SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh ở trường THCS Nga Thủy thông qua môn Địa lí

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh ở trường THCS Nga Thủy thông qua môn Địa lí

Thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay đang là những thách thức, mối đe dọa lớn đối với đất nước của chúng ta. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu làm những hiện tượng thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất diễn biến hết sức phức tạp, bất thường với quy mô và hậu quả ngày càng nặng nề hơn, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, phá hủy, làm thiệt hại nhiều tài sản, tính mạng của nhân dân ta. Không chỉ vậy,Việt Nam còn là một trong bảy quốc gia trên Thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Miền Trung đang phải hứng chịu những trận mưa bão ngập lụt, nhà của chìm trong biển nước, hay tình trạng hạn hán khốc liệt kéo dài ở miền Trung, Tây Nguyên và sự xâm nhập mặn nặng nề ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thiên tai và biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến chúng ta. Trong đó những người nông dân nghèo, người dân sống ở vùng bãi ngang ven biển, người dân tộc thiểu số ở miền núi, người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em là những người dễ bị tổn thương nhất.

Ngay tại xã Nga Thủy, vốn là vùng bãi ngang quanh năm nước ngập ruộng đồng, cá tôm phong phú nhưng trong vòng nhiều năm trở lại đây, một diện tích lớn đồng ruộng đã trở nên khô hạn hoang hóa, không thể tiến hành canh tác hoặc canh tác không thể đúng thời vụ như trước đây do hạn hán, thiếu nước.kéo dài, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân gặp không ít khó khăn.

 

doc 32 trang thuychi01 38397
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh ở trường THCS Nga Thủy thông qua môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Nội dung
Trang
1.MỞ ĐẦU 
1.1Lí do chọn đề tài 1.2.Mục đích nghiên cứu 
1.3.Đối tượng nghiên cứu 1.4.Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN 
2
3
3
3
3
3
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
2.2.1.Thực trạng chung về thảm họa thiên tai và hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam và địa phương
2.2.2.Thực trạng của giáo viên 
2.2.3.Thực trạng của học sinh 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
2.3.1.Tích hợp nội dung phòng chống thiên tai vào các bài học chính khóa môn Địa lý cấp THCS
2.3.2.Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về cách phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương 
2.3.2.1. Ngoại khóa theo lớp
2.3.2.2. Ngoại khóa toàn trường 
2.3.3. Tổ chức cho HS thi viết bài tuyên truyền, vẽ tranh cổ động hoặc biểu diễn tiểu phẩm về cách phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
2.3.3.1.Tổ chức viết bài tuyên truyền 
2.3.3.2.Tổ chức thi vẽ tranh 
2.3.4. Phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức cho HS đi thăm quan thực tế, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ở địa phương Nga Thủy
2.3.5.Yêu cầu học sinh sưu tầm và ghi tóm tắt những thông báo về một số thiên tai và sự biến đổi khí hậu thường xảy ra ở nước ta và ở địa phương 
2.4. Kiểm nghiệm 
4
4
5
6
6
6
8
8
11
11
14
15
15
16
17
19
20
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
 Kết luận 
 Kiến nghị 
20
20
21
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
22
 1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay đang là những thách thức, mối đe dọa lớn đối với đất nước của chúng ta. Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu làm những hiện tượng thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất diễn biến hết sức phức tạp, bất thường với quy mô và hậu quả ngày càng nặng nề hơn, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, phá hủy, làm thiệt hại nhiều tài sản, tính mạng của nhân dân ta. Không chỉ vậy,Việt Nam còn là một trong bảy quốc gia trên Thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Miền Trung đang phải hứng chịu những trận mưa bão ngập lụt, nhà của chìm trong biển nước, hay tình trạng hạn hán khốc liệt kéo dài ở miền Trung, Tây Nguyên và sự xâm nhập mặn nặng nề ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thiên tai và biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến chúng ta. Trong đó những người nông dân nghèo, người dân sống ở vùng bãi ngang ven biển, người dân tộc thiểu số ở miền núi, người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em là những người dễ bị tổn thương nhất. 
Ngay tại xã Nga Thủy, vốn là vùng bãi ngang quanh năm nước ngập ruộng đồng, cá tôm phong phú nhưng trong vòng nhiều năm trở lại đây, một diện tích lớn đồng ruộng đã trở nên khô hạn hoang hóa, không thể tiến hành canh tác hoặc canh tác không thể đúng thời vụ như trước đây do hạn hán, thiếu nước...kéo dài, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân gặp không ít khó khăn. 
 Mặc dù chúng ta thường xuyên cập nhật được thông tin về thiên tai và những biểu hiện của biến đổi khí hậu qua các bản tin thời tiết trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, mạng internet và chúng ta cũng đã và đang có những kế hoạch ứng phó thế nhưng hậu quả để lại vẫn còn rất nặng nề. Vậy chúng ta đã bao giờ đặt câu hỏi: Tại sao trong thời gian qua, chương trình truyền thông về vấn đề thiên tai và biến đổi khí hậu hoạt động rất tốt và có hiệu quả, thế nhưng số người chết do thiên tai vẫn còn đông ? Phải chăng chúng ta còn thiếu những biện pháp giáo dục mang tính chất thiết thực hơn (như giáo dục trong cộng đồng, giáo dục trong trường học). Đặc biệt chúng ta chưa phát huy hết vai trò của giáo dục phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường học. Vì đối tượng giáo dục ở đây là học sinh- đối tượng dễ bắt chước và hết sức nhạy bén. Khi các em học sinh được học cách ngăn ngừa rủi ro do thiên tai gây ra thì đối tượng ấy sẽ không chỉ biết được cách bảo vệ bản thân mà còn có thể truyền tải kiến thức đó tới các thành viên trong gia đình và cộng đồng bằng nhiều cách rất có hiệu quả. Vì vậy, có thể xem các em là cầu nối giữa trường học và cộng đồng. 
Trăn trở về vấn đề này tôi nhận thấy rằng với vai trò là một GV giảng dạy môn địa lý, lại công tác tại xã bãi ngang vùng ven biển- vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và tính mạng của chính HS, người thân của học sinh mình. Bản thân nhận thấy càng phải có trách nhiệm hơn trong công việc giáo dục các em có được những kiến thức, kĩ năng cần thiết để phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đang xảy ra ở ngay địa phương, nhằm thoát hiểm và bảo vệ chính bản thân, gia đình, người thân của các em. Mùa mưa bão sắp tới, tôi tin chắc rằng với suy nghĩ, cách làm của tôi và của tập thể GV trường THCS Nga Thủy sẽ giúp các em học sinh, nhân dân xã Nga Thủy hạn chế tối đa được những thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra. Đây là cách mà mỗi chúng ta đã và đang góp phần chung tay cùng đất nước vào công cuộc phòng chống và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai và sự biến đổi của khí hậu.
 Với những suy nghĩ như trên tôi đưa ra sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh ở trường THCS Nga Thủy thông qua môn Địa lý ”
 Xin đưa ra để đồng nghiệp tham khảo.
1.2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra những biện pháp tốt nhất để tích hợp các kiến thức về phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong chương trình địa lý cấp THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Tích hợp một số phương pháp dạy học tích cực, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục cho học sinh trường THCS Nga Thủy các kiến thức và kĩ năng về phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về dạy học tích hợp trong môn địa lý THCS; lồng ghép tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THCS Nga Thủy, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu liên quan đến thiên tai và biến đổi khí hậu trong phạm vi cả nước và ở địa phương.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
 Như trên đã trình bày, với vai trò là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn địa lý ở địa phương, nơi có mức độ ô nhiễm môi trường khá nặng nề và diễn biến thiên tai xảy ra khá phức tạp đã và đang để lại hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy tôi rất mong mỏi truyền thụ cho các em học sinh của mình ý thức bảo vệ môi trường và cách phòng chống thiên tai một cách đơn giản nhưng có hiệu quả. Những kinh nghiệm ấy tôi đã tích lũy và viết nên sáng kiến: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai ở địa phương( Thanh Hóa) thông qua môn Địa lý 9 cấp THCS” được Hội đồng khoa học Ngành đánh giá xếp loại A cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nga Sơn và được loại C cấp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa năm học 2011-2012.
 Đến những năm học tiếp theo sau đó và đặc biệt là ở năm học này tôi vẫn thấy được sự rất cần thiết phải giáo dục cho các em học sinh (đặc biệt là đối với HS vùng bãi ngang, ven biển) kỹ năng phòng chống thiên tai nên tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi và ứng dụng các biện pháp mới để thực hiện mục tiêu trên. Điều đặc biệt ở đề tài này là tôi không chỉ áp dụng đối với HS khối 9 mà còn áp dụng đối với học sinh của toàn trường. Đồng thời tôi không chỉ dùng các biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống thiên tai mà còn giáo dục cho học sinh một số biện pháp để thích ứng với BĐKH. Để đề tài đạt hiệu quả cao tôi còn sử dụng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau trong đó có cả các hình thức dạy học chính khóa như những năm trước đó mà tôi còn sử dụng nhiều các hình thức dạy học khác như hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức tiết học ngoại khóađể có thời gian thực hiện nhiều hơn với phương pháp thân thiện, gần gũi, lôi cuốn học sinh, lấy học sinh làm trung tâm và khuyến khích HS đưa ra những ý tưởng sáng tạo. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 “Thiên tai là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên( ví dụ như lũ lụt, bão, núi lửa, động đất, sạt lở đất) có thể ảnh hưởng tới môi trường dẫn tới những thiệt hại về tài chính, môi trường và con người. Thiệt hại do thảm họa tự nhiên phụ thuộc vào khả năng chống đỡ và phục hồi của con người với thảm họa”.
 “Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân taọ trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm”.
 Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi được xem là “rốn bão”của Thế giới, được đánh giá là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại và dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu.
 Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao năng lực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phòng chống thiên tai hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Ngày 11/6/2011, Bộ GD-ĐT tổ chức lễ công bố kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020 và hội thảo cam kết xây dựng kế hoạch hỗ trợ tổ chức thực hiện của nhóm điều phối giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp.Theo đó, kế hoạch hành động này đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ hoàn thành việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý thuộc ngành giáo dục và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; hoàn thành việc lồng ghép, tích hợp những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình giáo dục, hoạt động ngoại khoá trong nhà trường để từ năm 2016 tổ chức triển khai đại trà theo kế hoạch cụ thể của Bộ GD-ĐT. 
Tại hội thảo về vấn đề lồng ghép kiến thức phòng chống thảm họa thiên tai vào trường học diễn ra vào ngày 7/1/2012 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý. Tiến sĩ Bùi Phương Nga (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) đại diện cho nhóm tư vấn đã đưa ra đề xuất về việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống thảm họa thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình chính khóa trong nhà trường phổ thông và vào các hoạt động ngoại khóa. Theo TS.Nga: Giáo dục phòng chống thiên tai , ứng phó với biến đổi khí hậu cho HS không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà quan trọng là hình thành các kĩ năng, năng lực ứng phó với thảm họa thiên tai có thể xảy ra và chung sống với nó.
Đối với việc lồng ghép trong chương trình chính khóa, nguyên tắc là không làm thay đổi đặc trưng, không gây quá tải cho chương trình môn học; khai thác nội dung giáo dục phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu có chọn lọc, có tính tập trung, không gượng ép. TS. Nga cũng đưa ra các môn học thích hợp ở mỗi cấp học phù hợp để lồng ghép. Cụ thể, cấp tiểu học gồm Tiếng Việt, Đạo Đức, Tự nhiên & Xã hội, Khoa học, Hát nhạc, Mỹ thuật; THCS, THPT là các môn Địa lý, Sinh vật, Vật lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn.
Như vậy với những căn cứ nêu trên chúng ta một lần nữa khẳng định rằng: Địa lý còn là môn học có nhiều khả năng tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kĩ năng phòng chống, ứng phó với thiên tai và BĐKH rất có hiệu quả. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng chung về thảm họa thiên tai và hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam và địa phương
 * Ở Việt Nam: Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai với nhiều loại hình khác nhau.Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê ngày 24/12/2016 cho thấy,Từ đầu năm 2016, thiên tai đã làm 11 người chết, 41 người bị thương; 475.580 hộ dân bị thiếu nước; 290.368 ha lúa, hoa màu và 161.365 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị thiệt hại; 19.804 con gia súc và 44.272 gia cầm bị chết; 7.145 ha thủy sản bị thiệt hại.Tổng thiệt hại khoảng 9.735 tỷ đồng (thiệt hại do rét đậm, rét hại là 700 tỷ đồng, thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn là 8.906 tỷ đồng, thiệt hại do dông, lốc, sét, mưa đá là 129 tỷ đồng).
 Không chỉ vậy, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Thực tế tại Việt Nam, BĐKH đã và đang gây ra rất nhiều sự thay đổi như nhiệt độ trung bình năm tăng 0.50C đến 0,70C trong vòng 50 năm; số lượng các đợt không khí lạnh giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỷ; hình thái bão thay đổi và bão với cường độ lớn xuất hiện ngày càng nhiều hay mực nước biển dâng lên khoảng 20 cm trong vòng 50 năm. Theo đánh giá của các nhà khoa học, nếu nước biển dâng 1m sẽ có 22 triệu người dân Việt nam bị mất nhà cửa.
 * Tỉnh Thanh Hóa: Báo cáo từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; trong năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 đến nay, mặc dù Thanh Hóa không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới, nhưng những hiện tượng thời tiết cực đoan như: rét đậm, rét hại; giông tố, sét đánh, tiểu lũ... cũng gây ra những thiệt hại nhất định trên địa bàn tỉnh. Tính từ đầu năm 2015 đến nay, thiên tai đã làm 14 người chết, 13 người mất tích, 2.540 ngôi nhà bị đổ, cuốn trôi, hư hại, tốc mái; 3.000 con gia súc và hơn 14.000 con gia cầm bị chết rét; nhiều tài sản, diện tích hoa màu bị thiệt hại... Tổng thiệt hại về vật chất do thiên tai gây ra lên tới gần 1.000 tỷ đồng.
 * Xã Nga Thủy: Nga Thủy là một trong 3 xã ven biển của huyện Nga Sơn được Chính phủ phê duyệt là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, giai đoạn 2012-2015 và giai đoạn 2016-2020.
Địa hình xã Nga Thủy tương đối bằng phẳng và thoải dần về phía biển.Với vị trí địa lí đặc thù là dải đất ven biển nên khí hậu của xã Nga Thủy mang tính chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; nắng lắm mưa nhiều, rét sớm và chịu tác động trực tiếp của bão biển theo mùa. Khí hậu ở Nga Thủy mát mẻ dễ chịu. Tuy nhiên do tác động của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên hàng năm phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai như áp thấp nhiệt đới, bão, ngập lụt, hạn hán, triều cường, nước mặn xâm thực làm thu hẹp diện tích canh tác.
Trong các cơn bão gần đây, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão cấp tỉnh, cấp trung ương phải thường xuyên có mặt để chỉ đạo phòng tránh. Các cơn bão trên khiến cho hàng nghìn người dân xã Nga Thủy phải sơ tán đến nơi an toàn, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, cây cối bị dập đổ, một số đoạn đê bị nước tràn qua. Hai trường Tiểu học và THCS bị gió bão làm bay mái tôn nhà xe giáo viên, học sinh, cây đổ, nhiều đoạn tường bị đổDo tác động của biến đổi khí hậu những năm gần đây, đất đai nhiễm mặn nên diện tích trồng cói bị hoang hóa khá nhiều. Từ diện tích 240 ha cói, phải chuyển 60 ha bị xâm nhập mặn sang làm ao đầm và trang trại, 180 ha còn lại do thiếu nước ngọt nên thu nhập rất thấp, hiện tại chỉ còn khoảng 80 ha trồng cói, gần 100 ha còn lại là hoang hóa. 
2.2.2 Thực trạng của giáo viên
Trong chương trình THCS, kiến thức về thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu chỉ có thể lồng ghép vào một phần nhỏ trong các bài học của bộ môn. Vì vậy để giúp cho các em có được kiến thức sâu rộng về thiên tai như: Nguyên nhân, hậu quả, cách ứng phócòn rất nhiều hạn chế.
 Mặt khác trong quá trình giảng dạy GV gặp khó khăn như: Tài liệu viết về thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu xảy ra ở địa phương rất ít; nếu không nghiên cứu, sưu tầm, liên hệ và lựa chọn phương pháp thích hợp thì số liệu đưa ra sẽ phiến diện, đơn điệu, thiếu tính thực tế. Do đó sẽ không lôi cuốn HS học tập, gây tâm lí chán học, ngại học.
 Đa số GV chưa chú trọng đến việc giáo dục cách phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở địa phương cho HS nên việc trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp về vấn đề này còn ít và gặp nhiều khó khăn.
 Hơn thế nữa đội ngũ GV trong nhà trường hầu như chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, phương pháp, kĩ năng truyền đạt về thiên tai và cách ứng phó với biến đổi khí hậu một cách có bài bản. Đặc biệt ít được tham gia lớp tập huấn, tham gia vào từng hoạt động cụ thể để rèn luyện kĩ năng ứng phó. Chỉ mới năm học 2011-2012 tổ chức Care quốc tế - một tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển quốc tế lớn đã triển khai dự án tại trường, GV và HS của trường mới được tập huấn nâng cao kiến thức, kĩ năng về thiên tai.
2.2.3. Thực trạng của học sinh
 - Nhiều học sinh còn coi địa lý là môn phụ nên chưa nhiệt tình, say mê đối với môn học. Việc tiếp cận kiến thức môn học nói chung và vấn đề giáo dục kiến thức và kĩ năng phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh còn nhiều hạn chế và khó khăn.
 - Nhiều HS có thái độ thờ ơ, coi việc thiên tai xuất hiện và sự biến đổi của khia hậu là lẽ tự nhiên của thiên nhiên, có làm gì cũng không ngăn chặn được nó. Chính thái độ này đã gây nên sự khó khăn cho GV trong việc triển khai kế hoạch. 
 - Một bộ phận HS học yếu, ngại học, tâm lí không bình thường... nên khó tập trung học tập, tiếp thu bài còn chậm, nhút nhát. Số HS khác hiếu động, nghịch ngợm, cá biệt nên việc tiếp thu kiến thức về thiên tai và cách ứng phó với biến đổi khí hậu chưa tốt.
- Nhiều HS có ý thức học tập, chịu khó nghiên cứu. Các em muốn tìm hiểu cách bảo vệ môi trường sống xung quanh, hiện tượng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bão gió, lũ lụt phá hoại mùa màng, hạn hán nước biển xâm nhập, rét đậm kéo dài, nhiệt độ tăng lên bất thường... Nhưng do thời lượng và nội dung chương trình ít, thiếu tư liệu, lại hạn chế về kiến thức, tư duy và hướng dẫn của GV... nên sự tìm hiểu của các em còn nhiều hạn chế.
 Trên cơ sở tìm hiểu tình hình ở địa phương, thực trạng của HS nhà trường, tôi đã khảo sát xác suất 80 HS ở tất cả các khối( mỗi khối 20 em) thông qua phiếu điều tra, với nội dung như sau: 
Số TT
 Nội dung câu hỏi
 Trả lời 
Đ
S
1
 Theo em việc giáo dục kiến thức, kĩ năng phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhà trường là quan trọng?
2
Em tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức, kĩ năng phòng chống khi có thiên tai và biến đổi khí hậu xảy ra?
3
Việc thiếu kiến thức, kĩ năng phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là do chưa được giáo dục nhiều?
4
Em nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ?
5
Theo em việc được trực tiếp tham gia vào các hoat động phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu để từ đó khắc sâu và rèn luyện kĩ năng ứng phó là rất cần thiết?
6
Theo em cần thiết phải đưa giáo dục kĩ năng sống trong đó có kĩ năng phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học trong trường phổ thông?
 	Kết quả thu được:
- 75/ 80= 93,8% nhận thấy rằng việc giáo dục kiến thức, kĩ năng phòng chống thiên tai trong nhà trường là quan trọng.
- 43/ 80 = 50,6% HS tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức, kĩ năng phòng chống khi có thiên tai xảy ra.
- 71/ 80 = 88,8% HS cho rằng thiếu kĩ năng phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là do chưa được giáo dục nhiều về kĩ năng phòng chống.
- 74/ 80 = 92,5% HS nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được cung cấp và rèn luyện kĩ năng phòng chống thiên tai .
- 76/ 80 = 95,0% HS nhận thấy việc được trực tiếp tham gia vào hoạt động cụ thể trong nhà trường để từ đó khắc sâu và rèn luyện kĩ năng phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là đúng.
- 70/ 80 = 87,5% các em đồng ý với ý kiến: phải đưa giáo dục kĩ năng sống trong đó có kĩ năng phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu vào các môn học trong trường phổ thông.
 Từ kết quả điều tra này tôi nhận thấy rằng việc quyết định đưa ra một số biện pháp giáo dục phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở trường THCS Nga Thủy là rất cần thiết và cấp bách.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tích hợp nội dung phòng chống thiên tai vào các bài học chính khóa môn Địa lý cấp THCS
Lớp
Tên bài
Địa chỉ
Nội

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_phong_chong_thien_tai.doc