SKKN Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017 - 2018

SKKN Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017 - 2018

“Trong xã hội hiện đại, khi mà guồng quay vội vã cuộc sống khiến con người trở nên vô tình với nhau thì lòng nhân ái, sự vị tha được đề cao hơn bao giờ hết. Đối với trẻ em, đức tính này thật cần thiết, được quan tâm giáo dục hàng đầu. Lòng nhân ái chính là nền tảng của những mối quan hệ tốt đẹp. Nếu không có lòng nhân ái, không có tấm lòng biết nghĩ đến người khác như nghĩ đến bản thân mình thì sẽ không thể làm được việc lớn, càng không thể làm nảy sinh những điều tốt đẹp trong một con người. Dạy trẻ lòng nhân ái sẽ giúp trẻ tránh được nhiều cạm bẫy sau này, biết thông cảm và thấu hiểu cho người khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ cá nhân của trẻ sau này”[1].

Giáo dục lòng nhân ái phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Đây là thời điểm giáo dục có hiệu quả và thuận lợi nhất bởi vì ở lứa tuổi này, tình cảm phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là tính đồng cảm, tính dễ xúc động đối với con người, cảnh vật xung quanh. 5-6 tuổi là thời kì trẻ bắt đầu khám phá và lĩnh hội các dạng quan hệ xã hội giữa con người, các chuẩn mực, các quy tắc ứng xử văn hóa. Trẻ dễ dàng nhận biết, hiểu và lựa chọn thực hiện các hành vi tốt hay xấu, nên hay không nên trong cuộc sống.

Giáo dục lòng nhân ái giúp trẻ nhận thức được cái tốt, cái xấu, cái thiện, các ác, có thái độ và hành vi biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ mọi người. Giáo dục lòng nhân ái đặc biệt quan trọng đối với việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để bước vào lớp một.

Trong thực tế hiện nay, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em nói chung, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng ngày càng được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em trên thực tế còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Ngoài những nguyên nhân liên quan đến những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, áp lực của sự phát triển kinh tế- xã hội còn có trách nhiệm của gia đình và nhà trường. Một số gia đình do cha mẹ không quan tâm đến tinh thần của trẻ như ít trò chuyện, tâm tình, chia sẻ mà chỉ quan tâm về vấn đề đáp ứng đủ vật chất cho trẻ, dẫn đến việc trẻ không có cơ hội chia sẻ tâm tư với cha mẹ, do đó những thiếu hụt trong nhận thức, những lệch lạc trong hành vi, không được kịp thời uốn nắn, gia đình không chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ, không trò chuyện và chia sẻ nhiều với trẻ, trẻ thường ở một mình. Dẫn đến trẻ ích kỉ, tự kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không biết đến người khác.

Ở trường mầm non, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi là một nội dung trọng tâm trong lĩnh vực giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội (Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT) [2]. Tuy nhiên, giáo viên vẫn coi trọng phát triển nhận thức hơn giáo dục giá trị; giáo dục lòng nhân ái chưa được quan tâm nghiên cứu

nên việc xây dựng kế hoạch, định hướng giáo dục lòng nhân ái cho trẻ của giáo

viên đến gia đình còn hạn chế và kém hiệu quả.

Từ những lý do trên nên tôi đã trăn trở và chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017- 2018” để nghiên cứu.

 

doc 18 trang thuychi01 48602
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 “Trong xã hội hiện đại, khi mà guồng quay vội vã cuộc sống khiến con người trở nên vô tình với nhau thì lòng nhân ái, sự vị tha được đề cao hơn bao giờ hết. Đối với trẻ em, đức tính này thật cần thiết, được quan tâm giáo dục hàng đầu. Lòng nhân ái chính là nền tảng của những mối quan hệ tốt đẹp. Nếu không có lòng nhân ái, không có tấm lòng biết nghĩ đến người khác như nghĩ đến bản thân mình thì sẽ không thể làm được việc lớn, càng không thể làm nảy sinh những điều tốt đẹp trong một con người. Dạy trẻ lòng nhân ái sẽ giúp trẻ tránh được nhiều cạm bẫy sau này, biết thông cảm và thấu hiểu cho người khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ cá nhân của trẻ sau này”[1].
Giáo dục lòng nhân ái phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Đây là thời điểm giáo dục có hiệu quả và thuận lợi nhất bởi vì ở lứa tuổi này, tình cảm phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là tính đồng cảm, tính dễ xúc động đối với con người, cảnh vật xung quanh. 5-6 tuổi là thời kì trẻ bắt đầu khám phá và lĩnh hội các dạng quan hệ xã hội giữa con người, các chuẩn mực, các quy tắc ứng xử văn hóa. Trẻ dễ dàng nhận biết, hiểu và lựa chọn thực hiện các hành vi tốt hay xấu, nên hay không nên trong cuộc sống. 
Giáo dục lòng nhân ái giúp trẻ nhận thức được cái tốt, cái xấu, cái thiện, các ác, có thái độ và hành vi biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ mọi người. Giáo dục lòng nhân ái đặc biệt quan trọng đối với việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để bước vào lớp một.
Trong thực tế hiện nay, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em nói chung, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng ngày càng được gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em trên thực tế còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Ngoài những nguyên nhân liên quan đến những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, áp lực của sự phát triển kinh tế- xã hội còn có trách nhiệm của gia đình và nhà trường. Một số gia đình do cha mẹ không quan tâm đến tinh thần của trẻ như ít trò chuyện, tâm tình, chia sẻ mà chỉ quan tâm về vấn đề đáp ứng đủ vật chất cho trẻ, dẫn đến việc trẻ không có cơ hội chia sẻ tâm tư với cha mẹ, do đó những thiếu hụt trong nhận thức, những lệch lạc trong hành vi, không được kịp thời uốn nắn, gia đình không chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ, không trò chuyện và chia sẻ nhiều với trẻ, trẻ thường ở một mình... Dẫn đến trẻ ích kỉ, tự kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không biết đến người khác.
Ở trường mầm non, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi là một nội dung trọng tâm trong lĩnh vực giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội (Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT) [2]. Tuy nhiên, giáo viên vẫn coi trọng phát triển nhận thức hơn giáo dục giá trị; giáo dục lòng nhân ái chưa được quan tâm nghiên cứu 
nên việc xây dựng kế hoạch, định hướng giáo dục lòng nhân ái cho trẻ của giáo 
viên đến gia đình còn hạn chế và kém hiệu quả. 
Từ những lý do trên nên tôi đã trăn trở và chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017- 2018” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi, lựa chọn các biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Sông Âm nhằm phát triển lòng nhân ái cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Sông Âm năm học 2017- 2018
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: 
 	Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5-6 tuổi qua các tài liệu, sách báo.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
	Khảo sát tình hình thực tế trên trẻ, các biện pháp đã tác động trên trẻ, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để từ đó lựa chọn các biện pháp phù hợp.
	- Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu:
	 Lựa chọn các biện pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế. Đánh giá kết quả đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp.	
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
M.Go-rơ-ki đã nói : “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”[3]. Đã là con người sống không có tình thương thì chẳng khác gì thú vật, cũng chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa và sẽ chết dần chết mòn trong cô đơn, lạnh lẽo. Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”[4] - bởi vậy cho và nhận đã trở thành quy luật của cuộc sống, làm người phải có qua, có lại tồn tại giữa tập thể, cộng đồng của ta không chỉ biết có mình. Cuộc sống ngày nay đã quá đổi thay so với lúc trước. Cuộc sống vật chất có thể đổi thay nhưng tình người thì không thể nào thay đổi được.
Lòng nhân ái chính là nền tảng của những mối quan hệ tốt đẹp. Nếu không có lòng nhân ái, không có tấm lòng biết nghĩ đến người khác như nghĩ đến bản thân mình thì sẽ không thể làm được việc lớn, càng không thể làm nảy sinh những điều tốt đẹp trong một con người. 
Dạy trẻ lòng nhân ái sẽ giúp trẻ tránh được nhiều cạm bẫy sau này, biết thông cảm và thấu hiểu cho người khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ cá nhân của trẻ sau này.
Theo nhà tâm lý học Nguyễn Ánh Tuyết [5]: Nhận thức của trẻ 5-6 tuổi có sự phát triển vượt bậc; cụ thể: 
-Về tư duy: Sự hình thành và phát triển các hình thức tư duy phong phú ở trẻ 5-6 tuổi có liên quan chặt chẽ với việc lĩnh hội kiến thức của trẻ về lòng nhân ái.
- Về ngôn ngữ: Ở những trẻ 5-6 tuổi có vốn từ vựng phong phú thì thường biểu hiện hành vi rõ ràng hơn những đứa trẻ khác.
- Tình cảm của trẻ được thể hiện khá rõ nét.
- Hành vi ngày càng có ý thức hơn. Trẻ 5-6 tuổi mong muốn tìm hiểu chính bản thân mình và người khác như là khám phá xã hội, dần dần trẻ nhận thức được mối quan hệ ràng buộc với các hành vi xã hội và quan hệ con người.
- Động cơ xã hội rõ nét và tương đối ổn định.
Như vậy, mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi ý thức về cái tôi của các bé đã bắt đầu xuất hiện, trẻ biết phân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Khả năng phân biệt về nhận thức, về những giới hạn của quyền sở hữu ở một số cháu của lớp tôi rất kém, trẻ chỉ biết ích lợi của bản thân mà không để ý đến quyền lợi của những người xung quanh. 
Như vậy có thể thấy trẻ 5-6 tuổi có những đặc điểm về nhận thức, tình cảm và hành vi riêng. Vì vậy trong quá trình giáo dục, giáo viên cần chú ý đến những đặc điểm này để có những biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả. 
2. Thực trạng của việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Sông Âm trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 	Năm học 2017- 2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, có tổng số 28 cháu. Qua việc tổ chức các hoạt động đặc biệt là hoạt động lồng ghép việc giáo dục lễ giáo cho trẻ. Tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 
2.1. Thuận lợi:
- Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu mến trẻ, hiểu đặc điểm của trẻ, biết cách tổ chức các hoạt động và hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động trong ngày, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt động. Mặt khác, giáo viên có hiểu biết về nội dung và phương pháp giáo dục trẻ nói chung, trong đó có một số nội dung và phương pháp giáo dục lòng nhân ái nói riêng.
- Về trẻ 5-6 tuổi: Trẻ thông minh, nhanh nhẹn khỏe mạnh, có nền nếp, mạnh dạn trong giao tiếp, ngôn ngữ mạch lạc, thể hiện cảm xúc chân thực. Những đặc điểm này thuận lợi rất nhiều cho giáo viên trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động. Trẻ dễ dàng tiếp thu và tham gia vào các hoạt động, sẵn sàng thể hiện, bộc lộ cảm xúc, ý kiến, hành vi trong mọi tình huống khác nhau. Mặt khác trong sinh hoạt hàng ngày trẻ có rất nhiều hoạt động, nhiều cơ hội được trải nghiệm cho nên giáo viên có thể thiết kế nhiều hoạt động trải nghiệm giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm và vận dụng những điều mình biết vào thực tế. 
- Môi trường và cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ tham gia vào các hoạt động.
- Nhà trường quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi.
Việc xây dựng môi trường thân thiện để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ còn mang tính hình thức, chưa thu hút được trẻ.
 Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tích hợp nội dung giáo dục lòng nhân ái cho trẻ vào các hoạt động, chưa có kinh nghiệm trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ, 
Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc phối hợp với cha mẹ trẻ để khai thác tiềm năng của gia đình trong việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
Mặt khác chương trình giáo dục còn cứng nhắc, chưa linh hoạt về quy đinh thời gian cho các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày hàng ngày cho nên việc tổ chức lồng ghép và cho trẻ trải nghiệm trong nhiều trường hợp bị ảnh hưởng đến các hoạt động khác gây tâm lý "ngại" tổ chức các hoạt động. 
2.3. Kết quả khảo sát.
Năm học 2017-2018 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi do tôi phụ trách có 28 cháu, Thông qua quá trình khảo sát qua “ Tranh ảnh các tình huống” và “Bài tập khảo sát” và quan sát trẻ qua các hoạt động ngay từ đầu năm học, tôi đã thu được kết quả như sau:
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ KS
Khảo sát đầu năm
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Đồng cảm với bạn bè và mọi người xung quanh
28
15
53
13
47
Quan tâm đến bản thân và mọi người xung quanh.
28
16
57
12
43
Chia sẻ khi bản thân, người khác vui, buồn.
28
14
50
14
50
Giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn.
28
13
47
15
53
Bảo vệ bản thân, mọi người, môi trường xung quanh
28
16
57
12
53
Khoan dung với bản thân và mọi người xung quanh khi có lỗi hay suy nghĩ không đúng.
28
15
53
13
47
 Từ thực trạng trên tôi đã đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lớp, bàn bạc thỏa thuận với giáo viên cùng phụ trách lớp với mình, đưa ra một số biện pháp để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
3. Một số biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Sông Âm
	3.1. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ.
Môi trường thân thiện, cởi mở và giàu tính thẩm mĩ sẽ tạo hứng thú và thu hút trẻ tham gia vào hoạt động, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã lên kế hoạch trang trí xắp xếp tạo môi trường mở ở trong lớp học, các góc hoạt động lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mĩ và đảm bảo được tính tích cực đối với trẻ. Thay đổi môi trường, tạo ra các cơ hội cho trẻ quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình cho trẻ hoạt động.
* Trang trí các góc mở. 
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, các sản phẩm trẻ vẽ, xé dán, nặn được cô để trang trí các khu chơi. Không những thế dưới mỗi sản phẩm tôi đều ghi lại cảm xúc của trẻ. Có thể nói đến bây giờ các bé của lớp tôi đã có một bộ sưu tập các sản phẩm và cảm xúc của mình, đây sẽ là món quà có ý nghĩa để bé dành tặng cha mẹ, những câu nói lời chúc ngộ nghĩnh đáng yêu thể hiện trong mỗi sản phẩm đã ghi dấu lại sự trưởng thành lớn khôn hàng ngày của các bé.
Ví dụ: Trang trí một khoảng tường làm “Vườn hoa việc tốt”, trên đó có “Cây yêu thương” dán những hình ảnh chụp bé đang giúp cô kê bàn, bé đang chơi thân thiện với bạn, bé đỡ bạn dậy, bé cùng các bạn thu dọn đồ chơi... của lớp như một hình thức ghi dấu lại những việc có ích trẻ đã làm giúp trẻ cảm thấy tự hào, hứng thú hơn khi tham gia những hoạt động tiếp theo.
Để kích thích những việc làm tốt của trẻ có tính liên tục, bên cạnh “Cây yêu thương” tôi cùng trẻ tạo ra một vườn hoa với tiêu đề “Những bông hoa việc tốt”, mỗi bông hoa gắn với một việc làm cụ thể. 
Ví dụ: Thích giúp đỡ cô giáo và các bạn, cuối tuần trẻ nào đạt được tiêu chí trên bông hoa sẽ được gắn “Những bông hoa việc tốt” không chỉ giúp cho các bé của lớp tôi trở nên thân thiện, tích cực, thích làm việc tốt hơn mà còn thu hút được sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh
Hình ảnh 1: Góc yêu thương 
 Đặc thù của lớp tôi số lượng trẻ trai rất đông, các bé tương đối hiếu động nghịch ngợm, nhưng cũng rất giàu tình cảm nên ngay từ đầu năm tôi đã trò chuyện với trẻ cùng trẻ đề ra các nội quy của lớp.
Ví dụ: Phải đoàn kết yêu thương bạn bè... Nếu cả tuần đều ngoan không vi 
phạm nội quy của lớp thì cuối tuần bé sẽ được đeo huy hiệu bé ngoan và có cơ hội được các bạn bầu làm tổ trưởng và được ghi tên ngoài bảng cho bố mẹ xem, được cắm cờ. 
Những nội quy đó do trẻ tự đề ra nên trẻ cố gắng thực hiện rất nghiêm túc, bé nào cũng cố gắng để được đeo huy hiệu để được cô giáo và các bạn tôn vinh.
 * Thay đổi môi trường, tạo ra các cơ hội cho trẻ quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình cho trẻ hoạt động: 
- Tôi đưa thêm các đối tượng mới vào môi trường: Tôi sưu tầm các nguyên vật liệu sẳn có để làm đồ dùng, đồ chơi bổ xung, thay đổi tạo cho trẻ sự mới lạ, hấp dẫn qua đó giúp trẻ dễ dàng mở rộng nội dung hoạt động, kích thích trẻ hoạt động tích cực, các quan hệ giao tiếp của trẻ với bạn được mở rộng hơn. 
- Thay đổi vị trí sắp đặt của các đồ dùng, đồ chơi buộc trẻ phải tìm kiếm đồ dùng, đồ chơi. Trong quá trình đó, trẻ phải trao đổi với bạn, cùng bạn tìm kiếm và lấy đồ chơi, qua đó trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi và có kĩ năng chơi tốt hơn. 
- Cất bớt đồ dùng, tài liệu cần cho các hoạt động để tạo ra các tình huống khó khăn buộc trẻ phải thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Chuyển hoạt động của trẻ sang khu vực mới để trẻ phải nhanh chóng thích ứng vàchuyển đổi hoạt động với các bạn trong nhóm, cùng hỗ trợ nhau. 
Việc làm đó khiến cho trẻ nhạy cảm hơn trong hoạt động chơi, học. 
Ví dụ: Có thể cất bớt đồ chơi ở khu xây dựng hay chuyển sang khu phân vai để trẻ phải phối hợp với bạn cùng xử lý; Cất một số cốc uống nước của một số bạn để trẻ cùng nhau đi tìm và giúp đỡ bạn.
Áp dụng biện pháp này, tôi đã tạo cho lớp học một không khí thật ấm áp, tràn ngập yêu thương. Cô giáo giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình. Trẻ ở lớp gọi chúng tôi là mẹ xưng con, các bé cũng nũng nịu vòi vĩnh thể hiện tình cảm với chúng tôi giống như mẹ của mình. Không còn khoảng cách giữa cô và trò mà là tình cảm mẹ con thật sự, cũng có những phút giây yêu thương hờn giận... những khi trẻ mắc lỗi chỉ cần tôi nói các mẹ buồn quá sắp già và xấu đi rồi là trẻ rất sợ, rối rít xin lỗi và hứa sửa chữa khuyết điểm. Tôi cũng cảm thấy tình thương của mình dành cho các con nhân lên mỗi ngày.
	3.2. Lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục lòng nhân ái cho trẻ vào hoạt động học có chủ định:
Trong các hoạt động của trẻ ở lớp, cô cần quan tâm giáo dục lòng nhân ái cho trẻ và phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ. Việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ được đưa vào trong các hoạt động học có chủ định giúp trẻ phát triển mạnh về tình cảm, xúc cảm. Đây là "cơ hội vàng" để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. 
* Qua các tác phẩm văn học:
 “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn”.[6] 
Thông qua các câu chuyện, bài thơ, ca dao, đồng dao với những hình ảnh sống động trên màn hình, mà trẻ đã biết được tình yêu thương của cha mẹ dành cho con qua các truyện kể “Bông hoa cúc trắng”, “Ba cô gái”..... 
Hay tình yêu thương đối với người thân trong gia đình, biết giúp đỡ người thân khi gặp khó khăn, qua các bài thơ “Thương ông”; “ Lấy tăm cho bà”; “ Làm anh”....
 Ngoài ra, trẻ còn biết đến tình yêu thương và chia sẻ của bạn bè qua các bài thơ: “Tình bạn”; “Cảm ơn”; “Xin lỗi”... 
Khi nghe cô giáo kể chuyện, trẻ có những cảm nhận, nhận định đánh giá về các nhân vật trong câu chuyện. Trẻ thể hiện tình cảm, thái độ yêu thương, quý mến với những nhân vật thiện, không thích hoặc tức giận với những nhân vật ác, thích thú khi bắt gặp những nhân vật thông minh, biết bày tỏ thái độ với những nhân vật không tốt, biết bày tỏ tình cảm, quan điểm của mình qua các câu chuyện, bài thơ...
Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe truyện "Ba chú lợn con"[7]: “Ba anh em lợn mỗi người xây một ngôi nhà, vì lười anh cả xây ngôi nhà bằng rơm, anh hai xây ngôi nhà bằng gỗ nhưng đều bị chó sói phá tan tành và đuổi ăn thịt. Hai chú lợn chạy đến nhà lợn út, vì chăm chỉ cần cù lên lợn út xây nhà bằng gạch, sói không húc đổ được nhà mà còn bị lợn út bẫy cho sợ quá chạy mất. Ba anh em đoàn kết lại xây thêm hai ngôi nhà vững chắc khác”. Thông qua câu chuyện, cô giáo giúp trẻ hiểu nội dung, từ đó giáo dục trẻ tính cần cù, chăm chỉ, biết yêu thương đoàn 
kết giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình để cùng làm được những việc tốt, có ích.
Hình ảnh: Giờ kể chuyện “ Ba chú lợn con”
Tương tự vậy, Ngoài nội dung chính trong hoạt động học có chủ định, tôi còn lựa chọn để lồng ghép việc giáo dục lòng nhân ái cho trẻ một cách nhẹ nhàng, vừa gây được hứng thú cho trẻ vừa mang hiệu quả giáo dục cao
           * Qua hoạt động tạo hình, tôi luôn lựa chọn những nội dung phù hợp để khơi gợi hứng thú, xúc cảm, tình cảm ở trẻ, lồng ghép giáo dục tình yêu thương, nhân ái của trẻ và hướng trẻ tới cái đẹp, yêu cái đẹp, từ đó trẻ có cái nhìn tích cực với cuộc sống, xã hội xung quanh trẻ.  
Ví dụ: "Vẽ chân dung những người thân trong gia đình em". Sau khi trẻ vẽ chân dung những người thân trong gia đình, tôi gợi ý trẻ tìm hiểu quan sát đặc điểm nổi bật, khác biệt của từng người mà trẻ muốn thể hiện, ngoài những yếu tố trên tôi gợi ý, hướng dẫn trẻ cách thể hiện những cảm xúc trên khuôn mặt để mỗi tác phẩm chứa đựng một tình cảm riêng của trẻ, từ đó giáo dục tình yêu thương, tình cảm gia đình.
* Qua hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội
Đối với trẻ mầm non việc cho trẻ khám phá khoa học, khám phá xã hội là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ, biết yêu quí bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra. Tôi quan tâm chia sẻ với trẻ về tình yêu thiên nhiên, bảo vê môi trường, chăm sóc thiên nhiên làm cho môi trường tươi đẹp hơn, xanh sạch hơn. 
Ngoài ra, trong các hoạt động khác như: giáo dục thể chất, giáo dục âm nhạctôi không những hướng trẻ tới việc rèn luyện sức khỏe, thể lực tốt mà còn giúp trẻ tích cực chia sẻ động viên nhau, giúp đỡ nhau. Cô và trẻ cùng lựa chọn những bài hát phù hợp với lứa tuổi trẻ, có nội dung giáo dục để trẻ thuộc lời bài hát, cảm nhận được giai điệu mà còn hiểu nội dung bài hát, từ đó giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
Qua lồng ghép giáo dục lòng nhân ái cho trẻ vào các hoạt động trong ngày, các thông điệp đưa đến với trẻ nhẹ nhàng hơn. Trẻ đã được trải nghiệm Như vậy, việc lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo trong các hoạt động học có chủ định ở trường mầm non là rất cần thiết. Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt
động cho trẻ đặt nền móng cho giáo dục nhân cách, nền tảng hình thành hành vi đạo đức cho trẻ mầm non ở giai đoạn tiếp theo.
	3.3. Lồng ghép việc giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm ở trường.
	Trong thực tiễn giáo dục trẻ mẫu giáo, trẻ được tham gia nhiều hoạt động khác nhau và mỗi hoạt động có ưu thế riêng. Đối với việc giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo dục lòng nhân ái cho trẻ qua các hoạt động trải nghiệm trẻ được trải nghiệm bằng chính cảm xúc của mình, từ đó khơi gợi trong tâm hồn trẻ tình yêu thương, lòng nhân ái và hình thành ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp. 
 Do vậy, để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ 5-6 tuổi cần khai thác ưu thế của các hoạt động giúp trẻ có nhiều cơ hội được trải nghiệm, rèn luyện hành vi. Các hoạt động cơ bản ở trường mầm non có thể kể đến là hoạt động chơi, hoạt động lao động, hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_long_nhan_ai_cho_tre_5_6_tuoi.doc