SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém toán giải bài tập chương I giải tích lớp 12

SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém toán giải bài tập chương I giải tích lớp 12

Như chúng ta đã biết môn toán lớp 12 giúp cho học sinh rèn luyện những kỹ năng sử dụng công cụ toán học như vẽ hình không gian, vẽ đồ thị; kỹ năng tính toán, phân tích, tổng hợp. Qua hoạt động học tập môn toán, học sinh còn rèn luyện tính cẩn thận, khả năng phân tích đúng sai, óc thẩm mỹ cũng như phẩm chất tốt đẹp của con người.

Môn toán lớp 12 bao gồm các nội dung cơ bản: khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số và bài toán liên quan; phương trình – bất phương trình mũ và lôgarit; tích phân và ứng dụng; số phức và các phép toán trên số phức; thể tích khối đa diện; diện tích và thể tích khối tròn xoay; đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu trong không gian tọa độ. Mỗi nội dung đều được sắp xếp vừa phù hợp, vừa logic khoa học, vừa phù hợp với lôgíc sư phạm nên có độ dễ, khó tăng dần trong từng nội dung. Do đó khi học tập môn toán học sinh gặp phải khó khăn nhất định đòi hỏi giáo viên phải có những biện pháp giúp đỡ các em khắc phục, nhất là những em có biểu hiện yếu kém kiến thức. Nhưng vẫn còn chưa muộn nếu giáo viên dạy lớp 12 có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém vượt qua được những khó khăn thì có thể tạo lại bước đà ngay từ đầu năm học. Biết được đây là vấn đề khá nan giải, cùng kinh nghiệm giảng dạy lớp 12 với khả năng nghiên cứu còn hạn chế, nhưng với tinh thần nhiệt huyết yêu nghề thương yêu học sinh, đặc biệt là các em yếu kém, năm học quyết định tương lai sau 12 năm ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém toán giải bài tập chương I giải tích lớp 12”

 

doc 18 trang thuychi01 8541
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém toán giải bài tập chương I giải tích lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ 
HỌC SINH YẾU, KÉM TOÁN 12
Người thực hiện: Nguyễn Trọng Hạnh
Chức vụ: Nhóm trưởng môn toán 
SKKN thuộc lĩnh mực: Toán học
THANH HOÁ NĂM 2018
 MỤC LỤC 1
I. MỞ ĐẦU
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
5. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm
3
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2. Thực trạng vấn đê trước khi áp dụng SKKN
5
3. Các SKKN và các giải pháp đã sử dụng đễ giải quyết vấn đề
6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
1. Kết luận
15
2. Kiến nghị
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
 I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết môn toán lớp 12 giúp cho học sinh rèn luyện những kỹ năng sử dụng công cụ toán học như vẽ hình không gian, vẽ đồ thị; kỹ năng tính toán, phân tích, tổng hợp. Qua hoạt động học tập môn toán, học sinh còn rèn luyện tính cẩn thận, khả năng phân tích đúng sai, óc thẩm mỹ cũng như phẩm chất tốt đẹp của con người.
Môn toán lớp 12 bao gồm các nội dung cơ bản: khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số và bài toán liên quan; phương trình – bất phương trình mũ và lôgarit; tích phân và ứng dụng; số phức và các phép toán trên số phức; thể tích khối đa diện; diện tích và thể tích khối tròn xoay; đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu trong không gian tọa độ. Mỗi nội dung đều được sắp xếp vừa phù hợp, vừa logic khoa học, vừa phù hợp với lôgíc sư phạm nên có độ dễ, khó tăng dần trong từng nội dung. Do đó khi học tập môn toán học sinh gặp phải khó khăn nhất định đòi hỏi giáo viên phải có những biện pháp giúp đỡ các em khắc phục, nhất là những em có biểu hiện yếu kém kiến thức. Nhưng vẫn còn chưa muộn nếu giáo viên dạy lớp 12 có biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém vượt qua được những khó khăn thì có thể tạo lại bước đà ngay từ đầu năm học. Biết được đây là vấn đề khá nan giải, cùng kinh nghiệm giảng dạy lớp 12 với khả năng nghiên cứu còn hạn chế, nhưng với tinh thần nhiệt huyết yêu nghề thương yêu học sinh, đặc biệt là các em yếu kém, năm học quyết định tương lai sau 12 năm ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém toán giải bài tập chương I giải tích lớp 12”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém toán giải bài tập chương I giải tích lớp 12” và tìm hiểu những khó khăn của học sinh trong học tập toán lớp 12, bước đầu tìm ra những biện pháp giúp học sinh yếu kém khi thực hành và góp phần nâng cao chất lượng dạy học và kết quả tốt nghiệp môn toán lớp 12.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém giải toán lớp 12
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a- Phương pháp phân tích và hệ thống hóa các tài liệu
Nhằm phân tích các tài liệu có liên quan đến biện pháp giúp đõ học sinh yếu kém trong học tập môn toán ở lớp cuối cấp THPT, trong đó chú trọng sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình giảm tải toán lớp 12 đễ nắm chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học môn toán ở khối lớp 12
b- Phương pháp phỏng vấn
Nhằm phỏng vấn các giáo viên đang dạy lớp 12 để phát hiện những học sinh học tập yếu kém môn toán và phỏng vấn những học sinh này để nắm được mức độ học toán.
c- Phương pháp thực nghiệm
Nhằm khẳng định các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém khi thực hành giải toán
d- Phương pháp sử dụng toán học để xử lí số liệu
Áp dụng một số công thức thống kê để xử lí các số liệu thực tế thu thập được
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
a-Phương pháp dạy học bài mới
- Giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề của bài toán
Phần bài học (phiếu học) thường được nếu thành cùng một loại tình huống có vấn đề nhưng tương đối đơn giãn, rồi để tự học sinh giải quyết (vì đối tượng ta hướng tới là học sinh yếu kém) . Thời gian đầu, giáo viên hướng dẫn học sinh và giải quyết vấn đề, dần dần yêu cầu học sinh tự nêu và giải quyết.
- Giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới
Phân chia theo thời gian, giáo viên giúp học sinh tự nêu, tự giải quyết vấn đề, tự xây dựng kiến thức mới. Đương nhiên trong các bài toán giáo viên đều phải giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới (như các công thức).
- Giúp học sinh phát hiện chiếm lĩnh kiến thức
Từ tình huống có thực trong đời sống
Giải quyết vấn đề đơn giãn tìm ra kiến thức mới
Xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới vào các tình huống khác trong thực hành sẽ chiếm lĩnh kiến thức đã phát hiện
- Hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học trước đó.
Huy động kiến thức đã học để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới 
trong mối quan hệ với kiến thức đã có
- Giúp học sinh thực hành, rèn luyên cách diễn đạt thông tin bằng lời, bằng kí hiệu.
 Trong quá trình dạy học giáo viên phải quan tâm đến việc rèn luyện cách diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, vừa đủ nội dung, lôgíc trong bài làm trắc nghiệm và bài làm tự luận.
b- Phương pháp dạy học các bài luyện tập, ôn tập
- Giúp học sinh nhận ra các kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau
Khi luyện tập, nếu học sinh nhận ra kiến thức đã học trong mối quan hệ mới thì tự học sinh sẽ làm được bài. Nếu học sinh không nhận ra được kiến thức đã học trong các dạng bài tập thì giáo viên nên giúp các em bằng cách hướng dẫn, gợi ý để tự học sinh nhớ lại kiến thức.
- Giúp đỡ học sinh luyện tập theo khả năng của các em.
 	Bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm các bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong phiếu, sử dụng nhiều đơn giãn tạo hứng thú cho học sinh. 
Cần chấp nhận tình trạng: trong cùng một khoảng thời gian, có học sinh khá, giỏi làm được nhiều bài tập hơn học sinh khác. 
- Hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh (học sinh khá, giỏi kèm học sinh yếu, kém).
Nên khuyến khích học sinh bình luận về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến.
Sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm, trong lớp góp phần tạo mối đoàn kết và sự mặc cảm tự ti của học sinh yếu dần dần không còn.
- Tập cho học sinh thói quen không thoả mãn với bài làm của mình đã làm.
 	Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho học sinh niềm vui vì đã hoàn thành công việc được giao, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân (khuyến khích , nêu gương).
Khuyến khích học sinh giải nhiều bài toán ở nhà với những bài đơn giãn đến khó mà các em đã làm ở lớp..Có những biện pháp cụ thể để giúp các em vươn lên sau một năm học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆP
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một học sinh bình thường về mặt tâm lý không có bệnh tật đều có khả năng tiếp thu môn toán theo yêu cầu phổ cập của chương trình toán THPT. 
Những học sinh từ trung bình trở xuống: Các em có thể học đạt yêu cầu của chương trình nếu được hướng dẫn một cách thích hợp.Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy:
 Với môn toán, hầu hết các học sinh yếu đều có một nguyên nhân chung là: kiến thức ở các lớp dưới bị hổng; không có phương pháp học tập; tự ti. rụt rè, thiếu hào hứng trong học tập.
Ở mỗi học sinh yếu bộ môn toán đều có nguyên nhân riêng, rất đa dạng. Có thể chia ra một số loại thường gặp là:
- Do quên kiến thức cơ bản, kỹ năng tính toán yếu.
- Do chưa nắm được phương pháp học môn toán, năng lực tư duy bị hạn chế (loại trừ những học sinh bị bệnh lý bẩm sinh). Nhiều học sinh thể lực vẫn phát triển bình thường nhưng năng lực tư duy toán học kém phát triển.
- Do lười học.
- Do thiếu điều kiện học tập hoặc do điều kiện khách quan tác động, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình xảy ra sự cố đột ngột, hoàn cảnh éo le).
Xác định rõ một trong những nguyên nhân trên đối với mỗi học sinh là điều quan trọng. Công việc tiếp theo là giáo viên có biện pháp để xoá bỏ dần các nguyên nhân đó, nhen nhóm lại lòng tự tin và niềm hứng thú của học sinh đối với việc học môn Toán.
2. THỰC TRẠNG HỌC TOÁN LỚP 12 TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 3, HUYỆN THƯỜNG XUÂN, THANH HÓA
 a. Đặc điểm của nhà trường:
Nằm ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tình hình kinh tế – xã hội còn chưa phát triển, đời sống của nhân dân nhiều khó khăn, nhất là trong mấy năm gần đây khi nguồn lợi chủ yếu là trồng rừng và thu hoạch cây keo bị giảm sút nên đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường, sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường chưa được quan tâm thường xuyên, nhận thức của người dân về việc học tập còn hạn chế. 
b. Những thuận lợi và khó khăn của học sinh trong học tập:
- Những thuận lợi:
Dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng hầu hết phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình nên đã tạo những điều kiện tốt nhất có thể để học sinh đến trường.
Tuy trình độ chuyên môn và khả năng tay nghề của giáo viên còn hạn chế nhìn chung tất cả giáo viên đều có tâm huyết, yêu nghề, yêu học sinh và cố gắng hết mình vì sự phát triển của các em.
Trường đã cố gắng nhiều trong xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị. Đến nay, học sinh đã có phòng học khang trang và có tương đối đủ các đồ dùng trong học tập.
Học sinh tuy chưa giỏi nhưng ngoan và biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
- Những khó khăn:
Trừ một ít học sinh nhà ở gần trường, còn hầu hết học sinh phải đi học bằng phương tiện xe đạp hoặc ở trọ nhà dân gần trường học. Vì thế, những em ở xa thường bị trễ và nhiều lần phải nghỉ các buổi học do thời tiết không thuận lợi.
Do đa số học sinh là con em nông dân nghèo, mấy năm gần đây nhiều gia đình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên phải ở nhà phụ giúp gia đình, không có thời gian để học chuyên cần. 
Cũng vì lí do trên mà học sinh không được trang bị đầy đủ về đồ dùng học tập như sách giáo khoa, vở, bút; không có các phương tiện nghe, nhìn để mở mang hiểu biết.
Còn một bộ phận phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình nên trong số những học sinh có phụ huynh như vậy đã có kết quả học tập yếu kém.
Tinh thần vựơt khó để học tập của một số học sinh chưa cao, thái độ và động cơ học tập còn có những điểm chưa tốt.
c. Chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp 12.
 Caùch ñaùnh giaù chaát löôïng hoïc toaùn cuûa hoïc sinh lôùp: 12A3 12A4, 12A5
- Trao ñoåi vôùi giaùo vieân ñang daïy lôùp 12 ñeå qua ñoù phaùt hieän nhöõng hoïc sinh yeáu keùm trong hoïc taäp moân Toaùn.
- Khaûo saùt baèng baøi kieåm tra.
Ñeå phaùt hieän chính xaùc nhöõng hoïc sinh yeáu keùm trong hoïc taäp moân Toaùn, bieän phaùp toát nhaát laø cho hoïc sinh laøm baøi kieåm tra. 
Keát quaû ñaùnh giaù chaát löôïng ñaàu naêm cuûa hoïc sinh lôùp 12
STT
MOÂN
LÔÙP
SÓ 
SOÁ
TB trôû leân
Gioûi
Khaù
T . Bình
Yeáu
Keùm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
01
Toaùn
12A3
43
32
74.41
0
0
7
16.27
25
58.13
8
18.60
3
6.97
02
12A4
43
30
59.38
0
0
5
15.63
25
58.13
10
23.25
3
6.97
03
12A5
43
26
60.46
0
0
0
0
26
60.46
12
27.90
5
11.62
 Nhận xét: Đầu năm học 2017 – 2018 tỉ lệ học sinh yếu khá nhiều ở ba lớp của trường THPT Thường xuân 3 mà tôi giảng dạy. Điều đó đặt ra cần phải có những biện pháp cụ thể để giúp các em vươn lên.
Chất lượng học tập môn toán của học sinh lớp 12 như vậy, đòi hỏi nhà trường và giáo viên phải có những biện pháp phù hợp để giúp đỡ các em. Trước mắt, trong học kì I năm học 2017 – 2018, cần có những biện pháp để giúp đỡ những học sinh yếu kém này khắc phục khó khăn khi giải toán, vì đây là nhiệm vụ giáo dục quan trọng mà nhà trường và thầy cô giáo phải thực hiện có kết quả tốt.
3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỄ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1. Biện pháp : Quan tâm nhiều hơn đối với những học sinh yếu kém
Quan sát các em thực hiện để phát hiện chỗ sai của các em nhằm nhắc các em kiểm tra để tự phát hiện.
Nếu bài tập có nhiều cách thực hiện, gợi ý để các em phát hiện 
Khi thấy các em có kết quả thực hành tốt, cho các em trình bày và khen ngợi để động viên, khích lệ các em.
Khi trao đổi, thảo luận cần đưa các em vào nhóm có học sinh khá giỏi với số lượng hợp lí để các em học hỏi bạn thêm.
a). Đối tượng 1: “Hổng kiến thức cơ bản”
Kiến thức ở lớp dưới của các em bị hổng, không thể nào bù đắp ngay được trong một thời gian ngắn. Tôi dặt quyết tâm trong suốt cả năm học, đặc biệt là học kì I để giúp nhóm học sinh loại này lấp dần các lỗ hổng kiến thức. Đối với những học sinh này phải có thêm thời gian học dưới sự hướng dẫn lại tỉ mỉ những kiến thức cơ bản, trọng tâm theo một hệ thống riêng và yếu tố dẫn đến thành công là nắm chắc, luyện kĩ. Trong các buổi học trên lớp thường được kiểm tra, rà soát và củng cố các kiến thức, chấm bài tay đôi trong tiết luyện tập, thường xuyên khích lệ động viên mỗi khi các em được điểm cao hơn. Do đó các học sinh này có nhiều tiến bộ; cụ thể là: thích học toán, hay xung phong lên bảng
b). Đối tượng 2: “Mất tự tin”
Vấn đề cơ bản là giúp các em lấy lại lòng tự tin, phát huy được những tố chất cơ bản đang tiềm ẩn trong mỗi em trong việc học tập môn toán. Phương pháp trực quan, hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, tìm các cách giải khác nhau cùng với các câu hỏi vừa sức, các bài toán vui, các bài toán gắn với thực tế chính là chìa khoá để giải quyết vấn đề.
c). Đối tượng 3: “Thiếu ý thức trong học tập”
Những học sinh này trong lớp thường không chú ý nghe giảng, mỗi khi làm bài kiểm tra tại lớp thường cẩu thả, không có ý thức kiểm tra lại bài làm. Thầy, Cô giáo nhắc nhở thì xem lại qua loa cho xong chuyện. Bài tập và bài học ở nhà không chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp. Tóm lại, đối với diện học sinh này cần có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm quản lý việc học ở nhà và việc kiểm tra nhắc nhở thường xuyên ở lớp để từng bước đưa các em vào nền nếp học tập.
d). Đối tượng 4: “Hoàn cảnh khó khăn”
Các em này thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm. Tôi bố trí thời gian kèm cặp, lấp dần lỗ hổng kiến thức, hình thành dần phương pháp học toán cho các em. Luôn khích lệ động viên để các em không bị mặc cảm, tự ti mà tự tin vào bản thân mình để từ đó vươn lên trong học tập. Với các em này, thầy, cô giáo phải hết lòng thương yêu, giúp đỡ. thầy, cô là chỗ dựa tinh thần và tình cảm của các em
3.2. Biện pháp : Tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu kém.
Với học sinh lớp 12 ở đầu năm học, dù các em yếu kém đến mức nào, cũng chưa cần phụ đạo nhiều, mỗi tuần 2 đến 3 tiết cho môn toán là có thể đủ. Điều quan trọng là trong buổi phụ đạo phải xác định chính xác “lỗ hổng” của từng em và tiến hành “lấp lỗ” đúng phương pháp như trong dạy học bài mới, tức là hướng dẫn các em tự nêu và giải quyết vấn đề, yêu cầu các em tự thành lập lại các công thức tính mà các em chưa nắm được. Tránh làm thay học sinh.
Để có hiệu quả và đỡ tốn thời gian, nên tập trung học sinh yếu kém vào một lớp phụ đạo. Giáo viên theo dõi kĩ từng học sinh để nghiên cức tìm ra biện pháp giúp đỡ.
3.3. MỘT SỐ NỘI DUNG DẠY CHƯƠNG I CỦA GIẢI TÍCH LỚP 12 CHO HỌC SINH YẾU KÉM TOÁN 12.
Khảo sát và vẽ đồ thị hàm bậc 3, hàm trùng phương, hàm phân thức bậc nhất trên bậc nhất; tương giao đồ thị; cực trị và trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số
3.3.1 . Khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số:
1. ()
2. ()
3. ()
3.3.2. Các bài toán liên quan đến khảo sát hàm số thường gặp:
a). Phương trình tiếp tuyến với đường cong tại điểm ():
Phương trình tiếp tuyến với đường cong tại điểm: Biết tiếp điểm
Phương trình tiếp tuyến với đường cong tại điểm: Biết hệ số góc của tiếp tuyến
b). Biện luận theo tham số, số nghiệm của phương trình (Dựa vào đồ thị).
c). Biện luận theo tham số, số giao điểm của đường cong và đường thẳng.
3.3.3. Kiến thức:
Tập xác định của hàm số
Đạo hàm. Đạo hàm của hàm số tại điểm
Tính đơn điệu của hàm số
Cực trị của màm số
Giới hạn của hàm số tại vô cực, giới hạn một bên của hàm số
Tính chẵn, lẻ của hàm số
Biện luận số nghiệm của phương trình bậc nhất, bậc hai
Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong mặt phẳng
Các phép biến hình (Phép đối xứng tâm, trục, phép tịnh tiến ).
3.3.4. Nội dung cụ thể:
a). phương trình tiếp tuyến của đường cong tại điểm 
 là: 
Đối với loại bài tài tập này: học sinh thường không nắm được phương trình tiếp tuyến có dạng thế nào và nếu biết cũng không nắm được cần phải tìm yếu tố nào, cách tìm?
Học sinh cần xác định được rằng muốn lập được phương trình tiếp tuyến cần tìm toạ độ tiếp điểm M0 : Tìm x0 , y0 và hệ số góc của tiếp tuyến 
Ví dụ1: Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C): tại điểm có hoành độ bằng -1
- Phân tích đề bài để tìm yếu tố mà đã cho x0 , y0 hoặc 
- Cho hoành độ tiếp điểm x0 = -1
- Tính 
phương trình tiếp tuyến : y – 2 = -3(x+1) hay: y = -3x -1
* Chú ý: 
- Bài toán cho x0 : Tìm y0 và 
- Bài toán cho x0 , y0 : Tìm y0 và 
- Bài toán cho tiếp điểm là giao điểm của các trục : x0 : Tìm x0 , y0 và 
b). Phương trình tiếp tuyến của đường cong tại điểm: Biết hệ số góc của tiếp tuyến 
à Đối với loại bài tài tập này: HS thường không khai thác đựơc giả thiết cho .
à HS cần xác định được rằng muốn tìm x0 phải khai thác từ và sau đó tính y0
Ví dụ 2: Viêt phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C): . Biết tiếp tuyến song song với đường thẳng (d) : y = 13x + 1
Giải
Tiếp tuyến song song với (d): 
Với hai giá trị x0 ta tìm được hai giá trị 
Tại (1;5) thì phương trình tiếp tuyến: y = 13x - 8 
Tại (-1;-5) thì phương trình tiếp tuyến: y = 13x +8
* Chú ý:
- Bài toán cho: tiếp tuyến song song với đương thẳng cho trước (ví dụ 2) à cho hệ số góc gián tiếp
- Bài toán cho: tiếp tuyến vuông với đương thẳng cho trước à cho hệ số góc gián tiếp
- Bài toán cho hệ số góc cụ thể
Ví dụ 3 : Cho hàm số có đồ thị (C).
Viết phương trình tiếp tuyến với (C) tại điểm A(2; - 2)Î(C).
Giải
	Phương trình tiếp tuyến với (C) tại A có dạng:
Þ Trong trường hợp khi biết hoành độ (hoặc tung độ) tiếp điểm ta tìm yếu tố còn lại và làm tương tự như trên.
Ví dụ 4: Cho hàm số: 
Viết phương trình tiếp tuyến với (C) tại điểm có tung độ bằng .
Giải
Gọi xo là hoành độ tiếp điểm Þ ta có .
Với Þ phương trình tiếp tuyến tại là:
Với Þ phương trình tiếp tuyến tại là:
Ví dụ 5: Cho hàm số có đồ thị là (C).
(C) cắt trục hoành tại A và B. Hãy viết phương trình tiếp tuyến với (C) tại A và B.
Giải
- Tập xác định: D = R\{- 1}
- Hoành độ giao điểm của (C) và trục hoành là nghiệm phương trình.
Þ (C) cắt Ox tại điểm và .
Phương trình tiếp tuyến với (C) tại A có dạng:
Phương trình tiếp tuyến với (C) tại B có dạng:
 Chủ yếu: Qua ví dụ 5 cho thấy học sinh sẽ lúng túng không viết được phương trình tiếp tuyến nếu không tìm được tọa độ của A và B. Vì vậy đối với các bài toán ở dạng 1 nhưng trong bài lại chưa cho tọa độ (xo; yo) thì cần tìm (xo; yo) trước rồi mới bắt đầu vào bước 1 trong phần phương pháp giải ở trên.
Đồng thời bài toán ở dạng 1 này đã được mở rộng để áp dụng vào xây dựng phương trình tiếp tuyến của các đường Cônic như trong SGK hình học 10 (trước phân ban) ta xét ví dụ cụ thể với elip.
Ví dụ 6: Cho hàm số . Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị (C) của hàm số biết hệ số góc của tiếp tuyến bằng 
Giải
Gọi d là tiếp tuyến của (C) tại tiếp điểm .
Þ xo là nghiệm phương trình 
Với Þ phương trình tiếp tuyến là .
Với Þ phương trình tiếp tuyến là .
Ví dụ 7: Cho hàm số có đồ thị (C). Viết phương trình tiếp tuyến với (C) biết rằng tiếp tuyến đó vuông góc với đường thẳng .
Giải
D = R \ {1}; .
Gọi tại đó tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng , có hệ số góc k: .
Þ xo là nghiệm phương trình 
Tại có tiếp tuyến là .
Tại có tiếp tuyến là .
* Chủ yếu: Qua ví dụ 7 ở trên cho thấy nhiều bài toán viết phương trình tiếp tuyến dạng 2 nhưng không trực tiếp hệ số góc mà phải thông qua một giả thiết khác. Vì vậy cần nhấn mạnh cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc nắm kiến thức một cách liền manh, biết vận dụng, liên hệ các phần với nhau.
 Dựa vào đồ thị (gồm một đường cong và một đường thẳng song song hoặc trùng với trục hoành) biện luận theo tham số số nghiệm của phương trình.
f(x,m) = 0 : m là tham số
 Phương pháp: Viết lại phương trình g(x) = h(m) . Với y = g(x) có đồ thị (C) đã vẽ, 
y = h(m) có đồ thị là đường thẳng d song song hoặc trùng với trục hoành.
B1: Biến đổi phương trình hoành độ giao điểm của d và (C)
B2: Số nghiêm của phư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_do_hoc_sinh_yeu_kem_toan_giai_bai.doc