SKKN Một số biện pháp giúp dạy, học tốt phân môn lịch sử ở Tiểu Học

SKKN Một số biện pháp giúp dạy, học tốt phân môn lịch sử ở Tiểu Học

Học sinh tiểu học là lứa tuổi sống và phát triển trong nền văn minh nhà trường theo hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất gồm lớp 1, lớp 2 và lớp 3, trong cấp độ này thì lớp 1 là đặc biệt – lớp đầu của Cấp tiểu học, được nhiều người cho là “Cửa ải lớp 1”. Cấp độ thứ hai gồm lớp 4, 5 lớp đầu ra của Cấp tiểu học. Hai cấp độ này tuy có sự khác nhau về mức độ phát triển tâm lí và trình dộ thực hiện hoạt động học tập, nhưng không có sự thay đổi đột biến, không có sự phát triển theo chiều hướng mới. Dù ở cấp độ nào thì học sinh tiểu học cũng là nhân vật trung tâm, là linh hồn của trường tiểu học. Ở đấy, trẻ đang từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình những năng lực của người ở trình độ sơ đẳng nhưng cơ bản, như sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc – năng lực tạo ra các năng lực khác. Cùng với các năng lực trên là sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cư xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại. Học sinh tiểu học ngày nay là những chủ thể đang trở thành chính mình bằng hoạt động của mình dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn theo phương pháp nhà trường hiện đại.

Với mục tiêu dạy học lịch sử ở Tiểu học đối với lớp 4,5: Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử Việt Nam từ nửa thế kỉ XIX cho tới nay. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các kĩ năng dọc thông tin, quan sát tranh ảnh lịch sử; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau. Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trính học tập và chọn thông tin để giải đáp. Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, bảng thống kê, phiều học tập , Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Góp phần cho học sinh thói quen ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử quê hương, đất nước, biết tôn trọng những di tích lịch sử mà cha ông ta để lại. Có ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử văn hoá. Biết yêu thiên, con người, quê hương, đất nước.

 

doc 24 trang thuychi01 10850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp dạy, học tốt phân môn lịch sử ở Tiểu Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT YÊN ĐỊNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP DẠY, HỌC TỐT PHÂN MÔN LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT Yên Định
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch sử
YÊN ĐỊNH NĂM 2017
MỤC LỤC
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
2
Lí do chọn đề tài
1
3
Mục đích nghiên cứu
2
4
Đối tượng nghiên cứu
2
5
Phương pháp nghiên cứu
2
6
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
7
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
8
Thực trạng 
4
9
Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
10
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
11
Kết luận
16
12
Kiến nghị
17
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
	Học sinh tiểu học là lứa tuổi sống và phát triển trong nền văn minh nhà trường theo hai cấp độ. Cấp độ thứ nhất gồm  lớp 1, lớp 2 và lớp 3, trong cấp độ này thì lớp 1 là đặc biệt – lớp đầu của Cấp tiểu học, được nhiều người cho là “Cửa ải lớp 1”. Cấp độ thứ hai gồm lớp 4, 5 lớp đầu ra của Cấp tiểu học. Hai cấp độ này tuy có sự khác nhau về mức độ phát triển tâm lí và trình dộ thực hiện hoạt động học tập, nhưng không có sự thay đổi đột biến, không có sự phát triển theo chiều hướng mới. Dù ở cấp độ nào thì học sinh tiểu học cũng là nhân vật trung tâm, là linh hồn của trường tiểu học. Ở đấy, trẻ đang từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình những năng lực của người ở trình độ sơ đẳng nhưng cơ bản, như sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực tính toán, đặc biệt là năng lực làm việc trí óc – năng lực tạo ra các năng lực khác. Cùng với các năng lực trên là sự hình thành tình cảm, thái độ và cách cư xử phù hợp với dân tộc và văn minh nhân loại hiện đại. Học sinh tiểu học ngày nay là những chủ thể đang trở thành chính mình bằng hoạt động của mình dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người lớn theo phương pháp nhà trường hiện đại.
Với mục tiêu dạy học lịch sử ở Tiểu học đối với lớp 4,5: Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian lịch sử Việt Nam từ nửa thế kỉ XIX cho tới nay. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS các kĩ năng dọc thông tin, quan sát tranh ảnh lịch sử; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác nhau. Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trính học tập và chọn thông tin để giải đáp. Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, sơ đồ, bảng thống kê, phiều học tập , Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống. Góp phần cho học sinh thói quen ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử quê hương, đất nước, biết tôn trọng những di tích lịch sử mà cha ông ta để lại. Có ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử văn hoá. Biết yêu thiên, con người, quê hương, đất nước.
Việt Nam đất nước có hơn bốn nghìn năm lịch sử cùng với biết bao truyền thống tốt đẹp về dựng nước và giữ nước của của dân tộc ta. Từ thời các Vua Hùng đến Bà Trưng, Bà Triệu, rồi đến thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, kết thúc cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975, đã đánh tan quân xâm lược - đế quốc Mỹ, nước ta giành lại được độc lập, non sông thu về một mối, Bắc Nam sum họp một nhà, mọi người dân được sống một cuộc sống tự do, an bình. Là thế hệ con cháu Hồ Chí Minh, được sống trong thời đại hòa bình, tôi lại càng thấm thía những lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: 
"Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"
Hay: "Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"...
Đúng vậy, là người dân sống trên đất nước Việt Nam, mỗi người cần phải biết nguồn cội của mình, về truyền thống hào hùng của dân tộc, về sự phát triển đi lên của loài người. Mỗi người đều phải có trách nhiệm về bảo tồn, kế thừa, biết phát huy những truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã để lại, đã gây dựng cho thế hệ mai sau.
Là Nhà giáo đã nhiều năm đứng trên bục giảng và nhiều năm làm công tác quản lý chuyên môn, tôi luôn trăn trở về những bài dạy lịch sử cho học sinh lớp 4,5. Mong muốn làm sao các em hiểu được những truyền thống, giá trị tốt đẹp của cha ông mình. Giáo dục học sinh yêu thích môn học lịch sử tức là chúng ta đang giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam. Giáo dục các em biết cách học môn học này đã khó nhưng dạy cho các em nhớ mốc thời gian, những sự kiện, nhân vật lịch sử ... để từ đó học sinh học tốt môn Lịch sử lại càng khó hơn, nhất là hiện nay các em đang chịu sự tác động của môi trường bên ngoài khá phức tạp, khiến các em không còn ham mê đọc sách, đọc tài liệu để tìm hiểu về lịch sử nước nhà đấy cũng chính là nỗi lo của nhiều người và của toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang báo động về vấn đề trình độ yếu kém môn lịch sử của học sinh . Đặc biệt là qua theo dõi kết quả các kì thi môn lịch sử của học sinh các cấp, thể hiện sự hiểu biết một cách mơ hồ về lịch sử nước nhà. Những nhầm lẫn ngớ ngẩn không thể chấp nhận được. Điều này làm cho dư luận không khỏi băn khoăn suy nghĩ lo cho thế hệ mai sau, rồi mai này những truyền thống tốt đẹp ấy sẽ trôi về đâu? Con cháu có còn nhớ gì về công lao của cha ông thuở trước?...
Chính từ những băn khoăn trăn trở đó nên tôi đã đầu tư, nghiên cứu nội dung: “Một số biện pháp giúp dạy, học tốt phân môn lịch sử ở Tiểu học”. Với mục đích là để giúp học sinh Tiểu học yêu thích và học tốt môn học Lịch sử, từ đó giúp các em biết phát huy, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam và làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước mình hơn. 
2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua việc hệ thống hóa nội dung, chương trình phân môn Lịch sử được dạy ở Tiểu học, tìm ra phương pháp dạy học sao cho học sinh dễ ghi nhớ các mốc thời gian, sự kiện và nhân vật lịch sử. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Lịch sử đối với lớp 4,5. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu một số vấn đề về thực trạng dạy học môn Lịch sử ở Tiểu học.
- Nghiên cứu việc học lịch sử ở lớp 4,5 của học sinh: Đặc điểm tâm lí lứa tuổi, đặc điểm về nhận thức và vốn tích luỹ về kiến thức 
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp thực nghiệm giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu, tra cứu tài liệu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại. 
- Phương pháp tường thuật miêu tả kể chuyện.
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
Tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội. Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trường học, học sinh tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trường và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên- lứa tuổi có xu thế vươn lên làm người lớn. Về việc này, N.X.Leytex đã khắc họa: “Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích lũy tri thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ưu thế. Chức năng trên được thực hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi này - sự tuân thủ tuyệt đối vào những người có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn cảm, sự lưu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi ngây thơ đối với các đối tượng mà các em được tiếp xúc.
Lịch sử là những sự việc đã diễn ra có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Vì vậy không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thực lịch sử, mà cần phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Cho nên việc tất yếu không thể không tiến hành là cho HS tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Học sinh tiểu học cần có những biểu tượng về “các sự kiện đã diễn ra”, cần tạo ra trong nhận thức của học sinh những hình ảnh cụ thể, sinh động rõ nét về các nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, những quan niệm xã hội cụ thể. Ở lớp 4,5 học sinh bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2 của vấn đề học tập. Các em được tiếp cận thêm nhiều môn học mới, ví dụ như môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lý. Vì vậy các em sẽ rất bỡ ngỡ với việc tiếp thu cũng như phương pháp học tập của bộ môn này. Vì vậy vấn đề đặt ra là giáo viên cần làm thế nào để ngay từ khi mới làm quen, học sinh nhận thức được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của môn Lịch sử. Từ đó hình thành cho học sinh một phương pháp học cơ bản phù hợp với đặc trưng bộ môn, giúp học sinh có hứng thú với môn học và học tập có hiệu quả .
Nội dung chương trình dạy học lịch sử ở Tiểu học được trình bày như sau: 
Đối với lớp 4 chương trình Lịch sử trình bày những sự kiện nhân vật lịch sử, những thành tựu trong giai đoạn dựng nước, giữ nước đến buổi đầu thời Nguyễn, được chia thành 8 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước. 
Giai đoạn 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập. 
Giai đoạn 3: Buổi đầu độc lập.
Giai đoạn 4: Nước Đại Việt thời Lý.
Giai đoạn 5: Nước Đại Việt thời Trần.
Giai đoạn 6: Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.
Giai đoạn 7: Nước Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII. 
Giai đoạn 8: Buổi đầu Thời Nguyễn. 
Về nội dung chương trình Lịch sử lớp 5: Nội dung một số sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử VN từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1858 đến nay, được chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945).
Giai đoạn 2: Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
Giai đoạn 3: Xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 – 1975). 
Giai đoạn 4: Xây dựng CNXH trong cả nước (từ 1975 đến nay).
Về Cấu tạo chương trình: 35 tiết/lớp. Mỗi lớp được bố trí với thời lượng 1 tiết/tuần 
II. Thực trạng 
Là cán bộ chuyên viên đang trực tiếp phụ trách chuyên môn các trường Tiểu học trong huyện, qua nhiều năm theo dõi, kết hợp với sự trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp tôi nhận thấy một thực trạng phổ biến hiện nay là:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lịch sử của giáo viên còn hạn chế, chưa tạo được hứng thú và niềm say mê học, yêu, nhớ các sự kiện và nhân vật sử lịch sử tiêu biểu... từ đó các em yêu thích môn học.
Phương pháp dạy học còn mang nặng phương pháp truyền thống, chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Cách thức tổ chức cho học sinh học tập còn lúng túng, chủ yếu là giáo viên giảng giải, thuyết trình. Trong giờ học, học sinh ít được hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để xây dựng kiến thức cần học, cần biết. Việc học sinh tự tìm tòi khám phá để tìm ra kiến thức mới chưa được giáo viên chú trọng. Vì thế giờ học không sôi nổi, học sinh cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi, uể oải với giờ học Lịch sử, kiến thức không được khắc sâu nên các em thường rất nhanh quên. 
2. Khi học xong chương trình lịch sử lớp 4, 5 học sinh không nắm và nêu được nội dung 8 giai đoạn đối với lớp 4 và 4 giai đoạn đối với lớp 5 theo trình tự, từ đó việc nhớ và nắm chắc những yếu tố thời gian, sự kiện và nhân vật lịch sử quan trọng còn yếu.
Sở dĩ có thực trạng đó là do nhiều học sinh không thích học môn lịch sử thậm trí là ngại học Lịch sử bởi học sinh lớp 4,5 là các lớp đầu tiên được làm quen với phân môn này. Các em chưa biết cách ghi nhớ các yếu tố lịch sử, nhận thức bài một cách thụ động, hiểu bài rồi xong lại quên ngay. Chỉ sau một kì kiểm tra, kết quả lại cho thấy đối với học sinh chậm tiến bộ gần như quên hết, học sinh có năng lực vượt trội có nhớ nhưng lộn xộn về thời gian và sự kiện. Đến cuối năm, tổng kết nội dung chương trình, học sinh chỉ nhớ được một số sự kiện nhân vật tiêu biểu còn thời gian thì nhầm lẫn nhiều. Rất ít học sinh có thể trình bày được diễn biến một cuộc khởi nghĩa mạch lạc. Hầu như không một HS nào nêu đúng, đủ các giai đoạn lịch sử theo trình tự thời gian. Học sinh chỉ nhớ tên các triều đại nhưng không đúng theo thứ tự liên tiếp. Về các mốc thời gian, tên nước, tên kinh đô thì có ít em nêu chính xác.
3. Nội dung tổng kết kiến thức Lịch sử và nắm vững kiến thức đã học của học sinh kết quả thấp chưa hoàn thành yêu cầu của môn học.
Vì ở lớp 3, các em chưa được học môn Lịch sử, hơn nữa học sinh có thói quen học vẹt, ghi nhớ máy móc kiến thức học tập, một số không ít học sinh còn thụ động không chịu suy nghĩ, chỉ tiếp nhận những điều đã có sẵn, năng lực tư duy của các em còn nhiều hạn chế... do vậy việc nắm bắt và tổng hợp kiến thức chưa tốt.
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
1. Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lịch sử tạo hứng thú và niềm say mê học, yêu, nhớ các sự kiện và nhân vật sử lịch sử tiêu biểu... giúp học sinh yêu thích môn học.
1.1. Giúp học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Nội dung bài lịch sử gắn liền với thời gian, sự kiện, nhân vật, thường không dễ hiểu dễ nhớ như bài tập đọc. Chính vì vậy nếu các em không đọc trước bài ở nhà sẽ khó có thể trả lời được câu hỏi tìm hiểu bài trên lớp và như vậy sẽ không nắm chắc được nội dung bài.
Để tạo thói quen đọc trước bài ở nhà của HS, giáo viên áp dụng cách kiểm tra nhanh như sau: trước khi vào bài mới GV gọi bất chợt một HS nêu tên bài sẽ học hôm nay hoặc hỏi HS tên nhân vật trong bài lịch sử hôm nay sẽ học là ai? Cứ như thế chỉ sau vài tuần các em sẽ có thói quen đọc trước bài ở nhà. Em nào có sự chuẩn bị bài chu đáo, cuối tiết học, GV tặng cho em đó một tấm chân dung có liên quan đến nhân vật của bài học lịch sử đó, ngược lại, em nào không đọc trước bài ở nhà tôi phạt bằng hình thức về nhà chép lại nhiều lần phần bài học của tiết lịch sử đó.
1.2. Giới thiệu bài bằng cách bắc cầu bài cũ sang bài mới.
Nội dung chương trình môn lịch sử lớp Bốn là sự kết nối liên tục của thời gian và sự kiện. Vì vậy khi dạy tiết lịch sử tôi rất chú trọng đến bước kiểm tra bài cũ  vì việc dẫn dắt kết nối từ bài cũ sang bài mới giúp học sinh ghi nhớ các sự kiện một cách có hệ thống từ đó học sinh dễ hiểu bài và nhớ lâu hơn.
Khi kiểm tra bài cũ giáo viên yêu cầu HS nêu lại 3 yếu tố chính của bài là : thời gian, sự kiện , nhân vật.
Trong sự kiện HS sẽ phải nêu được những ý chính về nguyên nhân, diễn biến, kết quả sau đó GV sẽ dẫn dắt từ phần kết thúc của bài trước sang giới thiệu bài sau.
VD1 : Giáo viên dẫn dắt vào bài bằng cách kết nối chuyển tiếp từ bài 6: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo sang bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân như sau:
Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hơn một nghìn năm nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Thế nhưng, sau khi Ngô Quyền mất, đất nước ta lại rơi vào cảnh loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên miên, nhân dân vô cùng cực khổ. Trong hoàn cảnh đó, cần phải thống nhất đất nước. Vậy ai là người đã làm được điều này, thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay "Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân".
VD2: Giới thiệu bắc cầu từ bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân sang bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981) như sau:
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh (Lễ lên ngôi của Lê Hoàn), sau đó giới thiệu: Đây là cảnh lên ngôi của Lê Hoàn các em ạ! Người đã sáng lập ra triều đại Tiền Lê, Triều đại nối tiếp của triều Đinh. Vì sao nhà Lê lại lên thay nhà Đinh, Lê Hoàn đã lập được công lao gì đối với lịch sử dân tộc? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời nhữn câu hỏi đó. Bây giờ, thầy trò chúng mình cùng tìm hiểu bài học này nhé!
1. 3. Lựa chọn phương pháp phù hợp từng dạng bài cụ thể.
Như chúng ta đã biết, trong dạy học, không có phương pháp nào là tối ưu,và cũng không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Phương pháp nào cũng có điểm mạnh và hạn chế. Vấn đề là giáo viên biết sử dụng chúng như thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh và cái đích cuối cùng mà chúng ta hướng tới là đem lại hiệu quả cao cho bài giảng và nâng cao được chất lượng học tập của học sinh.
Trong chương trình lịch sử lớp Bốn có các dạng bài sau:
Dạng 1: các bài về cơ cấu bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế -văn hoá - xã hội 
Dạng 2: các bài về khởi nghĩa, kháng chiến.
Dạng 3: các bài về nhân vật lịch sử.
Dạng 4: các bài về kiến trúc nghệ thuật.
Dạng 5: các bài ôn tập, tổng kết.
Thông thường mỗi dạng bài có các hình thức, phương pháp dạy học đặc trưng riêng. Do đó giáo viên cần phải biết lựa chọn các phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung của bài và với cả đối tượng học sinh của lớp. 
VD: Đối với dạng bài về cơ cấu bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế, văn hoá,  xã hội: Giáo viên nên sắp xếp từng mảng kiến thức thành vấn đề rồi tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu , tự phát hiện vấn đề thông qua phương pháp vấn đáp ,thảo luận nhóm. Với dạng bài này cần áp dụng tối đa phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học. Mặt khác việc miêu tả giải  thích, phân tích của giáo viên đóng vai trò chủ yếu.
VD: Đối với dạng bài về khởi nghĩa, kháng chiến: PP chủ đạo là kể chuyện, phân tích, miêu tả, tường thuật kết hợp với đồ dùng trực quan là hết sức quan trọng. VD: Đối với dạng bài về nhân vật lịch sử thì kể chuyện lại là phương pháp chủ đạo.Giáo viên vừa là người kể chuyện ,dẫn chuyện lại là người dẫn dắt gợi ý giúp học sinh nắm vững cốt truyện.
VD: Đối với dạng bài về kiến trúc nghệ thuật: Bên cạnh việc sử dụng phương pháp vấn đáp thì miêu tả , phân tích là hết sức quan trọng.
VD: Đối với dạng bài tổng kết, ôn tập: Tuỳ từng phần nội dung cụ thể trong bài mà giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp. Thông thường dạng bài này được sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, xong chủ yếu là phương pháp thống kê tổng hợp, kết hợp trò chơi học tập.
 1. 4. Tổ chức HĐ ngoài giờ lên lớp để củng cố kiến thức Lịch sử cho HS.
Vừa để củng cố kiến thức môn học, vừa để để tạo không khí hứng thú trong học tập, tôi yêu cầu GV tổ chức hội thi "Rung chuông vàng" phân môn Lịch sử vào dịp 30/4 hay 7/5 hàng năm theo đơn vị lớp hoặc cả khối, dưới hệ thống câu hỏi sau:
Câu 1: Nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời thời kỳ trước Công Nguyên có tên gọi là gì? (đáp án B):
Văn Chương. B. Văn Lang. C. Văn Võ.
Câu 2: Nối tiếp tiếp nước Văn Lang nước ta có tên gọi khác là gì? (đáp án C)
Nước Âu Cơ B. Nước Âu Phục C. Nước Âu Lạc
Câu 3: Triệu Đà đem quân sang đánh nước Âu cơ vào năm nào? (đáp án C)
Năm 197 trước Công Nguyên B. Năm 187 trước Công Nguyên
C. Năm 179 trước Công Nguyên
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào? (đáp án A)
Năm 40 B. Năm 140 C. Năm 1400
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm nào? (đáp án B)
Năm 238 B. Năm 248 C. Năm 258
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí diễn ra vào năm nào? (đáp án A)
Năm 542 B. Năm 550 C. Năm 722
Câu 7: Cuộc khởi nghĩa Triệu Quang Phục diễn ra vào năm nào? (đáp án B)
Năm 552 B. Năm 550 C. Năm 272
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan diễn ra vào năm nào? (đáp án C)
Năm 227 C. Năm 237 C. Năm 272
Câu 9: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng diễn ra vào năm nào? (đáp án B)
Năm 775 C. Năm 776 C. Năm 777
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ diễn ra vào năm nào? (đáp án A)
Năm 905 C. Năm 906 C. Năm 907
Câu 11: Cuộc khởi nghĩa Dương Đình Nghệ diễn ra vào năm nào? (đáp án A)
Năm 931 C. Năm 941 C. Năm 951
Câu 12: Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền diễn ra vào năm nào? (đáp án B)
Năm 983 C.Năm 938 C. Năm 958
Câu 13: Người anh hùng dân tộc nào đã nghĩ ra mưu kế đóng cọc nhọn trên sông Bạc Đằng để đánh quân Nam Hán? (đáp án C)
Trần Quốc Tuấn C. Trần Quốc Toản C. Ngô Quyền
Câu 14: Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế và chọn nơi nào để đóng đô? (đáp án C)
Vĩnh Lộc Thanh Hóa B. Phong Châu Phú Thọ C. Hoa Lư Ninh Bình
Câu 15: Thời Đinh Tiên Hoàng làm vua, nước ta có tên gọi là gì? (Đáp án B)
Đại Việt B. Đại Cồ Việt C. Đại Nam
Câu 16: Lợi dụng tình hình không ổn định của Nhà Đinh, quân Tống đã sang xâm lược nư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_day_hoc_tot_phan_mon_lich_su_o_ti.doc