SKKN Một số biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ học sinh lớp hai Tìm thành phần chưa biết trong phép tính

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ học sinh lớp hai Tìm thành phần chưa biết trong phép tính

Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi vì :

Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học cơ sở.

 Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể rèn luyện cho học sinh qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, cụ thể hoá. Các phẩm chất trí tuệ có thể rèn luyện cho học sinh bao gồm:

tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạọ. Toán học là nôn khoa học và kĩ thuật.

 Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng( khóa XI) đã đề ra cho giáo dục và đào tạo là “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, là chìa khóa mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước. Trong khi đó phương pháp giáo dục, việc thi cử, kiểm tra, đánh giá học sinh còn lạc hậu, thiếu thực chất, hời hợt.

 Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TƯ ngày 20/4/2015, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh hóa.

Là một giáo viên Tiểu học tôi rất trăn trở với chất lượng của học sinh, đặc biệt là phần số học, trong đó là dạng bài giải một số phương trình đơn giản dưới dạng bài “ Tìm x” là dạng bài hoàn toàn mới đối với học sinh lớp Hai.

Trong giảng dạy tôi thấy dạng bài này các em làm chưa hiệu quả, các em làm còn sai về cách tính, sai về tính toán, đặc biệt với những dạng nâng cao thì các em chưa biết cách làm.

 Từ lý do trên, tôi mạnh dạn chia sẻ một số giải pháp nhỏ trong việc hướng dẫn học sinh lớp Hai “Tìm thành phần chưa biết trong phép tính” của mình cùng đồng nghiệp.

 

doc 21 trang thuychi01 9992
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ học sinh lớp hai Tìm thành phần chưa biết trong phép tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP HAI “ TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT TRONG PHÉP TÍNH” 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hoài
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Thế
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Toán
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
- Bìa chính
- Mục lục
1.
Mở đầu.
1
1.1.
- Lý do chọn đề tài.
1
1.2
- Mục đích nghiên cứu.
1
1.3
- Đối tượng nghiên cứu.
1
1.4
- Phương pháp nghiên cứu.
1
2.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.1.
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2
a
Thực trạng.
2
b
Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm học 2014 – 2015.
3
2.3
Các giải pháp thực hiện.
4
2.3.1.
Hướng dẫn học sinh xác định chính xác tên gọi, thành phần và kết quả của phép tính.
4
2.3.2
Hỗ trợ học sinh nắm vững 5 dạng tìm x ở lớp 2.
5
2.3.3
Hướng dẫn học sinh phân tích và trình bày các bước tính.
6
2.3.4
Hướng dẫn học sinh học sinh so sánh giá trị của x vừa tìm. được với thành phần còn lại và kết quả phép tính.
7
2.3.5
Hướng dẫn học sinh phân tích và trình bày các bước tính .
8
2.3.6
Các dạng bài cụ thể.
8
a
Dạng cơ bản trong chương trình.
8
b
Dạng toán khác có liên quan đến dạng tìm x.
11
c
Dạng tìm thành phần chưa biết mà tổng, hiệu, tích hay thương là một phép tính.
12
d
Một số dạng nâng cao về tìm thành phần chưa biết .
13
24.
Kết quả của sáng kiến.
14
3.
Kết luận, kiến nghị.
15
3.1
- Kết luận.
15
3.2
- Kiến nghị.
16
1.MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí hết sức quan trọng bởi vì : 
Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và chuẩn bị cho việc học tốt môn Toán ở bậc Trung học cơ sở. 
	 Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh. Những thao tác tư duy có thể rèn luyện cho học sinh qua môn Toán bao gồm phân tích tổng hợp, so sánh, cụ thể hoá. Các phẩm chất trí tuệ có thể rèn luyện cho học sinh bao gồm:
tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạọ. Toán học là nôn khoa học và kĩ thuật.
	 Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng( khóa XI) đã đề ra cho giáo dục và đào tạo là “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, là chìa khóa mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước. Trong khi đó phương pháp giáo dục, việc thi cử, kiểm tra, đánh giá học sinh còn lạc hậu, thiếu thực chất, hời hợt.
 Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TƯ ngày 20/4/2015, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh hóa.
Là một giáo viên Tiểu học tôi rất trăn trở với chất lượng của học sinh, đặc biệt là phần số học, trong đó là dạng bài giải một số phương trình đơn giản dưới dạng bài “ Tìm x” là dạng bài hoàn toàn mới đối với học sinh lớp Hai. 
Trong giảng dạy tôi thấy dạng bài này các em làm chưa hiệu quả, các em làm còn sai về cách tính, sai về tính toán, đặc biệt với những dạng nâng cao thì các em chưa biết cách làm.
 Từ lý do trên, tôi mạnh dạn chia sẻ một số giải pháp nhỏ trong việc hướng dẫn học sinh lớp Hai “Tìm thành phần chưa biết trong phép tính” của mình cùng đồng nghiệp.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu đề tài này là giúp cho học sinh “Tìm thành phần chưa biết trong phép tính” một cách chắc chắn, chính xác, từ đó nâng cao chất lượng học Toán của học sinh nói chung và lớp 2B nói riêng.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Các biện pháp Tìm thành phần chưa biết trong phép tính để giúp học sinh lớp 2B trường Tiểu học Thọ Thế làm dạng toán này một cách chính xác.
- Học sinh lớp 2B trường Tiểu học Thọ Thế.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
	- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp quan sát, trả lời câu hỏi.
	- Phương pháp thực hành. 
	- Phương pháp thống kê toán học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Chương trình Toán lớp 2 là một bộ phận của Chương trình môn Toán ở Tiểu học và là sự tiếp tục của Chương trình Toán lớp 1. 
Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học của học sinh và hướng dẫn của giáo viên. Học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, sáng tạo các kiến thức, kĩ năng.
Với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học mà mục tiêu chỉ là những kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực ban đầu về số học, các số tự nhiên và các dạng toán có lời văn, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học. Để hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Giúp các em bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành, tập dượt so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, phát triển trí tưởng tượng trong quá trính áp dụng các kiến thức và kĩ năng thực hành toán 2 trong học tập và đời sống.
Trong phần số học ở lớp Hai có giải một số phương trình đơn giản dưới dạng bài “ Tìm x”, biết: a + x = b; x - a = b; a - x = b; a x x = b; x: a = b.
Đây là dạng toán hoàn toàn mới với các em, mặt khác phương trình đơn giản này có kí hiệu đây là một trìu tượng mà các em mới làm quen, hơn thế có tới 7dạng bài khác nhau học trong một năm học nên các em nhầm lẫn giữa các dạng với nhau, dẫn đến cách làm sai, kết quả sai.
	Mặt khác với dạng bài hoàn toàn mới này, trìu tượng này đối với học sinh cần được luyện tập nhiều thì chương trình lại có một bài mới có trong đó có 4 phương trình nhỏ, luyện tập có 5 phương trình còn ở các bài sau giảm tải tới 14 phương trình vì thế học sinh chưa kịp nhớ lại quên, lại chuyển sang dạng mới và cứ thế các em lẫn lộn cách giải của các phương trình đơn giản này.
2.2. Thực trạng vấn đề.
a. Thực trạng
Qua quá trình giảng dạy các bài toán “Tìm thành phần chưa biết trong phép tính” học sinh thường mắc những lỗi phổ biến như:
* Dạng toán: Tìm một số hạng trong một tổng
- Với dạng này một số học sinh lấy tổng cộng với số hạng đã biết.
Ví dụ: 4 + x = 14 
 x = 14 + 4
 x = 18
* Dạng toán : Tìm số bị trừ.
- Một số học sinh lấy số trừ trừ đi hiệu hoặc lấy hiệu trừ đi số trừ.
Ví dụ: x - 4 = 8
 x = 8 - 4
 x = 4
* Dạng toán: Tìm số trừ.
- Một số học sinh lấy số bị trừ cộng với hiệu 
Ví dụ: 42 - x = 5
 x = 42 + 5
 x = 47
 Đây là dạng học sinh làm sai nhiểu nhất. 
* Dạng toán: Tìm số một thừa số của phép nhân.
- Một số học sinh lấy Tích nhân với thừa số kia.
 Ví dụ: 3 x x = 9
 x = 9 x 3
 x = 27
* Dạng toán: Tìm số bị chia.
 - Một số học sinh lấy Thương chia cho số chia 
Ví dụ: x : 3 = 3
 x = 3 : 3
 x = 1
	- Một số học sinh có kết quả đúng song sai cách trình bày
 x : 5 = 4
 x = 5 x 4
 x = 20 
	b) Sai về cách trình bày
	Học sinh trình bày một cách tự do, viết thẳng cột với số đầu tiên.
Ví dụ: 4 + x = 14 
 x = 14 + 4
 x = 18
Hay học sinh viết lại đầu bài một lần nữa.
 4 + x = 14 
 4 + x = 14 
 x = 14 + 4
 x = 18
	Có học sinh lại viết:
	4 + x = 14 
 x = 4 + 14
 x = 18
c. Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm học 2014- 2015.
Tổng số
Kiểu bài
Sai cách tính
Sai kết quả
Hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
30 HS
Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
10
33,3%
8
26,7%
12
40%
+ Từ những bài toán làm sai của học sinh tôi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai lầm đó:
c. Nguyên nhân:
* Về phía giáo viên:
+ Truyền thụ kiến thức còn mang tính áp đặt.
+ Chưa chú ý đến phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh 
+ Chưa chú ý sửa sai cho những học sinh chưa hoàn thành (do sợ mất nhiều thời gian)
* Về phía học sinh:
- Chưa nắm vững bản chất của phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Chưa nắm được tên gọi các thành phần trong phép tính.
- Chưa nắm được mối quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính.
- Chưa thuộc các quy tắc về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Do tính chủ quan, cẩu thả. 
- Một số học sinh quen chờ thầy cô dẫn dắt từng bước.
- Học sinh chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia trong bảng.
- Gia đình thường hướng dẫn cộng thì trừ, nhân thì chia và ngược lại.
Nắm được nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên của học sinh tôi đã tiến hành một số giải pháp khắc phục giúp học sinh giải đúng dạng toán này như sau:
2.3. Các giải pháp
2.3.1. Hướng dẫn học sinh xác định chính xác tên gọi thành phần và kết quả của phép tính.
Việc xác định tên gọi của thành phần và kết quả phép tính đã được dạy ngay từ đầu lớp Hai, song hầu hết khi học qua bài thì các em cũng quên luôn, các em lẫn lộn giữa các thành phần, giữa các kết quả của phép tính. Vì thế khi làm bài tập trong mỗi phép tính tôi đều cho học sinh xác định lại tên gọi các thành phần, kết quả phép tính một cách chính xác. Đây là tiền đề giúp các em xác định thành phần chưa biết trong phép tính một cách tốt nhất để khi làm dạng “Tìm thành phần chưa biết trong phép tính” các em không bị lẫn, dẫn đến sai.
Ví dụ: Khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia học sinh cần xác định lại tên gọi của thành phần, kết quả của phép tính như sau:
 4 + 10 = 14
 Số hạng Số hạng Tổng 
 1 4 - 6 = 8 
 Số bị trừ Số trừ Hiệu
 4 x 5 = 20
 Thừa số Thừa số Tích
 10 : 2 = 5 
 Số bị chia Số chia Thương 
Vậy khi dạy đến dạng tìm thành phần chưa biết trong phép tính học sinh dễ dàng xác định gọi của thành phần, kết quả của phép tính.
Ví dụ: Bài 1e (trang 45) Tìm x
 4 + x = 14
+ Trước hết học sinh phải xác định tên gọi các thành phần của phép tính
 4 + x = 14
 Số hạng Số hạng Tổng
Trong đó: 4 là số hạng
 x là số hạng
 14 là tổng
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?( ta lấy tổng trừ đi số hạng kia)
- Vậy tổng là mấy?(14); trừ đi số hạng kia là mấy? (4)
- Học sinh viết phép tính: 14 – 4 
- Từ đó học sinh tính một cách chính xác.
- Đối với các dạng tìm thừa số, số bị trừ, số trừ, số bị chia chưa biết cũng được làm như vậy.
2.3.2.Hỗ trợ học sinh nắm vững 5 dạng tìm x ở lớp 2.
Nội dung dạy học “Tìm thành phần chưa biết trong phép tính”ở lớp Hai tuy chưa phức tạp. Nhưng trong quá trình giảng dạy cũng gặp không ít những vướng mắc. Vì vậy thông qua “Tìm thành phần chưa biết trong phép tính”biết học sinh thực hành luyện tập giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh phương pháp tính theo hướng phát huy tính tích cực. Do đó trong quá trình giảng dạy Giáo viên cần:
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nắm vững các khái niệm toán học, cấu trúc phép tính.
Thực hiện mục tiêu của dạy học dạng toán “Tìm thành phần chưa biết trong phép tính” ở lớp Hai nhằm giúp học sinh nắm được mối quan hệ giữa các thành phần và kết quả của phép tính, kí hiệu chữ biểu thị cho một số chưa biết (kí hiệu này có thể là một chữ số bất kì như a, b, c... chứ không phải chỉ là x) và trình bày các bước tính (dạng Tìm x) liên quan đến cả 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia ở các dạng cơ bản như: 
 x + a = b ( hoặc a + x = b Tìm số hạng chưa biết)
x - a = b ( Tìm số bị trừ)
a - x = b (Tìm số trừ)
a x x = b hoặc x x a = b (Tìm thừa số chưa biết)
 x : a = b (Tìm số bị chia) 
	- Học thuộc quy tắc tìm x
Ví dụ: Bài 1a ( trang 72) Tìm x 
 15 - x = 10
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tính:
+ Gọi tên các thành phần của phép tính
15 là số bị trừ
x là số trừ
10 là hiệu
+ Xác định thành phần chưa biết trong phép tính (Số trừ)
+ Nhắc lại quy tắc tìm số trừ (Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu).
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính (x)
Ta lấy 15 – 10 = 5
+ Chỉ ra dạng của bài toán (Bài toán thuộc dạng: Tìm số trừ )
Đây là dạng học sinh hay nhầm lẫn nhất, rất nhiều học sinh lấy hiệu cộng với số bị trừ. 10 + 15 = 25
Đối với những học sinh này cần cho học sinh nhắc lại quy tắc, tính rồi thử lại. 15 – 25 = 10( không đúng), vậy cách làm của em là sai vì số trừ bao giờ cũng nhỏ hơn hoặc bằng số bị trừ. Học sinh sẽ tính lại theo từng bước của dạng bài tìm x, như vậy học sinh sẽ xác định chính xác số trừ và số bị trừ.
2.3.3.Hướng dẫn học sinh cách trình bày dạng tìm x
- Đây là bước quan trọng giúp các em trình bày đúng dạng bài tìm x. Có nhiều học sinh nêu đúng quy tắc, các bước tính nhưng trình bày sai, trình bày xấu, trình bày chưa đúng dạng bài tìm x này. Vì vậy ngay từ đầu khi dạy dạng toán tìm x tôi đã rất chú trọng việc trình bày.
- Trước hết học sinh cần thực hiện các bước:
+ Xác định tên gọi thành phần, kết quả của phép tính.
+ Xác định dạng tìm x chưa biết trong phép tính.
+ Tìm các bước tính.
+ Thực hiện cách tính và trình bày bài tính.
Ví dụ Bài 1a (trang 56 ) Tìm x
 x - 4 = 8
 - Trước hết học sinh xác định đây là dạng toán nào? ( Dạng tìm x)
- Học sinh cần xác định tên gọi của thành phần và kết quả của phép tính
	Số bị trừ : chưa biết
 Số trừ : 4
 Hiệu : 8
 Bài toán yêu cầu làm gì?( tìm số bị trừ)
	Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? ( Ta lấy hiệu cộng với số trừ) 
 - Học sinh dễ dàng viết được phép tính 8 + 4 = 12
 x - 4 = 8
 x = 8 + 4 
 x = 12
	Có nhiều học sinh vẫn trình bày như sau:
 x - 4 = 8
 x = 4 + 8
 x = 12
	Tuy kết quả đưng nhưng cách trình bày thì sai vì thế cần hướng dẫn học sinh cách trình bày một cách tỉ mỉ đó là đọc quy tắc đến đâu viết đến đó, dấu = phải đặt thẳng cột. Cần thử lại rồi so sánh kết quả để phép tính đúng, chính xác.
Đối với dạng bài mà tổng, hiệu, tích hay thương là một phép tính thì thêm một bước nữa.
Ví dụ 2: (Bài 10 b trang 49 vở Ôn luyện và kiểm tra Toán tập 1)
 x - 17 = 29 + 35 
- HS thực hiện theo các bước đã hướng dẫn, cách trình bày cụ thể như sau:
 x - 17 = 29 + 35 
 x - 17 = 64
 x = 64 + 17
 x = 81
Đối với dạng bài này lỗi sai cơ bản ở cách trinh bày, học sinh thường trình
bày như sau:
	 x - 17 = 29 + 35 
 x = 64
 x = 64 + 17
 x = 81
Vậy kết quả đúng nhưng cách trình bày thì thiếu một bước tìm tổng của Tổng, vì thế bước 1 sẽ phải trình bày x - 17 = 64. bây giờ bài toán trở về tìm số bị trừ học sinh thực hiện đúng theo dạng tìm số bị trừ.
2.3.4. Hướng dẫn học sinh thử lại, so sánh giá trị của x vừa tìm được với thành phần còn lại và kết quả phép tính.
- Trong phép cộng các số hạng bao giờ cũng nhỏ hơn tổng hoặc bằng tổng (khi một số hạng bằng 0).
- Trong phép trừ số bị trừ luôn lớn hơn hiệu hoặc bằng hiệu (khi số trừ bằng 0)
- Trong phép trừ, số trừ bao giờ củng nhỏ hơn số bị trừ hoặc bằng số bị trừ khi hiệu bằng 0.
- Trong phép nhân thừa số bao giờ củng nhỏ hơn tích (khi thừa số kia lớn hơn 0)
- Trong phép chia số bị chia bao giờ cũng lớn hơn thương hoặc bằng thương( khi số chia bằng 1)
Ví dụ:Bài 2b ( trang 116 ) Tìm x:
 x x 3 = 12
- Giáo viên hướng dẫn học sinh:
+ Gọi tên các thành phần, kết quả của phép tính
x là thừa số.
3 là thừa số.
12 là tích.
+ Chỉ ra dạng của bài toán (Bài toán thuộc dạng: Tìm một thừa số của phép nhân)
+ Xác định thành phần chưa biết trong phép tính (thừa số)
+ Nhắc lại quy tắc tìm một thừa số trong một tích (Muốn tìm một thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số kia).
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính (x)
+ Tìm giá trị x
 x x 3 = 12
 x = 12 : 3
 x = 4
+ Kiểm tra lại bài khi thay x = 4 vào x x 3 = 12
 ta có : 4 x 3 = 12
 4( thừa số) < 12( tích) (Vậy bài làm đúng).
2.3.5: Hướng dẫn học sinh phân tích và trình bày các bước tính .
- Tổ chức hướng dẫn học sinh theo các bước tính.
 Tổ chức cho học sinh phân tích bài tính, tìm hiểu nội dung bài tính.
- Xác định tên các thành phần và kết quả của phép tính.
- Xác định thành phần chưa biết trong phép tính.
- Nhắc lại quy tắc tìm thành phần chưa biết đó.
- Tìm giá trị chưa biết.
- Trình bày.
- Thử lại
- So sánh giá trị vừ tìm được với thành phần còn lại và kết quả phép tính.
- Cuối mỗi bài toán yêu cầu học sinh chỉ ra được bài toán thuộc dạng toán cơ bản nào?
Đối với dạng bài mà tổng, hiệu, tích hay thương là một phép tính thì thêm một bước nữa là tính phép tính của tổng, hiệu, tích hay thương.
Làm như vậy sẽ góp phần khắc phục các lỗi mà các em thường gặp khi thực hành các bài toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
2.3.6. Các dạng bài cụ thể.
a) Dạng cơ bản trong chương trình. 
- Dạng toán về tìm số hạng trong một tổng.
- Dạng toán về tìm số bị trừ.
- Dạng toán về tìm số trừ.
- Dạng toán về tìm thừa số chưa biết.
- Dạng toán về tìm số bị chia.
Đối với 5 dạng tìm thành phần chưa biết trong phép tính ở lớp Hai đều được thực hiện theo 7 bước như sau: 
- Xác định tên các thành phần và kết quả của phép tính.
- Xác định thành phần chưa biết trong phép tính.
- Nhắc lại quy tắc tìm thành phần chưa biết đó.
- Tìm giá trị chưa biết.
- Trình bày.
- Thử lại
- So sánh giá trị vừ tìm được với thành phần còn lại và kết quả phép tính.
Ví dụ:Dạng bài tìm số hạng chưa biết.
Bài 1e (trang 45) Tìm x
 4 + x = 14
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tính :
+ Gọi tên các thành phần của phép tính
+ Xác định thành phần chưa biết trong phép tính ( Số hạng)
+ Nhắc lại quy tắc tìm một số hạng trong một tổng.( Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia).
+ Tìm giá trị của x. 
+ Trình bày.
4 + x = 14
 x = 14 - 4
 x = 10
+ Thử lại bài khi thay x = 10 vào 4 + x = 14 
ta có: 4 + 10 = 14. Vậy x = 10 là bài làm đúng.
+ So sánh số hạng vừa tìm với tổng 10( số hạng) < 14( tổng) (các số hạng bao giờ cũng nhỏ hơn tổng hoặc bằng tổng (khi một số hạng bằng 0).
 Qua cách dẫn dắt trên giúp học sinh xác định đúng thành phần chưa biết trong phép tính và nắm chắc kiến thức về dạng toán này . 
* Với những học sinh còn mắc lỗi gọi học sinh trực tiếp lên chữa bài ngay trong tiết học đó và cho học sinh luyện tập thực hành vào buổi 2. Giáo viên kiểm tra chỉ dẫn kịp thời cho những học sinh còn làm sai, giúp các em nhận thấy lỗi và tự điều chỉnh cách tính của mình từ đó khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Dạng bài giải sai:
Ví dụ: 4 + x = 14
 x = 14 + 4
 x = 18
- Cho học sinh nhận xét bài làm của bạn
 - (Bạn làm sai)
Hỏi: Sai ở chỗ nào ?
Vì 4 + 18 = 22 không đúng với đề bài, hay số hạng cần tìm lớn hơn tổng đã cho (18 > 14).
- Gọi học sinh làm sai đứng lên kiểm tra lại lời nhận xét của bạn có đúng
hay không, bằng cách :
 + Nêu tên các thành phần và kết quả trong phép cộng này ?
 + Giáo viên ghi bảng: 
 4 + x = 14
 Số hạng Số hạng Tổng
Hỏi: Vậy 4 cộng với số nào để được 14 ?
(4 cộng 10 bằng 14)
Hỏi: Làm thế nào để tìm ra số 10 ?
 ( Dựa vào bảng cộng 4 + 10 = 14 )
Hỏi : Còn có cách nào khác ?
(Lấy 14 trừ đi 4 bằng 10)
Hỏi: Vậy muốn tìm một số hạng trong một tổng em làm thế nào ? 
(Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết) Giáo viên chỉ vào bài giải sai trên bảng hỏi: Vậy vì sao bài giải này sai ?
 (Em làm không đúng quy tắc )
Giáo viên yêu cầu HS đó chữa lại bài.
 4 + x = 14
 x = 14 - 4
 x = 10
Tương tự với x + 4 = 14
Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì ? 
(Bài toán thuộc dạng toán Tìm một số hạng trong một tổng)
Từ đó khắc sâu được kiến thức cho học sinh đặc biệt là những học sinh chưa nắm vững quy tắc tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
Ví dụ 2: Dạng toán về Tìm số trừ
Bài 1a: ( trang 72) Tìm x 
 15 - x = 10
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tính:
+ Gọi tên các thành phần của phép tính
+ Xác định thành phần chưa biết trong phép tính (Số trừ)
+ Nhắc lại quy tắc tìm số trừ (Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu).
+ Tìm thành phần chưa biết trong phép tính (x)
+ Tìm giá trị của x
 15 - x = 10
 x = 15- 10
 x = 5
+ Thử lại bài khi thay x = 5 vào 15 - x = 10
 ta có: 15 - 5 = 10
 5 < 15 (bài làm đúng).
+ Chỉ ra dạng của bài toán (Bài toán thuộc dạng: Tìm số trừ )
+ So sánh kết quả vừa tìm được với thành phần, kết quả phép tính. Trong
phép trừ, số trừ bao giờ củng nhỏ hơn số bị trừ hoặc bằng khi số trừ bằng số bị
trừ.
* Với những học sinh làm sai:
 Giáo viên cho học sinh nhận biết lỗi của mình và hướng dẫn học sinh chữa tương tự như trên để giúp học sinh nắm vững quy tắc và

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_ho_tro_hoc_sinh_lop_hai_tim.doc