SKKN Một số biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh tại Liên đội Tiểu học Lê Lợi

SKKN Một số biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh tại Liên đội Tiểu học Lê Lợi

Cơ sở lí luận

 Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóa truyền thống đặc trưng riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên bản sắc riêng của một dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống đó được truyền lại cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để phát triển đất nước.

 Ở Việt Nam đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Tương thân tương ái” trở thành những giá trị ổn định. Nó là những thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, chiến tranh đã làm cho bao người mẹ mất con, bao người vợ mất chồng , những đứa trẻ thơ mất cha, nó để lại vô vàn đau thương và mất mát nhưng từ những cuộc chiến tranh cũng khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam vốn có tinh thần đoàn kết, yêu thương và với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Đối với thế hệ măng non chủ nhân tương lai của đất nước, làm tốt công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người là chúng ta đã giáo dục được lòng yêu nước, yêu con người, yêu lao động, ghét những điều xấu xa và biết tiết kiệm cho các em.

Để các em thực hiện tốt tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người. Trong liên đội cần phải có sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Giữa các môn học trong nhà trường được thể hiện bằng các việc làm, hành động cụ thể trong công tác Đội. Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, Đảng, Đoàn, Đội, giáo dục quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. Từ đó giáo dục tình cảm và lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông, để các em quyết tâm rèn luyện, học tập, phấn đấu thành những con ngoan, trò giỏi, tiến bước lên Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và là công dân tốt của đất nước sau này. Đối với các em là thiếu niên và nhi đồng ngoài việc học tập, rèn luyện trên ghế nhà trường còn cần phải đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá với nhiều hình thức phong phú và đa dạng kết hợp với các hoạt động giáo dục học tập với các loại hình sinh hoạt vui chơi, giải trí, dã ngoại, giao lưu tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng để các em vui chơi thư giãn thoải mái về tinh thần sau những ngày học tập tại trường. Vui chơi giải trí với trẻ em vừa là nội dung giáo dục, vừa là phương tiện giáo dục. Các em cần được tổ chức vào các hoạt động giải trí và chính thông qua các hoạt động này mà những phẩm chất đạo đức cần thiết được củng cố và phát triển.

Bản thân tôi thấy giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người cho các em thông qua hoạt động tham quan dã ngoại, tổ chức các buổi biểu diễn văn hóa văn nghệ nhằm quyên góp gây dựng quỹ “Vì bạn nghèo”, phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”, “Vòng tay bè bạn”, “Hũ gạo tình thương”, “ Nuôi heo đất”, “Áo trắng tặng bạn”, “Cùng bạn đến trường”, vận động ủng hộ từ các nhà hảo tâm, các đoàn từ thiện xã hội bằng phương pháp trực quan này là có hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất và được học sinh, phụ huynh hưởng ứng cao nhất.

 

doc 20 trang hoathepmc36 29204
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh tại Liên đội Tiểu học Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KRÔNG ANA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh tại Liên đội tiểu học Lê Lợi.
Lĩnh vực: Hoạt động Đội
Họ và tên tác giả: Hòa Quang Hải
Đơn vị: Trường Tiểu học Lê Lợi
Krông Ana, tháng 4 năm 2019
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp giáo dục thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, công dân có ích trong tương lai và lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm mục tiêu phấn đấu và rèn luyện. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho Đội viên được giáo dục và tự giáo dục thông qua các hoạt động tập thể mà Đội tổ chức.
Chủ tịch Hồ chí Minh đã từng nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Bởi vậy, việc giáo dục trong nhà trường là rất quan trọng, đặc biệt với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học thì việc giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học càng quan trọng hơn nhiều. Trong nội dung giáo dục cho học sinh, bên cạnh việc giáo dục đạo đức thông qua các môn học còn phương pháp giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xã hội. Đó là công tác hoạt động Đội, xuất phát từ đặc điểm nhận thức của học sinh “Từ trực quan sinh học đến tư duy trừu tượng" và "Từ tư duy trựu tượng đến thực tiễn". Bởi vậy những hành động, việc làm cụ thể trong công tác giáo dục đạo đức đặc biệt là giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong học sinh nếu được chú trọng thì chất lượng đạo đức của học sinh sẽ được nâng cao, sự gắn bó và tình thương yêu giữa con người với con người được các em coi trọng và tin yêu.
Từ những hoạt động cụ thể và thiết thực được tổ chức tại Liên đội đã có tính khả thi, có tác động to lớn cho việc giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh tại Liên đội tiểu học Lê Lợi” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu:
Đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau cho học sinh, tạo cho học sinh tại Liên đội có lòng nhân ái và tình thương yêu con người, nhằm nâng cao sự đoàn kết, chất lượng đạo đức cho học sinh, thực hiện thành công mục tiêu giáo dục tiểu học.
Nhiệm vụ:
Khảo sát thực trạng hoạt động Đội tại Liên đội Tiểu học Lê Lợi, cụ thể các hoạt động xây dựng tinh thần đoàn kết, các hoạt động nhân ái, “Lá lành đùm lá rách”, “Đôi bạn cùng tiến “, “Giúp bạn đến trường” và tình yêu thương con người của các em học sinh.
Nghiên cứu tầm quan trọng, sự cần thiết việc giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau tại Liên đội.
Từ đó tìm ra các biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau tại Liên đội đạt hiệu quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu
Công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau tại Liên đội trường Tiểu học Lê Lợi.
4. Giới hạn của đề tài
Là một giáo viên TPT thường xuyên tổ chức, thực hiện các hoạt động, phong trào tại Liên đội và tham gia hoạt động Đội do Hội đồng Đội, Phòng giáo dục và các đoàn thể khác tổ chức tôi nhận ra rằng cần phải giáo dục các em tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, lòng tự hào truyền thống dân tộc, khơi dậy ngọn lửa yêu nước, thương dân, yêu thương, giúp đỡ bạn bè, gia đình chính sách nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức của học sinh. Dần hình thành và rèn luyện các em thành những con ngoan, trò giỏi là người có ích cho xã hội và đất nước nhưng bên cạnh đó vẫn phải giữ lại nét truyền thống văn hóa của dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, “Hòa nhập chứ không hòa tan”, cần giúp cho các em phát huy truyền thống, đức tính tốt đẹp của dân tộc ta được gìn giữ qua nhiều năm lịch sử và nhiều thế hệ, đó chính là tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau.
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra; 
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; 
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
c) Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.
	II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
 Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóa truyền thống đặc trưng riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên bản sắc riêng của một dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống đó được truyền lại cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để phát triển đất nước. 
 	 Ở Việt Nam đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Tương thân tương ái” trở thành những giá trị ổn định. Nó là những thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội. 
Dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, chiến tranh đã làm cho bao người mẹ mất con, bao người vợ mất chồng , những đứa trẻ thơ mất cha, nó để lại vô vàn đau thương và mất mát nhưng từ những cuộc chiến tranh cũng khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam vốn có tinh thần đoàn kết, yêu thương và với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. 
Đối với thế hệ măng non chủ nhân tương lai của đất nước, làm tốt công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người là chúng ta đã giáo dục được lòng yêu nước, yêu con người, yêu lao động, ghét những điều xấu xa và biết tiết kiệm cho các em.
Để các em thực hiện tốt tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người. Trong liên đội cần phải có sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Giữa các môn học trong nhà trường được thể hiện bằng các việc làm, hành động cụ thể trong công tác Đội. Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, Đảng, Đoàn, Đội, giáo dục quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. Từ đó giáo dục tình cảm và lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông, để các em quyết tâm rèn luyện, học tập, phấn đấu thành những con ngoan, trò giỏi, tiến bước lên Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và là công dân tốt của đất nước sau này. Đối với các em là thiếu niên và nhi đồng ngoài việc học tập, rèn luyện trên ghế nhà trường còn cần phải đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá với nhiều hình thức phong phú và đa dạng kết hợp với các hoạt động giáo dục học tập với các loại hình sinh hoạt vui chơi, giải trí, dã ngoại, giao lưu tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạngđể các em vui chơi thư giãn thoải mái về tinh thần sau những ngày học tập tại trường. Vui chơi giải trí với trẻ em vừa là nội dung giáo dục, vừa là phương tiện giáo dục. Các em cần được tổ chức vào các hoạt động giải trí và chính thông qua các hoạt động này mà những phẩm chất đạo đức cần thiết được củng cố và phát triển.
Bản thân tôi thấy giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người cho các em thông qua hoạt động tham quan dã ngoại, tổ chức các buổi biểu diễn văn hóa văn nghệ nhằm quyên góp gây dựng quỹ “Vì bạn nghèo”, phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”, “Vòng tay bè bạn”, “Hũ gạo tình thương”, “ Nuôi heo đất”, “Áo trắng tặng bạn”, “Cùng bạn đến trường”, vận động ủng hộ từ các nhà hảo tâm, các đoàn từ thiện xã hội bằng phương pháp trực quan này là có hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất và được học sinh, phụ huynh hưởng ứng cao nhất. 
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Năm học 2018- 2019 Liên đội Tiểu học Lê Lợi có 12 lớp 4 Chi đội 8 lớp nhi đồng với 294 Đội viên, nhi đồng lại chủ yếu là con em Đồng bào dân tộc thiểu số với tỉ lệ 70%, nhưng được sự quan tâm sâu sắc của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng đội huyện và nhà trường đã hướng dẫn, chỉ đạo, cũng như sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh, tạo điều kiện về vật chất, ủng hộ tinh thần giúp cho Liên đội hoạt động thông suốt và tăng thêm tinh thần trong việc học tập và hoạt động phong trào.
 Tổng phụ trách Đội, anh chị phụ trách Chi đội, lớp Nhi đồng ý thức trách nhiệm luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, luôn chú trọng việc giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người cho Đội viên, nhi đồng.
Các em Đội viên, nhi đồng ngoan hiền, lễ phép, vâng lời, chịu khó tích cực tham gia các hoạt động của đội.
Trong những năm học vừa qua nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động phong trào nhằm mục đích giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau cho học sinh như phong trào “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; các hoạt động như “Áo trắng tặng bạn”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Vòng tay bè bạn” và các hoạt động tập thể. ngoài việc tạo cho các em có sân chơi bổ ích còn thu hút 100% các em học sinh tham gia và tham gia khá tốt.
Đã giáo dục cho các em đội viên nhi đồng nhận thức cao hơn về tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè, gia đình neo đơn, người có công với cách mạng. Bên cạnh đó, các em học sinh nghèo trong liên đội đã được liên đội giúp đỡ về cả tinh thần và vật chất. Tuy những món quà, sự hỗ trợ của liên đội chưa cao nhưng đã phần nào động viên, khuyến khích các em vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.
 Từ đó công tác hỗ trợ, giúp đỡ bạn nghèo, gia đình khó khăn, giúp đỡ gia đình thương binh, những người có công với cách mạng đã trở thành truyền thống của Liên đội từ nhiều năm trước.
Tuy vậy nhưng trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn nên trong công tác tổ chức các hoạt động phong trào còn gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, người dân sinh sống trong địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, họ sống không ổn định, cuộc sống khó khăn nên cũng gây ra nhiều vướng mắc trong việc tổ chức các hoạt động, các phong trào.
Tỉ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo trong nhà trường chiếm tỉ lệ khá cao (năm 2016 – 2017 chiếm 56%, năm 2017 – 2018 chiếm 48%, học kỳ 1 năm 2018 - 2019 chiếm 39%). Cũng vì cuộc sống gia đình nhiều khó khăn, chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ nên các em học sinh ngoài giờ đến trường còn về phụ giúp việc nhà cho Cha mẹ thậm chí có những em còn phải nghỉ học để đi làm thuê, đi lượm nhặt cà phê, tiêu, điều để có thêm tiền để lo những bưa cơm cho gia đình, mua sách vở đồ dùng học tập phục vụ bản thân, từ đó dẫn đến các em học sinh nghỉ học, đi học chưa chuyên cần vẫn còn rải rác. Các em ít được gần gũi, giao lưu với bạn bè từ đó dần tạo cho các em thói quen cô độc chỉ biết tới bản thân thiếu sự đoàn kết và yêu thương nhau. 
Một số ít gia đình và học sinh nhận thức về công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người còn thấp, họ cho đó là việc bình thường nên các em là con em trong gia đình đó có cái nhìn lệch lạc vì thiếu sự giáo dục đạo đức tại gia đình, gay khó khăn trọng việc giáo dục đạo đức cho các em tại nhà trường.
Từ những vấn đề về thực trạng nêu ở trên ta dễ dàng nhận thấy rằng công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người trong Liên đội là rất quan trọng, nhưng thực tế cho thấy các em còn chưa có nhận thức sâu hay tính tự giác còn chưa cao trong các hoạt động, thiếu sự gắn bó... làm cho việc giáo dục đạo đức, các cuộc quyên góp, vận động kinh phí, tổ chức các hoạt động còn nhiều bất cập và hiệu quả còn thấp. Trước đây tôi đã áp dụng nhiều biện pháp để giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau với truyền thống ”Tương thân tương ái” cho các em tại Liên đội, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao do các biện pháp chưa thực sự phù hợp với đối tượng, do khai thác, áp dụng biên pháp đó chưa triệt để từ đó tôi đã nghiên cứu, áp dụng những biện pháp mới đạt được kết quả cao hơn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp 
Nhìn rõ được thực trạng về công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người tại Liên đội nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục và hạn chế những điểm yếu. Đồng thời đưa ra được những biện pháp, giải pháp phù hợp để nâng cao giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người cho đội viên, nhi đồng giúp các em có sự đoàn kết, lòng nhân ái, tình yêu thương giúp đỡ con người, giúp cho việc tổ chức các hoạt động có hiệu quả cao hơn.
Biện pháp tuyên truyền: Các em sẽ tự ý thức và hiểu sâu hơn về tình đoàn kết và tình yêu thương con người thông qua các câu truyện, bài báo, video về gương người tốt việc tốt.
Biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Thực hiện đúng quy định của chuyên môn, của ngành, của trường đề ra. Ngoài ra thông qua các buổi ngoại khóa đó đã giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, con người, tinh thần đoàn kết. Khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Và từ đó các em đã có những hành động thiết thực, sống có ích cho gia đình và xã hội. Luôn xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. 
Giúp các em tìm hiểu và ôn lại lịch sử và các sự kiên quan trọng của đất nước. 
Biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi, văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao: Tổ chức cho các em có sân chơi lành mạnh, vui vẻ. Giúp các em mạnh dạn, tự tin trước đám đông và thể hiện được năng khiếu của bản thân.
Liên đội phát hiện, bồi dưỡng các hạt nhân có năng khiếu, khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động của nhà trường
Thông qua các buổi diễn văn nghệ quyên góp và xây dựng quỹ “Vì bạn nghèo” – giúp đỡ các em học sinh nghèo trong liên đội, trao tặng quà, học bổng cho học sinh nghèo.
Thu hút sự quan tâm của địa phương, các trường học trong địa bàn, quý bậc phụ huynh các em học sinh đến xem chương trình, ủng hộ quyên góp “Quỹ bạn nghèo” trong nhà trường.
Biện pháp vận động các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện xã hội: Từ biện pháp này sẽ huy động được nhiều phần quà, học bổng, kinh phí để hỗ trợ cho các em học sinh nghèo. Qua đó Thầy cô giáo bằng sự tâm huyết của mình bằng tình yêu thương học trò cùng với lòng nhân ái, sự ủng hộ của các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện xã hội đã trực tiếp giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết về truyền thống “Tương thân tương ái”, biết yêu thương biết giúp đỡ biết nhận yêu thương và trao yêu thương.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
* Biện pháp tuyên truyền:
TPT tìm kiếm, xây dựng nội dung cụ thể gồm: Các câu truyện, bài báo, Video, tranh ảnh về những gương người tốt, việc tốt, những việc làm nhân ái giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ bạn bè 
Sử dụng máy chiếu, máy tính để trình chiếu cho các em xem trong quá trình các em xem TPT phân tích nội dung để các em hiểu sâu hơn qua đó giáo dục nêu cao tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người cho các em.
Ngoài ra tôi còn lưu vào các máy tính trong phòng máy những nội dung đã tìm kiếm được để các em tự mở lên xem vào những giờ giải lao sau những tiết học căng thẳng.
* Biện pháp tổ chức các buổi ngoại khóa:
Tổ chức vào tuần thứ hai của tháng, nội dung tổ chức theo chủ đề, chủ điểm của tháng. Ví dụ như: tháng 9 – Chào mừng ngày Quốc khánh 2/9, mừng năm học mới; tháng 10 – Chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam 20/10; tháng 11 – Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; tháng 12 – chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; tháng 1+2 - Mừng Đảng mừng xuân...
Tổng phụ trách chọn lọc những câu hỏi có liên quan đến những sự kiện lịch sử trong tháng tổ chức để giúp các em tìm hiểu bằng nhiều hình thức đan xen nhau giữa các tháng như: tổ chức sinh hoạt ngoài trời, viết bài tìm hiểu có đánh giá nhận xét, khen thưởng gương “Người tốt việc tốt”, trao quà cho học sinh nghèo quá trình tổ chức cho các em làm việc thảo luận theo đội, nhóm giúp nâng cao tính đoàn kết trong xử lý công việc.
* Biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi, văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao: 
TPT lên kế hoạch ngay từ đầu năm học, vì đây là hoạt động lớn nên cần có thời gian để các lớp chuẩn bị. Có thể tổ chức trong tháng có các ngày lễ lớn vừa giúp các em vui chơi vừa giúp các em có thể ghi nhớ các ngày lễ lớn của đất nước.
TPT có thể linh động tổ chức các buổi vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao bằng nhiều hình thức khác nhau để thu hút học sinh. 
Tại trường tiểu học Lê Lợi tổ chức các hoạt động vui chơi bằng nhiều hình thức cụ thể: vào những buổi sinh hoạt, giờ ra chơi các em được chơi các trò chơi mang tinh thần đoàn kết cao hay tổ chức trò chơi dân gian vào dịp khai giảng năm học, Tết trung thu và vào các ngày hội như “Ngày hội thiếu nhi vui khỏe”, “ Ngày hội công nhận rèn luyện đội viên và dự bị đội viên” thông qua các hoạt động vui chơi này các em dần nâng cao tinh thần đoàn kết biết chia sẻ cùng bạn vượt qua khó khăn hơn.
Đối với hoạt động văn hóa – văn nghệ năm học 2015-2016 tổ chức thi văn nghệ “ Chúng em yêu dân ca”, năm học 2016 – 2017 tổ chức thi văn nghệ chào mừng 20/11, và năm học 2017-2018 tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các lớp, năm 2018 – 2019 tổ chức “Giai điệu tuổi hồng”. Thu hút được rất nhiều sự tham gia của các em học sinh. Các hình thức tổ chức luôn thay đổi nên không gây nhàm chán.
Thông qua buổi biểu diễn văn nghệ tổ chức quyên góp “quỹ vì bạn nghèo” của liên đội. Liên đội cần gửi giấy mời đến các tổ chức, cơ quan, trường học trong địa bàn và các nhà hảo tâm để tham dự. Thu hút được sự quan tâm đóng góp của các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương, các đoàn thể trong huyện, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và các em học sinh trong trường
Hàng năm Liên đội tham mưa nhà trường tổ chức Hội khỏe phù đổng, học sinh giỏi thể dục thể thao cấp trường kỷ niệm ngày 22/12 tuyển chọn đội tuyển tham gia cấp trên. Xây dựng câu lạc bộ em yêu thể dục thể thao sinh hoạt thường xuyên và đạt kết quả cao. 
*Biện pháp vận động các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện xã hội:
TPT xây dựng kế hoạch tham mưu lãnh đạo ngay từ đầu năm học, thành lập đội, nhóm vận động trong đó có sự tham gia của ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên trong nhà trường.
Các thành viên trong đội sẽ tìm và vận động các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện xã hội trong địa bàn và ngoài địa bàn hỗ trợ tặng quà, học bổng cho học sinh nghèo tại Liên đội.
Trong quá trình vận động các thành viên cần chuẩn bị cho mình những tài liệu, số liệu cụ thể về hoàn cảnh khó khăn của các em cần giúp đỡ và cần có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt để quá trình vận động đạt kết quả cao. 
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Các biện pháp, hoạt động trên được tổ chức logic, xuyên suốt ngay từ đầu năm học. Các hình thức tổ chức không gây nhàm chán thu hút được số lượng đông các em tham gia, các hoạt động rải đều trong các tháng phù hợp với chủ đề chủ điểm của từng tháng.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
 Trong những năm học qua Liên đội Lê Lợi đã làm tròn trách nhiệm mà xã hội, các cấp, các ngành đã giao cho.
	100% các em học sinh tham gia các buổi tuyên truyền, sinh hoạt dưới cờ, tìm hiểu tranh ảnh video về tấm gương người tốt việc tốt, những việc làm manh tinh thần đoàn kết, đầy lòng nhân ái giúp đỡ nhau trong cuộc sống qua tài liệu của TPT và qua máy tính, mạng internet
Hàng năm Liên đội tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu về quê hương, đất nước con người Việt Nam, viết bài tìm hiểu về lịch sử nước Việt Nam thông qua các ngày lễ lớn như ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh.thu hút 100% các em học sinh tham gia và có đánh giá khen thưởng cụ thể. Tổ chức nói chuyện truyền thống về anh bộ đội cụ Hồ nhân ngày 22-12. Hàng năm vào những ngày 22-12 nhà trường đều tổ chức cho các em đi viếng, quyét dọn Đài tưởng niệm xã nhà. Qua đó giúp các em luôn nhớ ơn những người đã ngã xuống cho cuộc sống yên bình hôm nay.
Từ đó có thể nói rằng làm tốt mục này chúng ta đã giáo dục cho các em truyền thống dân

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tinh_than_doan_ket_yeu_thuong.doc