SKKN Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 2

SKKN Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 2

 Sinh thời, Hồ Chủ Tịch của chúng ta đã từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Lời dạy của Bác luôn đúng với mọi thời đại, bởi đó chính là hướng đến nhân cách hoàn thiện của một con người. Để phát triển nhân cách con người một cách toàn diện thì không ai khác chính là nhiệm vụ lớn lao của ngành giáo dục. Trong ngành giáo dục được chia làm nhiều cấp học khác nhau. Trong đó bậc tiểu học là một bậc học nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhân cách con người được hình thành không chỉ thông qua các tiết dạy kiến thức mà nó là cả một quá trình, là sự kết hợp của các tổ chức giáo dục mà trong đó người giáo viên chủ nhiệm chính là cầu nối giữa các tổ chức: gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, có thể nói công tác chủ nhiệm lớp đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo dục. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, mạng internet tràn ngập khắp nơi, nó mang lại rất nhiều ích lợi song mặt tiêu cực của nó đã ảnh hưởng xấu tới việc giáo dục các em. Nhiều em ỉ việc học tập, sáng tạo của mình vào các thông tin có sẵn trên mạng; sử dụng internet vào mục đích khác như chơi game, học tập những thú vui không lành mạnh . Mặt khác, chính sự phát triển của nền kinh tế tạo ra suy nghĩ khác nhau về giáo dục ở học sinh và phụ huynh như: “Có tiền là có tất cả” hay “việc giáo dục học sinh là của các thầy, cô giáo”, Vì vậy rất cần tới sự tác động của ngành giáo dục để giúp cho học sinh và phụ huynh có cái nhìn đúng hướng, tích cực hơn về giáo dục. Đây chính là nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên vừa làm công tác giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm lớp. Với thời gian công tác trong ngành gần 20 năm, trong những năm công tác ấy, tôi đều được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp nhưng không phải năm nào tôi cũng hoàn thành tốt được nhiệm vụ đó. Bản thân tôi thấy, để làm tốt công tác chủ nhiệm không hề dễ chút nào nhất là trong giai đoạn hiện nay đối với lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng. Vì trong thực tế chưa có một tài liệu nào dành riêng cho công tác chủ nhiệm ở khối lớp mà chủ yếu giáo viên chủ nhiệm phải tự tìm tòi, sáng tạo qua việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm và bằng chính tình yêu nghề của mình. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, tôi luôn quan tâm trú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp với mong muốn sẽ góp sức mình tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Đây là những lí do khiến tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 2” để nghiên cứu.

doc 12 trang thuychi01 9925
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN LÀM TỐT 
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 	 Sinh thời, Hồ Chủ Tịch của chúng ta đã từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Lời dạy của Bác luôn đúng với mọi thời đại, bởi đó chính là hướng đến nhân cách hoàn thiện của một con người. Để phát triển nhân cách con người một cách toàn diện thì không ai khác chính là nhiệm vụ lớn lao của ngành giáo dục. Trong ngành giáo dục được chia làm nhiều cấp học khác nhau. Trong đó bậc tiểu học là một bậc học nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhân cách con người được hình thành không chỉ thông qua các tiết dạy kiến thức mà nó là cả một quá trình, là sự kết hợp của các tổ chức giáo dục mà trong đó người giáo viên chủ nhiệm chính là cầu nối giữa các tổ chức: gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy, có thể nói công tác chủ nhiệm lớp đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo dục. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, mạng internet tràn ngập khắp nơi, nó mang lại rất nhiều ích lợi song mặt tiêu cực của nó đã ảnh hưởng xấu tới việc giáo dục các em. Nhiều em ỉ việc học tập, sáng tạo của mình vào các thông tin có sẵn trên mạng; sử dụng internet vào mục đích khác như chơi game, học tập những thú vui không lành mạnh. Mặt khác, chính sự phát triển của nền kinh tế tạo ra suy nghĩ khác nhau về giáo dục ở học sinh và phụ huynh như: “Có tiền là có tất cả” hay “việc giáo dục học sinh là của các thầy, cô giáo”,Vì vậy rất cần tới sự tác động của ngành giáo dục để giúp cho học sinh và phụ huynh có cái nhìn đúng hướng, tích cực hơn về giáo dục. Đây chính là nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên vừa làm công tác giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm lớp. Với thời gian công tác trong ngành gần 20 năm, trong những năm công tác ấy, tôi đều được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp nhưng không phải năm nào tôi cũng hoàn thành tốt được nhiệm vụ đó. Bản thân tôi thấy, để làm tốt công tác chủ nhiệm không hề dễ chút nào nhất là trong giai đoạn hiện nay đối với lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng. Vì trong thực tế chưa có một tài liệu nào dành riêng cho công tác chủ nhiệm ở khối lớp mà chủ yếu giáo viên chủ nhiệm phải tự tìm tòi, sáng tạo qua việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm và bằng chính tình yêu nghề của mình. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, tôi luôn quan tâm trú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp với mong muốn sẽ góp sức mình tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Đây là những lí do khiến tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 2” để nghiên cứu.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích sau:
1. Để rút kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp cho bản thân.
2. Để đồng nghiệp tham khảo.
3. Để tổ khối cùng áp dụng.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đề tài này, tôi nghiên cứu về cơ sở lí luận, thực trạng và biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 2. Qua đó tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp tham khảo, nhiên cứu tài liệu.
2. Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
3. Phương pháp quan sát.
4. Phương pháp phân tích.
5. Phương pháp thực hành.
6. Phương pháp nêu gương.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
 Theo thông tư 30/ 2014/TT- BGDĐT về việc đánh giá học sinh tiểu học, quy định: Đánh giá học sinh tiểu học là đánh giá toàn diện về quá trình học tập, sự hình thành phát triển năng lực, phẩm chất. Như vậy việc đánh giá học sinh không chỉ căn cứ vào mình kết quả học tập, đạo đức mà đánh toàn diện về tất cả các mặt. Chính vì thế, đòi hỏi người giáo viên không chỉ làm tốt công tác giảng dạy mà phải có khả năng tổ chức được các hoạt động giáo dục khác để có cơ sở đánh toàn diện ở các em. Đây chính là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.
 Mặt khác QĐ số 16/ QQD- BGDĐT ngày 5/5/2006 của BGD quy định: Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác giáo dục đào tạo, lối sống và chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt của lớp mình. Như vậy ta có thể thấy được người giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường tiểu học là quản lí toàn diện lớp học. Quản lí toàn diện một lớp học không chỉ là quản lí nhân sự như: số lượng, tuổi tác, giới tính, hoàn cảnh gia đình, trình độ học sinh về học lực và đạo đức mà điều quan trọng là phải đưa ra dự báo, vạch được một kế hoach giáo dục phù hợp với thực trạng để dẫn dắt học sinh thực hiện kế hoạch đó, khai thác hết những điều kiện, trong và ngoài nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm còn là người đại diện cho quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh; là cầu nối giữa ban giám hiệu và các thầy cô giáo, giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội; là người tổ chức phối hợp liên kết các lực lượng trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục. 
 Để thực hiện chức năng quản lí toàn diện giáo dục đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc mục tiêu của lớp học, cấp hoc; có những kiến thức cơ bản vè tâm lí hoc, giáo dục học, có hiểu biết về văn hóa, pháp luật, chính trị, Đặc biệt cần có hàng loạt kĩ thuật tổ chức hoạt động giáo dục như kĩ năng giao tiếp ứng xử với các đối tượng trong và ngoài nhà trường, kĩ năng chẩn đoán đặc điểm học sinh, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tác động nhằm cá thể hoá quá trình giáo dục học sinh. Có thể nói người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu chiến lược của ngành giáo dục. Đó là đào tạo ra những con người có đầy đủ về năng lực, trí tuệ và phẩm chất .
 Ngoài ra, công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm lớp quyết định chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp là người giáo viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 Hiện nay công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học đã được các nhà trường quan tâm đến rất nhiều thông qua việc chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ và chức năng của giáo viên chủ nhiệm. Cùng với yêu cầu, nhiệm vụ của thời đại, người giáo viên hơn bao giờ hết cần thể hiện rõ được vai trò của mình trong nhiệm vụ mới. Là một giáo viên vừa làm công tác giảng dạy, vừa làm công tác chủ nhiệm lớp 2 đối với lứa tuổi học sinh còn ngây thơ, hiếu động tôi luôn suy nghĩ: Phải làm gì đây để các em cảm nhận thật sự được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” để cùng nhau tạo ra một tập thể lớp đoàn kết, sáng tạo, năng động và thực hiện các hoạt đông có hiệu quả. Và điều đó chỉ được thể hiện qua việc làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm tôi đã đúc rút ra: “Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 2”
II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Năm học 2015 - 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 2A. Tổng số học sinh gồm có 25 em Trong đó có 14 em nữ và 11 em nam, 2 em mới chuyển về là người dân tộc. Trong hai tuần đầu nhận lớp tôi nhận thấy việc thực hiện nề nếp học tập và nội quy trường, lớp của các em còn chễnh mảng. Cụ thể:
 - Các em chưa có ý thức tự giác trong việc thực hiện nề nếp, chỉ khi nào giáo viên chủ nhiệm đôn đốc thì mới làm.
 - Đội ngũ cán bộ lớp lâm thời thì chưa biết tự quản lớp, phụ thuộc vào giáo viên chủ nhiệm rất nhiều.
 - Tập thể lớp chưa có tinh thần đoàn kết, đôi lúc còn đùn đẩy, ganh tị nhau.
 - Trong lớp còn có nhiều em nhút nhát không dám bày tỏ ý kiến của mình.
 - Chất lượng giáo dục không đồng đều, có em nổi trội về học lực, có năng khiếu văn nghệ nhưng có nhiều em lực học còn non, chữ viết xấu.
 - Việc ôn bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp chưa thành thói quen, hôm thực hiện hôm không thực hiện.
 - Trong giờ học, các em còn hay nói tự do, giơ tay phát biểu ý kiến, giơ bảng cũng không theo một quy định chung nào.
 - Tình trạng, đi học muộn và nghỉ học vô lí do vẫn còn.
 Vì vậy, trong hai tuần đầu lớp tôi đều bị xếp loại B về mặt nề nếp.
 Bên cạnh đó, các giáo viên trong tổ, khối cũng chưa thật sự có biện pháp hữu hiệu để giúp tôi khắc phục tình trạng trên.
 Chính thực trạng trên đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và tìm ra các biện pháp để thực hiện sau.
III/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nghiên cứu, nắm vững tình hình học sinh lớp chủ nhiệm:
 Đây là một việc làm đầu tiên và hết sức cần thiết vì thông qua việc làm này sẽ giúp tôi nắm được hoàn cảnh gia đình, tập quán sinh hoạt, đặc điểm tâm lí, năng lực, phẩm chất của học sinh. 
 Để làm được việc này, tôi tìm hiểu qua hồ sơ của các em, và giáo viên chủ nhiệm các em năm học trước. Qua đó tôi biết được học lực, mặt hạn chế nổi trội của từng em. Cùng với việc tìm hiểu hồ sơ, tôi đã đến nơi các em sinh sống để có thể hiểu rõ hơn về hoàn cảnh gia đình, môi trường sống tác động đến việc giáo dục các em. Và việc quan trọng nhất là tôi thường xuyên trò chuyện với các em bởi vì ở lứa tuổi này các em luôn nói hết những gì mình biết, mình nghĩ nên tôi có thể dễ dàng nắm bắt được đặc điểm tâm lí của từng em học sinh.
 Sau khi tìm hiểu về đặc điểm tình hình học sinh của lớp, tôi nhận ra những thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi: Lớp tôi chủ nhiệm co số học sinh không quá đông, số học sinh nữ nhiều hơn nam, có học sinh nổi trội về học tập, văn nghệ và đa số bố mẹ các em là những người trẻ tuổi nên quan tâm đến việc ăn mặcvà chuẩn bị đồ dùng sách vở cho các em . Điều đó sẽ giúp tôi dễ quản lí lớp và tổ chức được hoạt động học tập, các phong trào bề nổi hơn .
 *Khó khăn: Lớp tôi chủ nhiệm đa số là học sinh ở xa trường, có nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà, lực học không đồng đều thậm có khoảng cách rất xa, năng lực giao tiếp kém, có hai em học sinh mới chuyển về ngôn ngữ và thói quen sinh hoạt khác với các em còn lại .
2. Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp:
 Sau khi nắm vững được đặc điểm tình hình của lớp, để lớp thực hiện được các mục tiêu đề ra, tôi cho xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp. Đây là việc làm mà bất cứ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải thực hiện bởi vì bộ máy tổ chức tự quản sẽ thay giáo viên chỉ đạo tổ chức lớp hoạt động khi không có giáo viên chủ nhiệm ở đó. Mặt khác thông qua việc làm này sẽ giúp các em hình thành năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực tự giải quyết vấn đề, Đây là những năng lực hết sức cần thiết đối với con người trong giai đoạn hiện nay.
 Để xây dựng được bộ máy tổ chức tự quản lớp tốt thì trước hết phải phải lựa chọn đúng đối tượng, đáp ứng được các tiêu chí sau:
 + Có học lực tương đối vững vàng, tư cách đạo đức tốt.
 + Nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.
 + Có năng khiếu về văn nghệ, thể dục thể thao.
 + Biết quản lí tập thể.
 + Có tinh thần gương mẫu
 + Đa số được các học sinh khác bầu chọn.
 Từ các tiêu chí trên, tôi tổ chức cho lớp bình chọn có thể là các em tự ứng cử hoặc là bầu chọn. Trong việc này, giáo viên chủ nhiệm phải là người định hướng để các em bầu chọn đúng đối tượng. Tuy nhiên cần phải có sự thuyết phục, tránh sự áp đặt.
 Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản lớp không chỉ thành lập cho đủ ban bệ mà quan trọng là các em sẽ hoạt động như thế nào. Đây là một vấn đề đặt ra cho giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy tôi phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng chức danh như sau.
 - Lớp trưởng: 
 + Bao quát nề nếp chung của cả lớp.
 + Chỉ đạo cho các bạn trong lớp xếp hàng ra vào lớp.
 + Quán xuyến lớp khi giáo viên đi dự giờ, khi sinh hoạt 15 phút mà giáo viên chủ nhiệm không có mặt.
 - Lớp phó học tập:
 + Tổ chức ôn bài, truy bài cho lớp trước khi vào giờ học.
 + Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn.
 + Giúp đỡ những bạn học kém.
 - Lớp phó lao động:
 + Phân công, đôn đốc việc làm vệ sinh lớp học.
 + Phân công và cùng các bạn chăm sóc bồn hoa của lớp, làm vệ sinh chung của trường.
 - Lớp phó văn nghệ:
 + Làm quản ca cho lớp trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 +Tham gia các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao của lớp, của trường.
 - Tổ trưởng: 
 + Quán xuyến các nề nếp chung của cả tổ.
 Khi giao nhiệm vụ cho các em xong, tôi tổ chức bồi dưỡng cho các em về nội dung, kĩ năng tổ chức các hoạt động trên thông qua việc thực hành cụ thể. Từ đó rút kinh nghiệm cho các em. Tôi còn đưa ra các tình huống mà các em có thể gặp phải và cách ứng xử như thế nào cho hợp lí. Và khi đã có bộ máy tổ chức tự quản thì tôi cùng với các em xây dựng nội quy cho lớp để cả lớp cùng thực hiện.
3.Thiết lập các mối quan hệ trong hoạt động tập thể cho các em học sinh:
 Khi đã xây dựng được bộ máy tổ chức tự quản, muốn cho bộ máy này hoạt động có hiệu quả thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải giúp các em thiết lập được các mối quan hệ trong tập thể. Bởi vì tập thể lớp là một tập hợp người với nhiều mối quan hệ. Khi tập thể đã hình thành những mối quan hệ tốt đẹp, bền vững thì tập thể đó sẽ vững mạnh. Vì vậy để xây dựng một tập thể vững mạnh cần thiết lập tốt các mối quan hệ tình cảm, mối quan hệ chức năng, mối quan hệ tổ chức kỉ luật. Ta có thể hiểu mối quan hệ tình cảm tức là bạn bè thân ái, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau; Mối quan hệ chức năng là trách nhiệm thành viên trong mỗi tập thể; Còn mối quan hệ tổ chức, kỉ luật là quan hệ của mỗi cá nhân theo nội dung kỉ luật của tập thể. Tất cả các mối quan hệ này đều được nảy sinh trong quá trình lao động và học tập. Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm phải có các nội dung hoạt động cho lớp về học tập cũng như các hoạt động khác và phải tạo ra được các tình huống để các em có thể giúp đỡ nhau, thể hiện được tinh thần, trách nhiệm của mình trong công việc. Chẳng hạn tôi cho các em tự làm thiệp chúc mừng bạn trong lớp nhân ngày sinh nhật, bạn trai làm thiệp chúc mừng bạn gái nhân ngày 8-3, thăm các bạn bị bệnh, giúp bạn làm trực nhật, quyên góp ủng hộ bạn nghèo vượt khó trong học tập, giúp đỡ các bạn mới chuyển về hòa nhập với lớp, viết nhật kí lớp (mỗi em viết một ngày, nêu tất cả những buồn vui của lớp). Động viên các em tham gia tất cả ác phong trào của trường, của đội nhất là các phong trào đòi hỏi sự tham gia tập thể.
4. Tổ chức các hoạt động da dạng cho tập thể lớp:
 Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh. Như vậy, để giáo dục học sinh về tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong công việc, trách nhiệm của mỗi thành viên trong tập thể, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạt động và thu hút được các em tham gia một cách tích cực nhất.
 a.Hoạt động học tập:
 Hoạt động học tập là hoạt động quan trọng nhất vì vậy để giúp học sinh học tốt, tôi đã làm như sau:
 - Rèn cho học sinh thói quen đi học đầy đủ, đúng giờ bằng cách: 
 + Tôi có mặt thường xuyên tại lớp 10 phút trước giờ mỗi ngày,đặc biệt là những ngày đầu tuần.
 + Tổ chức 10 phút “ôn bài” đầu giờ học mỗi ngày. Ôn bài là biện pháp giúp nhau ôn tập nhanh, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày học mới.
 + Phân công lớp phó học tập theo dõi thi đua giữa các tổ.
 - Rèn cho học sinh thói quen tích cực tham gia học tập bằng cách:
 + Tổ chức thi đua giữa các tổ, nhóm, ghi lại số lần tham gia phát biểu ý kiến trong giờ học, số lời khen của giáo viên trong tiết, trong tuần, trong đợt thi đua.
 + Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước các bài học trong ngày.
 + Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn mà học tốt.
 + Tổ chức cho học sinh học nhóm, đôi bạn cùng tiến.
 b.Tổ chức tốt hoạt động sao nhi đồng:
 Đối với lớp 2, thì có các hoạt động sao nhi đồng, để sao nhi đồng hoạt động có hiệu quả, tôi cùng phối hợp với đội sao đỏ, tổng phụ trách đội và bí thư đoàn trường làm tham mưu cho các em hoạt động.
 Nội dung công tác của sao nhi đồng là tổ chức sinh hoạt sao thường kì, theo các chủ đề, tổ chức sinh hoạt văn nghệ, thi cầu lông, cờ vua. Tôi là người giúp các em lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, quan trọng nhất là giúp các em phương pháp tổ chức và tạo điều kiện tốt nhất cho các em hoạt động.
 Khi tổ chức các hoạt động học tập và sao nhi đồng, tôi tạo cho các em không khí vui tươi, tinh thần thoải mái để tất cả các em có hứng thú tham gia.
5.Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
 Ở độ tuổi lớp 2 như các em rất thích được tham gia vào hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thaoVì vậy giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức tốt các hoạt động này để tạo cho các em sự mạnh dạn tự tin. Tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
 + Thành lập các câu lạc bộ “ người yêu văn, thơ”
 + Tổ chức đội văn nghệ tập hát, tập múa
 + Thành lập đội cầu lông, cờ vua
 + Duy trì thể dục giữa giờ.
 + Tổ chức lao động tự phục vụ: làm trực nhật, tổng vệ sinh trường lớp. 
 Ngoài việc tổ chức cho các em tham gia các hoạt động trên, tôi còn tổ chức cho các em các hoạt giáo dục toàn diện như giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất, kĩ năng sống. Trong việc tổ chức các hoạt động trên giáo viên chủ nhiệm cần tạo ra hứng thú, tích cực, có ý thức của học sinh. Các hoạt động phải phù hợp với lứa tuổi, năng lực và sở trường của học sinh, đảm bảo được tính an toàn, các hoạt động phải đa dạng, phong phú. Khi các em tham gia vào các hoạt động đó giáo viên chủ nhiệm phải là người quan sát, theo dõi về các mối quan hệ tình cảm bạn bè, tương tác, trách nhiệm trong công việc để nhận xét, đánh giá sát thực và rút kinh nghiệm cho các em.
6. Phối kết hợp với các tổ chức trong nhà trường:
 Như chúng ta đã biết, giáo viên là cầu nối giữa các tổ chức trong

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_l.doc