SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên trong ngành giáo dục và đào tạo. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đầu tiên trong đời mỗi con người và giáo dục đạo đức là một phần không thể thiếu trong giáo dục nhân cách con người. Vì vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non mà tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo do vậy giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, trí tuệ, là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
Trong điều kiện kinh tế phát triển đang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau. Làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta “Hòa nhập mà không hòa tan” trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi là vốn văn hóa của dân tộc Việt trong thời đại mới thì việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi chưa đủ mà phải giáo dục trẻ biết giữ được truyền thống văn hóa vốn có của cha ông từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần cập nhật nhất trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho trẻ cần phải được thực hiện thường xuyên. Chúng ta đã từng nghe 2 câu thơ mà cha ông ta đã đúc kết thành kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con cái.
“Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”[1]
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI HỌC TẬP LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Người thực hiện: Mai Thị Thu Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Văn SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC TT Đề mục Trang 1 1. MỞ ĐẦU 1 2 1.1. Lí do chọn đề tài 1 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 6 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 7 2.1. Cơ sở lí luận 2 8 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 9 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 10 2.3.1. Biện pháp 1: Tích cực tìm tòi nghiên cứu các tài liệu có liên quan để bổ sung kiến thức cho bản thân . 4 11 2.3.2. Biện pháp 2. Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động trong ngày 5 12 2.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để trẻ học tập và làm theo tấm gương của Bác tốt hơn. 12 13 2.3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 13 14 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 14 15 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15 16 3.1. Kết luận 15 17 3.2. Kiến nghị 15 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 PHỤ LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên trong ngành giáo dục và đào tạo. Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đầu tiên trong đời mỗi con người và giáo dục đạo đức là một phần không thể thiếu trong giáo dục nhân cách con người. Vì vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non mà tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo do vậy giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, trí tuệ, là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. Trong điều kiện kinh tế phát triển đang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau. Làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta “Hòa nhập mà không hòa tan” trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi là vốn văn hóa của dân tộc Việt trong thời đại mới thì việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi chưa đủ mà phải giáo dục trẻ biết giữ được truyền thống văn hóa vốn có của cha ông từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần cập nhật nhất trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho trẻ cần phải được thực hiện thường xuyên. Chúng ta đã từng nghe 2 câu thơ mà cha ông ta đã đúc kết thành kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con cái. “Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”[1] Trên thực tế hiện nay việc giáo dục trẻ học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động trong ngày, qua các tiết học, qua các tác phẩm âm nhạc, văn học, mới chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát, bài thơ, câu chuyện, chưa gợi lên tình cảm, xúc cảm của trẻ. Để làm tốt được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng học hỏi rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, sự hiểu biết và cảm thụ các tác phẩm một cách sâu sắc hơn. Việc giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ đã đề cập đến trong phần giáo dục trẻ tuy nhiên đó chỉ là cách giáo dục áp đặt máy móc mà chưa gợi lên được những xúc cảm tình cảm của trẻ một cách từ từ và tự nguyện. Với tình hình như hiện nay tôi cảm thấy phần lớn học sinh chỉ ngoan ngoãn lễ phép nghe lời cô giáo khi đến lớp còn khi về nhà thì không nghe lời ông bà, cha mẹ, anh chịĐó phải chăng phần lớn là do các bậc làm cha mẹ chưa dạy bảo uốn nắn trẻ thường xuyên,có gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để con cái ở nhà cho ông bà chăm sóc nuôi dưỡng, ông bà không có thời gian để dạy bảo uốn nắn, cứ gửi cháu đến trường là xong. Bên cạnh đó hiện nay mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con hay sinh đẻ khó khăn dẫn đến việc chiều chuộng con cháu rồi vin vào câu nói “Nó còn bé biết gì mà dạy” hay thấy con cháu nói những câu thiếu chủ ngữ,vị ngữ thì lại cườilàm cho các cháu không biết mình sai chỗ nào cứ tưởng mình nói thế là đúng. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để góp phần giáo dục cho trẻ biết thể hiện lòng yêu nước, lòng kính trọng đối với Bác Hồ kính yêu và đặc biệt hơn hình thành cho trẻ một đức tính một lối sống tốt ngay từ nhỏ. Việc làm này đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong các nhà trường và trong mỗi người Việt Nam. Để việc học tập làm theo tấm gương của Bác có kết quả tốt nhất tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp giáo dục trẻ học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh một cách có hiệu quả nhất. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trẻ 5 – 6 tuổi, lớp B5 - Trường mầm non Nga văn 1.4 . Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài - Phương pháp trực quan minh họa - Phương pháp trò chuyện với trẻ - Phương pháp nêu gương khích lệ - Phương pháp thực hành trải nghiệm 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận Như Bác Hồ kính yêu đã viết “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho nền tảng giáo dục tốt”[2]. Vì vậy trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích cho xã hội, năm học 2017 – 2018 là năm học “Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, ngành giáo dục nói chung, bậc học giáo dục mầm non nói riêng vẫn đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”[3]. Do vậy là giáo viên mầm non không chỉ học tập mà còn giáo dục cho tất cả các thế hệ học sinh của mình cần phải: “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để góp phần giáo dục cho trẻ biết thể hiện lòng yêu nước lòng kính trọng đối với Bác Hồ kính yêu. Việc làm này đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ ở trường của bản thân tôi. Tôi luôn nghĩ và cho rằng việc lồng ghép và giáo dục cho trẻ mầm non học tập và thực hiện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm cần thiết và quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Bởi vậy tôi cần phải cố gắng hơn nữa để học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm để có kết quả tốt nhất và thu thập được nhiều thông tin kiến thức, nhiều điều bổ ích về tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh để dạy cho trẻ làm người thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. Rõ ràng về mặt lý luận cũng như thực tiễn không phải hiện nay mà từ lâu người ta đã khẳng định vai trò của giáo dục, tác động to lớn của giáo dục trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách bằng những nhận định đề ra, rất súc tích - Con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục. Khi còn sống hay lúc mất đi Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho ngành giáo dục, từ những lời dạy hay việc làm của Bác về đạo đức. Trong giáo dục hiện nay chúng ta cần quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh đặc biệt là lứa tuổi mầm non, bởi trẻ em như một cây non cần được uốn nắn ngay từ đầu. Bên cạnh đó một bộ phận giới trẻ hiện nay đang dần suy thoái về đạo đức và lối sống dẫn đến những việc làm không tốt gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội chính vì thế việc giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ ngay từ khi còn bé là một việc làm hết sức cần thiết. Ba tháng trước lúc Người đi xa, cũng nhân dịp ngày 1/6, Bác đã có lời căn dặn toàn Đảng toàn dân cần “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng” [4]. Bác khẳng định: “Nói chung trẻ con ta rất tốt”[5], Bác nhắc đến các cháu thiếu nhi ở hai miền Nam - Bắc thi đua làm nghìn việc tốt như thế nào, thành tích ra sao. Tuy nhiên “vẫn còn một số ít cháu chậm tiến vì chưa được chăm sóc dạy dỗ đến nơi đến chốn”. Nói thế là Bác muốn nói đến vai trò trách nhiệm của người lớn đối với các em. Người luôn cho rằng “chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng toàn dân. Công tác đó phải kiên trì bền bỉ”. Bác kêu gọi mọi người: “Vì tương lai con em ta, dân tộc ta, mọi người mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”. Chuẩn bị cho ngày đi gặp các cụ Các Mác, Lê Nin, trong di chúc của mình Người lại nói: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [6]. Lời Bác, tình Bác đã, đang và sẽ là hành trang cho bao thế hệ trẻ bước vào đời và đang vĩnh hằng cùng năm tháng 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thuận lợi - Là trường chuẩn quốc gia mức độ I và đang phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia mức độ II trong năm học 2018 - 2019, được đoàn đánh giá ngoài xếp mức độ 3 năm học 2015 - 2016, ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên học tập và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ một cách tốt nhất đặc biệt là việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều phong trào và hoạt động như: Phổ biến các câu nói hay của Bác cho giáo viên học tập. Động viên cho giáo viên sưu tầm thêm các bài hát, câu chuyện về Bác để dạy cho trẻ. - Với đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có trình độ đạt chuẩn luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. - Qua những năm đứng lớp 5 – 6 tuổi thực hiện công tác chủ nhiệm và chăm sóc các trẻ tôi nhận thấy trẻ ở lớp B5 do tôi chủ nhiệm rất thích được nghe tôi kể chuyện và tham gia hát múa về Bác Hồ các trẻ luôn dành những ánh mắt yêu thương, thái độ kính trọng khi được nghe cô nói về Bác và tôi có thể dựa vào điều kiện thuận lợi này để giáo dục cho trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. 2.2.2.Khó khăn - Do đặc thù của công việc nên việc sưu tầm các tư liệu để dạy cho trẻ học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có sự hạn chế. - Trẻ ở tuổi mầm non còn nhỏ chưa hiểu nhiều những kiến thức về Bác Hồ. - Đa số các gia đình là thuần nông công việc nhiều hay đi làm ăn xa nên không có nhiều thời gian quan tâm đến trẻ. - Còn một số bộ phận phụ huynh chiều chuộng con, dượng con nên khó khăn trong việc phối kết hợp để giáo dục. Với những thuận lợi và khó khăn trên tôi luôn trăn trở về lời dạy của Bác: “Các thầy cô giáo phải tìm cách dạy, dạy cái gì, dạy như thế nào để trò hiều chóng nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Thầy dạy tốt trò học tốt để thiết thực góp phần đào tạo những hiền tài cho quốc gia”. Do vậy tôi đã tiến hành khảo sát thực tế trên trẻ của lớp. Phụ lục 1 - Bảng 1 (Kết quả khảo sát trẻ đầu năm học tháng 9/2017) 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Biện pháp 1: Tích cực tìm tòi nghiên cứu các tài liệu có liên quan để bổ sung kiến thức cho bản thân . Để giúp cho trẻ hiểu hơn về tấm gương của Bác bản thân tôi cần phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến tư tưởng, đạo đức, phong cách và lối sống của Bác Hồ trên các phương tiện như: Sách báo, tranh truyện, mạng intenetcó như vậy mới khai thác được triệt để các nội dung giáo dục về tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ cho trẻ một cách phong phú, đa dạng, nhằm vận dụng vào việc lồng ghép để giáo dục toàn diện về nhân cách cho trẻ. Đức tính nổi bật nhất của Bác Hồ chính là lòng yêu nước, thương dân. Bởi vậy tôi đã tích cực tìm kiếm các hình ảnh các bài viết các tư liệu, tài liệu, các câu chuyện về Bác Hồ để đưa vào làm nội dung giáo dục cho trẻ trong hoạt động, bởi trong nội dung những cuốn sách này có rất nhiều các tư liệu, hình ảnh và các câu chuyện, mẩu chuyện nhỏ kể về Bác Hồ để tôi có thể lồng ghép nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ như: Đức, trí, thể, mĩ, lao động, tính tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày và lòng yêu nước thương dân giống như tư tưởng và đạo đức của Bác. Người có nói: “Trẻ em như cái gương trong sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu, cho nên phải chú ý giáo dục tư tưởng chính trị trước, chính thầy giáo cô giáo cũng phải tiến bộ về tư tưởng. Người còn nhấn mạnh “Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đứccho nên thầy (cô) giáo phải gương mẫu” [7]. Người luôn đòi hỏi ở các thầy cô giáo một trách nhiệm nặng nề. Bởi vì nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ, nhà trường là nơi đào tạo ra những con người, đào tạo ra lớp người kế tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng tổ quốc. Nắm rõ được yêu cầu khắt khe của Bác đối với cán bộ giáo viên tôi càng phải tích cực tìm tòi trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để giáo dục, truyền đạt đến trẻ một cách tốt nhất. Phụ lục 2 - Ảnh 1 (Một trong số những tài liệu được nghiên cứu) Tóm Lại: Thông qua việc nghiên cứu tư liệu, tài liệu, có liên quan đến việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho trẻ tôi đã thu được nhiều kết quả đáng kể trong quá trình lồng ghép và giảng dạy trẻ: Cụ thể là đa số các cháu đã hiểu sâu sắc hơn về đạo đức Hồ Chí Minh, và học tập được rất nhiều đức tính của Bác như: Biết quan tâm chăm sóc mọi người, biết chia sẻ cùng mọi người trong lúc gặp khó khăn, sống thật thà, giản dị và khiêm tốn đồng thời trẻ còn ngoan ngoãn lễ phép và biết tiết kiệm như lời Bác đã dặn. 2.3.2 Biện pháp2: Giáo dục trẻ học tập tấm gương của Bác thông qua các hoạt động trong ngày 2.3.2.1.Giáo dục trẻ thông qua hoạt động học. Tùy thuộc vào từng chủ đề mà tôi có cách truyền đạt khác nhau sao cho trẻ dễ hiểu và hiểu đúng. Không chỉ dạy trẻ bằng lời mà tôi còn kết hợp với hành động để giáo dục. + Đối với chủ đề Trường Mầm non - Ví dụ: Trong giờ khám phá: Tìm hiểu về công việc của các cô giáo, tôi cung cấp cho trẻ: “Ngoài cô giáo ở lớp còn có các cô giáo khác hay bác bảo vệ trường mặc dù không dạy nhưng vẫn làm các công việc khác để chăm sóc bảo vệ trẻ như: Bác bảo vệ thì bảo vệ trường lớp, các cô cấp dưỡng thì nấu những món ăn ngon cho các conDo đó các con cần phải lễ phép chào hỏi các cô các bác ấy”...Hay “Các con là bạn bè phải biết yêu thương giúp đỡ nhau, ngoan ngoãn nghe lời cô giáo”... Cùng làm theo lời dạy của Bác đối với các cháu thiếu nhi mồ côi tại trại Kim Đồng – Thanh Hóa:“Thiếu nhi thì phải ngoan phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như anh chị em ruột và phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất nước, đừng để mình là gánh nặng của xã hội” [8]. - Để lời nói đi đôi với việc làm tôi giáo dục trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn yếu hơn mình hay khuyết tật , chậm nói học chung lớp. Đến trường gặp các cô phải chào hỏi lễ phép không chỉ chào có mình cô giáo của mình mà gặp các cô giáo hay nhân viên trong nhà trường cũng cần phải chào hỏi lễ phép thể hiện sự kính trọng đối với các cô hay khi có khách đến lớp biết chào hỏi lễ phép và giữ trật tự khi cô nói chuyện với khách. Biết chào ông, bà, bố, mẹ trước khi vào lớp hay chào cô giáo, tạm biệt các bạn trước khi ra về. Hàng ngày tôi cho trẻ lớp tôi thực hành tính kỷ luật bằng cách xếp hàng ra tập thể dục, khi đi vệ sinh trước khi ăn không chen lấn xô đẩy, không nói chuyện trong giờ học, giờ ăn ngồi nghiêm túc. Qua câu chuyện “Ba chiếc ba lô” tôi giáo dục trẻ học tập ở Bác đức tính biết quan tâm chia sẻ, phân công công việc cho nhau hay dạy trẻ tính trung thực biết nhận ra lỗi của mình qua câu chuyện “chia kẹo”... Phụ lục 3 - ảnh 2 (Bác Hồ ở trại trẻ mồ côi Kim Đồng – Thanh Hóa) Trong thư gửi các cháu nhi đồng năm 1946 có đoạn viết: “Nay Bác viết mấy chữ khuyên các cháu: 1. Phải siêng học 2. Phải giữ sạch 3. Phải giữ kỷ luật 4. Phải làm theo đời sống mới 5. Phải yêu thương, giúp đỡ cha mẹ, anh em” [9]. Thông qua những lời căn dặn của Bác đối với các cháu như vậy khi tôi đưa vào lồng ghép giáo dục thì trẻ lớp tôi rất hứng thú và tỏ ra biết yêu thương giúp đỡ bạn bè, kính trọng lễ phép với cha mẹ, cô giáo hơn , và luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân vệ sinh lớp học sạch sẽ gọn gàng, không vứt rác thải bừa bãiCó tính kỷ luật và chờ đến lượt. + Đối với chủ đề Bản thân Trong giờ khám phá tôi cho trẻ xem một số tranh ảnh về Bác Hồ đang rèn luyện thể dục thể thao sau đó dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn các bộ phận, giác quan trên cơ thể, ăn uống đủ chất, hăng hái tập luyện thể dục theo lời kêu gọi của Bác Hồ “Mỗi ngày tập một ít thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là có sức khỏe. Dân cường thì nước mới thịnh. Tôi mong đồng bào ta từ già, trẻ, gái, trai ai cũng gắng tập thể dục – tự tôi ngày nào cũng tập thể dục” [10]. để mỗi ngày đều có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển khỏe mạnh, hài hòa, cân đối. Phụ lục 4 - Ảnh 3 (Bác Hồ tập thể dục) Biết cách ăn mặc gọn gàng giản dị khi đến lớp. Đó cũng là học tập phong cách giản dị của Bác dù ở nhà hay đi đâu cũng vậy. Giáo dục trẻ không được xem nhẹ bộ phận nào trên cơ thể vì bộ phận nào cũng quan trọng và muốn chúng được khỏe mạnh thì chúng ta cần tập thể dục và giữ vệ sinh hàng ngày. Thể hiện bằng hành động: Mỗi buổi sáng tôi luôn dành15 phút tập thể dục sáng cho trẻ. Thực hiện các hoạt động phát triển vận động, chơi các trò chơi vận động. Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩnbiết cách ăn mặc gọn gàng giản dị. Phụ lục 5 - Ảnh 4 (Thể dục buổi sáng của các bé) Qua quá trình giáo dục tích hợp, trẻ lớp tôi đã rất hứng thú khi tham gia các hoạt động thể chất, hoạt động này đã trở thành thói quen đối với sinh hoạt hàng ngày của trẻ lớp tôi. + Đối với chủ đề gia đình Sinh thời Bác đã chăm lo dạy dỗ các cháu từ việc nhỏ tới việc lớn: “các cháu phải chăm ngoan, ở nhà nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với thầy cô phải kính trọng lễ phép, đối với bạn bè phải đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau” [11]. Do đó tôi luôn nhắc nhở trẻ có thái độ lễ phép, kính trọng, yêu thương ông bà cha mẹ, người lớn tuổi, biết đi thưa về chào. Ví dụ: Có thể dạy trẻ một số câu ca dao tục ngữ, các bài thơ câu chuyện bài hát về tình cảm của ông bà cha mẹ và thông qua đó giáo dục trẻ phải biết yêu thương kính trọng ông bà cha mẹ vì đó chính là người đã sinh ra mình, chăm sóc mình khỏe mạnh như: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Hay: Đi khắp thế gian không ai khổ bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không” Hoặc qua các bài thơ, câu chuyện: Ba cô gái, bông hoa cúc trắng,lấy tăm cho bà, làm anh, thăm nhà bà, thương ông Dạy trẻ thể hiện hành động yêu quý ông bà, cha mẹ của mình như: Đi thưa về dạ, nghe lời kính trọng ông bà, cha mẹ ngoan ngoãn lễ phép, dạy trẻ quan tâm đến mọi người như: Thăm hỏi khi thấy bố mẹ mệt mỏi, rót nước mời bố mẹ ông bà khi đi làm về + Đối với chủ đề nghề nghiệp Dạy trẻ có những hiểu biết, yêu quý tất cả các nghề trong xã hội, có thái độ quý trọng tất cả các nghề không phân biệt đối xử với nghề nào cả bởi nghề nào cũng mang lại lợi ích cho chúng ta và đều đáng trân trọng. Ví dụ: Khi cô dạy trẻ, đối với những nghề quen thuộc như bác sĩ, giáo viên, y tátrẻ dễ dàng nhận ra những nghề này mang lại lợi ích cho trẻ và trẻ có thái độ kính trọng những nghề đó còn đối với những nghề như công nhân quét rác, đổ rác mặc dù trẻ vẫn thường thấy hằng ngày nhưng trẻ vẫn không biết được những cô chú làm nghề này sẽ mang lại lợi ích gì cho trẻ và thậm chí trẻ có thái độ khinh rẻ đối với những nghề đó. Vì thế tôi nhận ra điều này và đã dạy cho trẻ biết về công việc của các cô chú công nhân vệ sinh môi trường, dạy cho trẻ học các bài thơ nói về những công việc thầm lặng nhưng rất đáng quý vì nhờ có các cô các chú mà đường phố sạch sẽ, chúng ta sẽ được hít thở không khí trong lành rất tốt cho sức khỏe. Hay các bác nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo cho chúng ta bát cơm dẻo thơm chúng ta phải biết quý t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hoc_tap.doc