SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi chính tả

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi chính tả

Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) giúp học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, môn Tiếng Việt ở Tiểu học đã lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Mà chữ viết là một hình thức của ngôn ngữ giao tiếp. Vì vậy, phân môn chính tả có vai trò rất quan trọng ở cấp Tiểu học. Học sinh có kĩ năng chính tả (viết đúng, viết nhanh) mới có điều kiện học môn Tiếng Việt và các môn học khác được thuận lợi.

Xuất phát từ sự cần thiết đó, qua quá trình dạy học và tìm hiểu thực tế qua bạn bè đồng nghiệp, các bài làm, bài kiểm tra, bài viết của học sinh, tôi nhận thấy rằng học sinh còn viết sai chính tả quá nhiều. Chính vì thế mà dẫn đến vốn từ của học sinh nghèo nàn, khả năng kết hợp từ của học sinh còn hạn chế, đơn điệu. Việc này không những có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phân môn Chính tả, môn Tiếng Việt mà còn ảnh hưởng đến các môn học khác. Như vậy, viết chính tả đúng là một trong những điều kiện để học sinh có kĩ năng chính tả tốt. Vì thế, việc rèn cho học sinh ở các lớp đầu cấp khắc phục lỗi chính tả để viết đúng là rất cần thiết.

Từ lý do trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi chính tả”. Mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và phương pháp dạy học thực hành phân môn Chính tả nói riêng, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, giúp cho học sinh có những kĩ năng cơ bản ,cần thiết để các em có thể tiếp cận tốt với các cấp học tiếp theo.

 

doc 22 trang thuychi01 78105
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) giúp học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, môn Tiếng Việt ở Tiểu học đã lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Mà chữ viết là một hình thức của ngôn ngữ giao tiếp. Vì vậy, phân môn chính tả có vai trò rất quan trọng ở cấp Tiểu học. Học sinh có kĩ năng chính tả (viết đúng, viết nhanh) mới có điều kiện học môn Tiếng Việt và các môn học khác được thuận lợi.
Xuất phát từ sự cần thiết đó, qua quá trình dạy học và tìm hiểu thực tế qua bạn bè đồng nghiệp, các bài làm, bài kiểm tra, bài viết của học sinh, tôi nhận thấy rằng học sinh còn viết sai chính tả quá nhiều. Chính vì thế mà dẫn đến vốn từ của học sinh nghèo nàn, khả năng kết hợp từ của học sinh còn hạn chế, đơn điệu. Việc này không những có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phân môn Chính tả, môn Tiếng Việt mà còn ảnh hưởng đến các môn học khác. Như vậy, viết chính tả đúng là một trong những điều kiện để học sinh có kĩ năng chính tả tốt. Vì thế, việc rèn cho học sinh ở các lớp đầu cấp khắc phục lỗi chính tả để viết đúng là rất cần thiết.
Từ lý do trên, tôi đã nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi chính tả”. Mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung và phương pháp dạy học thực hành phân môn Chính tả nói riêng, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, giúp cho học sinh có những kĩ năng cơ bản ,cần thiết để các em có thể tiếp cận tốt với các cấp học tiếp theo.
2. Mục đích nghiên cứu:
Phân môn chính tả có một vị trí vô cùng quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh những quy tắc, những thói quen viết chữ ghi tiếng Việt đúng với chuẩn giúp học sinh giao tiếp bằng văn bản viết. Mặt khác, chính tả cũng là một thứ thước đo khả năng văn hóa và giá trị văn hóa của một con người. Đối với người sử dụng tiếng Việt nói riêng, viết đúng chính tả sẽ chứng tỏ người đó có trình độ văn hóa về mặt ngôn ngữ. Đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất như: tính cẩn thận, tính kỉ luật, Nâng cao năng lực thẩm mĩ và lòng yêu quý tiếng Việt, chữ Việt.
3. Đối tượng nghiên cứu :
 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi chính tả tại trường tiểu học Đông Thọ.
4. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp chủ yếu
 + Phương pháp quan sát
 + Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
 + Phương pháp luyện tập.
 + Phương pháp thực nghiệm giáo dục và sư phạm
- Phương pháp hỗ trợ 
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 + Phương pháp tổng kết giáo dục
 + Phương pháp khảo sát thực tế . 
 + Phương pháp thống kê . 
II: NỘI DUNG
1 . Cơ sở lý luận 
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về ngôn ngữ Tiếng Việt, giúp học sinh thực hiện những năng lực và thói quen viết – nói đúng Tiếng Việt văn hoá và Tiếng Việt chuẩn mực. Nghĩa là học sinh biết dùng chữ, ghi lời nói, biết đọc, hiểu chữ viết hay nói khác đi là biết đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ hoặc đọc thông viết thạo tiếng ngôn ngữ. Do đó việc dạy cho học sinh tiểu học đọc đúng, viết đúng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, tạo nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ của học sinh.
Phân môn chính tả có một vị trí vô cùng quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh những quy tắc, những thói quen viết chữ ghi Tiếng Việt đúng với chuẩn giúp học sinh giao tiếp bằng văn bản viết. Mặt khác, chính tả cũng là một thước đo khả năng văn hóa và giá trị văn hóa của mọi con người. Đối với người sử dụng Tiếng Việt nói riêng, viết đúng chính tả sẽ chứng tỏ người đó có trình độ văn hóa về mặt ngôn ngữ. Đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất như: tính cẩn thận, tính kỉ luật, Nâng cao năng lực thẩm mĩ và lòng yêu quý Tiếng Việt, chữ Việt.
Trên thực tế, người Việt ở những vùng khác nhau có những cách phát âm khác nhau, và theo quy luật của người Việt phát âm thế nào thì ghi âm thế ấy, phát âm sai dẫn đến ghi âm sai. Đây là một quy luật song đôi khi luật này cũng bị phá vỡ do nhiều nguyên nhân. Mặt khác ở mỗi một vùng, miền khác nhau, học sinh thường mắc những loại lỗi khác nhau trong khi viết ; cơ sở của nó chính là cách phát âm khác nhau theo từng miền, từng khu vực.
Trong thực tiễn giảng dạy ở phường Đôn
g Thọ, tôi nhận thấy khi viết có một số học sinh hay nhầm lẫn giữa các phụ âm: ch/tr, s/xdẫn đến việc các em hiểu sai nghĩa của từ và sử dụng từ sai. Những nguyên nhân cơ bản đưa đ
II: NỘI DUNG
1 . Cơ sở lý luận 
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về ngôn ngữ Tiếng Việt, giúp học sinh thực hiện những năng lực và thói quen viết – nói đúng Tiếng Việt văn hoá và Tiếng Việt chuẩn mực. Nghĩa là học sinh biết dùng chữ, ghi lời nói, biết đọc, hiểu chữ viết hay nói khác đi là biết đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ hoặc đọc thông viết thạo tiếng ngôn ngữ. Do đó việc dạy cho học sinh tiểu học đọc đúng, viết đúng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, tạo nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ của học sinh.
Phân môn chính tả có một vị trí vô cùng quan trọng, nó góp phần rèn luyện cho học sinh những quy tắc, những thói quen viết chữ ghi Tiếng Việt đúng với chuẩn giúp học sinh giao tiếp bằng văn bản viết. Mặt khác, chính tả cũng là một thước đo khả năng văn hóa và giá trị văn hóa của mọi con người. Đối với người sử dụng Tiếng Việt nói riêng, viết đúng chính tả sẽ chứng tỏ người đó có trình độ văn hóa về mặt ngôn ngữ. Đồng thời cũng rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất như: tính cẩn thận, tính kỉ luật, Nâng cao năng lực thẩm mĩ và lòng yêu quý Tiếng Việt, chữ Việt.
Trên thực tế, người Việt ở những vùng khác nhau có những cách phát âm khác nhau, và theo quy luật của người Việt phát âm thế nào thì ghi âm thế ấy, phát âm sai dẫn đến ghi âm sai. Đây là một quy luật song đôi khi luật này cũng bị phá vỡ do nhiều nguyên nhân. Mặt khác ở mỗi một vùng, miền khác nhau, học sinh thường mắc những loại lỗi khác nhau trong khi viết ; cơ sở của nó chính là cách phát âm khác nhau theo từng miền, từng khu vực.
Trong thực tiễn giảng dạy ở phường Đông Thọ, tôi nhận thấy khi viết có một số học sinh hay nhầm lẫn giữa các phụ âm: ch/tr, s/xdẫn đến việc các em hiểu sai nghĩa của từ và sử dụng từ sai. Những nguyên nhân cơ bản đưa đến thực trạng này là: 
- Về phía giáo viên: Do phải soạn nhiều tiết, dạy nhiều tiết trong một buổi, sĩ số lớp lại đông nên giáo viên chỉ chủ yếu truyền thụ cho học sinh chép xong bài mà chưa dành nhiều thời gian đi sâu vào rèn kĩ năng viết đúng cho học sinh trong các tiết dạy.
- Về phía học sinh: Do một số học sinh sinh ra và lớn lên ở quê trong khi nói hoặc viết thường có thói quen sử dụng lẫn lộn các phụ âm như: ch/tr, r/d/gi, s/x dẫn đến việc học sinh bị nhầm lẫn giữa các phụ âm. Ngoài ra, còn có những em phát âm ngọng và viết cũng ngọng theo. Một trong những nguyên nhân cơ bản nữa là nhiều học sinh chưa nắm vững nguyên tắc ghi âm, ghi thanh, chưa chú trọng đến nét nghĩa trong từng văn cảnh thường chỉ viết theo cảm tính, khi viết lại không tập trung chú ý
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Qua thực tế rèn cho học sinh lớp hai viết đúng chính tả tôi có những thuận lợi và khó khăn sau.
a. Về giáo viên: 
* Thuận lợi:       
Năm học 2016-2017 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2B. So với lứa tuổi học sinh tiểu học thì ở lứa tuổi lớp 2 còn rất nhỏ, tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Lớp 2B có 47 em trong đó có 20 em nữ và 27 em nam. Các em nhìn chung đều có ý thức học tập tốt, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, gia đình quan tâm. Đó là thuận lợi để tôi áp dụng sáng kiến của mình.
* Khó khăn:
+ Sĩ số lớp học đông nên dẫn đến giáo viên bao quát nhiều khi chưa hết.
+ Quá trình dạy học, chưa đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học, tính vững chắc, tính vừa sức với đối tượng học sinh lớp mình.
+ Giáo viên chủ nhiệm đôi khi còn xao nhãng việc chấm chữa bài thường xuyên, do đó hạn chế nắm bắt đối tượng học sinh lớp mình, không biết chất lượng chữ viết của học sinh trong từng giai đoạn viết chữ để có hướng khắc phục và đề ra phương pháp giáo dục tốt nhất đối với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 
+  Bản thân GV chưa phối kết hợp rèn chữ viết trong tất cả các môn học. Việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh nói chung và rèn chính tả cho học sinh nói riêng GV làm chưa tốt.
+ Trong các giờ học chính tả, giáo viên chưa thực sự tổ chức tiết học sôi nổi, chưa có sự đổi mới phương pháp – hình thức dạy học thực sự mà còn mang tính hình thức. 
+ Giáo viên chưa phát động các cuộc thi vui để phát triển tối đa khả năng viết chính tả của học sinh.
+  Bên cạnh đó một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng đến việc viết sai chính tả của học sinh là do phụ huynh thiếu quan tâm sửa lỗi cho các em. Ở nhà khi các em nói sai, nói ngọng thường là phụ huynh bỏ qua, chỉ có số ít là phụ huynh sửa sai cho con em mình. Một số phụ huynh đi làm xa để mặc con em ở nhà.  Bản thân một số phụ huynh còn nói sai, viết sai chính tả. Cụ thể khi trao đổi trực tiếp với giáo viên hay trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua sổ liên lạc.
b. Về học sinh:
* Thuận lợi:
Qua thực tế giảng dạy lớp 2, qua tìm hiểu học sinh tôi thấy:
- Các em đến trường đúng độ tuổi, đi học đều, được gia đình quan tâm, kèm cặp thường xuyên.
- Sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ.
- Học sinh lớp hai viết chính tả nhìn chung đảm bảo tốc độ viết chữ theo qui định.
 * Khó khăn:
Song bên cạnh đó, giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong giờ học chính tả. Cụ thể:  
Trong thực tế nhiều năm giảng dạy , qua khảo sát, dự giờ các lớp. Hơn nữa, năm học 2016-2017 này, tôi được phân công phụ trách lớp 2B Trường Tiểu học Đông Thọ. Tôi nhận thấy hầu hết học sinh các lớp khác và học sinh lớp tôi đều là con em của những gia đình lao động tự do nên cha mẹ các em chưa ý thức đúng về việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Mặt khác, các em phát âm theo tiếng địa phương quá nhiều, viết theo sự phát âm của mình nên dẫn đến số học sinh viết đúng chính tả rất ít, hầu hết các em vẫn còn sai lỗi chính tả (ở mức độ ít, nhiều khác nhau) nhất là các lỗi về âm đầu. Có những học sinh trong một bài chính tả viết sai hơn 10 lỗi hoặc có những bài viết chính tả hoặc bài làm văn của học sinh khi mới nhìn vào thì bài viết khá đẹp mắt nhưng khi đọc cụ thể từng câu, từng chữ thì lại thấy mắc lỗi chính tả quá nhiều khiến tôi không thể hiểu các em muốn diễn đạt điều gì. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập môn Tiếng Việt cũng như những môn học khác của học sinh. Tôi nghĩ rằng có một số nguyên nhân dẫn đến một số lỗi thường sai của học sinh lớp tôi như sau:
+ Học sinh chưa nắm được một số quy tắc :
* ngh, gh: Khi đứng trước i, e, ê, ng, g : Những trường hợp còn lại (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ).
Cho nên HS thường mắc lỗi: Viết là nghỡ, nghát (thay cho ngỡ, ngát), ngìn, ngiêm, ngèo (thay cho nghìn, nghiêm, nghèo).
+ Lỗi chính tả do tiếng địa phương: 
Cách phát âm, tiếng nói của từng địa phương cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình viết chữ. Ở địa phương do cách phát âm không chính xác về các tiếng có âm đầu ch/tr; s/x; l/n; r/d/gi ; thanh hỏi/ thanh ngã nên trong quá trình viết học sinh thường lẫn lộn giữa ch/tr; s/x; l/n; r/d/gi ; thanh hỏi/ thanh ngã và số học sinh mắc những lỗi này khá nhiều. Đây là hình ảnh thực tế trong khi phát âm theo tiếng địa phương:
* Là s nhưng lại viết thành x. VD: sinh sống - xinh xống , sương mù – xương mù.
* Là x nhưng lại viết thành s. VD: xen lẫn- sen lẫn , xanh xao- xanh sao.
* Là tr nhưng lại viết thành ch. VD: - leo trèo - leo chèo, trạm y tế - chạm y tế.
* Là ch nhưng lại viết thành tr. VD: câu chuyện - câu truyện, va chạm - va trạm 
*Là n nhưng lại viết thành l. VD: chăm nom - chăm lom , nặng nề - lặng lề.
* Là l nhưng lại viết thành n. VD: lắng nghe - nắng nghe, lo lắng - no nắng .
* Là d nhưng lại viết thành g. VD: dong biển - giong biển, hàng dong - hàng giong.
* Là gi nhưng lại viết thành r. VD: tháng giêng- tháng riêng.
* Là r nhưng lại viết thành d. VD: rành mạch – dành mạch, rơi đồ - dơi đồ.
* Là d nhưng lại viết thành r. VD: để dành - để rành, con dơi - con rơi .
*Là thanh hỏi lại viết là thanh ngã. VD: chăm chỉ - chăm chĩ, đổ rác - đỗ rác.
* Là thanh ngã nhưng viết là thanh hỏi. VD: số chẵn - số chẳn, thi đỗ - thi đổ. 
+ Khả năng hiểu về nghĩa của từ ở học sinh còn hạn chế: 
Trong thực tế, ta thấy rằng việc dạy từ ngữ ở Tiểu học chủ yếu là qua giờ Luyện từ và câu. Trong giờ này thì giáo viên mới chú trọng hơn việc giải nghĩa từ, hệ thống hoá những từ có cùng chủ đề và hướng dẫn sử dụng từ qua các bài luyện tập. Trong giờ Chính tả giáo viên chưa chú ý đến điều này, việc học sinh không hiểu được nghĩa của từ cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả ở học sinh.
 Tổng hợp kết quả khảo sát lần đầu:
Khảo sát thực trạng ở lớp 2B Trường Tiểu học Đông Thọ đầu năm học 2016 - 2017: 
Sĩ số
Số HS viết đúng chính tả
Số HS viết sai về ch/tr; s/x
Số HS viết sai về r/d/gi; l/n
Các lỗi khác
46
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
5
10.9
10
21.8
20
43.4
11
23.9
Từ thực trạng của lớp tôi như trên, để việc dạy và học đạt kết quả tốt hơn, tôi suy nghĩ, tìm tòi và tham khảo các tài liệu chính tả Tiếng Việt, tôi mạnh dạn thực hiện một số biện pháp “Giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi chính tả” giúp các em viết đúng chính tả hơn, học tốt hơn và bước đầu thu được những kết quả tốt. 
3. Các giải pháp thực hiện:
Sau khi nghiên cứu đề tài tôi đã đưa ra các bước thực hiện đề tài như sau:.
3.1. Phân loại học sinh.
Ngay từ đầu năm, khi nhận lớp, tôi đã khảo sát xem có bao nhiêu em nhầm lẫn giữa hai phụ âm đầu s/x, viết sai về ch/tr; s/x, bao nhiêu em viết sai về r/d/gi; l/n; bao nhiêu em viết sai các lỡi khác rồi tìm hiểu nguyên nhân (do phát âm ở địa phương, do ngọng hay do chưa nắm được các nguyên tắc chính tả) dẫn đến sự nhầm lẫn đó để có kế hoạch giúp đỡ từng em.
3.2. Luyện phát âm hai phụ âm s/x cho thật chuẩn.
- Trước hết, tôi luôn cố gắng phát âm chuẩn ở mọi lúc, phân biệt rõ cách phát âm s/x đồng thời chú trọng luyện cho học sinh (đặc biệt là những em phát âm sai do tiếng địa phương và do ngọng) thông qua tiết Tập đọc (gắn với nghĩa và phân biệt nghĩa của từ)
Ví dụ: Trong bài tập đọc: “Làm việc thật là vui” – Tiếng Việt 2 tập 1 “sắc xuân”, trước hết tôi cho học sinh nêu cách phát âm tiếng “sắc” rồi gợi mở cho học sinh giải nghĩa từ và phân biệt với tiếng “xắc” trong “ xúc xắc”
- Ngoài tiết Tập đọc, tôi luyện phát âm cho các em ở tất cả các môn học, khi các em phát biểu ý kiến hoặc thông qua giao tiếp với các em.
- Ngôn ngữ Tiếng Việt thường đọc sao viết vậy nên khi các em đã phát âm chuẩn thì khi viết cũng đỡ sai lỗi chính tả. Tôi đã dẫn chứng những trường hợp nói sao viết vậy như sau:
 Áp dụng chuyên đề “Nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông trong các nhà trường”
- Từ thực tế tại trường Tiếng địa phương còn tồn tại ở tất cả các trường với mức độ khác nhau.
- Giao tiếp trong nhà trường là giao tiếp thuộc phong cách khoa học giáo dục và phong cách hành chính công vụ. Vì vậy nếu dùng ngôn ngữ với giọng điệu địa phương thì sẽ bị sai lạc về phong cách, không tuân thủ chuẩn mực ngôn ngữ văn hóa. Do đó chúng ta cần nói, viết đúng chuẩn.
- Nói, viết tiếng địa phương lệch chuẩn Tiếng Việt phổ thông hiện đại chính là sai kiến thức của môn học Tiếng Việt được dạy trong các nhà trường. Nói, viết không chuẩn là chưa đạt tính mô phạm chuẩn mực của người làm thầy. Thậm chí có khi làm sai lệch thông tin hoặc gây cười. 
- Rèn luyện nói, đọc đúng chính âm, viết đúng chính tả (khắc phục sự hạn chế của tiếng địa phương), biết xây dựng phong cách ngôn ngữ thân thiện, thanh lịch chính là xây dựng nét văn hóa trong giao tiếp, là xây dựng nét mô phạm cao quý cho mỗi người thầy, mỗi cơ quan văn hóa. 
- Thường xuyên nhắc nhở đồng nghiệp, bạn bè, học sinh sửa lỗi. Tích cực tích lũy vốn từ, biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ (trong đó có từ địa phương) chuẩn xác, có thẩm mỹ, đồng thời điều chỉnh ngữ điệu cho phù hợp, thân thiện trong giao tiếp.
3.3.Chú trọng các tiết chính tả.
Trong các tiết học , tôi lưu ý hơn trong việc rèn chữ viết bằng cách đi từ nghĩa đến chữ hoặc ngược lại đi từ chữ đến nghĩa, nhấn mạnh vào biện pháp so sánh đối chiếu, gợi mở để học sinh thấy được sự khác nhau về nghĩa của những cặp từ dễ lẫn. Bởi vì để viết đúng chính tả ngoài việc phát âm chuẩn cần hiểu rõ nghĩa của từ và nắm vững quy tắc viết chính tả. Từ đó tôi đưa ra các biện pháp tổ chức như sau:
* Luyện phát âm đúng và chính xác đồng thời thực hiện nguyên tắc đồng bộ trong quá trình dạy học Chính tả.
* Hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập và ghi nhớ mẹo luật chính tả.
* Dạy chính tả theo nguyên tắc tích hợp 
* Hướng dẫn học sinh ghi Sổ tay chính tả.
* Yêu cầu học sinh chép lại chữ viết đúng.
* Hướng dẫn học sinh đọc nhiều –nhớ lâu.
* Giải nghĩa và đọc từ khó.
* Khuyến khích học sinh chép các bài thơ vui để rèn chính tả.
* Hình thành mẹo luật chính tả.
* Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. 
3.3.1. Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
a. Luyện phát âm đúng và chính xác đồng thời thực hiện nguyên tắc đồng bộ trong quá trình dạy học Chính tả.
Bài viết chính tả phần lớn là viết lại một phần nội dung bài tập đọc đã học. Vì vậy, để học sinh viết tốt các bài chính tả thì ngay các tiết học tập đọc, tôi cho học sinh hiểu nghĩa từ trong bài đọc, hiểu câu, hiểu nội dung cơ bản của bài đọc. Trước khi viết bài chính tả, giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài viết. như vậy, khi viết chính tả, học sinh bắt đầu đã có vốn từ, nắm được nội dung bài, học sinh sẽ tự đọc – phân tích – viết đúng, đặc biệt là những tiếng, từ viết khó, hạn chế sự mắc lỗi.
Luyện đọc là một vấn đề rất cần thiết, nhất là học sinh lớp Hai. Để chép được bài văn, bài thơ thì các em phải đọc tốt, có đọc tốt thì mới viết đúng, cao hơn nữa là viết đẹp. Để học sinh viết đúng chính tả thì bước đầu tiên trong dạy - học người dạy cần giúp học sinh nắm  vững các bước sau:
- Cho học sinh đọc bài chính tả (chú ý phát âm đúng).
- Hướng dẫn viết từ khó vào bảng con, đọc các từ khó (chú ý phát âm đúng).
- Hướng dẫn cách trình bày về cách trừ lề, ghi tên môn, tên bài.
- Giáo viên hướng dẫn kỹ khi nào cần viết hoa (chữ đầu câu, tên riêng). Học sinh phải biết đây là quy tắc chính tả buộc phải tuân theo. Khi gặp trường hợp dấu chấm xuống dòng thì phải viết lùi vào một ô, cách ghi dấu (,), dấu chấm than (!), dấu hai chấm (:), gạch đầu dòng (-), dấu hỏi (?).
- Nếu là viết bài thơ thì tuỳ vào thể loại thơ có số chữ nhiều hay ít mà trình bày cho cân đối với trang giấy và viết xong mỗi câu thơ thì phải xuống dòng, chữ đầu dòng lại viết hoa.
- Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm đúng và chính xác cho bản thân mình để từ đó luyện cho học sinh phát âm đúng và chính xác. VD: như với những tiếng có thanh ngã thì phải đọc nặng giọng và hơi ngân dài hơn so với những tiếng có thanh hỏi.
- Đồng thời việc rèn phát âm cho học sinh không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các tiết như: Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn,... Đó chính là thực hiện nguyên tắc đồng bộ trong dạy học Chính tả . Mặt khác, để đáp ứng với yêu cầu thực tế thì trong dạy học ta không chỉ chú trọng dạy chính tả trong giờ Chính tả mà phải dạy kết hợp trên tất cả các giờ học: Tập làm văn, Luyện từ và câu, Tập đọc, Toán ,...có những biện pháp dạy Chính tả phù hợp trong từng phân môn. Có được sự kết hợp hài hoà, hợp lí đó thì các môn học mới có tác dụng hỗ trợ cho nhau và việc dạy học mới đạt hiệu quả cao. 
Chẳng hạn, trong giờ Tập đọc tuần 2 bài “Làm việc thật là vui” một số học sinh còn phát âm chưa đúng từ: sắp sáng, sắc xuân, ...Giáo viên cho học sinh phát âm đúng các từ đó. Qua việc phát âm đúng học sinh sẽ nắm được cách viết s hay x trong bài chính tả nghe-viết.
b. Hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập và ghi nhớ mẹo luật chính tả.
* Khắc phục lỗi x-s:
Bài 1: Điền vào chỗ trống x hoặc s.
.....ắp xếp; .....ếp hàng; sáng .....ủa; xôn .....ao
Bài 2: Tìm một số từ chỉ thức ăn hoặc đồ dùng liên q

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_2_khac_phuc_loi_chin.doc