SKKN Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện giúp học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển toàn diện

SKKN Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện giúp học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển toàn diện

 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, vì nó là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ phải xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân để đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam trong thời kì tiến nhanh và hội nhập. Nếu học sinh không đạt kết quả tốt ở bậc Tiểu học thì khó tiến bộ được trong những năm tiếp theo. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành giáo dục, nhất là bậc Tiểu học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển con người.

 Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là yêu cầu cần thiết của giáo dục hiện nay. Trong xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, nhiệm vụ của công tác giáo dục đứng trước những đòi hỏi mới. Nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện, hình thành cho học sinh những yếu tố nhân cách của con người; cũng là để góp phần vào việc thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng đọ tuổi. Tuy nhiên, mỗi học sinh được sinh ra trong một hoàn cảnh, điều kiện khác nhau điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức cũng như học tập của từng em. Bởi vì không phải phụ huynh nào cũng may mắn có được những đứa con thông minh, khỏe mạnh, giỏi giang, có tư chất tốt và hoàn toàn đủ điều kiện cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Thực tế hiện nay, ngày càng có nhiều học sinh gặp các vấn đề khó khăn trong học tập nhất là đối với học sinh đang theo học ở vùng đặc biệt khó khăn.

 Công tác rèn luyện giáo dục học sinh cá biệt trong độ tuổi tiểu học là việc làm thiết thực nhằm giúp những học sinh đó có nề nếp hoạt động, hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, tạo được niềm tin, tích cực học tập và rèn luyện ở các em. Góp phần hình thành những kĩ năng sống cơ bản ban đầu phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm từng em góp phần tạo điều kiện tốt cho các em học lớp trên và phát triển nền tảng nguồn nhân lực có chất lượng sau này. Thực hiện nâng cao chất lượng toàn diện, trong đó có việc giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là công việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội.

 

doc 19 trang thuychi01 25374
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện giúp học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển toàn diện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1.
MỞ ĐẦU
1.1.
Lí do chọn đề tài
1.2.
Mục đích nghiên cứu. 
1.3.
Đối tượng nghiên cứu
1.4.
Phương pháp nghiên cứu. 
2.
NỘI DUNG
2.1.
Cơ sở lí luận
2.2.
Thực trạng.
2.3.
Các biện pháp thực hiện.
2.4
Kết quả đạt được
3.
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
3.1.
Kết luận
3.2.
Đề xuất
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, vì nó là bậc học đầu tiên có nhiệm vụ phải xây dựng toàn bộ nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân để đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam trong thời kì tiến nhanh và hội nhập. Nếu học sinh không đạt kết quả tốt ở bậc Tiểu học thì khó tiến bộ được trong những năm tiếp theo. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành giáo dục, nhất là bậc Tiểu học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển con người.
 Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là yêu cầu cần thiết của giáo dục hiện nay. Trong xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, nhiệm vụ của công tác giáo dục đứng trước những đòi hỏi mới. Nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện, hình thành cho học sinh những yếu tố nhân cách của con người; cũng là để góp phần vào việc thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng đọ tuổi. Tuy nhiên, mỗi học sinh được sinh ra trong một hoàn cảnh, điều kiện khác nhau điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức cũng như học tập của từng em. Bởi vì không phải phụ huynh nào cũng may mắn có được những đứa con thông minh, khỏe mạnh, giỏi giang, có tư chất tốt và hoàn toàn đủ điều kiện cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Thực tế hiện nay, ngày càng có nhiều học sinh gặp các vấn đề khó khăn trong học tập nhất là đối với học sinh đang theo học ở vùng đặc biệt khó khăn.
 Công tác rèn luyện giáo dục học sinh cá biệt trong độ tuổi tiểu học là việc làm thiết thực nhằm giúp những học sinh đó có nề nếp hoạt động, hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, tạo được niềm tin, tích cực học tập và rèn luyện ở các em. Góp phần hình thành những kĩ năng sống cơ bản ban đầu phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm từng em góp phần tạo điều kiện tốt cho các em học lớp trên và phát triển nền tảng nguồn nhân lực có chất lượng sau này. Thực hiện nâng cao chất lượng toàn diện, trong đó có việc giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là công việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. 
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy gần 20 năm, tôi nhận thấy giáo viên chủ nhiệm lớp không chỉ là nhà sư phạm mà còn là nhà tâm lí để không những tiến hành giảng dạy kiến thức mà còn làm nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua tổ chức giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Người giáo viên chủ nhiệm có một vai trò rất quan trọng, vừa là người truyền thụ kiến thức cho học sinh vừa là người mẹ thứ hai của các em. Đồng thời tổ chức điều hành, kiểm tra đánh giá mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử của học sinh. Mục đích của việc giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở trường Tiểu học là giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, có niềm vui, hứng thú trong học tập.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là việc làm rất cần thiết và vô cùng quan trọng, nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện giúp học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển toàn diện” ở lớp 4A2 - Trường Tiểu học Minh Tiến II để nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất biện pháp để thực hiện đề tài.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 - Giúp giáo viên xác định mối quan hệ giữa công tác chủ nhiêm lớp với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Tiểu học.
 - Giáo viên lên kế hoạch chủ nhiệm điều tra nắm vững từng hoàn cảnh gia đình học sinh. 
 - Học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập cũng như mọi hoạt động của lớp, của trường.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển toàn diện ở lớp 4A2 - Trường Tiểu học Minh Tiến II.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.: Điều tra thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Qua quá trình giảng dạy trên lớp, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, bản thân đã thu thập các thông tin để nghiên cứu.
 - Phương pháp thực nghiệm: nhằm đối chiếu kết quả, áp dụng các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 
 - Phương pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm: Phân tích các yếu tố và tổng kết kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp thực hiện đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
 Vấn đề đặt ra “Biện pháp giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển toàn diện” như thế nào ? Có thể nói giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa nhà trường với gia đình. Để giáo dục học sinh có hiệu quả thì việc tìm hiểu, nắm vững đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Mỗi học sinh có một hoàn cảnh khác nhau, các em sống trong môi trường với nhiều mối quan hệ; quan hệ với cha mẹ, anh chị; với thầy cô, bạn bè; với nhiều người xung quanh, các em sẽ có những ảnh hưởng bởi nhiều tác động. Bên cạnh những tác động tích cực giúp trẻ phát triển thì cũng có nhiều tác động tiêu cực mà học sinh tiểu học rất hay bắt chước. Nếu sống trong môi trường có nhiều tiêu cực thì hình thành những thói quen xấu, những đức tính không tốt. Nên việc giáo dục đối với học sinh chưa ngoan là việc làm cần thiết. Việc này đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải có những hiểu biết về tâm sinh lí cũng nhưa về hoàn cảnh của học sinh. Qua đó để biết được các em muốn gì, thích gì thì chắc chắn việc giáo dục sẽ đạt kết quả tốt.
 - Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp là chỗ dựa tinh thần của học sinh, các em tin vào sự quan tâm, công bằng mà thầy cô đối xử với mình. Hầu hết thời gian ở trường, các em được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè. Từ đó, giáo viên nắm được tính cách của từng em, biết được em này có ưu điểm gì; nhược điểm gì và có biện pháp giáo dục thích hợp.
 - Một lớp học có nhiều học sinh cá biệt thì trách nhiệm đó trước hết thuộc về giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên phải luôn luôn bên cạnh các em, luôn là nguồn động viên, khuyến khích cổ vũ các em làm nhiều điều hay lẽ phải, chỉ cho các em thấy khiếm khuyết để kịp thời khắc phục và tìm ra thế mạnh ở mỗi em để phát huy.
 2.2. Thực trạng
2.2.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 a) Đặc điểm tình hình địa phương
 Xã Minh Tiến là một xã nghèo – vừa thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn 135 nên điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí thấp. Chính vì vậy, việc người dân quan tâm đến công tác giáo dục của con em mình còn hời hợt. Nhiều gia đình, bố mẹ đi làm ăn xa, con cái ở với ông bà; nhiều gia đình còn bận công việc đồng áng, lo mưu sinh, nên ít quan tâm đến việc học của các em, coi đó là nhiệm vụ của các thầy, các cô. Trong những năm học gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đồng thời nhà trường cũng làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nên nhận thức của người dân, của các phụ huynh học sinh đối với công tác giáo dục đã có phần đổi mới. Tuy nhiên số phụ huynh thật sự quan tâm đến công tác giáo dục, đến việc học của con em mình còn chưa nhiều nên một số học sinh đến trường còn thiếu sách vở đồ dùng học tập. Học sinh về nhà không ôn bài, không được kèm cặp, nhắc nhở. Có một số ít phụ huynh rất quan tâm nhưng họ gặp hạn chế trong việc hướng dẫn, kèm cặp con cái học tập.
 b) Đặc điểm tình hình nhà trường.
 Trường Tiểu Minh Tiến II là một Trường thuộc xã đặc biệt khó khăn. Trường gồm có hai điểm (một điểm chính, một điểm lẻ). Năm học 2017-2018, nhà trường gồm có 212 học sinh, trong đó số học sinh khối 4 gồm có 46 học sinh biên chế trên 3 lớp (2 lớp ở khu chính, 1 lớp ở khu lẻ). Trong quá trình thực hiện công tác giáo dục, nhà trường có những thuận lợi, khó khăn sau:
 * Thuận lợi:
 - Đối với giáo viên: 
 + GV giảng dạy khối 4 của nhà trường là những giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình yêu nghề và có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
 + GV có đầy đủ các tài liệu tham khảo có liên quan và đồ dùng dạy học, biết sử công nghệ thông tin trong dạy học một cách thành thạo. 
 + Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường qua việc dự giờ, góp ý, cũng như chỉ đạo có hiệu quả về công tác chuyên môn. 
 - Đối với học sinh:
 + Ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.
 + Chấp hành tốt các nội quy trường lớp.
 * Khó khăn: 
 - Đối với giáo viên: 
 Một số giáo viên còn lúng túng, máy móc trong việc quan tâm đúng mức đến hoàn cảnh của học sinh. Nhiều giáo viên còn dập khuân theo kế hoạch chủ nhiệm một cách chủ quan, chưa linh hoạt, sáng tạo trong từng tình huống cụ thể.
Đối với học sinh:
Các em chủ yếu là con em dân tộc Mường (Chiếm 80%), điều kiện kinh tế khó khăn nên nhiều em đến trường ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, còn thiếu sách vở, đồ dùng học tập. Môi trường giao tiếp hạn chế nên các em còn rụt rè, nhút nhát, chưa tự tin trong học tập cũng như trong các hoạt động khác ở trường. 
2.2.2. Thực trạng giáo dục học sinh cá biệt trong nhà trường hiện nay
a) Đối với giáo viên
Tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường đều yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc, chăm lo chuyên môn. Tuy nhiên cũng có nhiều giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm ra biện pháp giáo dục học sinh cá biệt đạt kết quả cao. Tìm hiểu, tôi nhận thấy phần nhiều còn sử dụng biện pháp trách phạt cấm đoán khi một học sinh mắc lỗi. Biện pháp này chỉ tác động tức thời đến học sinh làm cho các em sợ hãi, lo lắng mà tránh. Nhưng về lâu dài, nếu sử dụng nhiều lần dễ làm cho các em chai lì ăn vào tiềm thức của các em những suy nghĩ lối sống không tốt. Cứ mắc lỗi là trách phạt mà không có sự bao dung tha thứ, chưa thấy được sự quan tâm giúp đỡ từ thầy cô giáo. Có thầy cô chưa thực sự giúp các em thấy được việc làm chưa đúng, chưa chuẩn mực và cách sửa đổi như thế nào là thân thiện nhất. 
Một số giáo viên gặp những em học chưa hoàn thành, chưa tiến bộ, trong giờ học chưa tập trung chú ý, giáo viên liền liệt kê em đó vào loại học sinh “khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”. Như vậy cả giáo viên và học sinh trong lớp thường không quan tâm đến sự tiến bộ của các em, vô tình đã đẩy em ra khỏi hoạt động học tập của lớp.
 b) Đối với học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở lớp 4A2
Đa số các em đều ngoan ngoãn, chăm chỉ. Các em hiểu được nỗi vất vả của 
cha mẹ nên cũng sớm có ý thức tự lập và mong muốn học tập để vươn lên. Tuy 
nhiên, cũng có không ít học sinh chưa ngoan, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập mà tôi gọi là "học sinh gặp khó khăn trong học tập hay học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn".
Qua thực tế dạy học và nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi gặp không ít học sinh cá biệt. Mỗi em có biểu hiện cá biệt khác nhau và có những mức độ thể hiện khác nhau. Học sinh lớp 1, 2, 3 thì mức độ biểu hiện cá biệt dạng nhẹ hơn. Sang lớp 4, 5 - đặc biệt là lớp 4 mức độ thể hiện cá biệt bắt đầu rõ hơn, mạnh hơn và gây không ít khó khăn trong công tác giáo dục học sinh. Cụ thể ở lớp 4A2 tôi chủ nhiệm là một lớp có 20 học sinh nhưng có tới 6 học sinh cá biệt. Thấy biểu hiện rõ nhất về độ tuổi, mỗi em một vẻ cụ thể như sau:
1, Nguyễn Văn Bình: (Sinh năm 2006) Gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn. Mẹ bị bệnh ốm đau thường xuyên. Bố đi thàm thuê nuôi cả gia đình. Là học sinh hoạt bát sôi nổi. Tuy nhiên trong giờ học ít khi tập trung chú ý, tiếp thu bài chậm, hay nói chuyện, trêu chọc bạn, khi chơi với bạn hoặc làm việc gì đó thường dễ nổi nóng.
2, Nguyễn Văn Chung: ( Sinh năm 2006) Không có cha, mẹ bị thần kinh, em phải ở với bà ngoại từ nhỏ. Gia đình bà thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trong giờ học em không tập trung, tính tình trầm, dễ nổi nóng, ngồi học thì im lặng không phát biểu. Còn biểu hiện né tránh việc học hành, tiếp thu bài chậm, vận dụng kiến thức làm bài tập còn nhiều hạn chế, học lâu nhớ mà lại nhanh quên. 
 3, Phạm Thị Linh: (Sinh năm 2005) Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bố thường xuyên uống rượu say đânh đập, chửi bới vợ con. Không quan tâm đến việc học của con ngay từ những năm lớp 1, 2. Em học chậm 3 lớp so với các bạn cùng trang lứa. Khi học em hay nhìn lơ đãng, tiếp thu chậm, không chú ý vào lời giảng của cô giáo, có sức ì lớn. 
 4, Vũ Hoàng Mạnh: (Sinh năm 2008) Em là học sinh lớp 4 nhưng tầm vóc chỉ nhỏ bằng học sinh lớp 1. Hiện nay em cao 1,2m cân nặng 19,5 kg. Bố mẹ em đi làm công nhân ở Bình Dương mấy năm mới về một lần. Em ở với ông bà nên thiếu sự quan tâm chăm sóc về nhiều mặt. Tính ham chơi, hay nói chuyện, không thích học.
 5, Nguyễn Bá Sơn: (Sinh năm 2006) Gia đình em thuộc diện đặc biệt khó khăn, mẹ không biết chữ. Em trầm tính nhưng cục tính hay đánh lại bạn nếu không vừa ý. Em đọc, nói, viết, tiếp thu bài đều chậm. Ngồi học thì im lặng không phát biểu nhưng hay quay ngược quay xuôi, không chú ý tiếp thu lời cô giáo giảng, mọi hoạt động, tư duy của em đều chậm. 
6, Bùi Văn Sơn (Sinh năm 2007) Gia đình em thuộc diện đặc biệt khó khăn. Bố mẹ sống li thân, mẹ đi làm công nhân ở Bắc Ninh, bố đi làm ở Bình Dương, Em không có nơi nương tựa phải ở nhờ nhà chú thím. Em có khả năng tiếp thu bài nhưng thiếu thốn cả về vật chất cũng như thinh thần nên nhiều khi em có thái độ bất cần. Hay tự do lấy đồ của bạn. 
- Ngay từ đầu năm nhận lớp tôi đã khảo sát phân loại tình hình học sinh cá biệt và kết quả như sau: 
Bảng số liệu phân loại tình trạng học sinh cá biệt vào đầu năm học lớp 4A2
Số lượng
Phân loại mức độ cá biệt
Không tập trung hứng thú học tập 
Tự ti
Tiếp thu bài chậm 
Hay quậy phá
6 em
6
2
5
3
 2.3. Các biện pháp thực hiện
 Biện pháp 1. Tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể từng học sinh cá biệt.
 Giáo viên chủ nhiệm điều tra nắm vững những đặc điểm về cá tính, năng lực, hoàn cảnh gia đình của học sinh cụ thể từng trường hợp như sau.
Các em thường mắc lỗi do gặp phải những khó khăn bẩm sinh như: do khiếm khuyết một chức năng nào đó đem lại, khó nghe, khó đọc, nói ngọng, khó viết, khả năng tiếp thu chậm, cũng có thể do những khó khăn về hoàn cảnh gia đình (nhà nghèo, gia đình xung đột, đơn độc, mồ côi, ). Có gia đình con cái học hành thế nào cũng không hay, phó mặc việc học của con em mình cho thầy cô, nhà trường. Vì vậy nó tác động nhiều đến tâm lí của các em là học hành theo lối thả lỏng, buông trôi.
Ví dụ : Cụ thể các gia đình kinh tế đặc biệt khó khăn(Bình, Chung, Bá Sơn, Bùi Sơn, Linh), cha mẹ không hòa thuận hay xung đột (Linh, Bá Sơn) bị lãng tai, phát âm khó (Chung). 
 Do vậy việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về hoàn cảnh gia đình, về tâm lí của học sinh để chia sẻ và giúp các em tháo gỡ. Vậy làm thế nào để biết được nguyên nhân của những thái độ, hành vi lệch chuẩn ở học sinh ? Khắc phục những khó khăn đó ra sao ? Thường gặp trong lớp 4A2 để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở học sinh như thế nào ?
 + Học sinh thiếu khả năng tập trung: hiếu động thái quá, khó chú ý tập trung vào một việc cụ thể, vụng về. Giáo viên cần thân thiện, nhẫn nại, biết nhận ra những mặt mạnh, công nhận sự cố gắng của học sinh để các em có thể đạt được kết quả trong hoạt động học tập.
 + Học sinh có khó khăn về mặt tâm lí: Giáo viên cần quan sát tìm ra nhu cầu tình cảm không được đáp ứng của trẻ. Học sinh có những thay đổi khác lạ trong thái độ, cách cư xử, trở nên lãnh đạm, không chan hoà, không muốn chơi đùa, hoặc hung hăng, cáu kỉnh, bắt nạt bạn khác, xúc phạm người khác. Không quan tâm, hứng thú việc học hành, học sa sút thậm chí bỏ học. Thiếu tự tin và không tin cậy người khác. Cố tìm cách thu hút sự chú ý của người khác bằng cách làm trò cười trong lớp hoặc lấy trộm đồ của người khác. Giáo viên chia sẻ với gia đình về vấn đề này. Tình yêu thương, sự che chở, động viên, khen ngợi của thầy cô và gia đình sẽ giúp trẻ phát triển những suy nghĩ về bản thân. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến và khuyến khích sự tiến bộ của học sinh. Tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động của lớp: kể chuyện, thảo luận, ca hát, vẽ tranh. Tham gia các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp như : dọn vệ sinh môi trường, trồng hoa và chăm sóc vườn cây ở vườn trường., 
 + Học sinh có khó khăn về hoàn cảnh. Ngay từ đầu năm giáo viên đến từng nhà của học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để thấy được tình hình thực tế ở mức độ nào để tìm cách tháo gỡ kịp thời để các em được hòa nhập cùng các bạn. Trong lớp có trường hợp em Nguyễn Văn Chung, tuần đầu tiên em đến lớp không có đủ sách vở, đồ dùng học tập. Với tinh thần “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Giáo viên chủ nhiệm cùng với học sinh trong lớp đã tới thăm gia đình em Chung và tặng em một bộ sách vở. 
 Học sinh lớp 4A2 đến thăm gia đình em Chung và tặng em một bộ sách vở 
 Món quà tuy nhỏ bé nhưng lại hết sức ý nghĩa nó là nguồn động lực lớn lao để em có tinh thần phấn khởi tập chung vào việc học mà lâu nay đang lị lãng quên hay lu mờ.
Biện pháp2. Xây dựng kế hoạch giáo dục, rèn luyện học sinh cá biệt. 
Để giáo dục, rèn luyện có hiệu quả việc đầu tiên là phải tìm hiểu về học sinh 
cá biệt, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Xây dựng kế hoạch giáo dục 
học sinh cá biệt theo từng tuần, tháng, chủ điểm và căn cứ vào thực tế của sự biến đổi của từng học sinh. Tham gia sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề bàn về công tác chủ nhiệm lớp giáo dục học sinh gặp khó khăn trong học tập. 
 Việc giáo dục học sinh cá biệt có thể mỗi người có một cách khác nhau. Theo tôi việc giáo dục học sinh cá biệt có thành công hay không thì phụ thuộc vào người thầy phải là người có “tâm”. Tôi muốn nói ở đây không chỉ là sự yêu thương vô bờ đối với học sinh mà còn là tâm huyết với nghề. Giáo viên chuẩn mực đến từng hoạt động nhỏ nhất của mình từ lời ăn tiếng nói, ăn mặc, từng cử chỉ của mình vì trong mắt học sinh thầy cô luôn là “thần tượng”. 
Sau khi đã tìm hiểu học sinh cá biệt, biết em đó thuộc loại “cá biệt” nào. Người giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân làm cho học sinh của mình trở thành học sinh cá biệt như vậy. Đây là một công việc không hề đơn giản nó đòi hỏi rất nhiều công phu. Người giáo viên chủ nhiệm phải điều tra tỉ mỉ, gặp gỡ nhiều người để tìm ra nguyên nhân sâu xa bên trong và có biện pháp hữu hiệu nhất để giáo dục các em. Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. 
Về cách xưng hô, không gọi các em là học sinh cá biệt, đặc biệt là trước lớp, trước mặt người khác. Các em chỉ là những “học sinh chưa ngoan”, những “học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”. Chúng ta gọi các em là “học sinh cá biệt” vậy vô hình dung chúng ta đã cố tách học sinh đó ra khỏi tập thể lớp. Nhiệm vụ của giáo viên là giáo dục các em học sinh “chưa ngoan” này trở thành học sinh ngoan ngoãn, chăm học, vâng lời thầy cô,  Rõ ràng: “Nếu bạn nhìn ai đó với ánh mắt yêu thương, bạn sẽ không nhìn thấy những nét xấu mà bạn sẽ chỉ nhìn thấy toàn những nét đẹp mà thôi”. 
 Giáo viên chủ nhiệm ân cần hướng dẫn từng học sinh học tập.
Giáo viên chủ nhiệm tin tưởng giao công việc tập thể phù hợp với khả năng của các em. Đây là việc làm mang tính hai mặt, đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên giám sát, kiểm tra và động viên kịp thời khi học sinh đạt được thành tích dù là nhỏ nhất. Cho học sinh cơ hội “Tìm đượ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ren_luyen_giup_hoc_sinh_ca_bi.doc