SKKN Một số biện pháp hiện đại hóa các giá trị của thơ trữ tình trung đại Việt Nam

SKKN Một số biện pháp hiện đại hóa các giá trị của thơ trữ tình trung đại Việt Nam

 Văn học trung đại Việt Nam đặc biệt là thơ trữ tình trung đại là một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú đa dạng về nội dung và hình thức. Nhờ có di sản này mà cuộc sống văn hóa, tinh thần của chúng ta ngày nay thêm phần phong phú. Trong nhà trường, di sản này có khả năng bồi dưỡng cho học sinh những năng lực và năng khiếu thẩm mĩ, nhận thức thẩm mĩ, góp phần xây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, bồi đắp tâm hồn tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Những tác phẩm văn học trung đại dạy trong nhà trường chính là công cụ quan trọng để bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nhân văn cho tâm hồn các em. Bởi lẽ giá trị to lớn của văn học cổ, cái cốt lõi của nó chính là vấn đề nhân văn. Cho nên, dạy thơ trữ tình trung đại ngoài mặt cung cấp cho học sinh hiểu biết về cuộc sống, xã hội và cung cấp cho các em về vốn văn học, lại còn phải biết khơi gợi tinh thần nhân văn cho các em bởi như M.Gorki đã nói “văn học là nhân học”. Cho nên học xưa để hiểu nay, “học cũ để làm mới”, “từ mới để hiểu cũ” đó chính là phương châm tiếp thu tinh thần di sản văn hóa của chúng ta. Với lý do trên nên việc tìm ra một số biện pháp hiện đại hóa các giá trị của thơ trữ tình trung đại Việt Nam là vô cùng cần thiết để tạo nên cảm hứng cho các em trong giờ học Ngữ văn ở trường THPT.

 Bên cạnh đó đề tài còn xuất phát từ tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường THPT là đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức cảm thụ và ứng dụng các kiến thức và kĩ năng văn học. Dạy văn nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dựa trên nguyên tắc: “Giáo viên giúp học sinh khám phá trên cơ sở tự giác”. Giáo viên không còn là người chỉ biết truyền thụ kiến thức, kĩ năng văn học với học sinh mà giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá để hiểu, cảm, vận dụng các kiến thức kĩ năng văn học đúng hướng, đúng cách, tránh suy diễn hay áp đặt, giáo điều xơ cứng, máy móc. Học sinh sẽ được hiểu, cảm cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học và bộc lộ sự hiểu, cảm nhận bắng ngôn ngữ, tình cảm của lứa tuổi mình. Đặc biệt, cảm nhận thơ trữ tình trung đại là một quá trình đi từ chữ nghĩa đến văn bản, không thể dạy tác phẩm chỉ dựa trên bản dịch hoặc các văn bản còn sót lại mà phải liên hệ với các văn bản liên quan tới tác phẩm để rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ, hiểu được cách nói, cách nghĩ của cha ông xưa. Từ đó, học sinh có thể cảm thụ tác phẩm văn học cổ một cách sâu sắc trên tinh thần của thời đại mình sống.

 Chính từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp để hiện đại hóa các giá trị của thơ trữ tình trung đại Việt Nam mà trong quá trình dạy Ngữ văn ở trường THPT đã ứng dụng để tạo sự hấp dẫn cho học sinh trong giờ đọc văn. Sự đổi mới dạy học quan trọng nhất là đổi mới về phương pháp sẽ tạo nên niềm hứng thú cho học sinh tiếp cận tác phẩm thơ trữ tình trung đại.

 

doc 15 trang thuychi01 6670
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hiện đại hóa các giá trị của thơ trữ tình trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
I.
Mở đầu
1.1.
Lí do chọn đề tài
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu
2
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
2
II.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3.
Một số biện pháp cụ thể
6
2.3.1.
Hướng học sinh tiếp cận tác phẩm từ góc độ thi pháp
6
2.3.2.
Dùng phương pháp đối chiếu so sánh.
7
2.3.3.
Kết hợp nhiều biện pháp khác nhau trong cùng một tiết dạy
7
2.3.4.
Vận dụng thực tiễn
8
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
9
III.
Kết luận và kiến nghị
3.1
Kết luận
11
3.2
Kiến nghị
11
Tài liệu tham khảo
 12
 Danh mục SKKN đã được cấp Sở GD&ĐT công nhận xếp loại 13
I. MỞ ĐẦU
1. 1.Lý do chọn đề tài
 Văn học trung đại Việt Nam đặc biệt là thơ trữ tình trung đại là một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú đa dạng về nội dung và hình thức. Nhờ có di sản này mà cuộc sống văn hóa, tinh thần của chúng ta ngày nay thêm phần phong phú. Trong nhà trường, di sản này có khả năng bồi dưỡng cho học sinh những năng lực và năng khiếu thẩm mĩ, nhận thức thẩm mĩ, góp phần xây dựng nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, bồi đắp tâm hồn tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Những tác phẩm văn học trung đại dạy trong nhà trường chính là công cụ quan trọng để bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nhân văn cho tâm hồn các em. Bởi lẽ giá trị to lớn của văn học cổ, cái cốt lõi của nó chính là vấn đề nhân văn. Cho nên, dạy thơ trữ tình trung đại ngoài mặt cung cấp cho học sinh hiểu biết về cuộc sống, xã hội và cung cấp cho các em về vốn văn học, lại còn phải biết khơi gợi tinh thần nhân văn cho các em bởi như M.Gorki đã nói “văn học là nhân học”. Cho nên học xưa để hiểu nay, “học cũ để làm mới”, “từ mới để hiểu cũ” đó chính là phương châm tiếp thu tinh thần di sản văn hóa của chúng ta. Với lý do trên nên việc tìm ra một số biện pháp hiện đại hóa các giá trị của thơ trữ tình trung đại Việt Nam là vô cùng cần thiết để tạo nên cảm hứng cho các em trong giờ học Ngữ văn ở trường THPT.
 Bên cạnh đó đề tài còn xuất phát từ tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường THPT là đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức cảm thụ và ứng dụng các kiến thức và kĩ năng văn học. Dạy văn nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dựa trên nguyên tắc: “Giáo viên giúp học sinh khám phá trên cơ sở tự giác”. Giáo viên không còn là người chỉ biết truyền thụ kiến thức, kĩ năng văn học với học sinh mà giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá để hiểu, cảm, vận dụng các kiến thức kĩ năng văn học đúng hướng, đúng cách, tránh suy diễn hay áp đặt, giáo điều xơ cứng, máy móc. Học sinh sẽ được hiểu, cảm cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học và bộc lộ sự hiểu, cảm nhận bắng ngôn ngữ, tình cảm của lứa tuổi mình. Đặc biệt, cảm nhận thơ trữ tình trung đại là một quá trình đi từ chữ nghĩa đến văn bản, không thể dạy tác phẩm chỉ dựa trên bản dịch hoặc các văn bản còn sót lại mà phải liên hệ với các văn bản liên quan tới tác phẩm để rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ, hiểu được cách nói, cách nghĩ của cha ông xưa. Từ đó, học sinh có thể cảm thụ tác phẩm văn học cổ một cách sâu sắc trên tinh thần của thời đại mình sống. 
 Chính từ thực tế trên, tôi mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp để hiện đại hóa các giá trị của thơ trữ tình trung đại Việt Nam mà trong quá trình dạy Ngữ văn ở trường THPT đã ứng dụng để tạo sự hấp dẫn cho học sinh trong giờ đọc văn. Sự đổi mới dạy học quan trọng nhất là đổi mới về phương pháp sẽ tạo nên niềm hứng thú cho học sinh tiếp cận tác phẩm thơ trữ tình trung đại. 
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
 Nghiên cứu vấn đề, bản thân tôi nhằm mục đích tìm ra một số biện pháp cụ thể để đổi mới cách dạy những bài đọc văn về thơ trữ tình trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn THPT, theo hướng hiện đại hóa các giá trị của thơ trữ tình trung đại tạo nên hứng thú cho học sinh trong giờ học. 
 Qua đó tôi muốn trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp để tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất trong giảng dạy thơ trữ tình Trung đại Việt Nam ở trường THPT.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
Chương trình ngữ văn lớp 10 và lớp 11 THPT
Học sinh lớp 10 và lớp 11 trường THPT Quảng Xương 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích tổng hợp
- Quan sát, thực nghiệm.
- Đối chiếu so sánh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
 2.1.1 Xuất phát từ quá trình và quy luật tiếp nhận văn học. 
 Trước hết sự tiến bộ của văn học mang tính đặc trưng. Tiến bộ trong văn học không phải là sự phủ nhận hoàn toàn cái cũ mà mang tính kế thừa và bổ sung thêm cái độc đáo mới mẻ. Từ đó nó làm cho văn học thêm phong phú, đa màu sắc. Có những giá trị thuộc về truyền thống nhưng vẫn là hiện đại trong cảm nhận của thế hệ hôm nay. Vì vậy chúng ta có thể hiện đại hóa các giá trị ấy bằng cách cảm, cách nghĩ của mỗi người trong thời đại mình sống.
 Thứ hai là quá trình tiếp nhận bao giờ cũng bắt đầu từ đọc văn bản, khám phá các từ ngữ hinh ảnh, phát hiện kiến tạo ý nghĩa của tác phẩm, thưởng thức những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.Quá trình tiếp nhận ấy có những quy luật cơ bản của nó. 
 Trước hết là vai trò tích cực chủ động của người đọc. 
 Văn bản văn học thông báo nững thông tin nhưng thường để trống phần ý nghĩa, tạo thành một cấu trúc mời gọi buộc người đọc phải tự mình hoàn thành nó. Muốn chiếm lĩnh văn bản ngôn từ biến nó thành một thế giới nhệ thuật thú vị, người đọc phải chủ động và tích cực. Chính vì vậy muốn tạo hiệu quả cho giờ đọc – hiểu thơ Trung đại thì giáo viên phải tạo nên sự tích cực chủ động của học sinh trong tiếp nhận văn bản. Và học sinh có thể lấp đầy khoảng trống chữ nghĩa ấy bằng vốn văn hóa và tâm thế của thời đại các em đang sống. Mỗi lứa tuổi, mỗi thời đại có cách tiếp nhận tác phẩm văn học khác nhau. Người đọc là người đồng sáng tạo. Bởi vậy nếu giáo viên biết cách hướng dẫn học sinh sẽ giúp các em tiếp nhận, làm mới tác phẩm theo hướng hiện đại. Đó chính là cách mà chúng ta làm cho tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam có thể sống cùng năm tháng.
 Bên cạnh đó tính chủ quan và khách quan trong việc tiếp nhận văn bản văn học cũng là một quy luật mà giáo viên phải chú trọng. Bởi vì ngoài yếu tố chủ quan trong tiếp nhận thì phải chú ý đến tính khách quan của nó như là tổ chức ngôn từ, đặc điểm thể loại và bên cạnh đó là từ ngữ, hình ảnh có những ý nghĩa do truyền thống văn hóa dân tộc và thời đại quy định. Chúng ta biết rằng khi tiếp cận một tác phẩm văn học có thể từ nhiều góc độ khác nhau như từ góc độ thi pháp học, góc độ thể loại, góc độ văn hóaĐiều đó sẽ mang lại cái nhìn đa chiều về tác phẩm văn học. Trong khi đó những tác phẩm thơ được học ở chương trình THPT lại thuộc vào đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam. Vì vậy người đọc cần phải có cái nhìn đa chiều về tác phẩm, có như vậy mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của nó và thấy hết được sức sống của tác phẩm.
 2.1.2 Tính hiện đại trong thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
 a. Thuật ngữ thơ trữ tình trung đại.
 Thơ trữ tình là: “thuật ngữ chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình trong đó những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hoá của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hoá của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc của tình cảm cho tới những chính kiến, những tư tưởng triết học. Thuật ngữ thơ trữ tình được sử dụng nhằm phân biệt với thơ tự sự thuộc loại tự sự. Tùy theo truyền thống văn học cụ thể, người ta có thể phân loại thơ trữ tình theo nhiều cách khác nhau” [5].
 Theo giáo sư Trần Đình Sử “ Xét về tên gọi, trong quá khứ các nhà thơ trung đại Việt nam chưa bao giờ tự gọi thơ mình là thơ trữ tình. Trữ tình là một khái niệm hiện đại. Mặc dù trong cửu chương của Khuất Nguyên có thể tìm thấy hai chữ trữ tình song nó chưa trở thành thuật ngữ trong thời trung đại. Phần lớn thơ làm trong các dịp tiễn tặng, hoạ thơ người khác, đề thơ kỷ niệm, tức cảnh, tức sự, thư sự, tức là làm thơ theo sự đòi hỏi, khêu gợi của ngoại cảm. Khi muốn tự bộc lộ nỗi lòng thì họ gọi là “Ngôn hoài”, “Thuật hoài”, “Ngôn chí”, “Tự tình”, “Tự thuật”, “Mạn thuật”, “Trần tình”. Những tên gọi này rất đáng chú ý. “ chí”, “tình”, “ hoài”, “sự”, “cảnh” là nội dung trữ tình, còn “thuật”, “ngôn”, “tự”, “trần” là cách trữ tình. “thuật” là kể, “tự” cũng là kể, “ngôn” là nói ra, là tuyên bố cho mọi người biết, “trần” là bày tỏ. Có thể xem đó là những dấu hiệu đặc trưng của ý thức trữ tình truyền thống: trữ tình bằng cách thuật kể nỗi lòng mình, cảm xúc chí hướng của mình”[8]. Tác giả chỉ rõ trong tập giảng văn chinh phụ ngâm ông Đặng Thai Mai đã có nhận xét sâu sắc về lối thơ tự tình của khúc ngâm này, đối lập tự tình với trữ tình và tự tình cũng đối lập với tự sự, bởi nó là một cách thức trữ tình trung đại phương Đông. Thậm chí ông gọi đó là văn chương tự tình. Khái niệm đó rất đúng và có thể áp dụng cho toàn bộ thơ trữ tình trung đại Việt Nam. 
 Từ quan niệm của giáo sư Trần Đình Sử và vận dụng khái niệm đã nêu ở trên, ta có thể hiểu khái niệm thơ trữ tình trung đại Việt Nam như sau: Thơ trữ tình trung đại Việt Nam là loại thơ do các nhà thơ trung đại Việt Nam sáng tác ra để biểu thị những cảm xúc, suy tư, tư tưởng tình cảm của họ hoặc nhân vật trữ tình trước các hiện tượng của đời sống được thể hiện một cách trực tiếp.
 Thơ trữ tình trung đại Việt Nam làm theo nhiều thể khác nhau.
 Ta có thể tạm chia các thể thơ ấy ra làm hai loại: một loại mượn từ thơ cổ Trung Quốc, một loại do Việt Nam sáng tạo ra.
* Những thể thơ mượn từ thơ cổ Trung Quốc: Bao gồm thể luật đường, thể cổ phong, thể từ.
* Những thể thơ có nguồn gốc từ thơ ca dân gian Việt Nam:
 Từ xa xưa, người bình dân Việt Nam đã sáng tạo ra những thể thơ thuần túy dân tộc rất đặc sắc. Những thể thơ đó đã được các nhà thơ thuộc nhiều thế hệ dày công trau chuốt, tạo thành những thể thơ ổn định trong văn học viết. Đó là thể lục bát, thể song thất lục bát, thể hát nói và thể Hàn luật. 
b.Thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn THPT:
 Trong chương trình Ngữ văn THPT, về nội dung số văn bản mới được đưa vào chương trình tương đối nhiều. Tuy nhiên, nhìn chung, thơ trữ tình trung đại vẫn chiếm một số lượng lớn cả về dung lượng, lẫn số lượng văn bản. Trong chương trình Ngữ văn THPT, Thơ trữ tình Việt Nam thời trung đại được sắp xếp vào chương trình Ngữ văn lớp 10 và học kỳ I của lớp 11. Thơ trữ tình Việt Nam thời trung đại được học trong tiết với các bài thơ tiêu biểu như: Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi, Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm) và Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du, đoạn trích trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn bản dịch Đoàn Thị Điểm [1],[2]. Ở lớp 11 có: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát), Tự tình (Hồ Xuân Hương), Câu cá mùa thu (Thu điếu- Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Trần Tế Xương,) Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh)[3],[4].
 c. Hiện đại hóa các giá trị của thơ trữ tình trung đại.
 - Chất hiện đại trong thơ trữ tình trung đại là gì?
 Đây là vấn đề mà chưa có tài liệu nào đề cập đến. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi luôn suy nghĩ làm sao cho học sinh cảm nhận được sức sống của tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam trong bối cảnh hiện tại. Vì vậy tôi muốn làm mới các tác phẩm ấy bằng cách hiện đại hóa một số giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật theo cách nghĩ, cách cảm nhận của những con người sống trong hiện tại. Điều đó làm cho học sinh thấy các tác phẩm ấy gần gũi hơn, dễ tiếp nhận hơn.
 Theo tôi chất hiện đại trong thơ trữ tình trung đại Việt Nam đó chính là sự mới mẻ, trẻ trung là sự gần gũi trong tâm hồn, trong tư duy nghệ thuật, trong quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ trung đại đối với thế hệ đang sống trong hiện tại. Đó là sự cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp con người, là khát vọng sống, là cách nhìn, cách thể hiện con người và cuộc sống mang tính đi trước thời đại của những nghệ sỹ lớn.
 - Hiện đại hóa các giá trị của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
 Theo tôi đây là biện pháp quan trọng nhất để tạo hứng thú cho học sinh. Bởi vì chính những tính chất hiện đại, trẻ trung tươi mới của thơ trữ tình trung đại mới tạo nên sự gần gũi hấp dẫn đối với học sinh. Giáo viên cần chỉ ra cho học sinh thấy nét hiện đại, tức là giá trị truyền thống mà vẫn mang tính thời đại của thơ trung đại trong các giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm. Đố chính là cách cảm, cách nghĩ, cách tư duy và các biện pháp nghệ thuật thể hiện cụ thể trong mỗi tác phẩm thơ. Giáo viên phải giúp cho học sinh thấy đó chính là sức sống, là sự trường tồn của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
- Các phương diện để khám phá chất hiện đại:
a. Tứ thơ, ý thơ.
b. Thi liệu.
c. Ngôn từ, hình ảnh.
2.2. Thực trạng vấn đề.
 Thực trạng dạy – học thơ trữ tình trung đại Việt Nam hiện nay.
 Dạy học thơ trung đại luôn là một thử thách hết sức khó khăn đối với giáo viên. Nhiều giáo viên còn chưa cảm nhận hết những giá trị độc đáo, vẻ đẹp tinh tế của thơ trung đại. Một thực tế đang xảy ra là hiện nay, nhiều giáo viên đều e ngại, thậm chí né tránh dạy các giờ thao giảng, giờ dạy mẫu là các bài thơ trung đại. 
 Có nhiều lý do dẫn đến việc ngại dạy và học thơ trung đại:
1.Tiếp nhận tác phẩm văn học cổ đối với học sinh THPT ngày nay gặp nhiều khó khăn: 
 Học sinh ngày nay vốn liếng từ Hán Việt rất ít. Đến với văn học cổ, các em vấp phải hàng rào của từ ngữ, địa danh, điển tích, điển cố, thi liệu, xa lạ khó hiểu, muốn hiểu được phải nhờ sự cắt nghĩa giảng giải của giáo viên, không phải là sự hiểu trực tiếp do đó hạn chế sự rung cảm, hứng thú ở các em. 
2. Do khoảng cách về văn hóa, khái niệm về hệ giá trị khiến học sinh khó tiếp nhận và cảm thụ đầy đủ được giá trị quý báu của thơ cổ. 
3. Thứ ba thi pháp của thơ trung đại Việt Nam có ảnh hưởng rất sâu đậm từ văn học cổ Trung Quốc vì vậy học sinh cảm thấy xa lạ với các tác phẩm thơ trung đại Việt Nam.
 Biết rằng, dạy học các văn bản văn học trung đại là hết sức khó khăn nhưng thiết nghĩ cần có một số biện pháp dạy học để cả người dạy và người học đều có niềm vui khi dạy và học từ đó tạo hiệu quả cho giờ đọc- hiểu thơ trung đại.
2.3. Một số biện pháp cụ thể.
2.3.1 Hướng học sinh tiếp cận tác phẩm từ góc độ thi pháp.
 Bản chất của quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học là người đọc phải là người đồng sáng tạo. Nếu đứng ở góc độ thi pháp thơ trữ tình trung đại giáo viên biết gợi mở cho học sinh để các em phát hiện ra những điểm mới mẻ thì bài học sẽ trở nên hấp dẫn lôi cuốn.
 Tuy nhiên dù có tiếp cận thơ trung đại ở góc độ nào đi nữa thì cũng phải chú ý đến mạch cảm xúc của nó. Bản chất của thơ là trữ tình. Đặc trưng của thơ cổ phương Đông là trọng về gợi, “tả cảnh ngụ tình”. Điều đó xuất phát từ tư duy “cầu tính tổng hợp” “thâm mặc huyền ảo” nghiêng về cảm xúc, cảm giác của người phương Đông[6] . Thưởng thức thơ trữ tình trung đại Việt Nam, để đến được với “hồn thơ”, người đọc phải mở rộng hồn mình phối hòa với tất cả các giác quan, phải trải lòng ra cho mạch thơ tuôn chảy, cho chất thơ lan tỏa. Điều đó tạo cho người học sự hứng thú khi học thơ trữ tình trung đại. Học sinh không những nắm bắt được ý thơ mà thông qua đó cảm được tiếng nói của thi nhân, tiếng nói của cảm xúc, của con tim, của những tấm lòng tha thiết yêu đời, yêu người. Và tiếng lòng của thi nhân thì ở thời đại nào cũng là những rung cảm thầm kín nhất. Nó sẽ là mạch nối giữa quá khứ và hiện đại, nó giúp cho người đọc vượt qua mọi giới hạn của thời gian để đồng cảm cùng tác giả.
 Từ thi pháp thơ trung đại với những đặc điểm riêng của nó đặc biệt là tính quy phạm, giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy tài năng và sự sáng tạo của các nhà thơ trong từng tác phẩm cụ thể khi vượt ra khỏi tính quy phạm ấy[6] . Đó là việc các nhà thơ vừa đảm bảo theo đúng đặc trưng thi pháp thơ trung đại vừa thổi được hồn của tương lai qua sự sáng tạo của mình. Đó những nhà thơ đi trước thời đại mình sống. Chẳng hạn khi hướng dẫn học sinh đọc bài thơ Độc Tiểu Thanh ký (Đọc Tiểu Thanh ký) của Nguyễn Du, giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy tác giả đã tuân thủ đặc trưng của thi pháp trung đại từ thể loại, tứ thơ, ngôn từ, hình ảnh mang tính quy phạm như thế nào nhưng đồng thời cho học sinh thấy cái khát vọng đồng cảm của Nguyễn Du là khát vọng muôn đời không bao giờ cũ của người nghệ sỹ khi nhà thơ hướng tới tìm sự đồng cảm ở tương lai :
 Bất tri tam bách dư niên hậu
 Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?
 Hay khi dạy bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ (chương trình Ngữ văn lớp 11) có thể cho học sinh thấy trên cơ sở đặc trưng của thi pháp trung đại mang tính phi ngã, vô ngã nhưng nhà thơ đã đưa vào đó cái tôi của mình khi tự xưng: “Ông Hy Văn, tài bộ đã vào lồng”, hoặc phá tan cái tôn nghiêm mang tính giáo huấn của văn chương khi lên chùa mà vẫn “ Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”. Đó chính là tinh thần hiện đại làm nên giá trị nhân văn mới mẻ của thơ Nguyễn Công Trứ. Đó chính là hiện đại hóa giá trị nội dung tư tưởng của bài thơ.
2. 3.2. Dùng phương pháp đối chiếu so sánh.
 Đây là một phương pháp lập luận học sinh được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Vận dụng phương pháp này giáo viên không những giúp học sinh phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc các giá trị hiện đại của văn học trung đại mà còn tích hợp được các kiến thức và khơi dạy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Dùng phương pháp đối chiếu so sánh là đã tạo ra tình huống có vấn đề trong học tập giúp học sinh phát huy tối đa khả năng sáng tạo, liên tưởng của bản thân. Và học sinh sẽ cảm thấy hứng thú khi tìm thấy những điều mới mẻ.
 Giáo viên cần dùng phương pháp đối chiếu, so sánh theo kiểu liên tác phẩm.
 Trên cơ sở đối chiếu so sánh giáo viên giúp học sinh nhận thấy chất hiện đại, hơi thở của cuộc sống trong từng ý thơ, tứ thơ, trong ngôn từ, hình ảnh của thơ trữ tình trung đại. Có như vậy học sinh mới thực sự cảm nhận được giá trị đích thực của tác phẩm, cảm thấy hào hứng khi học thơ trung đại.
 Chẳng hạn khi cho học sinh đọc bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão có thể so sánh với những bài thơ thời chống Mỹ như Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân, Bài ca Xuân 1968 của Tố Hữu để học sinh cảm nhận về tư thế của người tráng sĩ trong thơ Phạm Ngũ Lão với tư thế của anh Giải phóng quân trong thơ Lê Anh Xuân, thơ Tố Hữu từ đó thấy rằng hào khí Đông A vẫn tồn tại trong hào khí của dân Việt Nam thời chống Mỹ. Đó chính là hiện đại hóa cảm hứng của bài thơ.
 Hay khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du cần so sánh, liên hệ với bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu để thấy mạch nối giữa xưa và nay giữa truyền thống và hiện đại từ đó tạo nên sự hấp dẫn đối với học sinh.
 Khi dạy bài thơ Câu cá mùa thu( Thu điếu) của Nguyễn Khuyến giáo viên có thể cho học sinh thấy giá trị của bài thơ chính là lưu giữ trong tâm hồn của người đọc những gì đẹp nhất, yên ình nhất về mùa thu của làng cảnh Việt Nam như một bảo tàng vô hình trước sự mai một dần những vẻ đẹp của truyền thống.
 Khi tìm chất hiện đại trong thơ trữ tình trung đại cần tìm hiểu trên nhiều khía cạnh. Có thể là tứ thơ, có thể là ý thơ cũng có thể chỉ là chất liệu hoặc một hình ảnh, một cách dùng từ nào đó. Đây chính là sự cách tân, sự sáng tạo của những người nghệ sỹ lớn khi họ đủ bản lĩnh vượt ra khỏi chỗ đứng của thời đại mình để vươn tới tương lai.
2.3.3. Kết hợp nhiều biện pháp khác nhau trong cùng một tiết dạy.
 Việc tách các biện pháp trên đây chỉ là cách nói cho rõ ràng, còn trên thực tế thì người dạy phải biết kết hợp tất cả các biện pháp trên trong một tiết dạy thì mới có hiệu quả. Giáo viên phải xuất phát từ đặc trưng thể loại, sử dụng hệ thống câu hỏi hợp lý, dẫn dắt học sinh đối chiếu so sánh thì mới đạt được mục đích của mình. Bên cạnh đó có thể sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ cùng việc hiểu các yếu tố ngoài văn bản để học sinh cảm nhận được hơi thở c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_hien_dai_hoa_cac_gia_tri_cua_tho_tru_t.doc