SKKN Một số biện pháp giúp học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương

Đọc hiểu văn chương hiện nay đang là vấn đề khoa học phương pháp được bàn luận sôi nổi như là hạt nhân của tư tưởng tích hợp Ngữ văn và đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, trả lại vị trí “bạn đọc sáng tạo”[1] cho người học và bản chất đích thực của bộ môn Ngữ văn. Giáo sư Trần Đình Sửu cũng đã khẳng định "đọc hiểu văn bản là một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học văn hiện nay"[2].

Mục đích của quá trình dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường là dạy Đọc văn, dạy cho học sinh năng lực đọc, kĩ năng đọc để học sinh có thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận ra các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. [3]. Thế nhưng, việc nghiên cứu ứng dụng đọc hiểu trong thực tiễn dạy học bộ môn hiện nay còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu có tính chiến lược ấy của dạy học hiện đại.

Trên cơ sở nhận thức hợp lý về bản chất của hoạt động đọc hiểu văn chương thì vấn đề vận dụng phối hợp linh hoạt các hình thức đọc hiểu trong dạy học văn là một hướng đi có nhiều ý nghĩa khả thi. Bởi vì, dù bàn luận đến đâu thì điểm mấu chốt ở đây vẫn phải là đọc bởi "cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu" [4]. Nếu các em không đọc tác phẩm thì dù bài giảng của thầy cô có hay đến mấy các em cũng không thể thẩm thấu được.

Hiện nay, phần lớn học sinh không thích học môn Ngữ văn. Nguyên nhân có nhiều, song trước hết có lẽ vì dạy văn và học văn là công việc khó. Người dạy cũng như người học trước hết phải có niềm say mê, yêu thích văn chương, có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, thêm vào đó là một vốn tri thức phong phú, vốn tiếng Việt dồi dào. Đó là những yêu cầu khắt khe, mang tính đặc thù của bộ môn.

 

doc 20 trang thuychi01 9893
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Mục lục	 	 Trang
1. Mở đầu..........................1
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................1
1.2.Mục đích yêu cầu.....................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................2
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm............................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...............................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...............3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề......................................5
2.3.1.Các hình thức hướng dẫn học sinh đọc hiểu Tác phẩm văn chương trong nhà trường ...........................................................................................5
2.3.1.1. Hình thức đọc ở nhà và đọc trên lớp ................................................5
2.3.1.2. Hình thức đọc trong giai đoạn hướng dẫn học sinh huy động tri thức đọc hiểu văn bản....................................................................................6
2.3.1.3. Hình thức đọc thầm và đọc thành tiếng ...........................................6
2.3.1.4. hình thức đọc nhanh và đọc chậm ...................................................7
2.3.1.5 Hình thức đọc lướt và đọc kỹ theo những yêu cầu nhất định ...........7
2.3.1.6 Hình thức đọc phân vai .....................................................................8
2.3.1.7. Các hình thức đọc nâng cao .............................................................9
2.3.2. Một số biện pháp đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà
trường.............................................................................................................9
2.3.2.1. Đánh dấu và ghi chú bên lề ..............................................................9
2.3.2.2. Cộng tác ghi chú.............................................................................10
2.3.2.3. Mối quan hệ hỏi đáp.......................................................................12
2.3.2.4. Cuộc giao tiếp văn học ...................................................................13
2.3.2.5 Tổng quan về văn bản......................................................................14
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
 bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ..........................................................16
 3. Kết luận, kiến nghị, đề xuất ..................................................................17
 Tài liệu tham khảo......................................................................................19
Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Đọc hiểu văn chương hiện nay đang là vấn đề khoa học phương pháp được bàn luận sôi nổi như là hạt nhân của tư tưởng tích hợp Ngữ văn và đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, trả lại vị trí “bạn đọc sáng tạo”[1] cho người học và bản chất đích thực của bộ môn Ngữ văn. Giáo sư Trần Đình Sửu cũng đã khẳng định "đọc hiểu văn bản là một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học văn hiện nay"[2].
Mục đích của quá trình dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường là dạy Đọc văn, dạy cho học sinh năng lực đọc, kĩ năng đọc để học sinh có thể đọc hiểu bất cứ văn bản nào cùng loại. Từ đọc hiểu văn mà trực tiếp nhận ra các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính. [3]. Thế nhưng, việc nghiên cứu ứng dụng đọc hiểu trong thực tiễn dạy học bộ môn hiện nay còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu có tính chiến lược ấy của dạy học hiện đại. 
Trên cơ sở nhận thức hợp lý về bản chất của hoạt động đọc hiểu văn chương thì vấn đề vận dụng phối hợp linh hoạt các hình thức đọc hiểu trong dạy học văn là một hướng đi có nhiều ý nghĩa khả thi. Bởi vì, dù bàn luận đến đâu thì điểm mấu chốt ở đây vẫn phải là đọc bởi "cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu" [4]. Nếu các em không đọc tác phẩm thì dù bài giảng của thầy cô có hay đến mấy các em cũng không thể thẩm thấu được.
Hiện nay, phần lớn học sinh không thích học môn Ngữ văn. Nguyên nhân có nhiều, song trước hết có lẽ vì dạy văn và học văn là công việc khó. Người dạy cũng như người học trước hết phải có niềm say mê, yêu thích văn chương, có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, thêm vào đó là một vốn tri thức phong phú, vốn tiếng Việt dồi dào... Đó là những yêu cầu khắt khe, mang tính đặc thù của bộ môn. 
Hơn nữa, với sự lên ngôi của công nghệ thông tin, của các ngành giải trí đã khiến cho văn hóa nghe nhìn ngày càng phát triển, văn hóa đọc trong nhà trường của các em ngày càng bị giảm sút.
Mặt khác, xu hướng nghề nghiệp hiện nay thiên về các ngành khoa học tự nhiên, đó cũng là một nguyên nhân khiến học sinh ngày càng thờ ơ với bộ môn Ngữ văn. Đặc biệt, hình thức dạy học truyền thống lấy thuyết giảng làm chính đã trở nên đơn điệu, không phù hợp với tâm lý con người hiện đại; điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú học tập, khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh. 
 Luận ngữ viết: “ Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng say mà học”. Vậy niềm yêu thích say mê chính là động lực thúc đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập không ngừng của mỗi người. Vì thế với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, gây niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi người giáo viên. Vì vậy, bên cạnh việc trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn vững vàng, người giáo viên dạy Ngữ văn cần thiết phải có nghệ thuật đứng lớp cao hơn, linh hoạt hơn mới có thể tạo được niềm hứng thú cho học sinh, đưa học sinh "trở về với văn bản văn học" [5] , trở về vị trí đồng hành là “bạn đọc sáng tạo” trong mỗi giờ văn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành cho học sinh sự hứng thú, tìm tòi tích cực và khao khát khám phá kiến thức mới trong mỗi giờ văn, tôi đã quyết định chọn đề tài " Một số biện pháp giúp học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương." 
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Qua việc nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm " Một số biện pháp giúp học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương" tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp một số biện pháp đọc hiểu tác phẩm văn chương cũng như rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, giúp các em trở thành người “bạn văn” “ bạn đọc sáng tạo” đồng hành cùng thầy cô trong giờ học. Hi vọng đề tài này sẽ được đồng nghiệp đón nhận, góp ý để góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh nói chung và cải thiện tình trạng dạy học Ngữ văn hiện nay nói riêng. 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Học sinh khối 10,11 Trường THPT Tĩnh Gia 4.
 - Khảo sát và thực nghiệm các lớp 10B7, 11A2, 11A6, 11A8 ở Trường THPT Tĩnh Gia 4.
 - Thời gian thực hiện: năm học 2017 – 2018
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, tổng hợp, lấy ý kiến, phân tích, so sánh đối chiếu, thử nghiệm..
 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông phân môn Đọc văn có vai trò khá quan trọng và chiếm thời lượng nhiều nhất. Chương trình Ngữ văn lớp 10 có 44 tiết Đọc văn trên tổng 104 tiết của cả năm học, lớp 11 có 56 tiết Đọc văn trên tổng 123 tiết của cả năm học. Sở dĩ có sự phân phối chương trình như vậy cũng là vì phân môn Đọc văn (Văn học) không chỉ bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh mà còn cung cấp kiến thức cho việc học làm văn, tạo lập văn bản và học Tiếng Việt. Dạy học Đọc văn cũng có những yêu cầu phương pháp riêng đặc trưng của nó. 
Theo “Luật Giáo dục”, Điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”[6].
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Bộ giáo dục và đào tào(2014) đã xác định rõ: Dạy học đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Cách dạy đọc hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản được học, mà hướng đến việc cung cấp cho học sinh đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân[7]. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, dìu dắt, nêu vấn đề để học sinh trao đổi thảo luận, chứ không phải đọc thay, đọc giùm, biến học sinh thành thính giả thụ động của mình[8].
Vì vậy, mỗi thầy cô phải không ngừng tìm tòi nhiều biện pháp hơn nữa để gây hứng thú cho học sinh, coi các em như người “bạn văn”, như “bạn đọc sáng tạo” chứ không phải là “ bình phong” chứa đựng những cảm thụ văn chương của thầy. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh đúng như định hướng giáo dục hiện nay. 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Vai trò của môn Ngữ văn nói chung và phân môn Đọc văn nói riêng giữ vị trí khá quan trọng trong chương trình giáo dục hiện nay. Nhưng trên thực tế dạy học Văn, chúng ta phải thừa nhận rằng hiện nay học sinh ít còn hứng thú với những giờ học môn Ngữ văn nói chung và giờ học Đọc văn nói riêng, chủ yếu là học đối phó. Tư tưởng xa rời văn học hiện hữu ở mỗi cấp học, mỗi bậc học. Đặc biệt, tỉ lệ học sinh có xu hướng giảm rõ rệt trong việc chú ý học môn học này. Thậm chí có những trường còn thuyên bố “Xóa sổ ban C” từ chối với môn học được coi là “quốc hồn quốc túy của dân tộc". Riêng đối với trường THPT Tĩnh Gia 4 tình trạng học sinh không thích học môn Ngữ văn và không chịu đọc tác phẩm văn chương trước khi đến lớp khá phổ biến. Thiết nghĩ những hiện tượng trên còn tồn tại là do những nguyên nhân cơ bản như: 
 - Về chương trình phân môn Đọc văn có một số điều bất cập. Thiết kế chương trình chưa hợp lý. Có nhiều tác phẩm lượng kiến thức cần khai thác rất lớn nhưng thời lượng phân phối lại lại rất ít (ở lớp 10 như Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày (1 tiết/ 2 bài),. Chùm Ca dao hài hước (1 tiết), ở lớp 11 phần thơ mới (1tiết/1bài)... Như vậy, giáo viên chỉ lo dạy không kịp bài thì làm sao tạo được hứng thú tìm tòi sáng tạo cho học sinh và không có điều kiện, thời gian cho học sinh đọc bài, trong khi đó kỹ năng này của học sinh còn hạn chế và bản thân các em không tự giác đọc văn bản ở nhà.
- Về phía giáo viên: Trong những năm gần đây, ngành luôn đề cao việc đổi mới phương pháp dạy học, nhưng thật sự việc đổi mới ở các giáo viên dạy Ngữ văn còn gặp khá nhiều khó khăn, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng chưa đạt được kết quả mong muốn, do vậy ngoài các tiết dự thi, thao giảng, dạy tốt, thanh tra, đa phần tiết dạy Ngữ văn là tiết "dạy chay", thầy vẫn giữ phương pháp cũ là thuyết giảng. Rồi tư tưởng chỉ định hướng của thầy mới đúng, chưa lắng nghe ý kiến của học sinh, cảm thụ một phía rồi truyền tải đến cho học sinh, thầy đọc, tiếp cận văn bản thay trò... Chính vì thế người giáo viên không phát huy được khả năng của các em, không kích thích được hứng thú tìm tòi của các em dẫn đến không lôi cuốn được các em vào tiết học của mình. 
- Về phía học sinh: Môn Ngữ văn là một môn học khó, mang tính đặc thù. Trong mỗi giờ học Đọc hiểu văn bản, học sinh phải phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, năng lực cảm thụ thì mới có thể hiểu được những tầng nghĩa sâu xa của tác phẩm. Với yêu cầu này, không phải học sinh nào cũng có đủ khả năng, năng lực. Hơn nữa, đa phần học sinh hiện nay đã quen với lối học thụ động, đi thi thì cũng chỉ chép lại lời thầy, bởi các em có tâm lí nếu làm khác đi chưa chắc gì thầy đã cho điểm cao, do vậy cũng không muốn bộc lộ suy nghĩ cảm thụ riêng của bản thân mình.
 Từ những thực tế trên, tôi đã tiến hành làm một số cuộc điều tra tìm hiểu với các phiếu thăm dò đối với 200 học sinh ở Trường THPT Tĩnh gia 4 thuộc khối 10 và 11, thu được kết quả như sau:
	- Học sinh nam: 17,5% thích học văn
	- Học sinh nữ : 36,7% thích học văn
 Điều tra việc đọc văn bản ở học sinh, kết quả như sau:
Tiêu chí
Đối tượng khảo sát
Tỉ lệ
Thường xuyên đọc trước văn bản ở nhà
Học sinh nam
Học sinh nữ
16,5 %
31,8 %
Không thường xuyên đọc trước văn bản ở nhà
Học sinh nam
Học sinh nữ
48 %
40 %
Không đọc văn bản
Học sinh nam
Học sinh nữ
35,5%
28,2 %
 Ta thấy tỷ lệ học sinh không thường xuyên đọc văn bản và không đọc văn bản chiếm tỉ lệ cao. Việc này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập trên lớp khi không có thời gian cho các em tiếp cận văn bản.
 - Thống kê sự hứng thú, khám phá trong tiết Đọc văn của học sinh như sau: 
Nhóm
Nhóm HS T.b- yếu
Nhóm HS khá- giỏi
Rất hứng thú
0%
20%
Bình thường
22%
40%
Không hứng thú
63%
30%
Ý kiến khác
15%
10%
 Cụ thể hơn là ở phiếu điều tra: Theo em Đọc văn hiện nay có hiệu qủa bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ hay không? Kết quả như sau:
Nhóm học sinh
Số lượng
Tỉ lệ%
Có hiệu quả
25
12,5
Không có hiệu quả
32
16
Ý kiến khác
143
71.5
 	 Như vậy số học sinh quan tâm đến hiệu quả của tiết Đọc văn khá khiêm tốn... Những con số đó phản ánh sự nhận thức của học sinh về tiết Đọc văn còn quá hời hợt, học sinh không còn tha thiết nhiều với môn Văn như trước nữa. Vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài này để cùng chia sẻ với bạn đọc văn, đồng thời tôi cũng hy vọng sẽ làm cho học sinh có nhận thức đúng hơn nữa với tiết học vô cùng quan trọng này nói riêng và với môn Ngữ văn nói chung.
 2.3. Các giải pháp đã sủ dụng để giải quyết vấn đề
	Học sinh trong nhà trường phổ thông là chủ thể của hoạt động đọc và cũng là đối tượng bạn đọc đặc biệt với trải nghiệm đời sống, kinh nghiệm hiểu biết văn chương nghệ thuật còn hạn chế, tính tập trung nhận thức và hứng thú chưa cao. Để dạy đọc hiểu thực sự là quá trình biến văn bản thành tác phẩm của mỗi học sinh, cần chú ý tới vấn đề hình thành phương pháp đọc văn theo quá trình vật chất hoá hoạt động cảm thụ và nhận thức thẩm mỹ bên trong của người học, từng bước khám phá các lớp cấu trúc sự kiện, cấu trúc hình tượng và cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm theo một lộ trình hợp lí. Để đạt được những điều đó người giáo viên cần hướng học sinh nắm được các hình thức đọc hiểu và các biện pháp (chiến thuật) khi đọc hiểu tác phẩm văn chương.
2.3.1. Các hình thức hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường
"Khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn... Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì đến tình yêu văn học"[9]. Việc đọc văn có vai trò quan trọng trong dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Thế nhưng, thực tế rất nhiều học sinh không hề đọc tác phẩm văn chương. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để kích thích học sinh hứng thú với việc đọc tác phẩm văn chương? Để trả lời cho câu hởi đó tôi đã đưa ra các hình thức hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường. Với các hình thức này sẽ phần nào khắc phục tình trạng ngại đọc ở học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả đọc tác phẩm văn chương cho học sinh.
2.3.1.1. Hình thức đọc ở nhà và đọc trên lớp 
Giáo viên có thể cho học sinh phối hợp đọc chuẩn bị ở nhà và đọc trên lớp. Nên bằng những định hướng hấp dẫn và vừa sức để khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh tiến hành hoạt động đọc ở nhà để làm quen với tác phẩm bằng hứng thú tự nhiên. Có thể nói, hình thức đọc này là bước khởi đầu cực kỳ quan trọng mà lâu nay hoàn toàn không được quan tâm đúng mức. Nếu được tổ chức tốt, đây sẽ là cách đọc hoàn toàn cho riêng mình, ở đó việc đọc văn mới thực sự âm vang và mới có khả năng làm sống dậy những cảm thức, rung động riêng tư, khơi gợi nhiều chiều liên tưởng, tưởng tượng nơi người đọc. 
Từ mối liên hệ cảm xúc và tâm thế đón nhận tác phẩm văn chương đã được hình thành từ giai đoạn đọc chuẩn bị ở nhà, chắc chắn học sinh sẽ tích cực, chủ động tham gia vào quá trình tổ chức hướng dẫn hoạt động của giáo viên trong giờ học văn. Mặt khác, sự phối hợp tích cực của học sinh như vậy cũng tạo điều kiện cho giáo viên có thể dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, cắt nghĩa, giảng bình Bên cạnh đó, hoạt động đọc trên lớp cũng cần được chú ý đúng mức, bởi khi chuyển vai trò từ người đọc sang người nghe, trong bầu không khí văn chương do giáo viên khéo léo tạo dựng, có thể tác phẩm văn chương sẽ vang lên với những âm sắc phong phú khác nhau trong tâm hồn mỗi em. Với những truyện ngắn có dung lượng khá dài như Chữ người tử tù, Hai đứa trẻ, có thể tiến hành đọc lại từng phần nhất định trong quá trình tổ chức học sinh từng bước khám phá tác phẩm cũng là một cách tạo bầu không khí văn chương cho giờ học, điều đó không những khắc phục được tình trạng khó khăn học tập khi phần lớn học sinh không chịu đọc trước tác phẩm mà còn tổ chức được quá trình học sinh từng bước đọc và chuyển hoá các tầng lớp ý nghĩa theo những cứ liệu nghệ thuật tin cậy trong tác phẩm.
2.3.1.2. Hình thức đọc trong giai đoạn hướng dẫn học sinh huy động tri thức đọc hiểu văn bản
 Hoạt động đọc hiểu văn bản văn chương của học sinh chỉ có thể diễn ra “thông đồng bén giọt” khi các em đã có được những hiểu biết cần thiết giúp đọc thông văn bản. Nhiệm vụ của các hình thức đọc trong giai đoạn này là làm rõ tất cả các yếu tố còn xa lạ, khó hiểu trong vùng nhận thức của người học để khắc phục tâm lý ngại đọc, ngại học văn bản cũng như cản trở hứng thú nhận thức của học sinh.
Trước hết, cần hướng dẫn học sinh cách đọc kỹ Tiểu dẫn và đọc kỹ tri thức đọc hiểu trong sách giáo khoa. Đây chính là nơi tập hợp ở dạng ngắn gọn, tinh lọc các tri thức mang tính chất chìa khoá giúp học sinh mở ra thế giới nghệ thuật tiềm ẩn trong văn bản văn chương. Đó là tri thức về loại thể văn học, kiểu tạo lập văn bản cũng như tri thức về tác giả, tác phẩm. Bên cạnh đó là hình thức đọc kỹ “Chú thích” để làm rõ ý nghĩa của các từ cổ, từ khó, từ Hán Việt, các điển cố, điển tích (nếu có). Hình thức này đặc biệt quan trọng trong hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn học trung đại cũng như văn bản văn học nước ngoài.
2.3.1.3. Hình thức đọc thầm và đọc thành tiếng
 Xét về phương thức chuyển mã ngôn ngữ để đọc nói chung cũng như đọc hiểu tác phẩm văn chương nói riêng, các phẩm chất của đọc nhìn chung đều được hình thành thông qua hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm.
 Đọc thành tiếng là hình thức tiếp nhận thông tin bằng chữ viết sơ khởi của loài người. Đó là hoạt động tái tạo văn bản từ dạng thức chữ viết hoàn trả về lời nói có âm thanh sống động nguyên thuỷ của nó, trong đó diễn ra sự phối hợp của các cơ quan thị giác, cơ quan phát âm, cơ quan thính giác gắn bó với quá trình nắm vững ý nghĩa qua những gì đọc được. Trong giờ học tác phẩm văn chương, cần chú ý vận dụng hợp lý hình thức đọc và nghe đọc để làm sống dậy phần bản chất âm thanh của ngôn ngữ, đọc để giáo viên và cả lớp cùng nghe, nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhất là để bản thân rèn luyện khả năng cảm thụ ngôn từ nghệ thuật. Đọc rồi lắng nghe để điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp với giọng điệu, l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_doc_hieu_tac_pham_van_ch.doc
  • docBìa SKKN.doc