SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn Âm nhạc tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn Âm nhạc tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Thực hiện theo văn bản hợp nhất số: 01/ VBHN-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục mầm non ngày 29/1/ 2017 với mục tiêu: Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3- 6 tuổi phát triển hài hòa các mặt về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẫm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học

Thực hiện chương trình hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non xuất bản tháng 3 năm 2017 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam: Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục. Từ xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến hoạt động cụ thể của người giáo viên như lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục, mọi hoạt động phải hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển tở tất cả các lĩnh vực. Vì vậy tôi sẽ xây dựng các giải pháp, biện pháp bám sát vào các chỉ số trong từng tiêu chí để đạt hiệu quả cao. Như tiêu chí 10: Giáo viên có kĩ năng phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.Tiêu chí 6: Kế hoạch giáo dục tháng/ chủ đề phù hợp với thực tiễn.Tiêu chí 13: Kế hoạch giáo dục ngày linh hoạt, mềm dẻo. Tiêu chí 4: có các góc/ khu vực hoạt động ngoài trời được quy hoạch, thiết kế phù hợp, an toàn, sạch đẹp, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động.Tiêu chí 5: Giáo viên là người trợ giúp trẻ. Tiêu chí 7: Tận dụng điều kiện, hoàn cảnh, tình huống thật để dạy cho trẻ.

Căn cứ vào vào phụ lục tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số ban hành kèm theo công văn số/ SGDĐT- GDMN ngày 8 tháng 5 năm 2017. Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt. Vì vậy, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, để hoàn thành chương trình Giáo dục Mầm non, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức của cấp học tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số.

 Căn cứ vào tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Module MN 5:đặc điểm phát triển thẩm mỹ cho trẻ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về mặt thẫm mĩ. Giáo dục phát triển thẫm mĩ là một trong năm mặt giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, góp phần hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1

 Theo giáo trình phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non tác giả Phạm Thị hòa nhà xuất bản đại học sư phạm.Ở trường mầm non, đặc biệt với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật, phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả sáng tạo của trẻ

 

docx 26 trang hoathepmc36 28/02/2022 8951
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn Âm nhạc tại lớp Mầm 3 trường Mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Giáo dục mầm non là bậc học giáo dục hết sức quan trọng, một mắc xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Đến trường trẻ được học, được chơi, được tiếp xúc với nhiều bạn, được sống trong tình thương của cô giáo, được khám phá thế giới xung quanh.Trường mầm non chính là tổ âm thứ hai của trẻ nơi hình thành nhân cách ban đầu và phát triển toàn diện về năm lĩnh vực cho trẻ mầm non.
Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Nó có sức hấp dẫn kì lạ, có tác động mạnh mẽ giúp con người lạc quan, vui tươi hơn trong cuộc sống bộn bề những lo toan. Đặc biệt đối với trẻ mầm non âm nhạc như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Trẻ có thể cảm nhận âm nhạc từ khi mới lọt lọt lòng bằng những câu hát ru, tiếng à ơi của bà, của mẹ từ đó giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, trao đổi tình cảm... Thế giới âm nhạc thật diệu kì không ngừng đổi mới và phát triển tạo điều kiện cho trẻ phát triển giúp trẻ tìm tòi, học hỏi qua nhũng lời ca giai diệu mượt mà, trong sáng. Từ những điều tưởng chừng như nhỏ bé giúp trẻ phát triển nhân cách hoàn thiện.
Ngoài ra âm nhạc còn là một trong những phương tiện hữu ích góp phần giáo dục, nguồn cảm hứng mạnh mẽ giúp trẻ cảm thụ nghệ thuật.Mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ là khi trẻ được tiếp xúc với các loại hình hoạt động âm nhạc nghệ thuật khác nhau như: ca hát, nghe hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, múa minh họa, trò chơi âm nhạc nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh cảm thụ cái đẹp, yêu thích cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp. Và giáo dục âm nhạc là một quá trình phức tạp, gồm nhiều giai đoạn và liên tục trong suốt quá trình đào tạo con người. Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non là một mắt xích không thể thiếu và quan trọng nhất vì những ấn tượng về cái hay cái đẹp của âm nhạc mà trẻ tiếp nhận được ở độ tuổi đầu đời khi trẻ có cái nhìn đầu tiên về cuộc sống xung quanh không chỉ khơi dậy ở trẻ những cảm xúc chân thực đầu tiên với âm nhạc mà còn sẽ được giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cả cuộc đời. Âm nhạc có sức lay động mạnh mẽ đến tâm hồn, không có gì có thể đánh thức tình cảm con người bằng âm nhạc.Có thể nói giáo dục âm nhạc là một trong những yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện về năm mặt.
Ý thức rõ được vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ ở trường mầm non, nhưng thực tế ở địa phương, đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số nằm trên thôn buôn đặc biệt khó khăn. Phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc con em đến trường đặc biệt là độ tuổi mầm non, trẻ thường ở nhà với ông bà hoặc đi nương rẫy với bố mẹ. Tuy nhiên, trong năm học 2017- 2018 qua quá trình áp dụng các giải pháp và phương pháp sư phạm, và kết quả học tập của trẻ trên lớp tại lớp mầm 3 trường mầm non CưPang về các kĩ năng trong hoạt động giáo dục âm nhạc. Trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn thể hiện mình trong giờ học và giờ ngoại khóa. Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ chưa được tốt hát chưa đúng giai điệu, lời ca của bài hát, vận động theo nhạc còn rụt rè, ngại với cô giáo và các bạn trong lớp.	Cùng với sự đổi mới phương pháp dạy học trong toàn bậc học mầm non theo tiêu chí xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, không gò bó áp đặt trẻ để trẻ phát huy tích cực năng lực của bản thân vào hoạt động trên lớp nhưng thực tế khi giảng dạy áp dụng chuyên đềchưa rõ được tầm quan trọng, hiệu quả thực hiện chưa cao
Từ những bất cập đó,trong năm học 2018- 2019 tôi tiếp tục nghiên cứu thêm những giải pháp mới và tiếp tục áp dụng tại lớp mầm 3 tại trường mầm non Cư Pang. Trên cơ sở chỉ đạo, triển khai và hướng dẫn giáo viên chuẩn bị các tiết dạy và xây dựng môi trường theo hướng lấy trẻ làm trung tâm của phòng giáo dục và đào tạo huyện KrôngAnavà sự giúp đỡ của chuyên môn nhà trường. Tôi đã tích lũy và tiếp tục nghiên cứu đề tài:“Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp mầm 3 trường mầm non Cư Pang theo hướng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
	II. Mục đíchnghiên cứu:
- Mục tiêu:
	Trẻ hát đúng lời ca, giai điệu, vận động nhịp nhàng theo lời bài hát. Tự tin, mạnh dạn trình bày trước mọi người xung quanh
	Rèn kĩ năng nghe, cảm thụ và vận động theo nhạc 
	Qua phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm thấy được hiệu quả của phương pháp này qua các hoạt động học và vui chơi của trẻ
	 Nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm thấy được hiệu quả của phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào trong tiết dạy.
	Qua các bài hát lời ca phù hợp độ tuổi của trẻ, giai điệu nhẹ nhàng trong sáng. Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người qua bức tranh âm nhạc mà nhạc sĩ gửi gắm.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
Thực hiện theo văn bản hợp nhất số: 01/ VBHN-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục mầm non ngày 29/1/ 2017 với mục tiêu: Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ em từ 3- 6 tuổi phát triển hài hòa các mặt về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẫm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học
Thực hiện chương trình hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non xuất bản tháng 3 năm 2017 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam: Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục. Từ xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến hoạt động cụ thể của người giáo viên như lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục,mọi hoạt động phải hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển tở tất cả các lĩnh vực. Vì vậy tôi sẽ xây dựng các giải pháp, biện pháp bám sát vào các chỉ số trong từng tiêu chí để đạt hiệu quả cao. Như tiêu chí 10: Giáo viên có kĩ năng phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn.Tiêu chí 6: Kế hoạch giáo dục tháng/ chủ đề phù hợp với thực tiễn.Tiêu chí 13: Kế hoạch giáo dục ngày linh hoạt, mềm dẻo. Tiêu chí 4: có các góc/ khu vực hoạt động ngoài trời được quy hoạch, thiết kế phù hợp, an toàn, sạch đẹp, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động.Tiêu chí 5: Giáo viên là người trợ giúp trẻ. Tiêu chí 7: Tận dụng điều kiện, hoàn cảnh, tình huống thật để dạy cho trẻ.
Căn cứ vào vào phụ lục tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số ban hành kèm theo công văn số/ SGDĐT- GDMN ngày 8 tháng 5 năm 2017. Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là tiếng Việt. Vì vậy, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, để hoàn thành chương trình Giáo dục Mầm non, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức của cấp học tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số.
	Căn cứ vào tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Module MN 5:đặc điểm phát triển thẩm mỹ cho trẻ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về mặt thẫm mĩ. Giáo dục phát triển thẫm mĩ là một trong năm mặt giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, góp phần hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1
	Theo giáo trình phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non tác giả Phạm Thị hòa nhà xuất bản đại học sư phạm.Ở trường mầm non, đặc biệt với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật, phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả sáng tạo của trẻ
Thấy rõ được tầm quan trọng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non. Và những hạn chế mà trẻ gặp phải trong quá trình giáo dục và chăm sóc trẻ. Tôi luôn suy nghĩ xem mình phải làm gì và làm như thế nào để nâng cao chất lượng phát triển thẫm mĩ qua hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. Vì vậy tôi đã khảo sát và theo dõi đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp mầm 3 trường mầm non Cư Pang. Thời gian nghiên cứu năm học 2017- 2018. Qua kết quả của đề tài này mà đồng nghiệp của tôi đã thực hiện thì tôi thấy khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ cũng có bước cải tiến rõ rệt như : Trẻ hát đúng lời và giai điệu bài hát, trẻ đã có sự hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc nhưng còn hạn chế còn gặp phải đó là nội dung: Trẻ chủ động sáng tạo tham gia hoạt động âm nhạc, trẻ thể hiện cảm xúc trong âm nhạc thì trẻ thực hiện chưa tốt. Vì vậy tôi sẽ tìm tòi đưa ra những giải pháp và biện pháp để khắc phục tồn tại mà đồng nghiệp chưa khắc phục được.
Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
- Lớp mầm 3 do tôi chủ nhiệm nằm trên địa bàn buôn Hma thuộc xã EaBông là xã nằm trong khu vực đặc biệt khó khăn. Tổng số học sinh 20 trong đó dân tộc: 16, hộ nghèo: 7 đa số trẻ mới lần đầu đến trường. Hầu hết trẻ chưa nói rõ tiếng Việt, Trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn thể hiện mình trong giờ học và giờ ngoại khóa. Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ chưa được tốt hát chưa đúng giai điệu, lời ca của bài hát, vận động theo nhạc còn rụt rè, ngại với cô giáo và các bạn trong lớp.
- Phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc trẻ đến trường, chưa có kiến thức và kĩ năng về chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là về mặt phát triển thẫm mĩ. Đa số đời sống kinh tế của các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn thường xuyên phải đi làm rẫy nên không có điều kiện quan tâm đến con em mình.
Vào cuối năm học2017- 2018 , tôi chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê trẻ ở lớp mầm 3 năm học với sĩ số 26 trẻ, dân tộc thiểu số là 26. Kết quả như sau
Nội dung
Xếp loại cuối năm
Số trẻ đạt
trẻ chưa đạt
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
16/ 26
61,5%
10/ 26
38,5%
Trẻ chủ động sáng tạo tham gia các hoạt động âm nhạc 
8/26
31 %
18/ 26
69%
Trẻ hát đúng lời ca, giai điệu bài hát
20/ 26
77%
6/ 26
23 %
Trẻ thể hiện cảm xúc trong giai điệu âm nhạc
8/26
31 %
18/ 26
69%
- Thuận lợi
Cơ sở vật chất có sân chơi sạch sẽ, an toàn, phòng học rộng rãi, thoáng mát, đồ dùng đồ chơi cho trẻ học tập và vui chơi tương đối đầy đủ, đồ dùng , đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu mở: Như lốp xe, vỏ chai, thùng sơn, tre, nứa sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia tích cực các hoạt động trong ngày, có khu vui chơi phát triển vận động và môi trường trong và ngoài lớp học, trang trí tăng cường tiếng việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số
Tổ chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia chuyên đề, tập huấndo phòng, cụm chuyên môn, tổ chức các tiết dạy mẫu, chuyên đề cấp trường phổ biến những phương pháp hình thức đổi mới trong chương trình mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Toàn thể giáo viên có chuyên môn về công tác giảng dạy, luôn học hỏi, trao dồi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên luôn nhiệt tình, đổi mới trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đã tuyên truyền có hiệu quả của việc đưa trẻ đến trường.
- Khó khăn
 Đồ dùng đồ chơi tuy đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng cho một số hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho trẻ giáo dục âm nhạc.
Trẻ lớp mầm 3 80 % con em dân tộc thiểu số, phần lớn các cháu chưa qua lớp mầm nên việc tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, đa số trẻ còn sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻtrong giao tiếp trong các hoạt động học tập và vui chơi ở trên lớp.
Đời sống kinh tế của một số phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn đa số là làm nông trên 30% là hộ nghèo nên sự quan tâm về chăm sóc giáo dục trẻ chưa cao.
Trong thực tế chăm sóc và giáo dục trẻ, mặc dù trường đã chú ý, quan tâm đến việc phát thẫm mĩ cho trẻ nhưng vẫn chưa tương xứng với tầm quan trọng của nó. Bên cạnh đó nhiều giáo viên áp dụng đạt hiệu quả chưa cao.
Qua thực trạng cấp bách của vấn đề và theo hướng dẫn thực hành quan điểm lấy trẻ làm trung tâm thì rõ ràng nhiệm vụ đặt ra đối với người giáo viên đó là phải giúp trẻ mạnh dạn, tự tin. Phát triển cho trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc cả về phần nghe, phần hát và biễu diễn. Và nhiệm vụ đặt ra đó là phải làm sao để trẻ phát triển lĩnh vực thẫm mĩ một cách có hiệu quả đúng với kết quả mong đợi mà độ tuổi trẻ cần đạtđược đó là nhiệm vụ mà giáo viên cần đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của lớp. Cho nên tôi đưa ra các nhiệm vụ để giải quyết vấn đề như sau:
- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm phát triển thẫm mĩ của trẻ, lập kế hoạch giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Tạo môi trường âm nhạc trong lớp và xây dựng môi trường vật chất ngoài lớp học
- Linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động có chủ đích môn giáo dục âm nhạc
- Lồng ghép âm nhạc qua các hoạt động khác
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
- Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm phát triển thẫm mĩ của trẻ, lập kế hoạch giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ.
	+ Nghiên cứu các tài liệu và quan sát về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3-4 tuổi
	Trẻ lên ba đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của tuổi ấu nhi, nay nhường chỗ cho hoạt động vui chơi chiếm ưu thế và gữi vai trò chủ đạo để tạo ra 1 diễn biến cơ bản trong tâm lí của trẻ. Trò chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé. Nó chi phối toàn bộ đời sống tâm sinh lí của trẻ. ở độ tuổi này trẻ này trẻ đã làm chủ về tri giác của mình, dưới sự hướng dẫn của người lớn, trẻ không những nghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà dần đi vào các thuộc tính bên trong. Về mặt phát triển thẫm mĩ đã phát triển mạnh mẽ so với lứa tuổi nhà trẻ, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp và hứng thú với âm thanh, ngôn ngữ trẻ phát triển rõ rệt trẻ đã bắt đầu nói liên tục. Vì vậy ở trên lớp giáo viên nên chú ý quan sát trẻ đặc điểm tâm sinh lí để có kế hoạch phù hoạch với nhóm lớp được phân công chủ nhiệm.
	Ví dụ: trong các giờ trẻ hoạt động học tập và vui chơi trên lớp đặc biệt là ở các trò chơi đóng vai theo chủ đề tôi chú ý quan sát trẻ xem trẻ nào đã mạnh dạn, tự tin hay trẻ nào còn rụt rè nhút nhát, khả năng ca hát của trẻ như thế nào ghi chép và phân loại trẻ vào một cuốn sổ để có kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ trong thời gian sắp tới
- Áp dụng tiêu chí 10: Giáo viên có kĩ năng phối hợp với gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ số 21: Phối hợp với gia đình trẻ dân tộc thiểu số.Tiêu chí 7: Hoạt động hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ số 16. Trẻ có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội nhận được sự hỗ trợ của giáo viên và các lực lượng khác. Tôi tiến hành tìm hiểu về hoàn cảnh gia đìnhnơi trẻ đang sống những thuận lợi khó khăn của từng trẻ để tìm ra biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Ngay từ đầu năm học được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mầm 3, học sinh đa số con em dân tộc thiểu số nằm trong buôn đặc biệt khó khăn trình độ nhận thức về việc cho con đi học còn hạn chế. Nên trong quĩ thời gian của mình thì tôi dành thời gian đi tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của trẻ, từ đó tạo mối liên hệ gắn bó giữ giáo viên và phụ huynh thông qua đó trao đổi với phụ huynh những đặc điểm tính cách của trẻ. Không những thế ở những buổi họp thôn, buôn thì tôi cũng tham gia và tuyên truyền cho phụ huynh biết được tầm quan trọng của trẻ khi đến trường. Và trao đổi với phụ huynh một số kiến thức về chăm sóc trẻ. Khi đã tạo được mối quan hệ hòa đồng, cởi mở với phụ huynh thì trong các giờ đón trẻ, trả trẻ tôi sẽ trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và vui chơi trên lớp xem trẻ hôm nay học bài như thế nào? Hay là tình sức khỏe trẻ khi trẻ bị ốm, mệt. Đối với những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì ngoài những chế độ được nhà nước cấp phát ví dụ như: Tiền hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ có hộ nghèo 100.000 đồng/ 1 tháng. Tiền ăn trưa 139.000 đồng/ tháng. Thì tôi còn huy động các mạnh thường quân tặng lương thực, quần áo cũ để động viên các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Quan sát đặc điểm phát triển thẫm mĩ, kỹ năng nghe, hát, cảm nhận âm nhạc
Qua quá trình quan sát trẻ học tập và vui chơi ở trên lớp tôi nhận thấy đặc điểm phát triển thẫm mĩ của trẻ: nhút nhát, rụt rè, hát sai lời và chưa đúng giai điệu của bài hát. Thấy rõ được những hạn chế của trẻ với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bản thân tôi tiến hành khảo sát kĩ năng nghe, hát... của trẻ
Đầu năm học, tôi tiến làm một bài tập khảo sát kỹ năng nghe, hát xem trẻ ở mức độ đạt, chưa đạt, phân loại trẻ để có kế hoạch bổ sung, rèn luyện cho trẻ thường xuyên trong ngày, trong các hoạt động. Ở những trẻ ở mức độ chưa đạt thì tôi sẽ đưa ra những hát ngắn, câu ít và cho trẻ tập luyện nhiều hơn. Với những trẻ ở mức độ đạt tốt, khá tôi đưa ra những bài tập phức tạp hơn tùy vào năng lực của từng trẻ. Mỗi ngày tôi sẽ đánh giá theo mức độ đạt, chưa đạt ghi vào nhật kí giáo viên và tổng hợp cuối chủ đề.
Kỹ năng nghe, hát: Trước tiên để học thuộc 1 bài hát thì tôi cho trẻ đọc trước lời của bài hát cho nhuần nhuyễn. Sau đó sẽ cho trẻ nghe giai điệu của cả bài hát. Tập từng câu cho trẻ. Sau đó tôi làm 1 bài tập kiểm tra để đánh giá mức độ nghe, hát của từng trẻ và phân loại theo năng lực trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ.
Phát triển kĩ năng nghe và hát cho trẻ bằng cách cho trẻ nghe các bài hát, các phần biểu diễn trên tivi. Từ đó trẻ sẽ dần dần cải thiện được tai nghe và mạnh dạn tự tin thể hiện bài hát. Hoặc là có thể mời các bạn mạnh dạn trong lớp lên biễu diễn.
Sau khi khảo sát như vậy và nghi chép cụ thể những trẻ chỉ được ở mức “đạt” hoặc “chưa đạt” tôi lại tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thêm cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi như: Hoạt động đón, trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động chiều để củng cố phần nghe và hát của trẻ 
+Xây dựng kế hoạch tháng, chủ đề, kế hoạch tổ chức hoạt động một ngày tích hợpphù hợp với độ tuổi và tình hình thực tế của lớp
Để xây dựng kế hoạch hoạt động đúng với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi. Tôi luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu về giáo dục mầm non như: Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, bồi dưỡng thường xuyên môdun 5: đặc điểm phát triển thẩm mỹ cho trẻ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về mặt thẫm mĩ. Và giáo trình phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non tác giả Phạm Thị hòa nhà xuất bản đại học sư phạm .
Dựa vào kế hoạch gợi ý của tổ khối và bám sát tình hình thực tế của lớp tôi chủ nhiệm. Tôi lập mạng chủ đề cả năm gồm 10 chủ đề, ở mỗi chủ đề phân ra các chủ đề nhánh bám sát vào tiêu chí 6: Kế hoạch giáo dục tháng/ chủ đề phù hợp với thực tiễn, chỉ số 15: Kế hoạch có thể điều chỉnh để phù hợp với trẻ, với hoàn cảnh thực tiễn. Thường một chủ đề có 2 đến 3 chủ đề nhánh. Dựa vào chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 17 và tình hình thực tế của lớp tôi xây dựng mạng mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động, kết quả mong đợi trên trẻ.
Căn cứ vào mạng mục tiêu, mạng hoạt động, mạng nội dung, kết quả mong đợi của độ tuổi 3- 4 tuổi trong lĩnh vực phát triển thẫm mĩ tôi chủ động xây dựng kế hoạch tuần và đưa ra đề tài phù hợp và đúng với chương trình giáo dục mầm non, dựa vào hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cô giáo là người gợi mở sao cho phù hợp hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Và đánh giá trẻ hằng ngày và cuối chủ đề
Ví dụ: Ở chủ đề đầu tiên của năm học tôi thực hiện chủ đề “Trường mầm non” với 3 chủ đề nhánh “Trường mầm non của bé” “Lớp bé yêu thương” “Đồ chơi và các hoạt động trong lớp của bé”. Từ chủ đề nhánh này tôi chọn những đề tài phù hợp mạng mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động như: “Cô và mẹ” “cháu lên ba”...Vì mới bước vào năm học nên tôi chọn những bài thơ mỗi câu khoảng 5 từ lời ca quen thuộc,giai điệu gần gũi, mà trẻ ở nhà cũng đã được nghe. Và cuối chủ đề tổng hợp xem đã đạt được so với kết quả đã đưa ra ở đầu chủ đề hay chưa và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp thay đổi phù hợp với chủ đề sau.
Tiếp theo tôi xây dựng kế hoạch ngày dựa theo tiêu chí 13: Kế hoạch giáo dục ngày linh hoạt, mềm dẻo. Chỉ số 34: Kế hoạch linh hoạt để đảm bảo sự phát triển và nhu cầu, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_hoc_tot_mon_am_nhac.docx