SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan trở thành đội viên tốt ở trường Tiểu học Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan trở thành đội viên tốt ở trường Tiểu học Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân

 Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Vì vậy trong nhiệm vụ giáo dục hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng. Bởi mỗi con người chúng ta muốn trở thành người tốt, có ích cho xã hội thì cần phải hội tụ đủ hai điều kiện đó là: “Đức và tài” như Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng, đức là nền tảng tạo đà cho tài phát triển, tài làm cho đức phát triển toàn diện vững chắc, làm gia tăng các giá trị xã hội cho mỗi người. Nhận rõ tầm quan trọng đó, trong mỗi thời kì lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

 Trong thời điểm các hoạt động của thanh thiếu nhi đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, khi các hoạt động được đẩy mạnh có nhiều học sinh đã trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ ở nhiều nơi và đã được nêu gương, thì đây đó vẫn còn những học sinh chưa thật sự ngoan. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh có đạo đức chưa tốt dẫn đến kết quả học tập yếu, kém làm ảnh hưởng đến thành tích chung của trường, lớp. Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình, mạng xã hội đã lên tiếng khá nhiều về hiện tượng học sinh chưa ngoan, học sinh bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gỗ đánh nhau, có vụ dẫn đến tử vong. Những hiện tượng này đã trở thành một vấn đề nhức nhối đáng lo ngại của toàn xã hội, nhất là đối với mỗi gia đình và nhà trường.

 

doc 25 trang thuychi01 13381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan trở thành đội viên tốt ở trường Tiểu học Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN TRỞ THÀNH ĐỘI VIÊN TỐT Ở TRƯỜNG 
TIỂU HỌC XUÂN LẸ, HUYỆN THƯỜNG XUÂN
Người thực hiện: Lương Thị Trường
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Lẹ
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Đội
THANH HÓA, NĂM 2017
PHỤ LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
01
1.2. Mục đích nghiêm cứu
02
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
02
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
02
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
03
2.2. Thực trạng của vấn đề
04
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
07
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
19
3.2. Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Vì vậy trong nhiệm vụ giáo dục hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng. Bởi mỗi con người chúng ta muốn trở thành người tốt, có ích cho xã hội thì cần phải hội tụ đủ hai điều kiện đó là: “Đức và tài” như Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng, đức là nền tảng tạo đà cho tài phát triển, tài làm cho đức phát triển toàn diện vững chắc, làm gia tăng các giá trị xã hội cho mỗi người. Nhận rõ tầm quan trọng đó, trong mỗi thời kì lịch sử, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
	Trong thời điểm các hoạt động của thanh thiếu nhi đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, khi các hoạt động được đẩy mạnh có nhiều học sinh đã trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ ở nhiều nơi và đã được nêu gương, thì đây đó vẫn còn những học sinh chưa thật sự ngoan. Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh có đạo đức chưa tốt dẫn đến kết quả học tập yếu, kém làm ảnh hưởng đến thành tích chung của trường, lớp. Gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình, mạng xã hội đã lên tiếng khá nhiều về hiện tượng học sinh chưa ngoan, học sinh bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gỗ đánh nhau, có vụ dẫn đến tử vong. Những hiện tượng này đã trở thành một vấn đề nhức nhối đáng lo ngại của toàn xã hội, nhất là đối với mỗi gia đình và nhà trường.
	Trên thực tế xã hội càng phát triển kéo theo nhiều giá trị đạo đức của con người cũng thay đổi. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự du nhập của nhiều nền văn hóa mới, hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu, các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy giáo viên Tổng phụ trách Đội cũng như giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường là người bao quát, giám sát hàng ngày mọi nề nếp, sinh hoạt của học sinh trong nhà trường cần đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục “Học sinh chưa ngoan”. Bởi học sinh chưa ngoan là những nhân tố, những lực cản ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lớp, của trường. 
	Hiểu được tầm quan trọng trong mục tiêu giáo dục đào tạo, từ tình hình thực tế đạo đức của học sinh trong những năm qua. Bản thân tôi nhận thức được rằng: Trường học là môi trường giáo dục và rèn luyện cho thế hệ trẻ về cả đức lẫn tài. Vì vậy với vai trò của một giáo viên Tổng phụ trách Đội bản thân cần phải tổ chức tốt các phong trào hoạt động Đội thật phong phú, hấp dẫn, hào hứng, sôi nổi nhằm thu hút học sinh tích cực tham gia, tạo hứng thú cho các em trong học tập và sinh hoạt “Học mà chơi, chơi mà học”. Mặt khác thông qua hoạt động Đội để giáo dục đạo đức cho học sinh, có lối sống lành mạnh và lên án, phê phán, đấu tranh những hành vi đạo đức sai trái để các em có thể tự điều chỉnh hành vi của mình theo sự giáo dục của người lớn.
	Xuất phát từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn cho mình một đề tài nghiên cứu đó là: “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan trở thành đội viên tốt ở trường Tiểu học Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân” làm sáng kiến kinh nghiệm để bổ sung và hoàn thiện vào phương pháp giáo dục học sinh chưa ngoan hiện nay nhằm đem lại kết quả tốt hơn trong sự nghiệp giáo dục.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Xác định các nguyên nhân chính đã dẫn đến các em có hành vi chưa đúng, chưa có động cơ học tập, phẩm chất đạo đức chưa tốt Qua đó, giúp các em định hướng được ý nghĩa của cuộc sống, định hướng được hành vi và có động cơ học tập tốt hơn.
	Xây dựng những biện pháp, áp dụng tốt vào việc dạy học và giáo dục học sinh chưa ngoan đạt kết quả cao hơn; đồng thời nghiên cứu nhằm góp phần cùng với những nhà giáo dục, gia đình và xã hội, nâng cao đạo đức, nhân cách của học sinh.
	Nhằm đánh giá đúng thực trạng của công tác giáo dục học sinh chưa ngoan và giảm số lượng học sinh vi phạm nội quy nền nếp của lớp, của trường. Thông qua đó tìm ra các giải pháp giáo dục nâng cao hiệu quả giúp học sinh chưa ngoan từng bước hoàn thiện nhân cách để trở thành những người tốt, có ích cho xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Các em đội viên, thiếu niên khối 4-5 trong Liên đội trường Tiểu học Xuân Lẹ, là những học sinh có hành vi hay gây gỗ đánh nhau, chửi thề, nói tục, ý thức học tập chưa tốt, hay vi phạm nội quy trường, lớp không biết vâng lời thầy cô, cha mẹ, người lớn tuổi
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp: 
	Nghiên cứu lí luận
	Tìm đọc các tài liệu có liên quan về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.
	Nghiên cứu thực tế
	- Phương pháp điều tra:
 	Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Lấy ý kiến của giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh để thu thập thông tin nghiên cứu.
	Khảo sát thực tế học sinh qua các đợt (đầu năm và cuối học kì 1, cuối năm học) để có số liệu, chất lượng thực tế. 
	- Phương pháp đàm thoại:
	Đàm thoại với học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp, với phụ huynh và với bạn
bè của các em học sinh chưa ngoan để nắm vững hơn về hoàn cảnh cũng như 
tính cách của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp đạt hiệu quả tốt nhất. 
	- Phương pháp quan sát:
	Thông qua các hoạt động do Liên đội tổ chức, hoạt động học tập, vui chơi để nắm rõ hơn về hành vi đạo đức của từng em. 
	Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi nói chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy, cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi tốt xấu với mọi người).
	- Phương pháp thuyết phục:
	Tác động vào lý trí, tình cảm của học sinh để xây dựng niềm tin đạo đức. 
	Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích, động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn kịp thời những mặt chưa tốt.
	- Phương pháp rèn luyện: 
	Tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế.
	Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các phong trào thi đua, các hoạt động cơ bản của liên đội, của nhà trường.
	- Phương pháp phân tích, tổng hợp: 
	Phân tích các nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan.
	Tổng hợp các biện pháp giáo dục của gia đình, giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên tổng phụ trách Đội.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
	Trên thực tế đã tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về “Học sinh chưa ngoan”, thông thường thì học sinh chưa ngoan được hiểu là những học sinh thường hay vi phạm nội quy trường, lớp nhưng không dễ dàng nhận lỗi mà phải nhiều lần vặn hỏi với đầy đủ những lí lẽ, chứng cứ thì các em mới chấp nhận, có thói quen lười biếng, quay cóp trong học tập, lừa dối cha mẹ, thầy cô, dọa nạt bạn bè, hay trốn học và lảng tránh các hoạt động tập thể như: Lao động, sinh hoạt Đội, sinh hoạt ngoại khóa, đặc biệt là trốn học đi chơi điện tử, có những trường hợp các em giả mạo chữ ký của bố mẹ vào sổ liên lạc, giấy xin phép...
	Trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới Giáo dục và Đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh chưa ngoan được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân (Điều 23-Luật giáo dục).
	Theo “Tâm lí học lứa tuổi” thì học sinh Tiểu học ở lứa tuổi này đang hình thành tâm, sinh lí. Các em còn là trẻ con nên cần được vỗ về, chăm sóc cũng như chưa tự giải quyết mọi tình huống, hay bắt chước, học theo, hay tự khẳng định mình, nên dễ có những hành vi, ứng xử bột phát, bất ngờ mà chính các em cũng chưa ý thức một cách đầy đủ hậu quả sẽ đến đâu. Vì vậy việc giáo dục đúng hướng sẽ giúp các em trở thành những đứa trẻ ngoan, lễ phép; ngược lại các em cũng dễ tiếp thu, học đòi và bắt chước những hành vi lời nói không tốt. Do đó chúng ta cần có sự định hướng đúng đắn để điều chỉnh kịp thời cách nghĩ, hành vi ứng xử của các em theo hướng tích cực để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.
	Hơn nữa ở lứa tuổi này, các em rất thích được tuyên dương, khen ngợi. Bởi vậy chúng ta cần phải có những giải pháp thích hợp để giáo dục và định hướng đúng đắn cho học sinh trong các hoạt động giáo dục, học tập và vui chơi lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em. Có như vậy, chúng ta mới giáo dục học sinh ở bậc Tiểu học phát triển một cách đúng đắn về nhân cách cũng như nhận thức, đặc biệt là các em “Học sinh chưa ngoan”. 
	Đằng sau tất cả mọi kiến thức, kỹ năngcần trang bị và rèn luyện, còn lại là một yêu cầu tuy không được đặt ra trong các văn bản nhưng nó lại chi phối tất cả đó chính là cái “Tâm” của người giáo viên. Không có một tấm lòng thì mọi công việc sẽ chỉ là hình thức. Vì vậy, yêu thương chăm sóc các em không chỉ là nhiệm vụ mà còn là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi người thầy, cô giáo. 
	Tôi luôn nhận thức được rằng mình vừa là nhà giáo dục để hướng dẫn, chỉ đạo mọi hoạt động của liên đội và thực hiện chức trách của người giáo viên thông qua việc dạy học, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó Tổng phụ trách Đội còn là người cha, người mẹ đỡ đầu về mặt tinh thần của các em và cũng là người cán bộ chính trị - xã hội trong công tác đội viên, thiếu niên, nhi đồng; do đó phải biết hòa mình làm người anh, người chị và cũng là người bạn chí tình của các em, gần gũi, yêu thương, giúp đỡ các em bằng cả tấm lòng yêu mến trẻ và là nơi mà các em tin tưởng có thể chia sẻ mọi tâm tư, nguyện vọng cũng như khó khăn mà các em gặp phải. 
	Vì vậy, để giáo dục “Học sinh chưa ngoan” ta cần hiểu thế nào là “Học sinh chưa ngoan” và các biểu hiện của đối tượng học sinh này.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
a. Đặc điểm tình hình nhà trường:
	Trường Tiểu học Xuân Lẹ là một ngôi trường vùng cao nhưng có bề dày về thành tích học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động bề nổi của nhà trường, nhìn chung học sinh ở đây các em rất ngoan, lễ phép, có ý thức vươn lên trong học tập và thích tham gia vào các hoạt động, các phong trào do Liên đội và nhà trường tổ chức.
	Được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, Ban giám
hiệu nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
	Được sự ủng hộ và hợp tác nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm lớp, sự tôn trọng của các em học sinh, sự tin tưởng của quý bậc phụ huynh nhà trường.
	Giáo viên chủ nhiệm các lớp nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được giao, kết hợp được nhiều hoạt động trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. 
	Bên cạnh những mặt thuận lợi trên thì cũng còn những khó khăn tồn tại cơ bản: Trường Tiểu học Xuân Lẹ là một trường thuộc xã vùng cao, địa hình phức tạp, đường xá đi lại khó khăn, phải qua nhiều sông, suối. Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao so với mặt bằng chung của huyện, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa chỉ lo làm ăn mưu sinh chưa thật sự quan tâm sâu sát về việc học cũng như hoạt động của con em mình. Hơn nữa trường Tiểu học Xuân Lẹ được chia thành 5 điểm trường, điểm trường chính được đóng trên địa bàn trung tâm xã, 4 điểm còn lại đóng trên địa bàn của các thôn bản, có những điểm trường cách điểm trường chính 7km. Những điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy học cũng như việc tổ chức các hoạt động khác của nhà trường. Do đó chất lượng dạy và học trong những năm trước chưa cao, vẫn còn những học sinh chưa ngoan, vi phạm nội quy trường lớp. 
	Một bộ phận nhỏ giáo viên chủ nhiệm chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, chưa tâm huyết, chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với cha mẹ học sinh. Công tác tham mưu với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh chưa kịp thời.
	Một số học sinh có biểu hiện chán nản, không thích học, hay nói tục, vô lễ với thầy, cô giáo, nói dối thầy, cô và bạn bè, hay vi phạm nội quy trường, lớp, ít tham gia các hoạt động.
b. Thực trạng của việc giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học Xuân Lẹ.
	Trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. 
	*. Nhận thức của giáo viên và học sinh về giáo dục đạo đức:
	- Đối với cán bộ quản lý: Coi việc giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ quan trọng cần thiết với quan điểm để có chất lượng học tập tốt thì trước tiên phải làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã quán triệt về nhiệm vụ, trách nhiệm giáo dục đạo đức cho “Học sinh chưa ngoan” là nhiệm vụ của mọi thành viên trong nhà trường, là một quá trình thường xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. 
	- Đội ngũ giáo viên: Hầu hết giáo viên trong trường đều quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, rèn luyện, uốn nắn, kiểm tra học sinh về các mặt đạo đức, có nhận xét đánh giá xếp loại vào cuối tuần để nhắc nhở những học sinh vi phạm, giúp các em ngày càng ý thức được nhiệm vụ của mình.
	+ Giáo viên Tổng phụ trách Đội luôn nhận thức được rằng là người theo dõi, quán xuyến cũng như chịu trách nhiệm về mọi nền nếp, hoạt động của học sinh. Từ đó thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, chủ điểm trong năm nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cho học sinh, đồng thời cũng tổ chức các hoạt động: Vòng tay bè bạn, đôi bạn cùng tiến... Nhằm rèn luyện cho các em những đức tính tốt và nhanh nhẹn, đoàn kết, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bên cạnh đó cũng thành lập đội cờ đỏ, đội xung kích để theo dõi mọi hoạt động nền nếp của liên đội, tổ chức giao ban đánh giá, xếp loại từng tuần, tháng; tạo phong trào thi đua sôi nổi ở các lớp nhằm thúc đẩy việc học tập và đẩy lùi việc học sinh vi phạm nội quy của nhà trường, liên đội. 
	- Nhận thức của học sinh: Qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu các em tôi thấy hầu hết học sinh cho rằng cần và rất cần các phẩm chất mà nội dung giáo dục đạo đức mang lại. Đây là yếu tố quan trọng để học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục và rèn luyện đạo đức của nhà trường.
	Phần lớn học sinh trong nhà trường đều ngoan ngoãn, lễ phép và có ý thức tổ chức kỷ luật, thích thú với các hoạt động tập thể. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số em do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình nên nảy sinh những tật xấu như: Nói tục, gây gỗ đánh nhau, trộm cắp đồ dùng học tập của các bạn cùng lớp, cùng trường. Vì các em còn nhỏ nên chưa ý thức được hành vi của mình mà chỉ là học theo, bắt chước. Vì vậy, muốn học sinh nhận thức tốt thì trước hết người giáo viên phải gương mẫu trong mọi công việc, phải là tấm gương sáng cho các em noi theo.
	* Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh:
	Qua khảo sát cho thấy đa phần các bậc phụ huynh đồng ý nội dung về giáo dục đạo đức để học sinh trở thành những người con ngoan, trò giỏi. Giáo dục đạo đức là để phát triển giáo dục toàn diện cũng như đồng ý nội dung về giáo dục đạo đức để tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp cho con cái của mình. Nhiều bậc phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những gia đình do cha mẹ sống không gương mẫu, hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội và nhà trường “Trăm sự nhờ thầy”
c. Thực trạng về học sinh chưa ngoan ở trường Tiểu học.
	Công tác giáo dục “Học sinh chưa ngoan” là vấn đề mà tôi luôn trăn trở, lo lắng trong nhiều năm qua, nó xuất phát từ thực trạng về đạo đức học sinh tại Liên đội mà tôi phụ trách. Từ đó tôi bắt đầu đi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trên, qua thực tế tôi được biết một số em do hoàn cảnh gia đình khó khăn, đông con, bố mẹ bận việc đồng áng hoặc đi làm ăn xa, bố mẹ bỏ nhau... Việc chăm sóc giáo dục các em chưa được chu đáo nên các em có những hành động, việc làm chưa đúng. Đứng trước tình hình thực tế như vậy tôi đã kết hợp với lãnh đạo nhà trường, hội đồng giáo viên và các anh chị phụ trách chi đội tìm những biện pháp giáo dục thích hợp để uốn nắn các hành vi sai trái của học sinh. 
	Qua khảo sát đầu năm học 2015 - 2016, khối 4 có 8/50 em có đạo đức chưa 
tốt, chiếm tỉ lệ: 16%, khối 5 có 5/39 em có đạo đức chưa tốt, chiếm tỉ lệ: 12,8%. Hầu hết các em này đều học yếu, hay nói tục, chửi thề, hay nghỉ học vô lý do và gây gỗ đánh nhau với bạn bè trong lớp cũng như ở lớp khác. Những biểu hiện chưa ngoan cụ thể của một số trường hợp đặc biệt như sau:
TT
Họ Và Tên
Lớp
Những biểu hiện chưa ngoan
1
Lữ Văn Sơn
4A
Hay nói tục, vi phạm nền nếp thường xuyên, hay bỏ học đi chơi game.
2
Cầm Anh Toàn
4A
Hay nói tục chửi thề, ít tập trung trong giờ học.
3
Lữ Thị Huyền
4B
Hay đi học muộn, ít tập trung và hay ngủ gật trong giờ học; hay ăn quà vặt; ăn, mặc chưa hợp vệ sinh. 
4
Vi Văn Bằng
5A
Ý thức học tập chưa tốt, hay đánh bạn, hay nghỉ học vô lý do, ít tham gia hoạt động liên đội, nhà trường tổ chức và trộm cắp vặt. 
5
Nguyễn Việt Anh
5A
Hay nói chuyện riêng trong giờ học, hay nghỉ học vô lý do thường xuyên nói tục chửi thề, không tích cực tham gia hoạt động tập thề.
6
Cầm Thanh Phúc
5B
Thường xuyên đi học muộn, hay nghỉ học vô lý do, hay trộm cắp vặt, chơi game, ít tham gia các hoạt động tập thể.
	Qua điều tra tôi thấy nhìn chung các em đều tốt, đều có ý thức xây dựng tập thể. Tuy nhiên bên cạnh những học sinh nhận thức đúng đắn, có nhiều mặt tốt cần phát huy thì vẫn còn tồn tại một số em chưa có nhận thức đúng đắn. Hiện tượng học sinh vi phạm nội quy của lớp, của trường vẫn còn rải rác ở một số lớp như: Lấy cắp tiền của bạn, của gia đình để mua quà, tiêu sài, lấy cắp đồ dùng học tập của bạnvẫn diễn ra. 
	Thực tế cho thấy những em có biểu hiện sai về mặt đạo đức đều rơi vào những học sinh có học lực chưa tốt; số còn lại là do những yếu tố ảnh hưởng bởi những tác động xấu, chưa có ý thức phân định và tiếp thu một cách có chọn lọc. Hơn nữa ở lứa tuổi các em là độ tuổi rất hiếu động, ham chơi, thích tò mò, ý thức định hướng chưa rõ ràng. Một số em do thiếu sự quan tâm từ phía gia đình hoặc hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không có điều kiện vật chất đầy đủ như các bạn bè khác trong lớp, không vượt lên được hoàn cảnh sinh ra tự ti, “Co mình” lại, không chịu nhận sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè và người thân. Những em này thường có biểu hiện rất đa dạng cụ thể như sau:
	Thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, chây lười trong học tập, lao động; ăn, mặc không hợp vệ sinh, không tuân thủ theo quy định chung của lớp, của trường. Phá phách tài sản của nhà trường, của bạn; gây gỗ đánh nhau với bạn bè trong lớp, trong trường, dọa nạt cán bộ lớp, nói tục, chửi bậy, ăn cắp vặtthiếu lễ phép với thầy cô, cha mẹ, người lớn.
	Tôi cho rằng những em “Họ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_chua_ngoan_tro_thanh.doc