SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chạy đà giậm nhảy ở nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chạy đà giậm nhảy ở nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân

Thể dục một môn học, là hoạt động chủ yếu của công tác giáo dục thể chất, trong giáo dục toàn diện ở nhà trường nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng do học tập và thiếu vận động tạo nên.

 “Việc dạy và học thể dục trong trường phổ thông góp phần giữ gìn sức khỏe, phất triển thể lực, nâng cao chất lượng con người Việt Nam và chuẩn bị cho người lao động tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước.” [1]

 Mục tiêu giáo dục THPT đã được xác định trong luật giáo dục là: “.giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân các con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống.” [2]

 Mục tiêu của môn Thể dục ở THPT nhằm giúp học sinh củng cố phát triển những kết quả đã học tập, rèn luyện được ở tiểu học, THCS, nâng cao và hoàn thiện năng lực thể chất cho học sinh phổ thông góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục THPT đã được xác định trong Luật Giáo dục. Cụ thể là:

- Có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực. Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và giới tính.

- Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản về TDTT và phương pháp tập luyện: Các kĩ năng vận động cần thiết trong cuộc sống.

- Hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí.

- Biết vận dụng nhụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động ở nhà

trường và trong đời sống hàng ngày.

 

doc 16 trang thuychi01 8642
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chạy đà giậm nhảy ở nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài
 	Thể dục một môn học, là hoạt động chủ yếu của công tác giáo dục thể chất, trong giáo dục toàn diện ở nhà trường nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng cơ bản để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng do học tập và thiếu vận động tạo nên.
	“Việc dạy và học thể dục trong trường phổ thông góp phần giữ gìn sức khỏe, phất triển thể lực, nâng cao chất lượng con người Việt Nam và chuẩn bị cho người lao động tương lai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước.” [1]
	Mục tiêu giáo dục THPT đã được xác định trong luật giáo dục là: “...giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân các con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ....Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống.” [2] 
	Mục tiêu của môn Thể dục ở THPT nhằm giúp học sinh củng cố phát triển những kết quả đã học tập, rèn luyện được ở tiểu học, THCS, nâng cao và hoàn thiện năng lực thể chất cho học sinh phổ thông góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục THPT đã được xác định trong Luật Giáo dục. Cụ thể là:
- Có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực. Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và giới tính.
- Có những kiến thức, kĩ năng cơ bản về TDTT và phương pháp tập luyện: Các kĩ năng vận động cần thiết trong cuộc sống.
- Hình thành thói quen tập luyện TDTT thường xuyên và nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí.
- Biết vận dụng nhụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào các hoạt động ở nhà 
trường và trong đời sống hàng ngày.
 Ngày nay việc tập luyện và tham gia thi đấu môn Điền Kinh đã trở thành truyền thống hàng năm của Hội Khỏe Phù Đổng đã thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện và thi đấu. Nội dung giảng dạy điền kinh trong nhà trường cũng rất đa dạng và phong phú.
Trong các nội dung của môn Điền Kinh thì nhảy xa là một trong số các nội dung có lịch sử phát triển lâu đời. Từ phương pháp để người xưa vượt qua các hào rãnh trong săn bắn, hái lượm... nhảy xa dần trở thành một phương tiện rèn luyện để phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tốc độ, sức mạnh tốc độ, sự phát triển linh hoạt, khéo léo và trở thành một nội dung quan trọng trong trường THPT.
Trong môn Điền Kinh, nhảy xa là nội dung thường được các vận động viên có trình độ cao lựa chọn để thi đấu. Đây là kỹ thuật phức tạp, hoạt động không mang tính chu kỳ, đòi hỏi người tập phải nắm vững những tư duy động tác đồng thời thực hiện động tác một cách nhịp nhàng, thuần thục.
Như chúng ta đã biết thành tích của các môn phụ thuộc vào tốc độ bay ban đầu và góc độ bay nhưng không thể bỏ qua hai yếu tố đó là kỹ thuật và thể lực. Hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, có tác dụng thúc đẩy để đạt thành tích cao. Đặc biệt là yếu tố kỹ thuật, qua kinh nghiệm thực tế của tôi, của các huấn luyện viên lâu năm và các công trình nghiên cứu khoa học thể dục thể thao của các tác giả trong nước đã chứng minh rằng động tác kỹ thuật càng thành thục, chính xác thì càng tiết kiệm được sức, vận dụng và phát huy được khả năng dùng sức của cơ thể giúp nâng cao thành tích của mình. Tuy nhiên trong quá trình học tập của học sinh hiện nay, học sinh thường mắc những sai lầm rất cơ bản trong học kỹ thuật. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích học tập và thi đấu của các em mà hai yếu tố đó lại chính là kết quả giai đoạn chạy đà, giậm nhảy tạo ra.
	Từ những phân tích nêu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 12 khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chạy đà giậm nhảy ở nội dung nhảy xa kiểu ưỡn 
thân” 
1.2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
	Tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm tìm ra biện pháp tối ưu nhất để hạn chế những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chạy đà giậm nhảy ở nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân của học sinh lớp 12. Qua đó góp phần nâng cao thành tích, phát huy tính tích cực tập luyện của các em. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 	 Đề tài này sẽ nghiên cứu về hoạt động dạy học kĩ thuật chạy đà giậm nhảy ở nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân cho học sinh lớp 12 của giáo viên và học sinh ở trường THPT Vĩnh Lộc, nghiên cứu các phương pháp dạy học, nghiên cứu nội dung chương trình, nghiên cứu các tài liệu, tạp chí có liên quan..... sau đó tổng kết đúc rút và đưa ra kinh nghiệm để dạy học tốt nội dung này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm, khi sử dụng phương pháp này, bản thân tôi và đồng nghiệp đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau chủ yếu là các nguồn tài liệu về giảng dạy và huấn luyện điền kinh, các tài liệu tham khảo là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, một số tạp chí chuyên ngành và các kỷ yếu của các Hội nghị khoa học TDTT, cũng như các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. 
1.4.2. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng phương pháp kiểm tra sư phạm để kiểm tra và đánh giá hiệu quả của một số bài tập sửa chữa sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” cho học sinh Trường THPT Vĩnh Lộc.
 1.4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tôi tiến hành thực nghiệm các bài tập nhằm sửa chữa những sai lầm thường mắc trong học kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn” thân cho học sinh lớp 12 
trường THPT Vĩnh Lộc.
 	Tổ chức thực nghiệm: Tôi và các đồng nghiệp tiến hành thực nghiệm trong 1 tháng được phân theo chu kỳ 4 tuần, mỗi tuần gồm 2 giáo án, mỗi giáo án gồm 45 phút. Chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm vào các giờ học chính khóa¸ theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 	 Để đánh giá kết quả thực nghiệm tôi sử dụng phương pháp so sánh tự đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm của nhóm học sinh mà tôi lựa chọn.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
2.1.1. Nguồn gốc hình thành và phát triển môn nhảy xa
	Các bài tập nhảy xa đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp. Song lịch sử của môn nhảy xa được ghi nhận như sau:
- 1851 môn nhảy xa được đưa vào chương trình giảng dạy và thi đấu ở các trường Đại Học ở nước Anh.
- 1880 - 1890 môn nhảy xa phát triển mạnh ở nhiều nước Pháp, Mỹ, Đức, Nga, Thụy điển, Nauy.
- 1896 với việc khôi phục truyền thống Đại hội thể thao Olympic Aten Hy Lạp. Môn nhảy xa trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình thi đấu của các Đại hội thể thao Olympic
2.1.2. Sự phát triển kỹ thuật nhảy xa
- Với sự khao khát vươn tới những đỉnh cao thành tích, các vận động viên, huấn luyện viên, các nhà khoa học luôn tìm tòi các phương pháp có hiệu quả nhất trong tập luyện và thi đấu.
	- Ngày xưa, trong thi đấu vận động viên chỉ biết nhảy xa “kiểu ngồi”. Ngày nay các vận động đã biết sử dụng nhảy xa kiểu “ưỡn thân”. ( Năm 1920, nhảy xa kiểu “ưỡn thân” ra đời do vận động viên B.Tuelos Phần Lan thực hiện đầu tiên).
	- Sự thay đổi về luật thi đấu cũng là yếu tố tác động mạnh đến sự tiến bộ và thay đổi của kỷ thuật nhảy xa.
2.1.3. Thành tích môn nhảy xa phát triển qua các giai đoạn
* Nam Thế giới
- Năm 1864 thành tích Thế giới đầu tiên của nam được công bố kỷ lục là 5m48.
- Năm 1896 tại Thế vận hội lần thứ nhất (Athène Hy Lạp) kỷ lục Thế giới là 6m25.
- Năm 1936 tại Thế vận hội lần thứ XI (berlin, Đức) vận động viên Mỹ da đen Jess Owens lập kỷ lục với thành tích 8m13, kỷ lục này giữ 24 năm. Sau đó vận động viên Bop .Bimon lập kỷ lục Thế giới với thành tích 8m90 (Mexico 1968 ).
- Năm 1991 Vận động viên Mike Power ( Mỹ ) lập kỷ lục Thế giới là 8m95. Kỷ lục này vẫn được giữ cho đến ngày hôm nay.
* Nữ Thế giới 
- Năm 1948 tại thế vận hội lần thứ XIV ở Londres Anh Vận động viên nữ mới được chính thức thi đấu trong các Thế vận hội, Vận động viên người Hung-ga-ri đạt thành tích cao nhất là 5m96, đến năm 1994 Vận động viên Helen Drister Đức lập kỷ lục Thế giới là 7m74. Kỷ lục này vẫn được giữ cho đến ngày hôm nay.
* Kỷ lục môn nhảy xa của Việt Nam : 
 “Hiện nay kỷ lục bộ môn nhảy xa nam thuộc về Bùi Văn Đông với thành tích 7,89m và đạt huy chương vàng tại SEA games 28, một điều khá thú vị là Bùi Văn Đông đến với SEA Games 28 thuộc dạng vé vớt.” [3]
 “Kỷ lục của nữ vận động viên Bùi Thị Thu Thảo với thành tích là 6m68 tại kỳ SEA Games 29 ở lượt nhảy thứ 4 đồng thời cũng giúp cô dành huy chương vàng về cho đoàn thể thao Việt Nam.” [3]
2.1.4. Ý nghĩa tác dụng môn nhảy xa
	- Tập luyện môn nhảy xa có hệ thống và khoa học có tác dụng tốt trong việc tăng cường và củng cố sức khỏe cho con người. Thông qua bài tập nhảy xa giúp cho: 
	- Tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên rõ rệt, biểu hiện ở các cơ chủ yếu tham gia hoạt động có sức mạnh và tốc độ co duỗi lớn. 
	- Cơ quan phân tích có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là các cơ quan cảm thụ bản thể ở cổ, giúp cho sự phối hợp động tác phức tạp và những xung đột từ cơ quan tiền đình, có một vai trò lớn để giúp thăng bằng cho cơ thể ở tư thế trên không (khi bay). 
- Khi thi đấu do thời gian vận động ngắn nên chức năng các cơ quan thực vật, tuần hoàn, hô hấp ít biến đổi và mau hồi phục.
	- Nhảy xa còn rèn luyện tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường, khắc phục khó khăn, vượt qua các chướng ngại như hố bom, đường hào, vũng lầy... có thể trực tiếp phục vụ cho yêu cầu của đời sống hằng ngày.
	- Bài tập nhảy xa phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đặc điểm của cá nhân. Mặt khác, sân bãi đơn giản, dễ tập nên nhảy xa giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trường học, trong chương trình huấn luyện thể lực, trong chương trình thể thao cho mọi người và thể thao thành tích cao.
* Nhảy xa là phương pháp vượt qua chướng ngại vật nằm ngang. Nó là hoạt động không có chu kỳ, gồm nhiều động tác liên kết với nhau một cách chặt chẽ và phức tạp từ chạy lấy đà, giậm nhảy, bay trên không và kết thúc là rơi xuống đất.
Đặc điểm của môn nhảy xa là cần phải kéo dài khoảng cách bay trên không do nỗ lực của người nhảy (sự phối hợp chặt chẽ giữa thần kinh và cơ) trong lấy đà và giậm nhảy tạo nên. Quỹ đạo của trọng tâm cơ thể trong lúc bay phụ thuộc vào tốc độ chạy đà, lực giậm nhảy và góc độ giậm nhảy.
	Tính chất hoạt động là dùng sức mạnh bột phát trong khoảng thời gian ngắn.
	Cơ sở để nâng cao thành tích và hoàn thiện kỹ thuật, thể lực của người nhảy đều dựa trên cơ sở tập luyện chạy và các môn thể thao khác.
Để đạt thành tích cao trong nhảy xa, VĐV cần có tầm vóc tốt, có trình độ cao về sức mạnh - tốc độ và nắm vững kỹ thuật nhảy, trong hai giai đoạn chạy đà và giậm nhảy có ý nghĩa quyết định nhất đến thành tích môn nhảy. Vì thành tích nhảy xa (S) về cơ bản phụ thuộc vào góc bay của thân thể khi rời đất và tốc độ bay ban đầu (Vo). Tốc độ bay phụ thuộc nhiều vào tốc độ đà tối đa có được trước lúc giậm nhảy và lực giậm nhảy.
Về lý thuyết: Độ bay xa của lần nhảy được tính theo công thức:
Trong đó	
S: là độ xa
Vo: là tốc độ bay ban đầu
α: Là góc bay
G: Là gia tốc rơi tự do
Kỹ thuật nhảy xa bao gồm nhiều động tác liên kết với nhau một cách chặt chẽ và phức tạp từ chạy lấy đà, giậm nhảy, bay trên không và kết thúc là rơi xuống đất. Để tiện việc phân tích kỹ thuật và tập luyện người ta chia ra làm bốn giai đoạn: Chạy đà, chuẩn bị giậm nhảy; Giậm nhảy; Bay trên không; Rơi xuống đất.
2.1.5. Đặc điểm phát triển của hệ thống thần kinh 17 – 18
Hệ thần kinh là một hệ thống phát triển sớm của cơ thể người, vì vậy ở lứa tuổi này trọng lượng não của các em đã đạt mức khoảng từ 1460 gam đến 1470 gam tương đương với trọng lượng não của người trưởng thành. Chức năng của các trung khu như: Thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác, trung khu vận động ... tương đối hoàn thiện. Vì vậy các em có thể nhanh chóng học hỏi nâng cao tri thức và các kỹ năng trong cuộc sống, trong đó có kỹ năng vận động thể thao. Cũng chính do hệ thống thần kinh được hoàn thiện tương đối nên ở lứa tuổi 17 - 18 các em có thể hình thành tư duy trừu tượng và tư duy lôgíc. Quá trình hưng phấn và ức chế được cân bằng hơn. Tuy vậy cường độ quá trình hưng phấn vẫn cao hơn. Đó là điều kiện rất tốt để phát triển các tố chất thể lực nhất là sức mạnh, sức bền. Đồng thời cũng dễ dàng nắm vững được các kỹ thuật khó, tạo tiền đề cho việc nâng cao thành tích thể thao. 
2.2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến
2.2.1. Về cơ sở vật chất
	Trường THPT Vĩnh Lộc Thanh Hóa, với đội ngũ giáo viên 87 người, trong đó giáo viên dạy thể dục 07 người. Là một trường liên tục đạt danh tiên tiến xuất sắc, luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi đua dạy tốt, phong trào cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, phong trào cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập ngày cáng áp dụng đầy đủ hơn.
	 Đặc biệt trong lĩnh vực thể dục thể thao đây là một mặt rất quan trọng của giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong nhiều năm gần đây thành tích thi đấu các giải thể thao Hội khỏe Phù đổng tỉnh Thanh Hóa nhà trường luôn có rất nhiều học sinh đạt giải. Có được điều đó là do nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất khang trang cho việc giảng dạy và huấn luyện thể dục thể thao. Cụ thể nhà trường có một sân tập giành cho giảng dạy thể dục bao gồm: 01 sân bóng đá, 01 hố cát dành cho nhảy xa, 02 sân bóng chuyền, 04 đệm dành cho nhảy cao, sân bóng rổ...
 2.2.2. Về thực tế giảng dạy của giáo viên:
	Bản thân tôi đã tích cực dự giờ, trao đổi, quan sát với bạn bè đồng nghiệp Tôi nhận thấy những ưu điểm và hạn chế, khi giảng dạy kĩ thuật chạy đà giậm nhảy ở nội dung nhảy xa kiểu “ưỡn thân” 
+ Ưu điểm: Với số lượng 07 giáo viên thể dục, đã đáp ứng đủ yêu cầu và tiêu chuẩn giáo viên giáo dục thể chất của cấp THPT. Đa số giáo viên năng động, dày dặn kinh nghiệm luôn tích cực thực hiện vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm ra những phương pháp tối ưu để gây hứng thú và giúp học sinh có thể luyện tập tốt nhất.
+ Hạn Chế: Giáo viên còn thiên về giảng dạy cơ bản, còn ít sử dụng các bài tập sửa chữa sai sót kỹ thuật trong giảng dạy và huấn luyện nội dung nhảy xa kiểu “ưỡn thân”, vì nhảy xa kiểu “ưỡn thân” là kỹ thuật khó. 
2.2.3. Thực trạng của học sinh:
Để nắm bắt được thực trạng của học sinh. Đầu năm học 2018- 2019, tôi tiến hành khảo sát chất lượng của lớp 12C10. Gồm 2 nhóm:
 - Nhóm thực nghiệm: gồm 20 học sinh của lớp 12C10 trường THPT Vĩnh Lộc (Theo sổ điểm danh từ 1 đến 20) là nhóm A.
 - Nhóm đối chứng: gồm 20 học sinh của lớp 12C10 trường THPT Vĩnh lộc 
(theo sổ điểm danh từ 21 đến 40) là nhóm B.
Kết quả thu được như sau :
Nhóm đối chứng khi khảo sát
Nội dung sai lầm
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
Bài tập 5
Bài tập 6
Số người mắc phải sai lầm
3
3
2
3
2
2
Tỷ lệ %
15
15
10
15
10
10
Nhóm thực nghiệm khi khảo sát
Nội dung sai lầm
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
Bài tập 5
Bài tập 6
Số người mắc phải sai lầm
3
3
2
3
2
3
Tỷ lệ %
15
15
10
15
10
15
Qua dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp và qua khảo chất lượng học sinh tôi đã tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh học chưa tốt nội dung trên là do:
1. Học sinh chưa nắm vững kiến thức về giai đoạn chạy đà và giậm nhảy của kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân.
2. Giáo viên chưa chú trọng nghiên cứu kỹ về những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chạy đà giậm nhảy ở nội dung nhảy xa kiểu ưỡn thân và đưa ra biện pháp khắc phục cho học sinh.
3. Chưa có hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Phân tích kĩ thuật giúp học sinh nắm vững kiến thức về giai đoạn chạy đà và giậm nhảy của kĩ thuật nhảy xa kiểu ưỡn thân.
	Trước khi tập cho học sinh biết cách thực hiện các giai đoạn kĩ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” tôi thường giúp cho các em hiểu rõ nội dung của kĩ thuật chạy đà và giậm nhảy như sau: 
a) Chạy đà: (Hình 1)
Kĩ thuật chạy đà gồm: tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà và chạy đà.
- Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà: đứng chân lăng trước (bước lẻ) hoặc chân giậm trước (bước chẵn), mũi bàn chân sát vạch xuất phát, mũi chân sau chạm đất cách gót chân trước khoảng một bàn chân theo chiều chạy đà và 5-10cm theo chiều ngang. Hai chân hơi khuỵu (chân sau khuỵu nhiều hơn), chạm đất bằng nửa trước bàn chân, trọng tâm dồn nhiều vào chân trước. Thân hơi ngả về trước, mắt nhìn theo đường chạy đà, hai tay thả lỏng tự nhiên.
- Ngoài cách trên còn có cách đứng chuẩn bị hai chân song song sát vạch xuất phát cách nhau một khoảng bằng hoặc nhỏ hơn vai, hai chân hơi khuỵu, nửa trước hai bàn chân chạm đất, mắt nhìn theo đường chạy, thân trên ngả về trước, hai tay buông tự nhiên.
- Kĩ thuật chạy đà: Đối với học sinh trung học phổ thông, cự li chạy đà khoảng 15-25m. Đo đà, điều chỉnh đà để tìm ra cự li chạy đà hợp lí, phù hợp với mỗi người tập là một việc rất quan trọng trong nhảy xa. 
 (Hình 1)
Khi chạy đà, độ dài của bước chạy cần tăng dần kết hợp với nâng dần thân lên, đặc biệt phải tăng dần tốc độ cho đến khi đạt được tốc độ cao nhất. Tiếp theo duy trì tốc độ cao đó bằng cách giữ ổn định khoảng cách, trật tự và tần số bước chạy. Khi chạy đà, đặt nửa trước bàn chân chạm đất, chân đạp sau tích cực và duỗi thẳng, thân trên hơi ngả về trước, tay phối tự nhiên. Riêng bước đà cuối
cùng khi đặt chân giậm nhảy vào ván cần bước nhanh và ngắn hơn bước trước đó khoảng ½ đến 1 bàn chân, đặt cả bàn chân chạm ván chuẩn bị cho giậm nhảy. Lúc này thân trên không ngả ra trước hoặc ra sau, mà giữ ở tư thế thẳng đứng, hai tay sẵn sàng đánh phối hợp với giậm nhảy đưa người về trước-lên cao.
Chạy đà là một trong hai giai đoạn quan trọng trong nhảy xa.
b) Giậm nhảy: (Hình 2)
(Hình 2)
- Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy xa.
- Giai đoạn giậm nhảy bắt đầu khi đặt chân giậm nhảy vào ván giậm nhảy. Lúc này chân giậm nhảy hơi khuỵu gối, sau đó dùng sức mạnh của chân và toàn thân đạp mạnh, nhanh lên ván như sức bật của một chiếc lò xo. Khi giậm nhảy, phải chủ động đạp mạnh, duỗi thẳng chân phối hợp với đánh tay và đưa chân lăng ra trước-lên cao và giữ cơ thể được thăng bằng. Giậm nhảy phải phối hợp nhịp nhàng với tốc độ nằm ngang của chạy đà tạo nên.
	Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học về giai đoạn giậm nhảy trong nhảy xa cho thấy thành tích đạt được phụ thuộc vào sức mạnh của chân, sự linh hoạt của chân, sức bật của bàn chân, sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể đặc biệt là sự phối hợp chính xác giữa lực giậm nhảy với lực do chạy đà tạo nên và góc độ giậm nhảy hợp lí. Góc giậm nhảy khoảng 70 đến 78 độ (so với mặt đất ở phía trước) để đạt góc bay khoẳng 20-240
Chú ý: Trong trường hợp chân giậm đặt không chính xác vào ván (trước hoặc sau ván ) thì xem khoảng cách đó so với ván là bao nhiêu mà xê dịch điểm xuất phát. Xong chạy lại nhiều lần nhờ bạn kiểm soát bước chân của mình có giẫm đúng vào các dấu chân đã chạy ở các lần trước chưa? Đặc biệt lưu ý đến chân giậm có đặt đúng vào ván và vào vạch kiểm tra ở 6 bước cuối không? Căn cứ theo dấu chân đã chạy để ta ấn định vạch xuất phát và vạch kiểm tra ở 6 bước cuối. Sau đó ta dùng thước dây, hoặc bàn chân đo lấy mức cố định, cũng có thể dùng một sợi dây dài làm gút các chỗ phải ghi các dấu để tiện dùng.
Biện pháp 2: Xây dựng nguyên tắc lựa chọn bài tập
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_12_khac_phuc_nhung_s.doc