SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Đông Vệ Thành phố Thanh Hóa
Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày
Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng rất quan trọng và cần thiết để trẻ tự tin bước trường tiểu học.
Kỹ năng sống được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy vào môi trường sống và giáo dục Đó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.
Kỹ năng sống luôn gắn bó với các giá trị, các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho con người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội. Thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng một xã hội có văn hóa. Các kỹ năng sống có được thông qua rèn luyện và chỉ được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Các kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau.
Ví dụ: Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cho con người tăng khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định.
1. Mở đầu. 1.1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng rất quan trọng và cần thiết để trẻ tự tin bước trường tiểu học. Kỹ năng sống được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy vào môi trường sống và giáo dụcĐó là những hoạt động tích cực, hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống luôn gắn bó với các giá trị, các giá trị sống đúng đắn là kết tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin, sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục giúp cho con người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội. Thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng một xã hội có văn hóa. Các kỹ năng sống có được thông qua rèn luyện và chỉ được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và rèn luyện. Các kỹ năng sống có liên quan và hỗ trợ cho nhau. Ví dụ: Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp cho con người tăng khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định. Về thể chất: Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, sự kiên trì, bền bỉ, tháo vát thông qua các bài học và các hoạt động vận động trong quá trình dạy kỹ năng sống. Trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, kiên trì, giúp cho trẻ nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi. Về tình cảm: Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ. Về giao tiếp - ngôn ngữ: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ tự tin, giao tiếp hiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho trẻ biết lắng nghe, nói chuyện lễ phép, hòa nhã. Về nhận thức: Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ có một nền tảng kiến thức, ham mê hiểu biết, khám phá, xây dựng cho trẻ niềm ham mê học tập suốt đời. Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi các nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách. Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau, cung cấp cho trẻ kiến thức cần thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp trẻ biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không đơn giản là việc dạy, rèn cho trẻ những kỹ năng cơ bản cần thiết như tự chăm sóc bản thân; phòng tránh và ứng xử với các nguy hiểm thường gặp, biết hòa đồng, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần phải được nhìn một cách toàn diện. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải là giáo dục sớm, phù hợp với thời điểm trẻ có khả năng tiếp thu các kiến thức, kỹ năng tốt nhất. Giai đoạn vàng hay còn gọi là cửa sổ cơ hội của trẻ là từ 0 - 6 tuổi. Các nghiên cứu khoa học về bộ não của trẻ đã chỉ ra: khi lọt lòng mẹ, trọng lượng não của trẻ sơ sinh đã bằng 25% não người trưởng thành; 1 tuổi đạt 50%, 2 tuổi đạt 75%; 3 tuổi đạt 90% não người trưởng thành và 6 tuổi hầu như hoàn thiện về cấu trúc. Đây là giai đoạn cung cấp những kích thích để tạo thành nhiều kết nối thần kinh trên não bộ giúp trẻ đạt được tiềm năng tối đa, giúp trẻ phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải bắt đầu từ bố mẹ và phải có sự kết hợp hài hòa, đồng bộ trong phương pháp với nhà trường, thầy cô giáo. Trẻ được giáo dục kỹ năng sống đúng cách không chỉ được trang bị những kỹ năng sống cơ bản mà còn phát triển được những kỹ năng cực kỳ quan trọng giúp tạo ra sự khác biệt, giúp tạo ra thành công cho trẻ trong cuộc đời. Mục tiêu của giáo dục mầm non là chuẩn bị cho trẻ có được một hành trang kiến thức và kỹ năng tốt nhất để trẻ tự tin bước vào cuộc sống. Việc giáo dục kỹ năng sống từ sớm giúp trẻ có khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường sống, khả năng hòa nhập nhanh. Giúp trẻ có bước đệm chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn tiểu học. Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu, nhận thức được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Đông Vệ Thành phố Thanh Hóa” để nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Đông Vệ. Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các hoạt động. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non Đông Vệ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Đông Vệ trong hiện tại và những năm tiếp theo. Qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, hình thành cho trẻ những phẩm chất cơ bản, bước đầu đặt nền móng cho sự phát triển giúp trẻ tự tin khi bước chân vào trường tiểu học. 1.3. Đối tượng nghiên cứư. Nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Đông Vệ”. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp xây dựng cở sở lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá 1, trường mầm non Đông Vệ”. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Phương pháp quan sát, kiểm tra, đánh giá các biểu hiện, hành vi, kỹ năng của trẻ thông qua ngôn ngữ và hoạt động hàng ngày. Phương pháp đàm thoại. Đàm thoại với các đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm hay trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đàm thoại với phụ huynh tìm hiểu đặc điểm của trẻ khi ở gia đình. Đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục kỹ năng sống. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Câu thành ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” của ông cha ta từ ngàn xưa đã để lại đến bây giờ vẫn không thể thiếu trong các trường học. Lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi đánh giá về một con người. Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những yêu cầu càng cao đối với hệ thống giáo dục, đòi hỏi nền giáo dục phải đào tạo ra những con người “Phááát triển về trí tuệ, cường tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Trong đó giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là một bộ phận có tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ. Xã hội hiện đại nảy sinh những vấn đề phức tạp và bất định đối với con người. Nếu con người không có năng lực ứng phó vượt qua những thách thức đó thì rất dễ gặp rủi ro. Giáo dục kĩ năng sống cho người học đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục các nước. Kỹ năng sống giúp con người làm chủ cuộc sống, sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại với văn hoá đa dạng và nền kinh tế phát triển. Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kĩ năng của bản thân. Nếu thiếu các kĩ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những kỹ năng sống phù hợp giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Có rất nhiều định nghĩa về kỹ năng sống, tùy theo góc độ tiếp cận, lý thuyết ứng dụng, đối tượng được giáo dục kỹ năng sống. Dựa vào những quan điểm của các nhà nghiên cứu, có thể hiểu kỹ năng sống là những năng lực tâm lý – xã hội, là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ, trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hằng ngày. Theo Bộ giáo dục và đào tạo, thống nhất qua điểm với UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Các nhóm kỹ năng sống có thể quản lý cảm xúc, nhóm kỹ năng giao tiếp, nhóm kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, nhóm kỹ năng lãnh đạo. Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững có khả năng chống chọi với mọi biến động xã hội biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. Bên cạnh đó trẻ em đang trong giai đoạn học tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Kỹ năng sống thay đổi theo nền văn hóa và hoàn cảnh xã hội vì vậy trong quá trình dạy kỹ năng sống cho trẻ cần phải xem xét các yếu tố văn hóa xã hội có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hay lựa chọn hành động. Các kỹ năng được học tốt nhất thông qua các hoạt động tích cực. Đối với trẻ mầm non thường học các hành vi bắt chước, nhập tâm qua thực hiện luyện tập hàng ngày lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ Hiện nay, việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ được các bậc phụ huynh và nhà trường quan tâm rất nhiều. Những cụm từ như “Kỹ năng sống”, “Giáo dục ky năng sống cho trẻ” được nghe rất rất nhiều. Vậy kỹ năng sống cho trẻ là gì? Thông thường kỹ năng sống được hiểu là những kỹ năng cơ bản mà con người cần có để có cuộc sống khoẻ mạnh, an toàn với chất lượng cao. Tuy nhiên, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá, kỹ năng sống không chỉ là những kỹ năng cơ bản như vậy mà còn là những kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp mỗi cá nhân cần có để tương tác với người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề, những thách thức của cuộc sống hàng ngày. UNICEF cũng cho rằng kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở rõ ràng, giao tiếp hiệu quả hơn, phát triển được kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân từ đó giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn quan tâm đến việc làm sao để kích thích tính tích cực học tập của trẻ, ai cũng muốn con mình được học đọc và học viết ngay trong những năm tháng học ở mẫu giáo, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp một. Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề một cách cơ bản, một cách tự lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi với tổng số cháu là 45 cháu. Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi đã chọn lọc một số biện pháp giáo dục phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi Với tinh thần nhiệt tình trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất. Ban giám hiệu luôn quan tâm tới chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. Giáo viên trong lớp đoàn kết cùng đưa ra các biện pháp giáo dục kỹ năng sống phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên lâu năm được đào tạo đại học chính quy nên việc nắm bắt và vận dụng kiến thức cơ bản về chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều thuận lợi. Đặc biệt luôn có sự đam mê đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Phụ huynh luôn quan tâm đồng tình ủng hộ, bản thân tôi cũng thường xuyên dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. * Khó khăn: Trong lớp có một số trẻ chưa qua lớp 3,4 tuổi trẻ chưa có nề nếp các cháu còn bỡ ngỡ và nhút nhát, khả năng tiếp thu bài chậm. Không gian lớp hẹp nên còn khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử...sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh chưa có những kỹ năng sống cần thiết phù hợp theo độ tuổi. * Khảo sát thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Khảo sát đầu năm của lớp tôi với tổng số trẻ là 45 cháu (Trong đó có 25 nam, 20 nữ) và cho kết quả như sau: TT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Kỹ năng tự tin, tự lập, tự phục vụ. 45 23 51,1% 22 48,9% 2 Kỹ năng hợp tác 45 25 55,6% 20 44,4% 3 Kỹ năng giao tiếp 45 26 57,8% 19 47,2% 4 Kỹ năng xử lí tình huống 45 21 46,7% 24 53,3% 5 Sự tò mò và khả năng sáng tạo. 45 22 48,9% 23 51,9% 6 Kỹ năng giữ an toàn cá nhân. 45 24 53,3% 21 46,7% Qua khảo sát thực trạng trên lớp và được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp. Tôi nhận thấy kỹ năng sống của học sinh lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi Lá 1 do tôi phụ trách còn nhiều bạn rất kém. Vì vậy tôi đã học hỏi, tìm hiểu từ đồng nghiệp, các tài liệu báo chívà mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Biện pháp 1: Tìm tòi, tự bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp Để thực hiện tốt “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Đông Vệ” trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ 5 – 6 tuổi lớp tôi có được những kỹ năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và yêu nghề đòi hỏi tôi phải không ngừng đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non 5 - 6 tuổi. Tham gia học tập đầy đủ các lớp chuyên đề do phòng giáo dục và đào tạo Thành phố, nhà trường và tổ chuyên môn tổ chức, có ý thức học tập, nghiên cứu nghiêm túc các module trong kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên. Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp chí mầm non; Sách hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ mầm non; Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (Nhà xuất bản đại học quốc gia); Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫu giáo. Sách các hoạt động phát triển kĩ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo. Sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống quanh ta trên các kênh truyền hình như VTV3 vào tối chủ nhật hàng tuần Trên thực tế hiện nay ở trường mầm non Đông Vệ chúng tôi, đội ngũ giáo viên chưa được đồng đều. Nhiều giáo viên đã có tuổi tuy nắm vững phương pháp nhưng việc vận dụng còn hạn chế còn các cô giáo trẻ thì lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Qua kiểm tra, đánh giá đầu năm có rất nhiều trẻ còn chưa biết chào cô, chào khách, chưa có kỹ năng giao tiếp, chưa có kỹ năng tự phục vụHoạt động dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường tôi nói chung và ở lớp tôi nói riêng chưa thực hiện tốt Tôi nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng vì nó quyết định đến nhân cách của trẻ sau này. Chính vì vậy qua việc tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi qua truyền thông, báo đài, tài liệu cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại, tôi đã nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ một số kỹ năng cơ bản nhất. Qua các buổi họp sinh hoạt chuyên môn của khối tôi chia sẻ với đồng nghiệp về các biện pháp “Dạy kỹ năng sống cho trẻ”. Để dạy trẻ được những kỹ năng sống thì việc đầu tiên cô giáo phải là tấm gương mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng sử, cách giải quyết vấn đềđể trẻ soi vào, để trẻ học làm người. Không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Đây là yêu cầu rất cao đòi hỏi các cô giáo cũng luôn phải tự rèn luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn đó là: - Không nói dài và nói nhiều. - Không luôn đưa ra lời đáp có sẵn mà để trẻ tự tìm tòi - Không vội vàng phê phán đúng, sai mà phải kiên trì giúp trẻ tranh luận và kết luận. Ví dụ: Khi cô nhìn thấy bé này đẩy bé khác cô hãy nói với bé bị đẩy, nói một cách cương quyết, nhưng phải ôn tồn với bạn mình như: “Mình không thích bạn xô đẩy mình như vậy, bàn tay là để chơi đàn, để viết chữ đẹp, để sáng tạo ra nhiều tranh đẹp, không phải là để đẩy nhau”. - Không mớm ý cho trẻ phát biểu ý kiến mà người lớn trông đợi. - Không bắt trẻ hoạt động liên tục mà phải để dành thời gian và khoảng trống cho trẻ suy nghĩ. - Thỉnh thoảng cô giáo có thể tổng kết, kết luận nhưng với thái độ thư giãn, thoải mái, gợi mở: “Các con đã tự mình làm được nhiều việc mà không phụ thuộc vào người khác, các con rất giỏi, xứng đáng nhận được một tràng pháo tay”. Điều này sẽ giúp cho trẻ tự tin, tìm tòi, suy nghĩ giám đưa ra ý kiến của mình. Quả thật việc thay đổi nếp cũ là rất khó, nhưng trong những buổi sinh hoạt tôi thường đưa những giá trị của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như: - Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ. - Kiên nhẫn và có kỹ năng lắng nghe tốt. - Ý thức về bản thân và sẵn sàng học những kỹ năng mới. - Có kinh nghiệm sống và biết soi xét - Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình lên trẻ. - Thực hành tư duy sáng tạo và khai phá - Biết sắp xếp phòng, nhóm lớp tạo bầu không khí hấp dẫn - Biết chủ động phương pháp giáo dục. - Tác động kịp thời khi nhóm bế tắc - Biết tạo bầu không kh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_mau_giao.doc