhớ đó là khi viết các em luôn nhớ số ngay dấu bằng để nguyên rồi nhân với số sau dấu chia như thế mới đúng ghi nhớ đã nêu. Với sự hướng dẫn và ghi nhớ máy móc như thế đẫ có 98,5% các em làm đúng dạng toán này. + Lối sai kết quả phép tính : Để giải quyết những sai lầm này trước hết tôi yêu cầu các em dùng các phép tính để chia thử lại các phép nhâncủa mình xem đúng hay chưa. - Viết các phép chia lên bảng, yêu cầu học sinh nhắc lại bảng chia liên quan: - Cho học sinh lần lượt thực hiện chia và giải thích cách làm của mình -Sau đó tôi đưa ra bài tập tương tự: Kết quả có 99,7% học sinh trong lớp thực hiện đúng các phép tính này Nói chung để thực hiện tốt các bài toán tìm số bị chia thì yêu cầu các em phải làm thành thạo các phép nhân trên số tự nhiên và ghi nhớ các bảng nhân chia. 2.3.2. Rèn cho học sinh kĩ năng xác định đúng tên và ghi nhớ thành phần trong phép tính: Để các em nắm và biết cách giải được bài toán tìm x, trước hết phải củng cố và khắc sâu cho học sinh nhớ được tên gọi các thành phần và kết quả của bốn phép tính đã học. Tức là phải cho học sinh nêu được tên gọi thành phần và kết quả của các phép tính: Phép cộng: Số hạng + Số hạng = Tổng Phép trừ : Số bị trừ - S
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_2_tim_thanh_pha.doc