SKKN Một số biện pháp giúp học sinh đi học chuyên cần, duy trì sĩ số ở lớp 10B2 trường THPT Cầm Bá Thước huyện Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh đi học chuyên cần, duy trì sĩ số ở lớp 10B2 trường THPT Cầm Bá Thước huyện Thường Xuân

Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các Quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình. Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại đang phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục lại càng vô cùng to lớn. Toàn ngành chú trọng phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt-học tốt. [1]

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ” [2]

Lời dạy của người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời đại mang tên Người. Tiếp thu trên tinh thần của Người và giáo dục hiện nay, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy đồng thời được sự phân công của Ban chuyên môn, Ban giám hiệu trường THPT Cầm Bá Thước tôi được nhận công tác chủ nhiệm lớp 10B2 năm học 2016-2017. Trong quá trình dạy học ở các lớp và lớp chủ nhiệm của mình tôi nhận thấy việc học sinh đi học chuyên cần, duy trì sĩ số ở trường đóng vai trò quan trọng trong việc học tập của học sinh nói riêng và nâng cao kết quả giáo dục nói chung. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Xã hội càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Đòi hỏi xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo từ nhà trường để phục vụ cuộc sống sau này. Nhưng trên thực tế hiện tượng học sinh vắng học, bỏ học, bỏ tiết, không ham học, được xem là một vấn đề khá phổ biến trong các lớp, các khối học. Điều này làm ảnh rất lớn không những đến kết quả học tập của các em mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nền giáo dục của trường, của đất nước. “Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực như: nghiện hút, bạo lực học đường, tự vẫn, quan hệ tình dục sớm, sống thiên về hưởng thụ ’’[3] những vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề học tập của các em, chán học, nguy cơ bỏ học là rất cao. Là một giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ai cũng đều trăn trở, búc xúc trước vấn đề trên. Hơn nữa hiện nay tại trường tôi chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp và nhà trường chưa có kinh nghiệm giải quyết, khắc phục. Đây là lí do làm tôi mạnh dạn tìm hiểu và đưa ra: ‘‘Một số biện pháp giúp học sinh đi học chuyên cần, duy trì sĩ số ở lớp 10B2 trường THPT Cầm Bá Thước huyện Thường Xuân ” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ tốt cho các đồng nghiệp.

 

doc 19 trang thuychi01 20151
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh đi học chuyên cần, duy trì sĩ số ở lớp 10B2 trường THPT Cầm Bá Thước huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
 1. Mở đầu
2
 1.1 Lý do chọn đề tài. 
2
 1.2 Mục đích nghiên cứu.
2
 1.3. Đối tượng nghiên cứu . 
3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
3
 2. Nội dung
3
 2.1. Cơ sở lí luận. 
3
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
4
 2.3. Các giải pháp chủ yếu trong nghiên cứu. 
6
 2.3.1. Đối với lớp chủ nhiệm
6
 2.3.2. Lập kế hoạch chủ nhiệm, từng tuần, từng tháng.
10 
 2.3.3. Phối hợp giữa gia đình-nhà trường và xã hội.
11
 2.3.4. Quan tâm, giám sát.
12
 2.3.5. Biện pháp tinh thần.
13
 2.3.6. Tổ chức các phong trào kết hợp với đoàn thanh niên.
13
 2.3.7. Tổ chức tốt các tiết sinh hoạt.
13
 2.3.8. Giáo dục học sinh đặc biệt.
14
 2.3.9. Trao đổi với các giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp.
15
 2.3.10. Đối với các giờ học bộ môn.
15
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
15
 3. Kết luận và kiến nghị
17
 3.1 Kết luận
17
 3.2. Kiến nghị
17
Tài liệu tham khảo
19
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các Quốc gia trên thế giới đều coi là chiến lược của dân tộc mình. Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kỹ thuật của nhân loại đang phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục lại càng vô cùng to lớn. Toàn ngành chú trọng phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt-học tốt. [1]
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [2]
Lời dạy của người chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý của thời đại mang tên Người. Tiếp thu trên tinh thần của Người và giáo dục hiện nay, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy đồng thời được sự phân công của Ban chuyên môn, Ban giám hiệu trường THPT Cầm Bá Thước tôi được nhận công tác chủ nhiệm lớp 10B2 năm học 2016-2017. Trong quá trình dạy học ở các lớp và lớp chủ nhiệm của mình tôi nhận thấy việc học sinh đi học chuyên cần, duy trì sĩ số ở trường đóng vai trò quan trọng trong việc học tập của học sinh nói riêng và nâng cao kết quả giáo dục nói chung. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Xã hội càng phát triển, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Đòi hỏi xã hội ai cũng được học hành, được tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo từ nhà trường để phục vụ cuộc sống sau này. Nhưng trên thực tế hiện tượng học sinh vắng học, bỏ học, bỏ tiết, không ham học, được xem là một vấn đề khá phổ biến trong các lớp, các khối học. Điều này làm ảnh rất lớn không những đến kết quả học tập của các em mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nền giáo dục của trường, của đất nước. “Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực như: nghiện hút, bạo lực học đường, tự vẫn, quan hệ tình dục sớm, sống thiên về hưởng thụ ’’[3] những vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề học tập của các em, chán học, nguy cơ bỏ học là rất cao. Là một giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ai cũng đều trăn trở, búc xúc trước vấn đề trên. Hơn nữa hiện nay tại trường tôi chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp và nhà trường chưa có kinh nghiệm giải quyết, khắc phục. Đây là lí do làm tôi mạnh dạn tìm hiểu và đưa ra: ‘‘Một số biện pháp giúp học sinh đi học chuyên cần, duy trì sĩ số ở lớp 10B2 trường THPT Cầm Bá Thước huyện Thường Xuân ” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Với hy vọng đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo phục vụ tốt cho các đồng nghiệp. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm đánh giá lại môi trường giáo dục, chất lượng giảng dạy, phương pháp quán lí.
[1]-Tài liệu trên internet.
[2]-Hồ Chí Minh toàn tập –tập 4-NXB- Chính trị quốc gia 2000. 
[3]-Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh –ThS Bùi Ngọc Thiệp. 
-Tìm ra được nguyên nhân học sinh không đi học chuyên cần, bỏ học.
-Đưa ra được các giải pháp giúp các em đi học chuyên cần, duy trì sĩ số, tạo môi trường học thân thiện gần gũi giúp học sinh ham thích, hứng thú đi học. Mỗi ngày đi học là một niềm vui, là sự tin tưởng, tự giác, trong học tập.
1.3.Đối tượng nghiên cứu. 
	Tôi đã nghiên cứu về lớp 10B2 là lớp tôi chủ nhiệm để tổng kết về vấn đề học sinh đi học chuyên cần như thế nào, lí do vắng học, nghỉ học, bỏ tiết, bỏ học để từ đó đưa ra các biện pháp xử lí hợp lí, nhằm giúp học sinh đi học chuyên cần hơn, sĩ số luôn được đảm bảo suốt năm học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp nói riêng, của trường THPT Cầm Bá Thước nói chung.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu tôi đã sử dụng trong đề tài này là:
a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết .
-Một là nghiên cứu kĩ lý thuyết trong tâm lí học, giáo dục học, kỹ năng sống, điều lệ THPT, phong trào thi đua xây dưng trường học thân thiện học sinh tích cực, quy chế đánh giá xếp loại học sinh, nhiệm vụ của giáo viên bộ môn và chủ nhiệm.
-Hai là tìm tòi tài liệu, mở rộng kiến thức lý thuyết trên internet.
-Ba là sưu tầm tài liệu trên báo, truyền hình về tình hình kinh tế, xã hội cuả địa phương nói riêng, của đất nước nói chung.
b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
-Một là nghiên cưú đặc điểm, hoàn cảnh từng gia đình học sinh trong lớp để đưa ra biện pháp giúp các em đi học chuyên cần, duy trì sĩ số lớp. 
-Hai là nghiên cứu khả năng tiếp thu của học sinh trường THPT Cầm Bá Thước để có những cách trình bày giảng dạy thật dễ hiểu, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tăng hứng thú đi học của học sinh.
-Ba là tiến hành làm bài kiểm tra kiến thức ở các lớp giảng dạy. 
-Bốn là cho HS làm bài trắc nghiệm tâm lí khi đi học.
c. Phương pháp thống kê sử lí số liệu.
 Từ việc điều tra khảo sát thực tế, thống kê số học sinh theo 5 nội dung: Chậm, vắng học có phép, vắng học không phép, bỏ tiết, chán học có nguy cơ bỏ học. 
d. Phương pháp thu thập thông tin. 
 Thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp, rút kinh nghiệm sữa chữa bổ sung, hoàn thiện hơn.
2. Nội dung.
2.1.Cơ sở lý luận.
	Xây dựng tập thể lớp vững mạnh yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trường THPT, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Một tập thể vững mạnh sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác nhất là hoạt động học tập của nhà trường. Bên cạnh đó khi giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm và có phương pháp tốt thì sẽ có điều kiện và có thời gian để bồi dưỡng và hoàn thành tốt chuyên môn của mình. [1]
[1]-Tài liệu trên internet.
	Song song với việc đổi mới, việc quản lí giáo dục học sinh rất quan trọng, đặc biệt vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm được coi như người mẹ, người cha thứ 2 của học sinh. Đối với học sinh THPT, lứa tuổi mà ở đó đặc điểm tâm sinh lí khá phát triển về chất lẫn lượng. Các em biết quan sát nhạy bén và cảm nhận tinh tế tư duy trừu tượng ở mức độ cao. Nhưng lại rất hay đổi tính nết, dễ sa ngã và bị lôi kéo. Lứa tuổi đang muốn khẳng định mình trước mọi người. [4]
	Do vậy trước tiên là giáo viên phải nắm rõ nhiệm vụ của mình trong điều lệ trường phổ thông. Biết được vị trí của mình trong việc giáo dục tư tưởng, ý thức đạo đức học sinh, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của học sinh,[5] biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về mặt học tập cũng như rèn luyện đạo đức, tạo điểm nhấn góp một phần trong phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. 
	Học sinh THPT cần được trau dồi tư tưởng vững vàng, có nghị lực vượt khó trong học tập và đời sống. Các em còn đóng vai trò quan trọng trong chất lượng, tỷ lệ đậu tốt nghiệp trong kỳ thi THPT Quốc gia, đậu đại học, cao đẳng. Vì vậy việc quản lí giáo dục học sinh THPT muốn thành công, hoạt động của giáo viên phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh. Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn có học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mình thành một lớp tiên tiến, một tập thể vững mạnh gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt. Trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm những năm qua, bản thân tôi tự thấy trong những năm gần đây tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhiều tình trạng đạo đức của một bộ phận học sinh ngày càng sa sút, học hành giảm, thường bỏ học, bỏ tiết. Hơn nữa trường học được đặt ở địa bàn thị trấn có đặc điểm địa lí, cơ cấu kinh tế phức tạp. Việc đến trường của các em cũng hay bị gián đoạn do phải phụ giúp công việc gia đình, nghiện interet đặc biệt lại xảy ra đối với các em học sinh lớp 10 mới xuống thị trấn học nhiều hơn so với các em lớp 11, 12. Chính vì vậy việc giúp các em học sinh khối 10 đi học chuyên cần, duy trì sĩ số nói riêng, tất cả các em học sinh nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong giáo dục. Không chỉ là trách nhiệm của các thầy cô giáo trong nhà trường mà còn là trách nhiệm của mọi người, mọi cấp, của toàn xã hội. Có như vậy các em mới có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để bước vào cuộc sống sau này và góp phần vào công cuộc xây dụng đất nước ngày càng giàu đẹp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kién kinh nghiệm. 
	Trường THPT Cầm Bá Thước nằm trên địa bàn thị trấn Thường Xuân Tỉnh Thanh hóa. Trường được đặt ở huyện thuộc một trong 62 huyện nghèo nhất đất nước Việt Nam (theo nghị quyết 30a/CP). 
[4]-Tâm lí học đại cương cương-Hà Nội 1995. 
[5]-Nhiệm vụ giáo viên trong điều lệ trường THPT theo quyết định số 07/2007/QĐ-Bộ GD và ĐT ngày 2/4/2007 .
Theo tình hình thực tế hiện nay, hầu như trường nào, lớp nào cũng có học sinh đặc biệt(như đi học không đầy đủ, hay nghỉ học, bỏ tiết, bỏ học, đánh nhau, vi phạm nội qui của trường, lớp). Đặc biệt đối với trường tôi thì các học sinh khối 10 có số học sinh vi phạm bỏ học, bỏ tiết, trốn học nhiều hơn các khối trên. Các em khối 11, 12 suy nghĩ của các em cũng chín chắn hơn. Xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng hơn nên tỉ lệ đi học cũng tốt hơn các em lớp 10. Các em lớp 10 thường gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm, ảnh hưởng lớn đến kết quả thi đua của lớp, nhiều khi khiến cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí buông xuôi vì nói nhiều mà các em không chuyển biến, càng phạt càng lỳ, chống đối ngầm, cố tình càng quậy hơn, vi phạm nhiều hơn. vì sao dẫn đến điều này:
+ Về phía học sinh:
-Học sinh bị mất kiến thức ở khối THCS nhiều, điều này làm các em không có hứng thú khi đi học, bị thụ động trong các giờ học, chán học rồi dẫn đến bỏ tiết, bỏ học. 
-Các em chưa quen với cách học của THPT.
-Các em ở nhà xa phải ở trọ không được sự giám sát của gia đình cũng như quán suyến giờ học bài. Dễ bị cuốn hút vào các quán xá điện tử, bài bạc, ăn chơi đua đòi.
-Một số các em thích đi làm kiếm tiền, bị chi phối của đồng tiền quá sớm so với lứa tuổi của các em.
- Trong cuộc sống hàng ngày các em còn phải giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình. 
+ Về phía giáo viên
-Chưa nắm bắt và hiểu tâm sinh lí lứa tuổi của các em.
-Chưa theo dõi sát sao và xử lí kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh
-Tốc độ giảng dạy và luyện tập còn nhanh khiến nhiều học sinh yếu kém không theo kịp
-Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự giúp đỡ các em.
-Một số giáo viên thiếu nghệ thuật cảm hóa học sinh, không gây hứng thú cho học sinh đi học.
+ Về phía gia đình
-Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phải đi làm ăn xa không có thời gian chăm sóc và quán xuyến các em.
-Một số gia đình có sự thay đổi lớn như : bố mẹ hay cãi nhau, đánh nhau, li dị, hay bị tai nạn, mất mát làm ảnh hưởng không ít đến tâm lí của các em
-Một số gia đình phó mặc toàn bộ giáo dục các em cho nhà trường.
-Một số gia đình có điều kiện, nuông chiều tin tưởng các em quá mức, cho nhiều tiền ăn tiêu, đi chơi các quán xá
 + Về phía xã hội
-Ngày nay, trong xã hội cũng ngày càng phức tạp. Các quán xá điện tử, nhà hàng, nhà nghĩ mọc lên rất nhiều.Một số thành phần xấu thường hay rủ rê các em đi vào các con đường không lành mạnh. Đặc biệt xuất hiện các trường hợp bán và ép dùng ma túy đá, mua bán gái mại dâm, bắt cóc trẻ em 
 Với những nguyên nhân trên, một số bộ phận không nhỏ các em không vượt qua được hoàn cảnh của mình, của gia đình và xã hội bước đầu chỉ bỏ 1 tiết, rồi 1 buổi, rồi nghĩ cả tuần nguy cơ bỏ học của các em là rất cao. 
	Trong quá trình tôi chủ nhiệm lớp 10B2, trước khi áp dụng đề tài này, đầu năm 2016-2017 tôi đã làm thống kê các số liệu sau: 
Tuần
Sĩ số
Chậm
Vắng p
Vắng không phép
Bỏ tiết
Chán học, nguy cơ bỏ học
1
40
7
1
0
1
4
2
40
6
0
0
0
4
3
40
6
0
0
1
4
4
40
7
0
0
1
4
5
40
5
2
1
1
4
6
40
5
1
1
2
4
7
40
4
2
1
0
4
8
40
5
1
2
2
5
9
40
5
1
2
2
5
10
40
6
2
2
2
5
11
40
4
2
1
2
5
12
40
5
2
1
2
5
Với thực trạng học sinh lớp tôi chủ nhiệm như trên, số học sinh vi phạm nề nếp như đi chậm, vắng học không phép, bỏ tiết diễn ra tương đối nhiều và thường xuyên xảy ra trong các tuần, xếp hạng thi đua Đoàn trường thường đứng thứ 20, 21 trong tổng 28 lớp. Một điều quan trọng nữa là có đến 4 và 5 em thường tỏ thái độ không học bài, không ghi bài, thường gục đầu xuống bàn trong lớp, không nghe lời các giáo viên bộ môn, rất chán học và nguy cơ bỏ học là rất cao. Chính điều này đã thôi thúc tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm này.
2.3. Các giải pháp chủ yếu trong nghiên cứu. 
2.3.1. Đối với lớp chủ nhiệm
2.3.1.a. Tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tình hình lớp.
	Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm là tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp[5].
Do vậy, ngay sau khi nhận lớp tôi bắt tay ngay vào việc lấy mẫu thông tin học sinh. 
PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN HỌC SINH LỚP 10B2
NĂM HỌC : 2016-2017
STT
1
Họ và tên
2
Ngày sinh
3
Nơi sinh, chiều cao
[5]-Nhiệm vụ giáo viên trong điều lệ trường THPT theo quyết định số 07/2007/QĐ-Bộ GD và ĐT ngày 2/4/2007 .
4
Kết quả học tập lớp 9. Học lực , hạnh kiểm và thị lực
5
Dân tộc, tôn giáo
6
Ngày vào Đoàn
7
Hộ khẩu, cách trường km?
8
Địa chỉ ở trọ, nhà ai? 
9
Đi xe đạp
10
Có Bảo hiểm XH 
11
Nghèo, Cận nghèo, tàn tật
12
Thương binh, bệnh binh, %?
13
Đã làm chức vụ gì trong lớp ở trường THCS
14
Học khối ?
15
Đăng kí học nhóm môn? 
16
Dự định thi trường gì?
17
Họ và tên bố, Số điện thoại
Chữ ký
18
Nghề nghiệp
19
Họ và tên mẹ, số điện thoại
Chữ ký
20
Nghề nghiệp
21
Ý kiến của gia đình
 Thống kê lại số liệu:
Lớp 10B2; sĩ số : 40 nam 17, nữ 23
Kết quả học tập lớp 9. Học lực: Giỏi : 0, khá 12, TB 28
 Hạnh kiểm: Tốt: 31, khá 8, TB 1
Dân tộc: 6, nữ dân tộc 2
Đoàn viên: 16, nghèo: 4, cận nghèo:2
Thương binh : 01, thị lực kém: 3
Thị trấn: 5, Thọ Thanh: 3, Xuân Dương 10, Xuân Cao 1, Ngọc Phụng 7, Lương Sơn 10, Xuân Bái 2, Xuân Cẩm 2.
Số HS ở trọ: 11
Gia đình làm cán bộ, công chức: 06, buôn bán: 3, nông nghiệp: 27, tự do, làm ăn xa: 4
2.3.1.b. Xây dựng nội quy của lớp.
	Ông cha ta từ xưa đã dạy “ dạy con từ thủa còn thơ” muốn hình thành ý thức thì từ lúc còn nhỏ đã phải dạy dỗ các cháu. Trong công tác chủ nhiệm lớp cũng vậy, muốn cho các học sinh lớp mình có ý thức tốt, có nề nếp tốt thì ngay khi mới vào bậc THPT, chúng ta phải hướng cho các em một qui định chung để cùng thực hiện, xây dựng tập thể tiên tiến, vững mạnh và tiến bộ[1]. 
 Để thực hiện được điều này, sau khi có được thông tin học sinh, bám sát kết quả thu được tôi tiếp tục xây dựng nội quy lớp như sau:
 LỚP 10 B2 NĂM 2016-2017
+Nội qui lớp:
1. Lỗi trừ 10 đ: không có ghế ngồi, lỗi chung lớp ồn xếp loại khá.
2. Lỗi trừ 30 đ : không đeo phù hiệu, đi chậm, nghỉ học không phép, xếp hàng chậm, không nghiêm túc, không ngay ngắn, trực nhật muộn, bẩn, có rác xung quanh chỗ ngồi mình, không mặc trang phục đúng quy định, không sinh hoạt 15 phút, bỏ giờ sinh hoạt 15 phút, cán bộ lớp không gương mẫu, lao động không có dụng cụ, tô son môi, đánh móng tay, móng chân, thầy cô nhắc ồn theo bàn, để mũ nón đồ dùng lộn xộn trong lớp.
3. Lỗi trừ 50 điểm: Bỏ chào cờ, bỏ lao động, nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học,lỗi chung lớp xếp loại TB, không tham gia hoạt động ngoại khóa của lớp, nói tự do, ăn quà vặt trong giờ học, học trái môn, bị thầy cô nhắc đúng tên, trống vào học nhưng chưa về vị trí ngồi, đổi chỗ ngồi, trực nhật không đổ rác trước giờ sinh hoạt 15 phút.
4. Lỗi trừ 100 đ: bỏ tiết, cản trở hoạt động của cờ đỏ, lỗi chung lớp xếp loại yếu, đổ nước ra lớp, hành lang, bỏ hoạt động chung của lớp, trường, nằm gục xuống bàn trong giờ học. 
5. Lỗi trừ 200 đ: Sử dụng điện thoại di động, mang đồ trang sức, không trực nhật.
6. Lỗi trừ 500 đ: Hút thuốc lá, gây rối, hành hung, xâm phạm danh dự, thân thể bạn bè, các hành vi pháp luật khác, mang vũ khí, thuốc cấm.
7. Lỗi trừ 700 đ: Trộm cắp tài sản, đánh nhau có tổ chức.
8. Lỗi trừ 1000 đ: Vô lễ với thầy cô giáo, xâm phạm danh dự, thân thể của thầy cô, cán bộ nhân viên nhà trường.
9. Một số lỗi khác tùy mức độ nặng nhẹ để trừ điểm
10. Điểm cộng tuyên dương : Điểm 10 cộng 100, điểm 9 cộng 50, điểm 8 cộng 10, Làm tốt nhiệm vụ được giao cộng 50, tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp cộng 50. Đạt giải trong các phong trào thi đua cộng 100. Đạt HSG cấp trường cộng 200, HSG cấp tỉnh cộng 500. 
+Xếp loại hạnh kiểm:
Tốt: không vi phạm nội qui của trường, lớp, đoàn. Xét trừ 10đ
Khá: trừ 20-60đ( xét trừ 70đ)
TB: trừ 80-100 đ( xét trừ 110 đ) 
Yếu, kém trừ 120 đ
Chú ý: xếp hạnh kiểm theo tháng xếp theo chiều tiến bộ
+Sử phạt. ( phạt người bị trừ nhiều điểm trước)
-Trừ 10-30 đ trực nhật 1 buổi ( xếp 2 bạn / buổi)
[1]- Tài liệu internet.
-Trừ 50đ: viết bản kiểm điểm xin chữ kí bố mẹ, viết và học thuộc nội quy lớp 10 lần, trực nhật 2 ngày.
-Trừ 100 đ: Viết bản kiểm điểm, bản cam kết, mời phụ huynh, viết và học thuộc nội quy lớp 20 lần, trực nhật 1 tuần, dọn vệ sinh khác.
-Trừ 200 đ: không giới thiệu kết nạp đoàn, đình chỉ học 1 ngày, mời phụ huynh đến làm cam kết, trực nhật 2 tuần.
-Trừ 500-1000: Đưa ra hội đồng kỉ luât nhà trường xét,.
-Tuyên Dương.
	+ Được nhiều điểm cao 
	+ Thực hiện tốt nội quy lớp, của trường. 
	+ Đạt nhiều thành tích trong học tập và phong trào thi đua của lớp.
	Hình thức tuyên duyên trước lớp, trước cờ, trao phần thưởng cuối học kỳ, cuối năm.
2.3.1.c. Bình bầu danh sách cán sự lớp, chức trách, nhiệm vụ.
	-Song song với nội qui đã đề ra, muốn thực hiện tốt được nề nếp thì nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán sự lớp cũng phải tiến hành ngay. Trên cơ sở đã nắm bắt thông tin, kết quả học tập và tham khảo ý kiến của các bạn trong lớp tôi đã tổ chức cho HS bình bầu danh sách cán bộ lớp trong buổi sinh hoạt đầu tiên. Các em được ứng cử và bầu cử một cách công khai công bằng. 
Giáo viên chủ nhiệm là người quyết định, sàng lọc, lựa chọn một cách cẩn thận để đưa ra một đôi ngũ có được sự uy tín trước cả lớp, gương mẫu, có học lực khá, hạnh kiểm tốt, có ý thức nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
	- Giáo viên chủ nhiệm lập sẵn nhiệm vụ cụ thể cho từng cán sự lớp.
 SƠ ĐỒ NHIỆM VỤ VÀ CÁN SỰ LỚP 10B2
1 Lớp trưởng:
Theo dõi và nắm bắt chung các hoạt động của lớp. Tổng hợp kết quả thi đua, liên lạc và báo cáo với GVCN tình hình lớp sau mỗi ngày. 
1 Lớp phó đời sống: kiêm văn thể
Tổ chức cho các bạn hát, làm thơ, văn nghệ vào các buổi sinh hoạt 15 phút T3, T5, T7. 
Tiến hành thăm hỏi, liên hoan lớp
2 Tổ trưởng
Quán xuyến, nhắc nhở và theo dõi tổ mình thực hiện nề nếp, Phát động phong trào thi đua giữa hai tổ
1 Trưởng ban nề nếp: cùng với lớp trưởng nhắc nhở quán xuyến các hoạt đông của lớp. Theo dõi và chấm công các bạn vi phạm, có thành tích 
1 Lớp phó học tập:
Tổ chức cho các bạn lên sữa bài tập vào các b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_di_hoc_chuyen_can_duy_tr.doc