SKKN Một số biện pháp gợi hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ) của V. Huy - Gô, chương trình Ngữ văn lớp 11

SKKN Một số biện pháp gợi hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ) của V. Huy - Gô, chương trình Ngữ văn lớp 11

Như chúng ta đã biết, văn học đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Những chủ đề như tình yêu, hạnh phúc, băn khoăn đau khổ, khát vọng vươn đến chân- thiện- mĩ, thường trở đi trở lại với những chiều sâu và sắc thái khác nhau trong tác phẩm văn học. Những tác phẩm văn học vĩ đại bao giờ cũng đạt được sự thống nhất cao của các giá trị về nhận thức, tư tưởng- tình cảm và thẩm mĩ. Người ta hay gọi đó là sự thống nhất của Chân- Thiện- Mĩ. Vì thế, việc học văn, đọc văn là cần thiết, nếu không muốn nói là không thể thiếu trong việc rèn luyện và phát triển nhân cách con người. Có lẽ cũng vì thế mà hiện nay, trong chương trình Ngữ văn phổ thông, học sinh được đọc các tác phẩm văn học tiêu biểu của nền văn học Việt Nam và văn học các nước khác trên thế giới.

Tuy nhiên, đề thi Trung học phổ thông quốc gia (THPT QG) môn ngữ văn có cấu trúc gồm hai phần là Đọc hiểu và Làm văn, không còn phần kiểm tra kiến thức văn học nước ngoài như từ năm 2013 trở về trước nữa. Thực tế này khiến nhiều học sinh vốn chỉ học văn để thi không còn quan tâm đến các tác phẩm văn học nước ngoài, một bộ phận giáo viên chúng ta cũng không chú trọng nhiều đến việc truyền thụ kiến thức văn học nước ngoài nữa. Điều này khiến hiểu biết về văn chương của học sinh bị hạn chế, thậm chí là không có vốn kiến thức cơ bản cần thiết về thành tựu của văn học thế giới và cũng làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận văn học Việt Nam bởi tiến trình văn học Việt Nam có chịu sự tác động của văn học nước ngoài (như văn học Trung Quốc, văn học Pháp .). Xuất phát từ thực tế trên, tôi nhận thấy rằng, ngoài việc cung cấp kiến thức đủ để học sinh đáp ứng nhu cầu thi cử, chúng ta cũng cần giúp học sinh có hứng thú tiếp nhận các tác phẩm văn học bởi những giá trị to lớn mà chúng mang lại chứ không phải chỉ để thi.

 

docx 22 trang thuychi01 8101
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp gợi hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ) của V. Huy - Gô, chương trình Ngữ văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GỢI HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI“NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN” 
(TRÍCH “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”) CỦA V.HUY-GÔ,
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11.
Người thực hiện: Doãn Thị Thúy Ngọc
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, văn học đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Những chủ đề như tình yêu, hạnh phúc, băn khoăn đau khổ, khát vọng vươn đến chân- thiện- mĩ, thường trở đi trở lại với những chiều sâu và sắc thái khác nhau trong tác phẩm văn học. Những tác phẩm văn học vĩ đại bao giờ cũng đạt được sự thống nhất cao của các giá trị về nhận thức, tư tưởng- tình cảm và thẩm mĩ. Người ta hay gọi đó là sự thống nhất của Chân- Thiện- Mĩ. Vì thế, việc học văn, đọc văn là cần thiết, nếu không muốn nói là không thể thiếu trong việc rèn luyện và phát triển nhân cách con người. Có lẽ cũng vì thế mà hiện nay, trong chương trình Ngữ văn phổ thông, học sinh được đọc các tác phẩm văn học tiêu biểu của nền văn học Việt Nam và văn học các nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, đề thi Trung học phổ thông quốc gia (THPT QG) môn ngữ văn có cấu trúc gồm hai phần là Đọc hiểu và Làm văn, không còn phần kiểm tra kiến thức văn học nước ngoài như từ năm 2013 trở về trước nữa. Thực tế này khiến nhiều học sinh vốn chỉ học văn để thi không còn quan tâm đến các tác phẩm văn học nước ngoài, một bộ phận giáo viên chúng ta cũng không chú trọng nhiều đến việc truyền thụ kiến thức văn học nước ngoài nữa. Điều này khiến hiểu biết về văn chương của học sinh bị hạn chế, thậm chí là không có vốn kiến thức cơ bản cần thiết về thành tựu của văn học thế giới và cũng làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận văn học Việt Nam bởi tiến trình văn học Việt Nam có chịu sự tác động của văn học nước ngoài (như văn học Trung Quốc, văn học Pháp.). Xuất phát từ thực tế trên, tôi nhận thấy rằng, ngoài việc cung cấp kiến thức đủ để học sinh đáp ứng nhu cầu thi cử, chúng ta cũng cần giúp học sinh có hứng thú tiếp nhận các tác phẩm văn học bởi những giá trị to lớn mà chúng mang lại chứ không phải chỉ để thi.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết. Đó là yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học: dạy học hướng tới phát huy năng lực người học, phát huy tính chủ động, tích cực của người học. Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể nhằm khơi gợi hứng thu học văn nói chung, học văn học nước ngoài nói riêng, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động cũng như năng lực cho học sinh trong việc tiếp cận từng tác phẩm văn học cụ thể.
Từ thực tế nghiên cứu và giảng dạy, tôi nhận thấy văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Pháp thế kỉ XVIII- XIX có ảnh hưởng không nhỏ đến VHVN thời kì từ đầu TK XX đến CM Tháng Tám 1945 nên việc học sinh được tìm hiểu kĩ hơn các tác phẩm tiêu biểu của H. Ban-dắc, của V. Huy-gô có trong chương trình sách giáo khoa là rất cần thiết. Đặc biệt, chương trình Ngữ văn 11 có đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích tiểu thuyết “Những người khốn khổ”) của Vích-to Huy-gô. Đây là tác phẩm nổi tiếng thế giới của nhà văn thiên tài của nước Pháp và của VH thế giới. Tiếp nhận được những giá trị to lớn mà tác phẩm đem lại sẽ giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, về con người.
 Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu, tham khảo các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học văn, về dạy học tích cực, dạy học theo hướng phát triển năng lực, nguyên tắc dạy học văn học nước ngoài ở trường phổ thông, tôi xin đề xuất sáng kiến “Một số biện pháp gợi hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ) của V. Huy-gô, chương trình Ngữ văn lớp 11” 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến “Một số biện pháp gợi hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của hs trong dạy học bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ) của Vích-to Huy-gô, chương trình Ngữ văn lớp 11” nhằm giúp học sinh có hứng thú tìm hiểu tác phẩm, thấy hấp dẫn và từ đó chủ động, tích cực trong việc khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích cũng như tác phẩm. Khi học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, cảm nhận một cách sâu sắc giá trị của tác phẩm thì các em sẽ hiểu hơn về giá trị của văn học nói chung và những ảnh hưởng tích cực của văn học Pháp đến sáng tác của một số nhà văn nhà thơ Việt Nam.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
- Một số biện pháp dạy học cụ thể phù hợp với bài học “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích “Những người khốn khổ”) của Vích-to Huy-gô
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành sáng kiến, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu kĩ phương pháp dạy học văn nói chung, phương pháp dạy học văn học nước ngoài nói riêng; Nghiên cứu các kĩ thuật dạy học tích cực
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thực nghiệm giảng dạy trên lớp, đánh giá và rút kinh nghiệm; Trao đổi với đồng nghiệp để được góp ý và từ đó hoàn thiện dần thiết kế bài dạy
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: lập bảng thống kê các số liệu thu được về sự hấp dẫn của bài học, về khả năng tạo hứng thú cho học sinh và tính tỷ lệ %. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn 
Cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội. Đây là vấn đề lớn của ngành giáo dục. Ở đây, chúng ta chỉ giới hạn vấn đề trong việc đổi mới giảng dạy tác phẩm văn chương trong bộ môn Ngữ văn.
“Mục đích giờ dạy học tác phẩm văn chương theo phương pháp mới không phải là giáo viên truyền thụ lời giảng của mình. Mục đích cao nhất là làm sao để chủ thể học sinh, dưới sự hướng dẫn của thầy, cảm nhận, khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Từ đó, tạo được một sự tự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và năng lực” [8].
Do đó, mọi phương pháp, biện pháp, hình thức hoạt động của thầy và trò đều nhằm làm sao thúc đẩy được sự hoạt động trí tuệ của bản thân từng học sinh. Giờ dạy học tác phẩm nhất thiết là một quy trình được thiết kế bằng một hệ thống thao tác, hệ thống việc làm để học sinh thật sự có được sự hoạt động trí tuệ từ bước tri giác ngôn ngữ, âm thanh đến hồi ức, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, phân tích, khái quát theo con đường cảm xúc hóa phù hợp với quy luật cảm thụ văn chương. Học sinh giữ vai trò chủ thể trực tiếp tiếp nhận, chiếm lĩnh tác phẩm cũng như giáo viên. Vì thế, mọi biện pháp được sử dụng phải thể hiện mục đích chiến lược trên. Phương pháp không còn là những phương thức tác động từ bên ngoài mà là phương thức vật chất hóa hoạt động bên trong của học sinh. 
2.1.2. Phương pháp dạy học văn theo quan điểm đổi mới
Theo GS. Phan Trọng Luận (Phương pháp dạy học văn, NXB GD, 2001), trước khi bắt tay vào tiến trình giảng dạy một bài văn, một tác phẩm văn chương, người giáo viên phải suy nghĩ nghiêm túc, kĩ càng về bài văn, về đối tượng học sinh, về vị trí đặc biệt của bài văn trong khóa trình, về những nhiệm vụ cụ thể mà xã hội và nhà trường đang đặt ra cho việc giảng dạy văn trong nhà trường. Đó là những yêu cầu có tính chất nguyên tắc về nghiệp vụ, chính trị, tư tưởng, về hiểu biết văn học và sư phạm đối với mỗi giáo viên. Mặt khác, đó cũng là những tiền đề, những căn cứ toàn diện cho việc xác định mục đích, nội dung và phương pháp giảng dạy một bài văn cụ thể. 
Cũng theo Phương pháp dạy học văn, NXB GD, 2001của GS. Phan Trọng Luận, để thực hiện triến trình bài dạy, người giáo viên cần thực hiện các bước sau:
Bước học sinh chuẩn bị bài ở nhà: 
Nội dung công việc chuẩn bị ở nhà của học sinh có nhiều mặt, đa dạng. Có thể là tập đọc tìm hiểu điển cố, từ ngữ khó, suy nghĩ về một chi tiết nghệ thuật, một kiến thức cụ thể cần thiết có liên quan đến việc tiếp nhận tác phẩm v.v Nhưng nội dung chủ yếu vẫn là nhằm khơi dậy hứng thú của học sinh đối với tác phẩm và định hướng học sinh vào những vào những vấn đề then chốt của tác phẩm mà giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đi sâu phát hiện ở trên lớp. Câu hỏi chuẩn bị tuyệt đối không được tùy tiện. Mỗi câu hỏi cho học sinh vừa có tác dụng khơi gợi hứng thú, vừa hướng dẫn đi vào thế giới trung tâm cảm hứng của tác giả, vừa có tác dụng chuẩn bị cho hoạt động khám phá của giáo viên và học sinh ở trên lớp. Đến lớp, giáo viên phải kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh ở nhà. Đây không những chỉ là một công việc thường lệ của nhà giáo trước khi bắt tay vào giảng dạy một tài liệu mới. Đây còn là bước cần thiết để dẫn dắt học sinh đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Việc hướng dẫn học sinh khám phá tác phẩm chỉ có thể thực hiện được một khi giáo viên nắm chắc được tâm trạng học sinh trước khi bước vào học bài. Tạo được tâm thế thâm nhập tác phẩm là tạo được tiền đề tâm lí cần có cho quá trình thâm nhập và khám phá.
Cấu tạo một giờ dạy học tác phẩm trên lớp: 
Cấu tạo của một giờ dạy có thể linh hoạt về trật tự và nhịp độ nhưng phải đảm bảo yêu cầu có tính nguyên tắc. Đó là hoạt động song phương của thầy và trò. Tiến trình dạy học một tác phẩm văn chương trên lớp là tiến trình thầy trò từng bước khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm, là tiến trình diễn ra trên cơ sở những mối liên hệ qua lại một cách hữu cơ, biện chứng giữa ba chủ thể nhà văn- giáo viên- học sinh. Mọi sáng tạo về phương pháp và tiến độ giờ giảng đều phải xuất phát từ nguyên tắc nói trên.
Bước tổ chức nghiên cứu tác phẩm:
Bốn mươi lăm phút trong giờ học chủ yếu là bốn mươi lăm phút giáo viên tổ chức và hướng dẫn học sinh thâm nhập, khám phá, chiếm lĩnh văn bản văn học theo kinh nghiệm và tài năng của mình. Do đó, giáo án lên lớp hay thiết kế bài dạy không còn là một bản đề cương sơ sài hay chi tiết về nội dung trình diễn của giáo viên. Giáo án theo quan niệm mới phải là một đề cương chương trình hóa, vật chất hóa nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh để thâm nhập tác phẩm. Với quan niệm này, giáo viên vừa là người am hiểu tác phẩm vừa là người nắm chắc học sinh vừa là một nhà phân tích khá sâu sắc tinh tế, vừa là một kĩ sư thiết kế tỉ mỉ tiến hành chiếm lĩnh tác phẩm hướng vào những mục tiêu và mục đích được dự tính theo những phương pháp và biện pháp sau đây:
- Kể lại bài văn: Biện pháp này chủ yếu dùng cho giờ dạy văn xuôi, giúp học sinh nắm được kết cấu nội dung, hệ thống nhân vật, những sự kiện và chi tiết cơ bản để đi vào thế giới tác phẩm. Nhưng điều quan trọng nhất là khi kể phải làm nổi bật được giọng điệu kể chuyện, thông tin được tiếng nói tình cảm cảu tác giả. Kể làm sao cho tiếng nói nội tâm của nhà văn được tái hiện một cách trung thành.
- Miêu tả bằng lời nói: Trong tác phẩm không phải khi nào và chỗ nào, tác giả cũng kể lại hay miêu tả tỉ mọi tình huống, mọi tâm trạng, mọi tình tiết, mọi sự kiện hay hành vi của nhân vật. Có khi chỉ là một nhận xét, một phác thảo hay một lời dẫn truyện. Để giúp học sinh hiểu sâu hơn hay hình dung được cụ thể hơn một nét nào đó trong nội dung tác phẩm để hiểu hơn ý đồ nghệ thuật của tác giả.
- Kể lại có sáng tạo: Sáng tạo được hiểu là tô điểm, bổ sung, nhấn mạnh một nét, một mặt nào đó để bộc lộ rõ hơn tính cách nhân vật chứ không phải để thay đổi lời kể của các nhân vật khác nhau trong tác phẩm về cốt truyện tình tiết của tác phẩm. Khi kể có sáng tạo, học sinh có thể thay đổi nhân vật do tác giả hư cấu. Có thể là bản thân học sinh đứng ra kể hay để cho một nhân vật khác trong truyện của tác giả đứng ra kể. Điều cần lưu ý là là không được thay đổi nội dung tác phẩm. 
- Đọc diễn cảm: Đọc để hòa nhập vào thế giới cảm xúc, để phát hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.
+ Tái hiện giọng điệu tình cảm của người kể (tác giả) nhân vật ngôi thứ nhất, nhân vật trữ tình
+ Tái hiện giọng điệu cảm xúc của nhân vật.
- Khắc họa điểm sáng thẩm mĩ: Hiểu và cảm tác phẩm phải dựa vào chỉnh thể nhưng bám chắc điểm sáng thẩm mĩ lại cực kì quan trọng. Điểm sáng thẩm mĩ có khi là nhãn tự, là một chi tiết đắt, là thủ pháp kết cấu cú pháp, tu từ nhiều giá trị biểu cảm, có khi là lời của nhân vật hay lừi trữ tình ngoại đề của tác giả.
- Định hướng vào những vấn đề cốt lõi của tác phẩm: Học sinh cần phải hiểu, cảm nhận được sâu sắc tư tưởng của tác phẩm, những vấn đề triết lí nhân sinh, xã hội, văn chương mà tác giả đẫ đặt ra trong tác phẩm. Học sinh không phải chỉ cảm thụ mà còn phải biết suy ngẫm về tác phẩm. Suy ngẫm để tự nhận thức để rồi sống tốt hơn, đẹp hơn, cao thượng hơn.. Vì thế, giáo viên cần phát hiện được những chi tiết, những yếu tố, những sự kiện, những điểm sáng thẩm mĩ nào lấp lánh nhất, ý nghĩa tư tưởng lớn của tác phẩm để định hướng học sinh trong suốt quá trình đọc và học tác phẩm.
- Đối chiếu tác phẩm với những sáng tác thuộc loại hình nghệ thuật khác: So sánh đối chiếu mở rộng ra ngoài phạm vi tác phẩm để hiểu sâu hơn, chính xác hơn về tác phẩm là một công việc có ý nghĩa về phương pháp luận và về biện pháp phân tích. Giáo viên có thể dùng những bức tranh, những bản nhạc để khơi gợi trí tưởng tượng, gợi rung động thẩm mĩ để hiểu tác phẩm sâu hơn, tự nhiên hơn.
- Chuyển thể văn bản: Đây là hình thức mở rộng đào sâu hơn hiểu biết và tình cảm của học sinh về một tác phẩm đồng thời cũng để hình thành và phát triển năng lực văn, tình cảm thẩm mĩ nói chung cho học sinh (chủ yếu dùng ngoài lớp). Hoạt động chuyển thể văn bản có nhiều hình thức như: dựng kịch, dựng phim, đóng vai nhân vật, trao đổi về một nhân vật trong những loại hình nghệ thuật khác nhau.
d. Phần kết thúc bài giảng: 
Giáo viên nâng nội dung phân tích lên thành những vấn đề có ý nghĩa khái quát về phong cách biểu hiện của tác giả, về ý nghĩa nội dung của tác phẩm, về vị trí và vai trò của tác phẩm, tác giả. Chính ở khâu này, những ấn tượng và hiểu biết về tác phẩm được nâng lên một bước về chất lượng, quá trình đọc hiểu tác phẩm mới được kết thúc một cách trọn vẹn về văn học và về sư phạm.
e. Hướng dẫn làm bài ở nhà:
 Bước này gồm hai nội dung: củng cố và phát triển kết quả học tập tác phẩm trên lớp, chuẩn bị cho việc học tập bài mới.
g. Bước hướng dẫn chuẩn bị bài mới: 
Đây là khâu quyết định phần lớn hiệu quả giờ học tiếp theo nên cần có sự hướng dẫn chu đáo, có tính toán kĩ lưỡng của giáo viên để tạo tiền đề tâm lí cần thiết cho học sinh.
2.1.3. Một số nguyên tắc dạy học văn học nước ngoài
Trong chương trình Ngữ văn THPT, số lượng các văn bản văn học hay tác phẩm văn học nước ngoài không nhiều nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, một số nhà nghiên cứu đã đề xuất một số nguyên tắc và kiến nghị giải pháp về hoạt động dạy học văn học nước ngoài (VHNN).
- Dạy học VHNN qua bản dịch nhưng phải đảm bảo tinh thần, giá trị nguyên tác     
- Dạy học VHNN đảm bảo đặc trưng văn hóa vùng miền, hướng tới tính dân tộc và tính nhân loại: Đặc trưng VHNN không chỉ là sự khác biệt về ngôn ngữ mà còn là một khoảng cách rộng lớn về thời gian và không gian. Đó là khoảng cách văn hóa. Người Việt không phải ai cũng hiểu được văn hóa bản xứ, huống gì văn hóa nước ngoài là cả một sự thách đố đối với bất cứ ai. Mỗi tác phẩm văn học đều được sáng tạo trên một cơ tầng văn hóa, và chịu sự tác động của những quy luật tự nhiên và xã hội cho nên tác phẩm văn học vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính nhân loại. Muốn khai thác được đặc trưng văn hóa thì phải đặt tác phẩm đúng hoàn cảnh mà tác phẩm đó ra đời. Tức là phải tìm hiểu về đặc điểm thời đại, hoàn cảnh sáng tác, tập tục xã hội, tâm lý, quan niệm đạo đức thẩm mỹ của dân tộc, để từ đó phân tích văn bản một cách hợp lý hơn.
- Dạy học VHNN theo đúng đặc trưng thể loại: Đây là nguyên tắc chung khi chúng ta tìm hiểu bất kỳ tác phẩm văn học nào. Dạy học theo đặc trưng thể loại sẽ giúp HS chiếm lĩnh tác phẩm một cách dễ dàng và khoa học hơn, đồng thời hình thành ở các em kiến thức cơ bản về đặc điểm thể loại trong những bước đầu của hoạt động nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật.
- Dạy học VHNN theo tinh thần tích hợp với các phân môn khác: Các phân môn khác trong môn văn như: văn học Việt Nam, Tiếng Việt, Làm văn, Văn học sử, và các bộ môn khác như lịch sử, địa lý,
         Dạy học VHNN không chỉ là học những kiến thức về VHNN mà nhằm củng cố thêm kiến thức về Văn học Việt Nam và tìm ra những nét gần gũi, ảnh hưởng đến Văn học Việt Nam, để các em thấy được sự phong phú đa dạng của các nền văn hóa và nét riêng của văn hóa nước ta. Ví như, khi dạy về anh hùng ca của Homer thì liên hệ đến thiên sử thi Ramayana của Ấn Độ và Sử thi Đăm Săn của Việt Nam để thấy được những đặc điểm chung của tinh thần thời đại và sự khác biệt văn hóa Đông Tây. Tích hợp với các bộ môn khác nhằm giúp các em có được kiến thức nền tảng vững chắc, đầy đủ và hệ thống hơn.
2.1.4. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
a. Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
“Tích cực” trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy
Một số phương pháp dạy học tích cực:
- Phương pháp vấn đáp:Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. 
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề: Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. 
- Phương pháp hoạt động nhóm: Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
- Phương pháp đóng vai : Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau: Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn; Gây hứng thú và chú ý cho học sinh; Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh; Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội; Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
- Phương pháp động não: Động não là phương pháp giúp học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận.
b. Một số kỹ thuật dạy học tích cực
Qua tham khảo tài liệu và các chuyên đề tập huấn, chúng tôi thấy có một số kỹ thuật dạy học tích cực rất hữu ích sau đây:
- Kỹ thuật dạy học “khăn trải bàn”
- Kỹ thuật  “Các mảnh ghép”
- Sơ đồ KWL và Sơ đồ tư duy
- Học theo góc
- Động não
- Kỹ thuật XYZ
- Kỹ thuật “bể cá”
- Kỹ thuật “ổ bi”
- Tranh luận ủng hộ – phản đối
- Kỹ thuật tia chớp
- Kỹ thuật “3 lần 3”
2.2. Thực trạng vấn đề 
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy việc dạy học tác phẩm VHNN đang gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định, cần tìm cách giải quyết, khắc phục. Đó là:
- Văn bản văn học là trung tâm của mọi hoạt động tiếp nhận. Vì vậy, muốn dạy học tốt thì phải trực tiếp tiếp xúc với văn bản. Tuy nhiên, dạy học VHNN vô cùng bất cập khi không thể phân tích trực tiếp từ n

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_goi_hung_thu_va_phat_huy_tinh_tich_cuc.docx