SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5B trường Tiểu học Hòa Đông 2 học tốt phân môn Tập đọc
2.1. Giải pháp 1: Luyện đọc đúng
Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng; thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên, yêu cầu đọc đi đọc lại các tiếng còn đọc sai. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt hơi đúng chỗ, đọc đúng tiết tấu, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc, không được tách một từ ra làm hai. Các em học sinh lớp 5 đã có kinh nghiệm đọc ngắt nghỉ ở các lớp trước nên giáo viên chỉ cần củng cố, hệ thống lại. Đồng thời giúp các em dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng trong từng câu, từng bài. Việc ngắt hơi cũng cần phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, hết đoạn văn hay khổ thơ cũng nghỉ lâu hơn. Phần này, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ và rèn luyện thường xuyên cho học sinh: cho học sinh tự phát hiện cách ngắt hơi, tập giải thích vì sao cách ngắt hơi như vậy là phù hợp, sau đó kiểm tra với phần đọc của giáo viên. Dần dần, theo thói quen, các em có thể tự làm được tương đối tốt.
Ví dụ 1: Hành trình của bầy ong - TV5, tập 1:
Chắt trong vị ngọt / mùi hương
Lặng thầm thay / những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất / đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày.
Ví dụ 2: Kì diệu rừng xanh - TV5, tập 1:
Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, / lá úa vàng như cảnh mùa thu. // Tôi dụi mắt. // Những sắc vàng động đậy. // Những con mang vàng hệt như màu lá khộp / đang ăn cỏ non. // Những chiếc chân vàng / giẫm trên thảm lá vàng / và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. // Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc / là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
Hơn nữa, một yêu cầu không thể thiếu của đọc đúng là đọc đúng ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm.
Ví dụ: Trong bài “Người gác rừng tí hon” TV5, tập 1, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng những câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:
- Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào? - Câu tự hỏi của bạn nhỏ, giọng băn khoăn.
- Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa? - Lời bọn trộm nên hạ giọng thì thào, bí mật.
- A lô, công an huyện đây! - Giọng chú công an rắn rỏi, nghiêm trang.
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! - Giọng vui vẻ, ngợi khen.
Ngoài ra, cần đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về sự mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé bảo vệ rừng.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5B TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA ĐÔNG 2 HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động này thể hiện trong 4 hoạt động tương ứng với bốn kĩ năng: đọc, viết, nghe và nói. Tập đọc là phân môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Trước hết, phân môn Tập đọc giúp cho học sinh rèn kĩ năng đọc đúng, ngắt giọng, nhấn giọng, đọc diễn cảm một bài văn, khổ thơ làm tiền đề cho việc tìm hiểu bài. Thông qua bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài giúp cho học sinh hiểu biết thêm về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học (cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa của hành động, việc làm.) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Các quá trình đọc, đọc hiểu có liên quan mật thiết với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Qua phân môn Tập đọc, học sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minh của loài người thông qua sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Qua hoạt động học, tình cảm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tầm hiểu biết để nhìn ra thế giới xung quanh và quá trình nhận thức của các em có chiều sâu hơn. Qua đó có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cao đẹp cho người học sinh. Đồng thời phát huy óc sáng tạo và khả năng tư duy như quá trình phân tích tổng hợp cho các em. Thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy Tập đọc cho học sinh tiểu học, với những kinh nghiệm đã tích lũy được, tôi mạnh dạn thực hiện nghiên cứu giải pháp “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hòa Đông 2 học tốt phân môn Tập đọc”. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thực trạng Giáo viên cho rằng dạy Tập đọc là chủ yếu dạy cho các em đọc to, rõ ràng là được. Phương pháp dạy Tập đọc của giáo viên có dạy theo đoạn, có các kiểu câu hỏi khác nhau song hình thức luyện đọc chỉ đơn thuần là đọc. Việc sử dụng đồ dùng còn hạn chế, giáo viên còn dạy “chay” chưa coi những phương tiện trực quan là cần thiết trong việc luyện đọc. Vì thế việc đọc đúng, đọc hay của học sinh còn hạn chế. Thực tế dạy trên lớp tôi thấy kĩ năng đọc đúng, hay của học sinh còn yếu. Học sinh học bài một cách thụ động, các em học một cách bắt buộc, chỉ có những học sinh hoàn thanh tốt mới cố gắng đọc cho hay song vẫn chưa đạt yêu cầu. Khi đọc một số văn bản các em không ngắt nghỉ hơi đúng chỗ nên các em không nắm được điều gì là cốt yếu trong văn bản. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp. Một số em chưa thật sự chú trọng đến việc học nên các em không cố gắng trong học tập. Trong giờ học, các em còn lơ là, chưa chú ý đến lời yêu cầu của bạn hướng dẫn. Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều. Phụ huynh chưa dành thời gian quan tâm các em nhiều. Phụ huynh ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em mình ở trường cũng như ở nhà. Nhận thấy được các vấn đề bản thân đã đề ra các giải pháp cơ bản sau: luyện đọc đúng, luyện đọc hiểu, luyện đọc diễn cảm, hướng dẫn tìm hiểu bài. Các giải pháp thực hiện Giải pháp 1: Luyện đọc đúng Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng; thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên, yêu cầu đọc đi đọc lại các tiếng còn đọc sai. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt hơi đúng chỗ, đọc đúng tiết tấu, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc, không được tách một từ ra làm hai. Các em học sinh lớp 5 đã có kinh nghiệm đọc ngắt nghỉ ở các lớp trước nên giáo viên chỉ cần củng cố, hệ thống lại. Đồng thời giúp các em dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng trong từng câu, từng bài. Việc ngắt hơi cũng cần phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, hết đoạn văn hay khổ thơ cũng nghỉ lâu hơn. Phần này, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ và rèn luyện thường xuyên cho học sinh: cho học sinh tự phát hiện cách ngắt hơi, tập giải thích vì sao cách ngắt hơi như vậy là phù hợp, sau đó kiểm tra với phần đọc của giáo viên. Dần dần, theo thói quen, các em có thể tự làm được tương đối tốt. Ví dụ 1: Hành trình của bầy ong - TV5, tập 1: Chắt trong vị ngọt / mùi hương Lặng thầm thay / những con đường ong bay. Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất / đủ làm say đất trời. Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày. Ví dụ 2: Kì diệu rừng xanh - TV5, tập 1: Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, / lá úa vàng như cảnh mùa thu. // Tôi dụi mắt. // Những sắc vàng động đậy. // Những con mang vàng hệt như màu lá khộp / đang ăn cỏ non. // Những chiếc chân vàng / giẫm trên thảm lá vàng / và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. // Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc / là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi. Hơn nữa, một yêu cầu không thể thiếu của đọc đúng là đọc đúng ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu cảm. Ví dụ: Trong bài “Người gác rừng tí hon” TV5, tập 1, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng những câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật: Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào? - Câu tự hỏi của bạn nhỏ, giọng băn khoăn. Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa? - Lời bọn trộm nên hạ giọng thì thào, bí mật. A lô, công an huyện đây! - Giọng chú công an rắn rỏi, nghiêm trang. Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! - Giọng vui vẻ, ngợi khen. Ngoài ra, cần đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về sự mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé bảo vệ rừng. Giải pháp 2: Giải nghĩa từ vựng Hiệu quả của việc giải nghĩa từ được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung bài đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu: kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là tất cả những gì được đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc. Bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Việc chọn từ nào để giải thích phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh. Giáo viên phải đọc nhiều, tập giải nghĩa nhiều để có “vốn”, có hiểu biết về từ để giải thích cho phù hợp, đồng thời phải chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà em yêu cầu. Để hiểu và nhớ những gì được đọc, giáo viên hướng dẫn học sinh không phải xem tất cả các từ đều quan trọng như nhau mà cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ giúp ta hiểu được nội dung của bài. Ví dụ: Trong bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” (TV5, tập 1): Công danh trước mắt/ trôi như nước, Nhân nghĩa trong lòng/ chẳng đổi phương. Yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa hai câu thơ trên thì giáo viên cần cho học sinh hiểu từ “công danh”, “nhân nghĩa”. Khi học sinh hiểu thì các em dễ dàng hiểu nghĩa câu thơ. Cần chú ý đến việc hướng dẫn học sinh phát hiện ra những câu quan trọng của bài, những câu nêu ý chung của bài, học sinh cần nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất. Như trong bài “Thầy cúng đi bệnh viện”(TV5, tập 1) có câu cuối bài “Từ nay, tôi dứt khoát bỏ nghề thầy cúng. Bà con ốm đau nên đi bệnh viện”. Qua câu này thì học sinh sẽ chốt lại câu về nội dung bài bệnh phải đi bệnh viện, không tin vào mê tín dị đoan. Việc giúp học sinh tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, hướng dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung, biểu hiện bằng những từ gợi tả, gợi cảm, giúp làm nên vẻ đẹp riêng của từng bài tập đọc. Giải pháp 3: Luyện đọc diễn cảm Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và lưu loát. Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang trọng phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả. Để đọc diễn cảm, học sinh phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, ở đây muốn nói đến ngắt giọng biểu cảm, làm chủ được tốc độ (độ nhanh, chậm, chỗ ngân hay là việc giãn nhịp đọc), làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không) và làm chủ ngữ điệu (độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng). Giải pháp 4: Hướng dẫn tìm hiểu bài Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ mới Những từ ngữ trong sách giáo khoa không nhất thiết yêu cầu học sinh giải thích tất cả mà có thể giải thích giải thích một số từ ngữ khó. Đối với những từ không có trong phần chú thích mà học sinh chưa hiểu thì giáo viên giải nghĩa cho học sinh hiểu bằng cách: dùng từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, từ địa phương, dựa vào câu, hình ảnh có liên quan, Giúp học sinh nắm vững câu hỏi tìm hiểu bài Cho học sinh đọc câu hỏi. Giáo viên có thể giải thích thêm cho các em nếu các em chưa nắm rõ câu hỏi. Hướng dẫn các em chia nhỏ câu hỏi ra từng ý, đặt thêm một số câu hỏi phụ để làm rõ câu hỏi trong sách giáo khoa. Giáo viên thực hiện mẫu một số ý trả lời rồi cho học sinh thực hiện tiếp câu hỏi. Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi Tổ chức cho các em làm việc cá nhân, cặp đôi, nhóm trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập. Tổ chức cho học sinh báo cáo bằng nhiều hình thức. Cho học sinh nhận xét lẫn nhau, góp ý cho nhau. Giáo viên trao đổi và giải đáp thắc mắc cho học sinh. Hiệu quả của đề tài Học sinh thích thú khi học phân môn Tập đọc. Dễ nhận thấy trong từng ánh mắt, từng nét mặt hân hoan của trò trong giờ tập đọc. Em nào cũng cố gắng chuẩn bị bài thật kĩ trước khi đến lớp, hăng hái giơ tay xung phong để đọc bài. Học sinh yêu văn học hơn, qua học tập đọc, các em được tăng thêm vốn từ, vốn hiểu biết, học tập cách diễn đạt sinh động của các tác giả, do đó các em tự tin hơn khi nói và viết. Chất lượng học tập môn Tiếng Việt phần đọc hiểu tăng lên rõ rệt được thể hiện cụ thể như sau: LÀN ĐIỂM 9-10 TỈ LỆ (%) 7-8 TỈ LỆ (%) 5-6 TỈ LỆ (%) DƯỚI 5 TỈ LỆ (%) Giữa kì 1 3 8,57 19 54,28 12 34,29 1 2,86 Cuối kì 1 9 25,71 20 57,14 5 14,29 1 2,86 Giữa kì 2 9 27,27 22 66,67 2 6,06 (Sĩ số giữa học kì 2 là 33/35 em so với đầu năm. Có 2 em theo gia đình đi làm ăn xa). Kết quả cuối kì cho thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt, thành tích học của các em được năng lên. Từ việc học tốt môn Tiếng Việt cũng góp phần học tốt các môn học khác. Bài học kinh nghiệm Thông qua việc làm có hiệu quả trên và kinh nghiệm những năm đứng lớp tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Nắm bắt được những thay đổi của ngành để nghiên cứu, học tập, điều chỉnh vì từng ngày, từng giờ có những thay đổi lớn như chương trình sách giáo khoa, phương pháp mới tiểu học. Luôn sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, nhanh chóng lược bỏ những phương pháp cũ kỹ và không phù hợp. Nhà trường tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất góp một phần vào thành công của việc dạy học: sách tham khảo, các dụng cụ khác phục vụ cho giảng dạy và học tập. Cần làm tốt mối quan hệ với phụ huynh học sinh để phụ huynh chăm lo sức khỏe cho học sinh, chuẩn bị tốt các đồ dùng, sách vở cho học sinh, nắm được tình hình học tập cũng như các hoạt động của các em ở nhà. Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm nâng cao tay nghề. Nghiên cứu mục tiêu và nội dung bài giảng thật kĩ trước khi lên lớp. KẾT LUẬN Phân môn Tập đọc giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe và nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh. Nội dung trên khẳng định: môn Tiếng Việt đối với giáo dục tiểu học không chỉ là một môn khoa học mà còn là một môn học công cụ. Học sinh tiểu học học tiếng Việt để sử dụng được tiếng Việt trong học tập các môn học khác, trong rèn luyện tư tưởng, tình cảm, trong hình thành nhân cách con người Việt Nam cũng như trong giao tiếp xã hội. Phân môn Tập đọc ở lớp 5 được học mỗi tuần 2 tiết. Thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xuôi (4 bài là trích đoạn kịch), 18 bài thơ (có 4 bài ca dao ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn Tập đọc ở lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4. Cùng với các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc còn xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từ điển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc. Chính vì thế giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc thì góp phần cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện trong quá trình dạy phân môn Tập đọc lớp 5. Tôi đã mạnh dạn trao đổi, chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp. Mặt dù đó cố gắng rất nhiều nhưng đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong Ban giam khảo góp ý, bổ sung thêm. Xin chân thành cảm ơn! Hòa Đông, ngày 20 tháng 04 năm 2021 Xác nhận của HIỆU TRƯỞNG Người thực hiện Nguyễn Thanh Tùng Lê Chí Linh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5b_truong_tieu_hoc_h.doc