SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt “Giải toán có lời văn” qua rèn kĩ năng tự đặt được đề toán

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt “Giải toán có lời văn” qua rèn kĩ năng tự đặt được đề toán

Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Sự phát triển của kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức với những thách thức của hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi mỗi quốc gia phải có chiến lược phát triển con người riêng cho mình.

 Đảng và Nhà nước ta đã đặt nhiệm vụ giáo dục lên hàng đầu, coi giáo dục là quốc sách, đề ra chủ trương nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Trong đó, việc phát triển tài năng và bồi dưỡng nhân tài để tạo nguồn trí tuệ phục vụ cho đất nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Công việc đó phải tiến hành ngay ở bậc Tiểu học, vì bậc Tiểu học là bậc nền tảng, có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành, phát triển của công dân tương lai, để họ sẵn sàng tiếp cận với nền khoa học tiên tiến của nhân loại và đi vào khám phá thế giới.

 Môn Toán cũng như những môn học khác đã cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn Toán ở trường Tiểu học là môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của học sinh.

 Các bài toán trong sách giáo khoa Tiểu học nói chung được chọn lọc, sắp xếp có hệ thống, phù hợp với trình độ kiến thức và năng lực của học sinh. Trong đó mạch kiến thức giải toán được sắp xếp xen kẽ với mạch kiến thức cơ bản. Giải toán ở bậc Tiểu học, học sinh vừa thực hiện nhiệm vụ củng cố kiến thức toán học đã lĩnh hội, đồng thời vận dụng kiến thức ấy vào giải các bài toán gắn liền với thực tiễn. Học sinh tự giải được các bài toán có lời văn là một yêu cầu cơ bản của dạy học toán.

 

doc 21 trang thuychi01 8543
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt “Giải toán có lời văn” qua rèn kĩ năng tự đặt được đề toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
	Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Sự phát triển của kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức với những thách thức của hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi mỗi quốc gia phải có chiến lược phát triển con người riêng cho mình.
	Đảng và Nhà nước ta đã đặt nhiệm vụ giáo dục lên hàng đầu, coi giáo dục là quốc sách, đề ra chủ trương nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Trong đó, việc phát triển tài năng và bồi dưỡng nhân tài để tạo nguồn trí tuệ phục vụ cho đất nước là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Công việc đó phải tiến hành ngay ở bậc Tiểu học, vì bậc Tiểu học là bậc nền tảng, có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành, phát triển của công dân tương lai, để họ sẵn sàng tiếp cận với nền khoa học tiên tiến của nhân loại và đi vào khám phá thế giới.
	Môn Toán cũng như những môn học khác đã cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn Toán ở trường Tiểu học là môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của học sinh.
	Các bài toán trong sách giáo khoa Tiểu học nói chung được chọn lọc, sắp xếp có hệ thống, phù hợp với trình độ kiến thức và năng lực của học sinh. Trong đó mạch kiến thức giải toán được sắp xếp xen kẽ với mạch kiến thức cơ bản. Giải toán ở bậc Tiểu học, học sinh vừa thực hiện nhiệm vụ củng cố kiến thức toán học đã lĩnh hội, đồng thời vận dụng kiến thức ấy vào giải các bài toán gắn liền với thực tiễn. Học sinh tự giải được các bài toán có lời văn là một yêu cầu cơ bản của dạy học toán.
	Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em học sinh làm tính có lời giải còn nhiều lúng túng, khó khăn khi giải một bài toán có lời giải. Kể cả những học sinh có khả năng tiếp thu bài tốt vẫn còn sai sót trong lập luận để tìm cách giải bài toán, nhất là trong ghi lời giải. Đứng trước thực tế đó, là người giáo viên không cho phép tôi bỏ qua mà phải suy nghĩ, điều tra và tìm biện pháp khắc phục.
	Để học sinh “Học một biết mười”, phát huy các hoạt động học tập tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh thì cần phải tập cho học sinh thói quen:
	Chưa tự bằng lòng mỗi khi giải quyết xong bài toán hoặc tìm đúng đáp số, ngay cả trong trường hợp đã thử lại cẩn thận, soát lại đầy đủ. Điều đó có nghĩa là: Các em cần tiếp tục suy nghĩ để tìm hiểu sâu hơn nhằm khai thác bài toán đó theo một hướng, một cách làm độc đáo, hiệu quả hơn.
	Vậy, làm thế nào để tất cả đối tượng học sinh không những ở thành phố mà cả miền núi – nơi mà điều kiện có nhiều khó khăn và sách tham khảo chưa được phong phú, đa dạng – phát huy được sự sáng tạo, thông minh và khả năng suy nghĩ linh hoạt để khai thác bài toán có hiệu quả? Đặc biệt là trong quá trình dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng như hiện nay là dạy sát, phù hợp đối tượng học sinh, nhất là những học sinh có năng lực học toán. 
	Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt “Giải toán có lời văn” qua rèn kĩ năng tự đặt được đề toán mà theo tôi, là cách giúp các em phát triển tư duy và khai thác bài toán có hiệu quả rất tốt. Mặt khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập, để các em có điều kiện trở thành những học sinh giỏi về môn Toán, vật lý, Hóa học, về Sinh học.ở các bậc phổ thông trung học và đại học sau này. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Góp phần vào việc đổi mới dạy học tích cực nói chung và dạy học tích cực trong môn Toán nói riêng.
	- Nâng cao trình độ, phương pháp về nội dung dạy học giải toán có lời văn (ở lớp 5) cho bản thân. Cùng đồng nghiệp nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học.
	- Giúp học sinh đổi mới cách học theo tinh thần chủ động, tích cực, giúp học sinh có điều kiện học tập tốt hơn, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ở môn Toán ở trường Tiểu học.
	- Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ là một đóng góp nhỏ trong số tài liệu tham khảo của giáo viên trong công tác dạy và học Toán.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 
- Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học mảng kiến thức về giải toán có lời văn ở lớp 5B trường Tiểu học Xuân Sơn – Năm học 2014 – 2015. 
	- Đưa ra các biện pháp giúp học sinh học tốt giải toán có lời văn qua kĩ năng tự đặt được đề toán.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc các tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tham khảo sáng kiến, kinh nghiệm của đồng nghiệp.
	- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tìm hiểu thực trạng việc dạy giải toán có lời văn lớp 5 ở trường đang công tác. Thu thập thông tin và khảo sát thực tế ở một lớp đã dạy.
	- Phương pháp thống kế, xử lí số liệu.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	Giải toán là mức độ cao nhất của tư duy, đòi hỏi mỗi học sinh phải biết huy động gần như hết vốn kiến thức và hoạt động giải toán. Mỗi bài toán, mỗi biểu thức, mỗi lời văn đều có nội dung kiến thức lôgíc của nó được thể hiện bằng các ngôn ngữ Toán học (các thuật toán) và có mối quan hệ chặt chẽ trong một bài toán dạng Toán.
	Nội dung của việc giải toán gắn chặt với nội dung của số học và số tự nhiên, các thập số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học các chương trình. Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh giải toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kĩ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng kĩ năng đó trong cuộc sống. Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực vì các em cần phải phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm. Suy luận, nêu lên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra.
	Ngoài ra, môn Toán là môn học rất cần thiết để học sinh học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh, từ đó hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: Trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh , dự đoán, chứng minh. 
	Môn Toán còn góp phần giáo dục lí trí và những đức tính tốt như: Trung thực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi, sáng tạo và nhiều kĩ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới. 
	Do vậy trong dạy học giải toán người giáo viên cần giúp học sinh phát hiện, giải quyết vấn đề, tự nhận xét so sánh, phân tích tổng hợp rút ra quy tắc ở dạng khái quát. Để giúp học sinh học tốt người giáo viên cần nghiên cứu kĩ vị trí, tác dụng của từng bài toán trong mỗi bài học, trong mỗi phần của chương trình để giảng dạy cho hợp lí. 
	Song mỗi lớp, mỗi trường, mỗi địa phương khác nhau lại có những đặc điểm riêng. Để nâng cao tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả giảng dạy môn Toán, tôi đã nghiên cứu rèn luyện khả năng đặt đề thêm, nhanh những bài toán mới phù hợp với chương trình thực tiễn của học sinh lớp 5 để giảng dạy và rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh vào buổi học tăng buổi. 
	Bước vào năm học mới, song song với việc ổn định tổ chức, tôi tiến hành khảo sát môn Toán của lớp. Qua đó nhận thấy học sinh giải toán rất yếu, lời giải và lí luận không chặt chẽ, rất ít học sinh đạt điểm tối đa trong bài toán giải. Vậy các em yếu về giải toán là do nguyên nhân nào? Phải xác định được chúng ta mới tìm ra biện pháp khắc phục. Tôi nhận thấy rằng học sinh giải toán yếu là do những nguyên nhân sau: 
	+ Học sinh không nắm được yêu cầu của bài toán.
	+ Không phân biệt được cách giải của từng dạng toán.
	+ Không đọc kĩ đề 
	+ Không biết cách đặt đề toán.
	Để giải quyết những nguyên nhân trên, tôi đã tự suy nghĩ tìm ra được những kinh nghiệm đặt một số đề toán từ những đề toán đã cho nhằm nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	1. Vài nét về nhà trường: 
	Trường Tiểu học mà tôi đang công tác trên địa bàn một xã có điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Dân số đông, có hai làng theo Đạo, nêm công tác giáo dục còn gặp khó khăn. 
	Song những năm gần đây công tác giáo dục đã được sự giúp đỡ, quan tâm của các cấp: Đảng ủy – UBND xã và Hội cha mẹ học sinh cho nên phong trào học tập và chất lượng học tập ngày càng có nhiều chuyển biến rõ rệt.
	Đồng thời Ban giám hiệu nhà trường cũng thường xuyên quan tâm, chăm lo và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để giáo viên yên tâm công tác nhât là công tác chuyên môn nghiệp vụ.
	Đối với các em học sinh: phần lớn đều ngoan, lễ phép, chuyên cần siêng năng trong học tập.
	2. Thực trạng: 
	Đầu năm học 2014 – 2015 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5B với tổng số học sinh 27 (nam 12, nữ 15). Sau khi nhận lớp tôi tiến hành khảo sát. Qua khảo sát thực tế, tôi thấy rất nhiều học sinh còn yếu về kỹ năng tự đặt đề toán, không biết cách thay đổi các số liệu đã cho, các đối tượng trong đề toán, tăng đối tượng trong đề toán hay thay đổi câu hỏi của bài toán bằng câu hỏi khó hơn hoặc đặt một đề toán ngược lại với đề toán đã cho.Khảo sát xong tôi bắt tay vào việc lập kế hoạch để giúp các em khắc phục những thiếu sót trên, đồng thời qua việc làm này tôi cũng nhằm mục đích dạy tăng cường Tiếng Việt trong học Toán cho các em học sinh lớp tôi phụ trách. 
	Xuất phát từ yêu cầu học tập của các em và những trăn trở của bản thân đã thôi thúc tôi tiến hành áp dụng cách làm này trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi dạy các dạng bài luyện tập, bài ôn tập ở buổi học tăng buổi. 
	3. Kết quả của thực trạng. 
	Qua thực tế khảo sát đầu năm học, tôi thấy các em còn lúng túng nhiều trong việc tự đặt đề toán. Cụ thể: 
Đặt đề toán mới bằng cách
Số học sinh đặt đề thành thạo
Số học sinh biết đặt đề
Số học sinh chưa đặt được đề
SL
%
SL
%
SL
%
Thay đổi các số liệu đã cho
3
11,1
4
14,8
20
74,1
Thay đổi các đối tượng trong đề toán
3
11,1
4
14,8
20
74,1
Thay đổi các quan hệ trong đề toán
3
11,1
4
14,8
20
74,1
Tăng số đối tượng trong đề toán
2
7,4
3
11,1
22
81,5
Thay đổi câu hỏi của bài toán bằng một câu hơi khó hơn
2
7,4
3
11,1
22
81,5
Đặt ra các bài toán ngược với bài toán vừa giải
2
7,4
3
11,1
22
81,5
III. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
	1. Giải pháp chung: 
	- Công tác nghiên cứu, tham khảo các tài liệu của giáo viên.
	- Công tác tiến hành điều tra khảo sát, phân loại đối tượng học sinh.
	- Tổ chức trao đổi, thảo luận với tổ chuyên môn, đồng nghiệp.
	- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, dạy học sát đối tượng để giúp học sinh: Biết tự lập đề toán là một biện pháp rất tốt để nắm vững cách giải các bài toán cùng loại. Nhờ đó học sinh sẽ nắm vững hơn mối quan hệ giữa các đại lượng và những quan hệ bản chất trong mỗi loại bài toán. Chính vì vậy mà học sinh hiểu bài toán sâu sắc hơn rất nhiều. 
	- Hướng dẫn học sinh biết tự lập đề toán là một biện pháp rất tốt để nắm vững cách giải các bài toán cùng loại. Nhờ đó học sinh sẽ nắm vững hơn mối quan hệ giữa các đại lượng và những quan hệ bản chất trong mỗi loại bài toán. Chính vì vậy mà học sinh hiểu bài toán sâu sắc hơn rất nhiều. 
Trong năm học qua, mỗi khi dạy học xong một dạng toán mới, tôi thường giao bài tập cho học sinh tự ra các đề toán khác tương tự với bài toán vừa giải bằng cách: 
	1. Thay đổi các số liệu đã cho trong đề toán.
	2. Thay đổi các đối tượng trong đề toán.
	3. Thay đổi các quan hệ trong đề toán.
	4. Tăng số đối tượng trong đề toán.
	5. Thay đổi câu hỏi của bài toán bằng một câu hỏi khó hơn.
	6. Đặt các bài toán ngược với bài toán giải. 
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện. 
	2.1. Thay đổi các số liệu đã cho trong đề toán. 
	Cách đặt đề toán dạng này có vai trò to lớn trong việc rèn luyện kỹ năng, củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp các em có khả năng giải thành thạo các dạng toán đã học. 
a. Các bước tiến hành: 
a. Bước 1: Xác định các số liệu cơ bản của bài toán. (Giáo viên có thể cho học sinh xác định các số liệu liên quan đến đề toán bằng cách gạch dưới các số liệu đó). 
	Bước 2: Đưa số liệu mới vào thay số liệu cũ ban đầu. 
	Bước 3: Kiểm tra tính hợp lý và chính xác của số liệu mới thay.
	b. Ví dụ: 
 	“Một hộp bóng có số bóng màu đỏ, số bóng màu xanh, còn lại là bóng màu vàng. Tìm phân số chỉ số bóng màu vàng”
	(Bài 3 trang 10; SGK Toán 5) 
	Trong bài toán này, học sinh thấy hai số liệu quan trọng là và 
Bây giờ các em thay ( Chẳng hạn ) hai phân số và bằng hai phân số mới là và thì sẽ có đề toán: 
	“Một hộp bóng có số bóng màu đỏ, số bóng màu xanh, còn lại là bóng màu vàng. Tìm phân số chỉ số bóng màu vàng” 
	Vậy là ta đã được bài toán mới.
	Song, khi thay đổi các số liệu trong đề toán, học sinh thường dễ mắc sai lầm ở chỗ: Không chú ý đến tính hợp lý của bài toán mà chỉ cốt làm sao bài đặt ra và giải được bài toán. Cho nên, giáo viên cần gợi ý, nhắc nhở các em: Trong khi thay đổi số liệu, không phải muốn thay đổi số liệu thế nào cũng được. 
Chẳng hạn, xét 2 phân số trên ta thấy tổng của 2 phân số đó phải bé hơn 1 vậy nên chỉ có thể thay các phân số và trong đề toán ban đầu bằng các phân số sao cho tổng của chúng bé hơn 1. Nếu khi ta thay bằng những phân số mà tổng của chứng lớn hơn 1 thì bài toán sẽ vô lý ở chỗ: Tổng của số bóng màu đỏ và số bóng màu xanh đã nhiều hơn toàn bộ số bóng có trong hộp.
	Điều mấu chốt ở đây là khi học sinh thay đổi các số liệu trong đề toán, người giáo viên phải luôn lưu ý các em cần phải xem xét đến tính hợp lý các dữ kiện trong bài toán để chúng không bị mâu thuẫn và đảm bảo tính hợp lý và lô gíc của chúng.
2.2. Thay đổi các đối tượng trong đề toán: 
	Việc thay đổi các đối tượng trong đề toán có phần nâng cao hơn và khó hơn song nó là một cách rất tốt giúp học sinh phát triển tư duy, óc sáng tạo trong quá trình học toán và cách xác định dạng toán để giúp các em biết cách đưa về các dạng toán cơ bản trong các bài toàn khó sau này. 
	a. Các bước tiến hành.
	Bước 1: Xác định các đối tượng ban đầu của đề toán
	Bước 2: Tìm các đối tượng mới cho đề toán 
	Bước 3: Thay đối tượng cũ bằng đối tượng mới – Thay số liệu cũ bằng số liệu mới (Nếu các đối tượng mới không phù hợp với số liệu cũ).
	Bước 4: Kiểm tra sự chính xác, tính hợp lý các số liệu, đối tượng vừa thay trong đề toán.
	b. Ví dụ: 
	“Quãng đường AB dài 180 km. Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54km/ giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/ giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi sau mấy giờ ô tô gặp được xe máy?
 (Bài 1a, trang 144 SGK Toán 5).
	Ở bài toán này, nếu học sinh đổi 2 đối tượng “ô tô” thành “xe đạp”, “xe máy” thành “Người đi bộ” thì sẽ có bài toán: 
	“Quãng đường AB dài 180 km. Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 54km/ giờ, cùng lúc đó một người đi bộ từ B đến A với vận tốc 36 km/ giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi sau mấy giờ hai người gặp nhau? 
	Tuy nhiên, xét các dữ kiện đề toán trên ta thấy chưa ổn vì: 
	+ Vận tốc của người đi xe đạp và đi bộ như vậy là quá nhanh. 
	Vì thế, giáo viên cần cho học sinh thay đổi cả số liệu đề toán cho hợp lý: 
	“Quãng đường AB dài dài 18 km. Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 6 km/ giờ, cùng lúc đó một người đi bộ từ B đến A với vận tốc 3 km/ giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi sau mấy giờ hai người gặp nhau? 
	Như vậy, bài toán mới đã được hoàn chỉnh.
	Ta cũng có thể đổi “ Quãng đường AB” thành một quãng đường nối hai địa danh nào đó cụ thể mà các em biết để tạo ra một bài toán mới. Chẳng hạn: 
	“Xe máy và ô tô đi ngược chiều nhau cùng khởi hành một lúc từ Thành phố Hà Nội và Thanh Hóa cách nhau 180 km. Vận tốc của xe máy đi từ Hà Nội là 36 km/ giờ, của ô tô đi từ Thanh Hóa là 54 km/giờ. Hỏi sau mấy giờ thì hai xe gặp nhau ?” 
* Bây giờ nếu đổi. 
	- Xe máy thành chiếc xe tải 
	- Ô tô thành chiếc xe du lịch 
	- “Đi ngược chiều gặp nhau” thành tình huống “chạy ngược chiều nhau”, đồng thời sửa các số liệu một chút cho phù hợp với thực tế, ta có đề toán sau: 
	“ Một chiếc xe tải và một chiếc xe du lịch chạy ngược chiều nhau cùng khởi hành một lúc cách nhau 300 km. Vận tốc xe tải là 40 km/ giờ, xe du lịch chạy với tốc độ 60 km/ giờ. Hỏi sau thời gian bao lâu thì chúng gặp nhau?” 
	Bài toán mới đặt đề như vậy là xong.
	Với dạng toán tương đồng này thì giáo viên cần lưu ý các em, khi thay đổi các đối tượng của đề toán, cũng phải chú ý đến số liệu trong bài làm sao cho phù hợp và đảm bảo tính khoa học, lô gíc. 
2.3. Thay đổi các quan hệ trong đề toán: 
	Đây là dạng thay đổi ở mức độ khó hơn nên khi giáo viên cho các em đặt đề bài toán theo cách này nhằm mục đích: giúp học sinh có dịp củng cố về tính chất của các phép tính, về quan hệ giữa các đại lượng, mối tương quan của các dữ kiện trong bài toán. Từ đó, các em sẽ nắm vững hơn cấu trúc của bài toán, dạng toán giúp các em giải được nhiều dạng toán có mức độ khó hơn.
	a. Các bước tiến hành: 
	Bước 1: Tìm quan hệ mấu chốt trong bài toán đã cho 
	Bước 2: Thay quan hệ khác ngược lại với quan hệ cũ
	Bước 3: Kiểm tra mức độ chính xác, hợp lý của bài toán mới. 
	b. Ví dụ: Tôi đưa ra đề toán: 
	“Lớp 5A và lớp 5B nhận chăm sóc một vườn cây có tổng cộng 50 cây. Nếu chuyển số cây của lớp 5A sang để lớp 5B chăm sóc thì số cây chăm sóc của cả 2 lớp 5A và 5B sẽ bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi lớp nhận chăm sóc bao nhiêu cây?” 
	Trong bài toán trên có một số quan hệ toán học chính như sau: 
	+ Tổng số cây mà lớp 5A và 5B chăm sóc là 50 cây. (1)
	+ Chuyển số cây mà lớp 5A chăm sóc sang lớp 5B thì số cây 2 lớp chăm sóc bằng nhau (2)
Thay đổi các quan hệ toán học trên ta sẽ có bài toán mới: 
	Chẳng hạn: 
* Nếu thay “quan hệ tổng” bằng “quan hệ hiệu” ở (1) và giữ nguyên (2) ta có bài toán:
	 “Lớp 5A và lớp 5B nhận chăm sóc một vườn cây hiệu số cây là 50 cây. Nếu chuyển số cây của lớp 5A sang để lớp 5B chăm sóc thì số cây chăm sóc của cả 2 lớp 5A và 5B sẽ bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi lớp nhận chăm sóc bao nhiêu cây?” 
	- Đối với cách đặt đề toán này, tôi khắc sâu cho học sinh hiểu rằng: việc thay đổi các quan hệ trong đề toán ở đây chính là thay: Tổng Hiệu; tăng giảm, thêm bớt.
2.4. Tăng số đối tượng trong đề toán: 
	Dạng toán này cũng là một trong các dạng toán khó dành cho việc dạy phân loại đối tượng học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Việc tăng số dối tượng trong đề toán là một biện pháp rất tốt để học sinh giải các bài toán cùng loại. Nhằm phát triển tư duy của các em trong quá trình học toán tránh nhàm chán. 
	a. Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định đối tượng ban đầu của đề bài. 
	Bước 2: Thêm vào đề bài các đối tượng mới tương đương với số đối tượng đã cho. 
	Bước 3: Thêm số liệu vào các đối tượng mới cho phù hợp.
	Bước 4: Kiểm tra độ chính xác của mức độ, dữ kiện, số liệu mới.
	b. Ví dụ: 
	Cuối năm 2000 số dân của một phường là 15.625 người. Cuối năm 2001 số dân của phường đó là: 15.875 người. 
	a. Hỏi từ cuối năm 2000 đến năm 2001 số dân của phường đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm? 
	b. Nếu từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số dân của phường đó cũng tăng thêm bấy nhiêu phần trăm thì đến cuối năm 2002 số dân của Phường đó là bao nhiêu người? 
 (Bài 3 trang 79 SGK Toán 5).
	- Với bài toán này giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài và nêu được bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu ta tìm gì? 
	Học sinh nêu và giải được: 
Bài giải
	a) Từ cuối năm 2000 đến năm 2001 số người tăng thêm là: 
	15875 – 15625 = 250 (người) 
	Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là: 
	250: 15625 = 0,016
	0,016 = 1,6% 
	b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là 
	15875 1,6 : 100 = 254 (người) 
	Cuối năm 2002 số dân của phường đó là: 
	15875 + 254 = 16129 (ngườ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_giai_toan.doc