SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt phần Đọc – Hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt phần Đọc – Hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn

Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu quan trọng đối với ngành giáo dục, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Phương pháp giảng dạy truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết, chính vì vậy, một trong những thách thức đặt ra cho hệ thống giáo dục quốc dân nói chung là cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, sao cho có thể tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kĩ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả như Bác Hồ từng mong muốn: "Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em"

doc 28 trang thuychi01 7351
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt phần Đọc – Hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1.
MỞ ĐẦU
1
1.1.
Lý do chọn đề tài
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu
2
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. 
Phương pháp nghiên cứu
3
1.5.
Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.
NỘI DUNG
3
2.1.
Cơ sở lí luận
3
2.2. 
Thực trạng của vấn đề
4
2.3.
Các giải pháp
5
2.3.1.
Nắm bắt hình thức, mục đích, yêu cầu, phạm vi kiến thức đọc hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia
5
2.3.2.
Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản
7
2.3.2.1.
Nhận diện các phong cách ngôn ngữ
7
2.3.2.2.
Các Phương thức biểu đạt
10
2.3.2.3.
Các phương thức trần thuật và hình thức ngôn ngữ
13
2.3.2.4.
Các phép liên kết
13
2.3.2.5.
Các kiểu câu
14
2.3.2.6.
Các biện pháp tu từ và tác dụng
14
2.3.2.7.
Các hình thức lập luận của đoạn văn
15
2.3.2.8.
Các thao tác lập luận
15
2.3.2.9.
Các thể thơ
18
2.3.3.
Các viết đoạn văn
19
2.3.4.
Một số kinh nghiệm xác định các đơn vị 
20
2.3.5.
Những điều cần lưu ý khi làm phần đọc hiểu
23
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
24
3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
25
3.1.
Kết luận
25
3.2.
Kiến nghị
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
27
PHẦN PHỤ LỤC MINH HỌA
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu quan trọng đối với ngành giáo dục, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Phương pháp giảng dạy truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết, chính vì vậy, một trong những thách thức đặt ra cho hệ thống giáo dục quốc dân nói chung là cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, sao cho có thể tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kĩ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả như Bác Hồ từng mong muốn: "Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em" [11].
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá ở các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong nhiều năm qua và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trước đây, việc hình thành, bồi dưỡng năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trong học tập môn Ngữ văn chưa được chú trọng đúng mức. Lối dạy học truyền thụ tri thức một chiều, kéo dài làm cho học sinh trở thành những người tiếp thu kiến thức thụ động, việc học của học sinh thiếu sự sáng tạo, chủ động, thiếu các kỹ năng cần thiết để xử lý các tình huống mới nảy sinh trong quá trình học tập. Trong dạy học văn, việc chú trọng đến đọc hiểu văn bản được xem là một đề xuất có tính đột phá trong việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn, là một yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực và góp phần khắc phục lối học cũ.
Từ năm học 2014 – 2015 cho đến nay (năm học 2016 – 2017), Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, thể hiện rõ trong cấu trúc đề thi môn ngữ văn gồm có 2 phần, phần đọc hiểu và làm văn. Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: đọc hiểu và viết (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu. Như vậy, có thể thấy, bên cạnh kỹ năng viết văn bản, kỹ năng đọc - hiểu văn bản là một phần quan trọng trong việc giảng dạy cũng như đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn. Vì vậy, rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. 
	Đọc - hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc của đề thi trung học phổ thông quốc gia. Phần này chiếm 30% số điểm trong toàn bài thi. Để làm tốt phần đọc hiểu cũng không phải là dễ, học sinh phải vận dụng nhiều kiến thức trong đó chủ yếu là kiến thức về Tiếng Việt bao gồm từ ngữ, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của biện pháp đó trong một đoạn văn, đoạn thơ; cảm nhận, nêu nội dung, đặt nhan đề, sửa lỗi văn bản... Những kiến thức này không mới nhưng chưa được hệ thống bài bản và chưa được rèn luyện thường xuyên. Câu hỏi trong phần đọc hiểu được thể hiện theo ba mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Vì vậy, việc ôn luyện và chuẩn bị các kiến thức, biện pháp làm bài cho học sinh là một việc làm cần thiết để giúp học sinh có được kỹ năng cần thiết khi học, làm bài thi, nâng cao khả năng cảm thụ văn chương, xuất phát từ mục đích đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt phần Đọc – Hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, trước hết là để trang bị cho bản thân một hệ thống kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để giảng dạy tốt hơn môn Ngữ văn.
Đề tài hướng tới việc bổ trợ những kỹ năng cần thiết cho học sinh giúp học sinh biết đọc hiểu văn bản một cách sáng tạo, từ đó ứng dụng vào giao tiếp thực tiễn và đặc biệt là có thể làm tốt phần Đọc – Hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn.
Đề tài này cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.
Mục đích, yêu cầu, phạm vi, cách thức ra đề phần Đọc - hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia.
Cách thức, kỹ năng làm phần Đọc – Hiểu văn bản trong đề thi trung học phổ thông quốc gia.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phần Đọc – Hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Phương pháp điều tra khảo sát thực tế; thống kê; so sánh; phân loại; tổng hợp; phương pháp hệ thống
Trao đổi cũng với tổ chuyên môn, lấy ý kiến góp ý, bổ sung từ các đồng nghiệp để có thể thực hiện tốt hơn đề tài nghiên cứu này.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Cung cấp cho học sinh hệ thống phương pháp, cách thức làm phần đọc hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá là yêu cầu cần thiết của giáo dục Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra về phẩm chất năng lực cho người học. Sự đổi mới phải đồng bộ trên tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ văn: “Trong định hướng phát triển chương trình sau năm 2015, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, theo đó năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ là các năng lực chuyên biệt, ngoài ra, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học (là các năng lực chung) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học của môn học” [10]. Trong học tập môn Ngữ văn việc đánh giá năng lực đọc - hiểu của học sinh là một trong những thang bậc dùng để đánh giá năng lực học tập của học sinh đối với môn học này: “Khi đánh giá năng lực chuyên biệt cũng như năng lực chung trong môn học Ngữ văn cần thông qua việc đánh giá các năng lực học tập cơ bản của môn học, đó là: năng lực đọc – hiểu, năng lực viết, năng lực nói – trình bày.” [10]. Năng lực đọc – hiểu văn bản của học sinh thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức Tiếng Việt, về các loại hình văn bản (bao gồm các văn bản học và văn bản thông tin) và kĩ năng phương pháp đọc, khả năng thu thập các thông tin, cảm thụ cái đẹp và các giá trị của tác phẩm văn chương nghệ thuật. Với tác phẩm văn chương, đọc - hiểu là phải thấy được nội dung, mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng; ý đồ, mục đích, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm; giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật; ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản; thể loại của văn bản; hình tượng nghệ thuật Từ đó ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã đọc vào thực tiễn đời sống. Đọc - hiểu văn bản đề cao vai trò chủ thể tích cực, sáng tạo của học sinh trong hoạt động đọc và như vậy mới đáp ứng yêu cầu điều 22 Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học [] rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [11].
Rèn luyện năng lực đọc - hiểu cho học sinh là một việc làm quan trọng, kết quả của việc đọc – hiểu phản ánh trình độ năng lực của học sinh trong học tập và rèn luyện. Cho nên hiện nay trong đề thi THPTQG có thêm phần Đọc – Hiểu để đáp ứng yêu cầu đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo hướng hình thành phát triển năng lực.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Theo yêu cầu của việc đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn, từ năm học 2014 – 2015, đề thi Tốt nghiệp THPT đã có sự thay đổi so với trước đây. Trong đề thi, ngoài phần Làm văn có thêm phần Đọc – Hiểu chiếm khoảng 3 điểm, phạm vi kiến thức khá rộng, bao gồm kiến thức về tiếng Việt, kiến thức về làm văn. Các câu hỏi trong phần Đọc – Hiểu thường xoay quanh nội dung, nghệ thuật, chủ đề của văn bản, đồng thời có thể yêu cầu các em trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đặt ra trong văn bản (với câu hỏi này, các em chỉ trả lời ngắn gọn theo dung lượng đề bài yêu cầu, khoảng 5 – 7 dòng). Để làm được phần này đòi hỏi người học phải có năng lực đọc hiểu văn bản nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản.
Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu, hướng dẫn, rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh THPT, tôi nhận thấy năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh còn nhiều hạn chế. Điều đó do nhiều nguyên nhân, một trong nhưng nguyên nhân đó là do áp lực thi cử, hiện nay, tình trạng giáo viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm thụ hộ học sinh diễn ra khá phổ biến; là do những kiến thức cơ bản học sinh tích lũy được từ tiểu học đến THCS, THPT đã bị mai một nhiều. Vì vậy học sinh cần được bổ sung lại một cách có hệ thống và bài bản những kiến thức, kĩ năng phục vụ cho đọc hiểu văn bản.
Việc bổ trợ, trang bị lại các kiến thức cần thiết giúp cho học sinh làm tốt phần đọc - hiểu trong đề thi THPTQG cũng không phải là dễ dàng, gặp khá nhiều trở ngại như hạn chế về thời gian, khối lượng kiến thức nhiều. Nhiều giáo viên môn Ngữ văn đã rất lo lắng, trăn trở về vấn đề này. Hơn nữa, hiện nay, chưa có nhiều tài liệu thiết thực để phục vụ cho việc dạy học cũng như kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Từ thực tế trên, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực đọc - hiểu văn bản cho học sinh, đó là hệ thống hóa những kiến thức cơ bản (giúp học sinh năm bắt được bản chất) và cách nhận diện cùng một số kinh nghiệm khi làm bài. Những kiến thức, kĩ năng cơ bản liên quan đến phần đọc – hiểu văn bản đã được chắt lọc, lựa chọn, sắp xếp thành một hệ thống từ đơn giản đến phức tạp để học sinh dễ học, dễ nhớ và thuận lợi trong làm bài. 
	2.3. Các giải pháp
	2. 3.1. Nắm bắt hình thức, mục đích, yêu cầu, phạm vi kiến thức phần đọc – hiểu trong đề thi trung học phổ thông quốc gia
	a. Về hình thức:
Phần đọc - hiểu thường chọn những văn bản trong chương trình lớp 10, 11, 12 hoặc là một đoạn văn, thơ, bài báo, lời phát biểu trong chương trình thời sự ngoài SGK phù hợp với trình độ nhật thức và năng lực của học sinh. Các câu hỏi phần đọc hiểu chủ yếu là kiến thức phần tiếng việt, làm văn như:
- Về ngữ pháp, cấu trúc câu, phong cách ngôn ngữ.
- Kết cấu đoạn văn; các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong ngữ liệu đưa ra ở đề bài. 
- Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản? Các ý cơ bản?
- Ý nghĩa của văn bản? Đặt tên cho văn bản?
- Sửa lỗi văn bản.
- Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá của bản thân về một chi tiết nghệ thuật hay một vấn đề trong ngữ liệu.
- Cố tình viết sai chính tả, sai cấu trúc ngữ pháp và yêu cầu sửa lại cho đúng.
- Xác định hình thức ngôn ngữ biểu đạt, phương thức liên kết trong ngữ liệu.
- Ý nghĩa của một từ, một hình ảnh nào đó trong ngữ liệu đưa ra.
- Trong văn bản có một chỗ để trống, yêu cầu tìm từ thích hợp điền vào. 
	b. Phạm vi:
Ngữ liệu được dùng là một bài, đoạn thơ hoặc văn xuôi, một trích đoạn bài báo hoặc một lời nói, lời nhận xét của tác giả nào đó về một sự việc, sự kiện.
- Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật)
+ Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
- Văn bản nhật dụng: Loại văn bản có nội dung gần gũi, thời sự đối con người và cộng đồng trong hiện tại như: Vấn đề về chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản, song có thể nghiêng nhiều về văn học sử, phong cách tác giả, thủ pháp tu từ Ở đây việc đọc văn đã tích hợp tự nhiên với tri thức tiếng Việt và làm văn.
	c. Yêu cầu cơ bản của phần Đọc – Hiểu:
Câu hỏi được đưa ra theo ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
* Với cấp độ nhận biết: 
Học sinh chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản là có thể nhận diện đối tượng. Chẳng hạn nhận biết về kiểu, loại, phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ trong văn bản.
* Với cấp độ thông hiểu: Yêu cầu học sinh phải trả lời các câu hỏi sau:
- Nội dung chính của văn bản? Tóm tắt nội dung của văn bản? Với câu hỏi này, cần đọc kĩ văn bản, có thể dựa vào nhan đề và những câu văn mở đầu và kết thức của bản để xác định nội dung chính.
- Nếu một văn bản không có nhan đề, đề bài có thể yêu cầu đặt cho nó một nhan đề.
- Trả lời được các câu hỏi vì sao?
- Phân tích được ý nghĩa và tác dụng của việc ngắt nhịp (nếu ngữ liệu là văn bản thơ, tùy bút, văn chính luận).
- Giải thích một số từ ngữ trong đoạn văn, chọn một số câu giải thích, chỉ ra câu có cách giải thích đúng.
- Giải thích ý một đoạn văn trong đó cho một số cách hiểu, chỉ ra cách hiểu sai hoặc đúng ở trong đó, hoặc tự diễn đạt cách hiểu của mình.
- Khái quát tư tưởng văn bản, cho một số cách khái quát, tìm cách khái quát đúng ở trong đó hoặc tự viết lời khái quát.
- Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
* Với cấp độ vận dụng: Yêu cầu học sinh phải trả lời được những câu sau:
- Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản?
- Ý nghĩa của một số từ ngữ đặc biệt trong văn bản, thường là những từ ngữ được dùng với nghĩa chuyển, nghĩa hàm ẩn chứ không phải là những từ ngữ chỉ có nghĩa trực tiếp.
- Trích ra một ý trong văn bản, yêu cầu phát triển thành một đoạn văn, hoặc viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ riêng của bản thân.
	2.3.2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản.
Để hình thành năng lực §ọc - hiểu cho học sinh, giáo viên giúp học sinh ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản để phục vụ tốt cho công tác đọc – hiểu, bao gồm kiến thức trên các lĩnh vực sau đây:
- Kiến thức về từ loại (khái niệm, phân loại từ) danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ thuần Việt, từ Hán Việt Hiểu được các loại nghĩa của từ: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu hiện, nghĩa biểu thái
- Kiến thức về câu (khái niệm, phân loại câu); các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp; các loại câu phân loại theo mục đích nói;
- Kiến thức về các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói giảm, nói tránh, điệp từ, điệp ngữ, phép đối). Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu. Tu từ về từ ngữ: So sánh, nhân về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng Có kỹ năng nhận biết các biện pháp tu từ được sử dụng trong một văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị của việc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.
- Kiến thức về văn bản:
	Kiến thức về các loại phong cách ngôn ngữ (sinh hoạt, nghệ thuật, chính luận, báo chí, khoa học, hành chính công vụ)
	Kiến thức về phương thức biểu đạt (tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, nghị luận và hành chính công vụ).
	Kiến thức về các phương thức biểu đạt (tự sự, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, nghị luận và hành chính công vụ).
	2.3.2.1. Nhận diện các phong cách ngôn ngữ
	a. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Là ngôn ngữ dùng trong giáo tiếp sinh hoạt hằng ngày, hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức; giàu cảm xúc, ít trau chuốt, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm trong cuộc sống. Tồn tại ở dạng nói và dạng viết (chuyện trò, nhật kí, thư từ, tin nhắn). Ngôn ngữ khẩu ngữ, bình dị, tự nhiên.
- Đặc trưng: Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể. 
- Cách nhận biết: Nếu văn bản trích đoạn hội thoại, có lời đối đáp của nhân vật, hoặc trích đoạn một bức thư, nhật kí thì văn bản đó thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
b. Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập nghiên cứu và phổ biến khoa học. Tồn tại ở hai dạng: dạng nói (bài giảng, phát biểu, nói chuyện khoa học) và viết (giáo án, sách, vở). 
- Đặc trưng cơ bản: Tính khái quát, trừu trượng; tính lí trí, lô gích; tính khách quan, phi cá thể.
- Cách nhận biết: Văn bản có nội dung khoa học, nhiều thuật ngữ thuộc các ngành khoa học, câu đủ thành phần, trình bày theo phần, chương, mục, không sử dụng các phép tu từ. 
c. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được lựa chọn, sắp xếp, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ, chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương (Văn xuôi, truyện, thơ, kịch), không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Đặc trưng: Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể: 
- Phạm vi: Dùng trong văn bản nghệ thuật, ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí). Ngoài ra còn có trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày.
- Cách nhận biết: Nếu văn bản trích trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, ca dao thì nó thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
d. Phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ
- Dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính để điều hành, quản lý xã hội, giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác, giữa người này với người khác trên cơ sở pháp lí.
- Có 2 chức năng: chức năng thông báo thể hiện ở các thông tư, nghị định, báo cáo, văn bằng, chứng chỉ, hóa đơn, hợp đồng, đơn từ; chức năng sai khiến: thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cấp trên gửi cho cấp dưới, nhà nước đối với nhân dân, tập thể với cá nhân.
- Cách trình bày: thường có khuôn mẫu nhất định; sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao; câu thường dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng.
- Đặc trưng: Tính minh xác; tính công vụ.
- Cách nhận biết: Căn cứ dấu hiệu mở đầu, kết thúc, các từ ngữ được dùng. Có phần quốc hiệu, tiêu ngữ ở đầu văn bản. Có cơ quan chức năng ở cuối văn bản. Có lớp từ hành chính được sử dụng với tần số cao.
e. Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc là lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,... nhằm trình bày, bình luận, đánh giá, bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ về những sự kiện, vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, theo một quan điểm chính trị nhất định; với mục đích tuyên truyền, cổ động, giáo dục thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức, hành động đúng, tồn tại ở cả dạng nói và dạng viết.
- Đặc điểm phương tiện diễn đạt: Sử dụng ngôn ngữ thông thường, lớp từ ngữ chính trị; câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phan đoán lô gich trong một hệ thống lập luận; sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho lí lẽ, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lam_tot_phan_doc_hieu_tr.doc