SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen văn học tại trường Mầm non Ea Na
Làm quen với tác phẩm văn học giúp khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú và có ấn tượng với hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Trẻ được thể hiện sự sáng tạo khi đọc kể theo trí tưởng tượng của mình.
Đặc biệt hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học là hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường Mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc và tiền viết mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm thông qua các bài thơ câu chuyện. Vì vậy trẻ nói năng mạch lạc, hứng thú với các tác phẩm văn học là một trong những nhiệm vụ mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhạc điệu của những vần thơ, tính chuẩn xác biểu cảm của ngôn ngữ được các cháu yêu thích, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ và hứng thú đọc, kể lại câu chuyện, bài thơ làm cho vốn từ ngữ tăng lên, ngôn ngữ của trẻ trở nên phong phú.
Khi trẻ tham gia vào hoạt động Làm quen văn học, trẻ có điều kiện để phát triển cảm xúc, tư duy sáng tạo, khả năng diễn đạt lưu loát, rõ ràng. Đặc biệt, trẻ biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, được làm quen với những từ ngữ nghệ thuật, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng tư duy độc lập.
Trẻ cảm nhận được những vẻ đẹp của ngôn ngữ, đó là sự trầm bổng của nhịp điệu, sắc thái tình cảm của giọng nói, những khả năng gợi thanh, gợi hình ảnh, màu sắc, cảm xúc. Để những tác phẩm văn học nghệ thuật tác động sâu sắc và gây ấn tượng mạnh mẽ đến trẻ, làm cho trẻ hứng thú, thì việc chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đến lớp của giáo viên là rất cần thiết. Giáo viên cần phân tích và xác định nội dung tư tưởng tác phẩm, nhiệm vụ giáo dục, tính cách các nhân vật, xác định các hình thức đọc, kể diễn cảm, tìm tòi các phương pháp dạy học, làm sao giúp trẻ nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, ngữ điệu, giọng điệu, lời nói của các nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ của các nhân vật trong các tác phẩm văn chương.
Qua hoạt động văn học giúp trẻ tự tin bạo dạn giao tiếp trước đám đông, ngoài ra còn phát huy được ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ.
MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU: 2 1. Lý do chọn đề tài. 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4 3. Đối tượng nghiên cứu 5 4. Giới hạn của đề tài 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 II. PHẦN NỘI DUNG 5 1. Cơ sở lý luận 5 2. Thực trạng 7 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 11 a) Mục tiêu của biện pháp. .. 12 b) Nội dung và cách thực hiện biện pháp.. 13 - Biện pháp 1. 13 - Biện pháp 2. 13 - Biện pháp 3. 15 - Biện pháp 4. 20 - Biện pháp 5. 21 - Biện pháp 6. 22 - Biện pháp 7. 23 c) Mối quan hệ giữa các biện pháp 25 d) Kết quả khảo nghiệm, gia trị khoa hoạc của vấn đề nghiên cứa 25 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 27 1. Kết luận: 27 2. Kiến nghị: 28 Phụ lục tài liệu tham khảo 29 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Làm quen văn học là một môn học được trẻ mầm non rất yêu thích, hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên cỏ, cây, hoa, lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như: ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em,... Những tác phẩm văn học cung cấp cho trẻ sự hiểu biết đầu tiên về thế giới xung quanh, nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tượng tượng, sáng tạo nghệ thuật, vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ thông qua hoạt động Làm quen văn học là một việc rất quan trọng và cần thiết, nó không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mĩ mà còn kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Trẻ được cảm nhận, đồng điệu với niềm vui, nỗi buồn của những nhân vật trong câu truyện, bài thơ, cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, bến nước, bờ tre, con vật gần gũi giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, kể lại chuyện, mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được thu nhỏ, qua đó giáo dục đạo đức thẩm mỹ, lòng yêu con người, yêu quê hương đất nước thông qua các tác phẩm văn học. Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Đồng thời trẻ thể hiện được bài thơ diễn cảm, kể lại chuyện sáng tạo phù hợp với các nhân vật trong câu chuyện. Sau các buổi thao giảng, dự giờ đầu năm học tôi nhận thấy rằng đa số trẻ trong giờ học còn nhút nhát, khi trả lời câu hỏi của cô chưa diễn đạt được mạch lạc, trọn câu việc trẻ thiếu vốn từ, chưa mạnh dạn trong giao tiếp và ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện là một trong những rào cản lớn để giáo viên cung cấp kiến thức cho trẻ, nhất là ở hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học. Một số câu chuyện dài không có kịch tính trẻ thường khó khăn trong việc nhớ nội dung câu chuyện, hay nói chuyện riêng, không chú ý nghe hết câu chuyện, đối với các tác phẩm thơ trẻ mới chỉ đọc qua hình thức đọc thuộc lòng, khả năng đọc thơ diễn cảm của trẻ còn hạn chế, đa số trẻ ở địa phương vẫn còn nói ngọng, sai dấu, cũng có một số câu chuyện giáo viên còn gặp khó khăn trong việc chuyển thể sang thể loại đóng kịch, các học liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt động này còn ít dẫn đến kết quả giờ học chưa linh hoạt, còn thiếu các yếu tố như: Âm thanh, trang trí hoạt cảnh, trang phục Dẫn đến hoạt động đóng kịch chưa cuốn hút được trẻ. Ngoài ra áp dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, đồ dùng dạy học còn chưa đa dạng, phong phú. Để có được tiết làm quen văn học cuốn hút như vậy yêu cầu giáo viên phải có những đồ dùng đồ chơi cho trẻ, đồ dùng đồ chơi là một phần quan trọng không thể thiếu trong các tiết văn học, chú ý về giọng đọc thơ, kể chuyện của cô, sao cho diễn cảm, phù hợp với từng nhân vật. Từ những yếu tố trên giúp trẻ tích cực trong các hoạt động làm quen văn học. Để có được các tiết học làm quen văn học đạt kết quả cao yêu cầu tôi cũng như tập thể giáo viên trường Mầm non Ea Na cần có nhiều cố gắng trong năm học 2017-2018 này. Tập thể CBGV trường Mầm non Ea Na Là một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng đi, giải pháp phù hợp với đặc điểm của đơn vị, xứng đáng là một trường trọng điểm về chất lượng giáo dục, đáp ứng với yêu cầu, tiêu chuẩn của trường Chuẩn quốc gia bậc học Mầm non huyện nhà. Nhận ra được tầm quan trọng của bộ môn làm quen văn học đối với trẻ mầm non như vậy, và dựa trên tình hình thực tế những gì chưa làm được của giáo viên và trẻ mầm non tại trường mầm non Ea Na bản thân tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy tốt môn làm quen văn học tại trường mầm non Ea Na”. Mong rằng kết quả đề tài có tác dụng góp phần tích cực vào hoạt động làm quen văn học của trẻ, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức hoạt động đặc biệt là chương trình lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ như hiện nay. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. - Mục tiêu: Áp dụng một số biện pháp giúp giáo viên đưa ra các mục tiêu biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục môn làm quen văn học tại lớp để trẻ hiểu được những thế giới thu nhỏ trong tác phẩm văn học một cách có hiệu quả nhất, khắc phục phần lớn những khó khăn chung trong công tác giảng dạy của giáo viên đồng thời phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ. Giúp giáo viên biết cách vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục mầm non mới đưa vào bài dạy và lựa chọn phương pháp giảng dạy, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi. Rèn kỹ năng đọc, kể diễn cảm cho trẻ ở trường Mầm non Ea Na đạt hiệu quả cao. Giúp trẻ nhớ và thuộc các tác phẩm văn học, nâng cao khả năng đọc, kể diễn cảm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tích lũy và mở rộng vốn từ phong phú, đa dạng, giúp trẻ phát âm đúng, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, là điều kiện tốt cho trẻ học đọc, học viết sau này. Trẻ yêu thích các tác phẩm văn học, gây được sự hứng thú, chú ý và ghi nhớ các tác phẩm văn học. Trẻ phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp của mọi vật xung quanh trẻ thông qua các tác phẩm văn học. Trẻ bộc lộ được tình cảm của mình trước các nhân vật, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, thích trò chuyện với những người xung quanh. - Nhiệm vụ: Giúp giáo viên tìm ra các giải pháp, biện pháp để tạo được hứng thú, sáng tạo cho trẻ trong môn Làm quen văn học . Truyền thụ kiến thức cho trẻ, từ đó giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách tích cực hơn. Giúp trẻ khả năng đọc rõ lời, thể hiện sự khéo léo phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ chính xác. Góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ...Từ đó trẻ hứng thú khi kể chuyện, đọc thơ. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên nâng cao chất lượng dạy tốt môn làm quen văn học. 4. Giới hạn của đề tài. Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên nâng cao chất lượng dạy tốt môn làm quen văn học. Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh trường Mầm non Ea Na. Thời gian nghiên cứu từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018 5. Phương pháp nghiên cứu. Để áp dụng một số biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt môn Làm quen văn học tôi đã sử dụng: a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu tài liệu trong chương trình giáo dục trẻ, sổ tay giáo viên mầm non, bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, các module mầm non. b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, thực nghiệm, quan sát, đàm thoại, thực hành trên trẻ, điều tra khảo sát. c) Phương pháp thống kê toán học. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở chúng ta rằng: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn câu nói trên để chỉ ra tầm quan trọng của ngành giáo dục, giáo dục là nghề trồng người, muốn có những cây xanh cao lớn phát triển tốt thì chúng ta nên chọn những hạt giống tốt để ươm mầm, chăm sóc chúng từ nhỏ, làm những công việc như tưới nước, bón phân, nhổ cỏ... Sau này cây xanh mới phát triển tốt được. Trong giáo dục cũng vậy, muốn đào tạo ra những con người toàn diện, có tri thức, có lý tưởng, đạo đức, sức khỏe, thẩm mỹ đầu tiên chúng ta phải xây vững nền móng giáo dục vì “Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt” trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt sau này cháu sẽ làm người tốt. Ngoài ra Bác còn khẳng định rằng “ Ngủ thì ai cũng lương thiện, tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền, dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, đối với trẻ chúng ta phải dạy trẻ biết đoàn kết, giàu lòng nhân ái, ham học hỏi, trẻ sống vui vẻ, hoạt bát chứ không thụ động trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học. Văn học giúp cho trẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Làm quen văn học còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể đó là tính tổ chức kỷ luật tự chủ mạnh dạn trước mọi người. Dạy trẻ làm quen văn học còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập vui chơi. Không những thế văn học còn là nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn cho trẻ, truyền cho các cháu vẻ đẹp truyền thống của cha ông, lòng nhân ái thuỷ chung tính công bằng, yêu lẽ phải, đức cần cù chăm chỉ, yêu nước thương nòi tự tin, lạc quan, yêu đời. Văn học là phương tiện, là mục đích để thực hiện quá trình giáo dục, đào tạo. Làm quen với tác phẩm văn học giúp khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú và có ấn tượng với hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Trẻ được thể hiện sự sáng tạo khi đọc kể theo trí tưởng tượng của mình. Đặc biệt hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học là hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường Mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, đọc và tiền viết mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm thông qua các bài thơ câu chuyện. Vì vậy trẻ nói năng mạch lạc, hứng thú với các tác phẩm văn học là một trong những nhiệm vụ mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhạc điệu của những vần thơ, tính chuẩn xác biểu cảm của ngôn ngữ được các cháu yêu thích, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ và hứng thú đọc, kể lại câu chuyện, bài thơ làm cho vốn từ ngữ tăng lên, ngôn ngữ của trẻ trở nên phong phú. Khi trẻ tham gia vào hoạt động Làm quen văn học, trẻ có điều kiện để phát triển cảm xúc, tư duy sáng tạo, khả năng diễn đạt lưu loát, rõ ràng. Đặc biệt, trẻ biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, được làm quen với những từ ngữ nghệ thuật, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng tư duy độc lập. Trẻ cảm nhận được những vẻ đẹp của ngôn ngữ, đó là sự trầm bổng của nhịp điệu, sắc thái tình cảm của giọng nói, những khả năng gợi thanh, gợi hình ảnh, màu sắc, cảm xúc. Để những tác phẩm văn học nghệ thuật tác động sâu sắc và gây ấn tượng mạnh mẽ đến trẻ, làm cho trẻ hứng thú, thì việc chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đến lớp của giáo viên là rất cần thiết. Giáo viên cần phân tích và xác định nội dung tư tưởng tác phẩm, nhiệm vụ giáo dục, tính cách các nhân vật, xác định các hình thức đọc, kể diễn cảm, tìm tòi các phương pháp dạy học, làm sao giúp trẻ nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, ngữ điệu, giọng điệu, lời nói của các nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ của các nhân vật trong các tác phẩm văn chương. Qua hoạt động văn học giúp trẻ tự tin bạo dạn giao tiếp trước đám đông, ngoài ra còn phát huy được ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ. 2. Thực trạng: Khái quát: Tổng số CBVC: 35 đồng chí BGH: 03 đồng chí Giáo viên: 27 đồng chí + Nhân viên: 05 đồng chí Đảng viên: 13 đồng chí Giáo viên dân tộc: 12 đồng chí Tổng số học sinh : 410 trẻ/ 14 lớp; Nữ: 197 trẻ; Dân tộc: 159 trẻ; Nữ dân tộc: 79 trẻ. Đầu năm học tôi đã tiến hành dự giờ, thao giảng các lớp. Qua đợt kiểm tra cho thấy hầu hết các giáo viên chưa phù hợp với khả năng của trẻ, lối dẫn dắt chưa lôi cuốn, trẻ chưa có hứng thú khi tham gia các hoạt động Làm quen văn họcĐòi hỏi giáo viên phải có tính sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi làm quen với tác phẩm văn học. Còn đối với trẻ thì khả năng tiếp thu khi trẻ làm quen với tác phẩm văn học chưa cao, đa số trẻ còn nhút nhát, một số trẻ mới chỉ thể hiện tác phẩm văn học qua hình thức đọc thuộc lòng chứ chưa biết ngắt nhịp, chưa biết sử dụng ngôn ngữ biểu cảm, hình tượng trong khi thể hiện các tác phẩm văn học. * Khảo sát chất lượng đầu năm học 2017 – 2018 + Giáo viên (Phụ lục 1, kèm theo) Stt Tiêu chí Đạt Chưa đạt Số giáo viên Tỉ lệ % Số giáo viên Tỉ lệ % 1 Hình thức tổ chức giờ học linh hoạt, sáng tạo 13/27 48,1% 14/27 52% 2 Sử dụng đồ dùng đẹp, khoa học, sáng tạo 12/27 44,4% 15/27 55,5% 3 Giọng kể, giọng đọc diễn cảm của cô. 11/27 40,7% 16/27 59,2% 4 Tạo môi trường hoạt động cho trẻ phong phú hấp dẫn hơn 13/27 48,1% 14/27 52% + Học sinh (Phụ lục 2, kèm theo) Stt Tiêu chí Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong tiết học 167/410 40,7% 243/410 59,3% 2 Trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc 172/410 42% 238/410 58% 3 Thể hiện được giọng điệu của nhân vật 177/410 43,1% 233/410 57% 4 Trẻ phát triển ngôn ngữ, diễn đạt cách diễn đạt. 182/410 44,3% 228/410 55,6% Bước đầu sự chỉ đạo công tác hướng dẫn giáo viên dạy môn làm quen với văn học tôi nhận thấy có những mặt như sau: - Ưu điểm: Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Ea Na, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo trong các hoạt động của nhà trường. Hàng năm nhà trường tổ chức các cuộc thi như thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, thao giảng, hội giảng . để giáo viên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, sau mỗi tiết dạy. Cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, có đầy đủ phòng học, có sân chơi rộng, thoáng mát, an toàn, lớp học an toàn, trong lớp có tủ để đồ dùng đồ chơi, ngoài ra một số lớp đã có kệ để đồ dùng đồ chơi cho các cháu. Các lớp được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, phân công 2 giáo viên trên một lớp, sự giúp đỡ của chuyên môn, đồng nghiệp, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhà trường tổ chức hội thi chấm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tại trường, tuyển chọn những bộ đồ dùng, đồ chơi xuất sắc dự thi huyện. Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tận tụy với nghề, các cô luôn có tinh thần học hỏi, trau dồi kinh nghiệm nên hầu hết chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tới 84,6% số giáo viên có bằng trên chuẩn trở lên, giáo viên trong trường luôn đoàn kết và có tinh thần vượt khó vượt khổ, đặc biệt là các cô ở phân hiệu buôn Tơ lơ và buôn Cuah thuộc vùng 3. Đa số cha mẹ học sinh đã quan tâm đến vấn đề chăm sóc giáo dục con em mình, thể hiện qua các buổi đón và trả trẻ, ch mẹ học sinh luôn gần gũi với giáo viên chủ nhiệm để trao đổi chuyện học tập và các hoạt động của con họ khi ở trường, nhiệt tình với các hoạt động của lớp khi được giáo viên chủ nhiệm cần sự giúp đỡ, cha mẹ học cũng ý thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học là cần thiết, nên tỷ lệ chuyên cần hàng tháng luôn được duy trì ở tỷ lệ 95% - 98% (Trừ một số cháu đau ốm nên nghỉ học) Các cháu đến lớp đa phần vệ sinh sạch sẽ, ngoan hiền, lễ phép với cô giáo, sự tiếp thu kiến thức của trẻ ngày càng cao, các cháu đến lớp gần gũi cô giáo và hòa đồng với các bạn. Giáo viên có nhận thức sâu sắc về môn Làm quen văn học, luôn nhiệt tình, linh hoạt, tìm tòi, sáng tạo, lắng nghe góp ý của chuyên môn, đồng nghiệp trên thực tế cũng như lý thuyết, một số giáo viên có giọng đọc, kể tốt, thường xuyên tham khảo thêm tài liệu, sách báo, tạp chí có nội dung liên quan đến hoạt động cho trẻ Làm quen văn học. Nghiêm túc thực hiện chuyên đề, cùng nhiều năm trong nghề, tôi đã tích góp được nhiều kinh nghiệm, nắm vững phương pháp bộ môn, yêu cầu đối với từng thể loại, từng độ tuổi. Bản thân tôi là một phó hiệu trưởng được phân công mảng chuyên môn, nên ngay từ đầu năm học tôi rất quan tâm đến công việc chuyên môn của nhà trường, tôi thường lên kế hoạch cụ thể, và thường xuyên giám sát kiểm tra xem giáo viên của mình thực hiện như thế vào, có hướng điều chỉnh kịp thời, để có những kết quả tốt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi cũng không ngừng học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những cái hay, cái mới trong chuyên môn nghiệp vụ từ cấp trên triển khai, cũng như những kinh nghiệm từ đồng nghiệp. - Hạn chế: Nhưng bên cạnh đó cũng còn những mặt hạn chế như sau: Có 2 phòng học thuộc phân hiệu Quỳnh Ngọc diện tích hẹp, phòng học đã cũ và xuống cấp, cần được xây mới. Một số giáo viên chưa biết cách làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, khi sử dụng còn chưa đạt hiệu quả, phần đông giáo viên chưa có sự tìm tòi, sáng tạo trong quá trình làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, chưa có sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm, trong khi cha mẹ học sinh nhiệt tình nhiệt tình, nguyên vật liệu dễ kiếm. Chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho môn Làm quen văn học chưa phong phú, đa dạng để thu hút sự chú ý của trẻ, chưa thực sự chú ý phát huy tính tích cực ở trẻ. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ chưa phong phú, thiết kế các trò chơi chưa hấp dẫn. Khai thác môi trường xung quanh ngay trong lớp để vận dụng hoặc giáo dục trẻ còn hạn chế. Việc khai thác thông tin trên mạng, giảng dạy trên máy vi tính còn hạn chế ở một số giáo viên lớn tuổi. Một số giáo viên chưa có thủ thuật kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe, chưa lôi cuốn được trẻ qua giọng đọc, giọng kể. Một số giáo viên tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học còn lúng túng trong cách xử lý tình huống, lựa chọn các tác phẩm chưa phù hợp với khả năng của trẻ. Trong trường tỷ lệ trẻ em là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 38,7%, có tới 38,5% trẻ em thuộc hộ nghèo và cận nghèo, vì bố mẹ bận đi làm nên một số trẻ ít được bố mẹ quan tâm, có tới 17% trẻ chưa học qua lớp mầm. Sự cảm thụ các tác phẩm văn học của trẻ còn hạn chế, trẻ nhanh thuộc nhưng cũng mau quên, khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, trẻ chưa biết cách đọc, kể diễn cảm, khả năng nhập vai vào các nhân vật còn chậm, hầu như trẻ chưa hứng thú với việc kể chuyện sáng tạo, trẻ nói giọng địa phương nhiều. - Nguyên nhân hạn chế: Cơ sở vật chất còn thiếu, đồ dùng chưa sáng tạo, giáo viên còn hạn chế về công nghệ thông tin. Chưa sáng tạo trong cách tổ chức các hoạt động Làm quen văn học. Một số cha mẹ thường đi làm ăn xa trên rẫy mang con đi theo, trẻ ít được tiếp xúc với thế giới xung quanh nên trẻ còn nhút nhát, cha mẹ trẻ chưa có sự quan tâm đến việc học của trẻ. Giáo viên chưa thực sự đầu tư vào công tác giáo dục trẻ và áp dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết dạy còn hạn chế. Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học, còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa được tổ chức thường xuyên. Xuất phát từ tình hình thực tế trên bản thân tôi cần đưa ra một số biện pháp hướng dẫn giáo viên, giúp giáo viên dạy tốt môn làm quen văn học, giáo viên thay đổi các biện pháp giảng dạy trước đây như đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, dạy trẻ đóng kịch. Qua những việc làm đó đã có những bước đầu góp phần cho sự thành công trong công tác dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học và trẻ đã có thể nắm được nội dung và thể hiện được một số tác phẩm văn học quen thuộc, trẻ có thể kể diễn cảm hay đọc diễn cảm một bài thơ câu chuyện mà trẻ yêu thích. 3. Nội dung và hình thứ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_nang_cao_chat_luong_mon.doc