SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp 2 trường Tiểu học Thạch Lâm 2

SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp 2 trường Tiểu học Thạch Lâm 2

Mục tiêu giáo dục Tiểu học giúp học sinh pháp triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học đi lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xât dựng bảo vệ Tổ quốc[1].

Giáo dục đạo đức là bộ phận rất quan trọng đặc biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em ứng xử đúng dắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Có thể nói nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết qua hành vi đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ ứng xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em, với thầy cô, bạn bè qua thái độ học tập, rèn luyện hàng ngày.

 Đất nước ta đang ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển đó chúng ta đã có rất nhiều học sinh ngoan, chăm chỉ, đạt thành tích cao trong học tập. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những em học sinh chưa ngoan, chưa chịu khó trong học tập đó chính là những học sinh chưa ngoan. Vậy tại sao chúng ta lại có những học sinh chưa ngoan?

 Có rất nhiều nguyên nhân dân đến học sinh chưa ngoan, trong đó phải kể đến nguyên nhân về phía bản thân các em, gia đình, môi trường giáo dục và “xã hội” nơi các em ở. Bởi vì tuy cái tốt có sức lay động cảm hóa sâu sắc đến tình cảm của con người nhưng rất lâu, còn cái xấu lại có sự lan truyền và rất nhanh. Vì vậy tình trạng học sinh chưa ngoan vẫn còn tồn tại trong các nhà trường. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học là lứa tuổi đầu tiên đến trường, các em đang chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập nên các em có sự mất cân bằng về mặt tâm lý. Cùng với sự khác biệt về hoàn cảnh sống, cách giáo dục của mỗi gia đình, sự giáo dục chưa đúng cách của một giáo viên trong nhà trường, tác động của xã hội đã nảy sinh ra những học sinh có tính cách bất thường, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định.

 

doc 24 trang thuychi01 40142
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp 2 trường Tiểu học Thạch Lâm 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN Ở LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH LAM 2
 Người thực hiện: Hứa Thị Hợi 
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thạch Lâm II
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm
THANH HOÁ, NĂM 2018
MỤC LỤC
STT
Mục lục
Số trang
1
Mở đầu.
1.1
Lý do chọn đề tài.
1.2
Mục đích nghiên cứu.
1.2.1
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa ngoan
1.2.2
Một số biện pháp thích hợp để thay đổi hành vi, nhận thức cho học sinh chưa ngoan.
1.3
 Đối tượng nghiên cứu.
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1
Cơ sở lí luận.
2.2
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1
Đặc điểm tình hình của xã Thạch Lâm.
2.2.2
Thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan ở trường tiểu học Thạch Lâm 2.
2.2.3
Thực trạng học sinh chưa ngoan ở lớp 2 trường Tiểu học Thạch Lâm 2.
2.3
Các giải pháp tổ chức thực hiện.
2.3.1
Nghiên cứu kỹ đặc điểm tâm lý của học sinh chưa ngoan.
2.3.2
Linh hoạt, khéo léo trong cách xử lý tình huống.
2.3.3
Thường xuyên gần gũi, chuyện trò với học sinh để nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của các em. 
2.3.4
Tăng cường phối hợp với gia đình.
2.3.5
Chú ý bồi dưỡng tình cảm cho các em, giúp đỡ các em trong học tập.
2.3.6
Kịp thời động viên, khích lệ học sinh khi có sự tiến bộ.
2.3.7
Lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học.
2.4
Giải pháp.
2.4.1
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục học sinh chưa ngoan.
2.4.2
Linh hoạt trong ứng xử sư phạm với học sinh chưa ngoan
2.4.3
Tạo môi trường thân thiện để gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh chưa ngoan.
2.4.4
Tăng cường phối hợp với gia đình học sinh
2.4.5
Quan tâm, giúp đỡ các em trong học tập và chú ý bồi dưỡng tình cảm cho các em thông qua các môn học.
2.4.6
Kịp thời động viên, khích lệ học sinh.
2.4.7
Xây dựng riêng góc “Kỷ luật không nước mắt.”
2.4.8
Nâng cao kĩ năng lồng ghép việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh trong các môn học.
3
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiện. 
4
Kết luận, Kiến nghị
4.1
Kết luận
4.2
Kiến nghị
1.Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu giáo dục Tiểu học giúp học sinh pháp triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học đi lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xât dựng bảo vệ Tổ quốc[1]. 
Giáo dục đạo đức là bộ phận rất quan trọng đặc biệt là ở Tiểu học. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em ứng xử đúng dắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Có thể nói nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết qua hành vi đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ ứng xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em, với thầy cô, bạn bè qua thái độ học tập, rèn luyện hàng ngày.
	Đất nước ta đang ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển đó chúng ta đã có rất nhiều học sinh ngoan, chăm chỉ, đạt thành tích cao trong học tập. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những em học sinh chưa ngoan, chưa chịu khó trong học tập đó chính là những học sinh chưa ngoan. Vậy tại sao chúng ta lại có những học sinh chưa ngoan?
	Có rất nhiều nguyên nhân dân đến học sinh chưa ngoan, trong đó phải kể đến nguyên nhân về phía bản thân các em, gia đình, môi trường giáo dục và “xã hội” nơi các em ở. Bởi vì tuy cái tốt có sức lay động cảm hóa sâu sắc đến tình cảm của con người nhưng rất lâu, còn cái xấu lại có sự lan truyền và rất nhanh. Vì vậy tình trạng học sinh chưa ngoan vẫn còn tồn tại trong các nhà trường. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học là lứa tuổi đầu tiên đến trường, các em đang chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập nên các em có sự mất cân bằng về mặt tâm lý. Cùng với sự khác biệt về hoàn cảnh sống, cách giáo dục của mỗi gia đình, sự giáo dục chưa đúng cách của một giáo viên trong nhà trường, tác động của xã hội đã nảy sinh ra những học sinh có tính cách bất thường, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định.
	Chúng ta cũng đã biết không phải tự nhiên mà trẻ trở thành chưa ngoan. Bởi vì con người vốn hiền lành, không ai sinh ra đã hung dữ nhưng do quá trình sống con người lớn lên chịu sự tác động của các yếu tố xung quanh như bạn bè, gia đình, xã hội... đã hình thành nên những tính cách khác nhau. Điều này cho thấy môi trường giáo dục, môi trường sống cũng góp phần hình thành nên nhân cách, đạo đức lối sống của mỗi cá nhân.
Vì thế mà nhiệm vụ của người giáo viên là phải phối hợp với gia đình giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em tham gia tích cực vào các hoạt động chung của nhà trường và trở thành những học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập để sau này trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng đất mước. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: 
 “ Ngủ thì ai cũng như lương thiện
 Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền.”
Muốn làm được điều này thì người giáo viên cần phải có kiến thức, có 
hiểu biết sư phạm, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh, có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người. Do đó mà năng lực sư phạm của người giáo viên rất quan trọng, nó quyết định tới yếu tố thành công của việc giáo dục đạo đức cho học sinh và nhất là học sinh chưa ngoan.
	Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để có thể giáo dục được các em thành một học sinh ngoan, chăm chỉ học tập. Với lương tâm, trách nhiệm của người làm công tác giáo dục tôi đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và đã tìm ta được. “Một số biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở lớp 2 trường Tiểu học Thạch Lâm 2”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.2.1. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trang học sinh chưa ngoan.
	Học sinh chưa ngoan do rất nhiều nguyên nhân có thể là do gia đinh, xã hôi, bạn bè, nhà trường, môi trường sống của học sinh.
	+ Gia đình: Các thành viên trong gia đình chưa thật sự gương mẫu trong đời sống như cách ứng xử, lời nói giữa các tành viên trong gia đình. Việc dạy con cái chưa phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến các em.
	+ Nhà trường: Trong nhà trường chưa tổ chức được nhiều các buổi hoạt động ngoại khóa về các hành vi ứng xử đạo đức. Một số giáo viên chưa thật sự chú trọng đến việc dạy đạo đức cho học sinh.
	+ Môi trường xã hội: Các em tiếp xúc với những người xung quanh không có ý thức trong lời nói, hay chơi với những bạn chưa ngoan sẽ bị “lây” cách sỗng của họ.
1.2.2. Một số biện pháp thích hợp để thay đổi hành vi, nhận thức cho học sinh chưa ngoan.	
+ Các thành viên trong gia đình phải là những người gương mẫu trong chuẩn mực đạo đức. Nhắc nhở dạy bảo con cái kịp thời khi phát hiện con cái cớ các cử chỉ, hành động chưa đúng vời hành vi đạo đức. Phân tích cho con cái hiểu rõ đâu là đúng, đâu là sai. Dành nhiều thời gian nói chuyện với con cái để từ đó nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của con cái.
+ Nhà trường cần tạo ra nhiều hơn các hoạt động giao lưu về ứng xử đạo đức cho học sinh. Giáo viên cần nắm bắt được tâm lý của học sinh bằng cách nói chuyện, gần gũi hơn với học sinh. Dành nhiều thời gian hơn cho việc dạy học đạo đức.
+ Khuyến khích các em chơi với những bạn có hành vi ứng xử đạo đực ngoan ngoãn, lễ phép. Xây dựng một môi trường xã hội không có tệ nạn xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	 Đối tượng nghiên cứu là: Các biện pháp nhằm giáo dục đạo đức của cho học sinh chưa ngoan ở lớp 2 trường Tiểu học Thạch Lâm 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Nghiên cứu lý luận về tâm lý học
	- Quan sát, phỏng vấn
	- Khảo sát, điều tra thực tiễn
	- Dạy thực nghiệm
	- Phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp và tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận.
Đạo đức là một từ Hán Việt được dùng từ thời xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo đức là hệ thống quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, hiền/dữ,.v.v... trong phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng, xã hội khiến cho mọi người xung quanh được an ủi, lợi ích và chuyển hóa.
	Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải có giáo dục đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục. Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, lứa tuổi Tiểu học.
	Giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm mục tiêu hình thành ở trẻ các giá trị đạo đức ứng với các nguyên tắc đạo đức, xây dựng cho trẻ những tính cách nhất định, giúp cho các em có nhận thức khoa học và hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với mọi người xung quanh, với cộng đồng và với chính mình. Sở dĩ có những học sinh chưa ngoan là vì còn có những nhận thức chưa đúng đắn về giá trị cũng như những hành vi đạo đức. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng quan trọng và lại quan trọng và cần thiết hơn với những học sinh có những nhận thức hoặc hành vi chưa đúng đắn - được gọi là chưa ngoan.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Đặc điểm tình hình của xã Thạch Lâm.
Thạch Lâm là một xã miền núi thuộc vùng 135, điều kiện kinh tế còn gặp
rất nhiều khó khăn, đất nông nghiệp ít chủ yếu trồng các loại hoa màu như: Sắn, ngô, mía và cây lâu năm. Dân cư sống rải rác ở các thôn bản dọc theo hai bên bờ con sông Bưởi và sông Ngang. Tổng số hộ dân trong toàn xã chỉ có 606 hộ bằng 2626 khẩu; trong đó số hộ nghèo là 305 hộ bằng 1504 khẩu, chiếm 60,2%; dân trong xã chủ yếu là người dân tộc Mường, đường xá đi lại giữa các thôn bản còn nhiều trở ngại, dân trí thấp. Học sinh đi lại khó khăn nhất là vào những ngày mưa lũ, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường. 
2.2.2. Thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan ở trường Tiểu học Thạch Lâm 2.
a. Nhà trường:
Trường tôi công tác đóng trên địa bàn xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành. Đây là vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, số học sinh hộ nghèo còn nhiều, mặt bằng chung dân trí thấp, dân cư sống thưa thớt và xa trường. Nhà trường chưa có nhiều tranh ảnh, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo phục vụ các môn học, thời gian dành cho các buổi hoạt động ngoại khóa, rèn kĩ năng sống còn ít. Tuy công tác xã hội hoá giáo dục cũng đã được đẩy mạnh và quan tâm hơn, song hiệu quả chưa cao.
b. Giáo viên:
Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường 100% đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo, luôn đoàn kết, nhiệt tình tâm huyết với nghề song năng lực sư phạm của mỗi giáo viên cũng chưa được đồng đều, còn một bộ phận giáo viên trình độ năng lực chuyên môn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu giáo dục hiện nay
c. Phụ huynh:
 Phụ huynh chưa thực sự chú ý đến việc học tập của con em mình, chỉ lo lằm ăn, chưa xây dựng góc học tập, chưa thường xuyên nhắc nhở việc học bài ở nhà của học sinh. điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn ít có thời gian quan tâm, chăm sóc con cái còn phó mặc cho giáo viên.
d. Học sinh: 
100% học sinh lớp tôi đều là người dân tộc Mường, ngoài giao tiếp với thầy cô giáo bằng tiếng phổ thông các em có thói quen giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Mường). 
	Ở trường Tiểu học Thạch lâm 2 nhiều em cũng đã được sự quan tâm chăm sóc của gia đình, được trang bị đầy đủ đồ dùng sách vở để đến trường, được kèm cặp chu đáo nên đa số các em ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, thành tích học tập của các em đã có nhiều tiến bộ. Song vẫn còn có những em thiếu sự quan tâm, giáo dục đúng cách của gia đình do trình độ dân trí thấp, còn mang nặng phong tục tập quán lạc hậu, do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên bố mẹ chỉ lo đi lên rừng, lên nương phát rẫy trồng trọt. Có gia đình đến mùa vụ cả bố và mẹ đi làm rồi ở luôn trên đồi cả tháng để mặc con cái ở nhà với ông bà lại được ông bà chiều chuộng nên rất ít nghe lời, chỉ mải chơi, thích quậy phá không chịu học hành dẫn đến thành tích học tập thấp, đấy chính là những học sinh chưa ngoan.
	Trước tình trạng đó đa số các giáo viên đã khuyên bảo, răn đe, xử phạt nhưng hầu hết chỉ có hiệu quả tức thời, các em vẫn trở lại như cũ thậm chí lỳ lợm hơn. Điều này không những khó khăn cho giáo viên mà còn ảnh hưởng đến thi đua của lớp. Trước thực trạng như vậy, giáo viên chủ nhiệm đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh để phối hợp giáo dục song hiệu quả chưa cao. Nhưng chưa có biện pháp nào thực sự đem lại hiệu quả giáo dục như mong muốn. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh chưa ngoan, tôi cũng đã từng áp dụng những biện pháp nêu trên nhưng cũng không mấy hiệu quả và tôi đã băn khoăn, trăn trở, tìm hiểu nghiên cứu tìm ra một số biện pháp mới có hiệu quả hơn để giáo dục các em trở thành một học sinh ngoan, chăm chỉ học tập.
2.2.3. Thực trạng học sinh chưa ngoan ở lớp 2 Trường Tiểu học Thạch Lâm 2 .
Sau khi nhận lớp được giáo viên chủ nhiệm trước của lớp đó trao đổi về tình hình học tập cũng như hành vi ứng sử của mốt số học sinh chưa ngoan trong lớp. Qua việc trực tiếp đứng lớp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tôi cũng đã nhận ra trong lớp còn một số học sinh chưa ngoan là do từ môi trường, gia đình, bạn bè, hàng xóm đặc biệt là có 2 em học sinh:
 Em Quách Nhật Long, em Long là một học sinh có thể lực tốt nhưng em rất lười học. Giờ học trên lớp em không chú ý nghe giảng chỉ làm việc riêng hay chọc ghẹo bạn. Qua tìm hiểu tôi biết được bố mẹ em hay đi làm ăn xa thỉnh thoảng mới về nhà, em ở nhà với ông bà được ông bà chiều chuộng. Ở nhà em hay đi chơi, hay nói dối ông bà về việc học tập của mình. Tối đến em không chịu học, ông bà hay mở ti vi cho xem.
Em Diến là học sinh lưu ban của lớp chính vì thế mà em có những lời nói, hành vi khác với các em học sinh khác. Em tỏ ra là mình hơn tuổi các bạn nên thường xuyên quấy rối như lấy đồ của các bạn mang đi giấu và thậm chí là đánh các bạn trong lớp. Trong giờ học em ít chú ý nghe giảng, hay quên sách vở, đồ dùng học tập. Ở nhà em không chịu học bài chỉ mải chơi, bố mẹ nhắc nhở thì em ngồi học cho có lệ rồi vẽ vời lung tung.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
	Từ thực trạng trên để góp phần thay đổi hành vi, nhận thức của học sinh chưa ngoan ở lớp 2 do tôi chủ nhiệm, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số các giải pháp sau:
2.3.1. Nghiên cứu kỹ đặc điểm tâm lý của học sinh chưa ngoan.
Học sinh chưa ngoan là những học sinh có cá tính đặc biệt, không bao giờ làm đúng theo quy định chung của nhà trường. Thường có cá tính mạnh mẽ, 
hành động và lời nói thái quá, hay gây gổ với bạn bè.
	Vậy để có thể giáo dục được những học sinh này, giáo viên phải nắm chắc được đặc điểm tâm lý của các em bằng nhiều hình thức như: tham khảo các tài liệu nói về tâm lý học sinh chưa ngoan. Ngoài ra các giáo viên có thể tham khảo từ các đồng nghiệp của mình và qua quan sát thực tế. Từ đó biết phân tích, vận dụng một cách linh hoạt các đặc điểm này vào giáo dục các em, giúp các em ngày càng tiến bộ.
2.3.2. Linh hoạt, khéo léo trong cách xử lý các tình huống.
	Học sinh chưa ngoan thường thì ngày nào cũng mắc lỗi, chỉ là ngày ít, ngày nhiều. Nhưng không phải cứ mắc lỗi là giáo viên nhắc nhở ngay. Bởi vì ngày nào cũng nhắc nhở sẽ gây tâm lí lo sợ khi đến lớp, khiến cho các em luôn ở trong trạng thái phản kháng những điều nhỏ nhất xảy ra với các em, làm cho các em ngày càng khó giáo dục. 
	Vì vậy trong khi xử lý tình huống giáo viên cần phải bình tĩnh, điềm đạm đôi khi giáo viên cũng phải “nhịn”, biết “chờ đợi” một chút.
2.3.3. Thường xuyên gần gũi, chuyện trò với học sinh để nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của các em.
	Đối với học sinh chưa ngoan việc gần gũi với các em quả là một vấn đề không đơn giản. Để gần gũi được với các em, giáo v iên chủ nhiệm phải hết sức tế nhị, phải đặt mình vào vai một người chị để hỏi chuyện các em, khi hỏi chuyện phải luôn cởi mở, chân tình, vui vẻ thì các em mới dễ thổ lộ những tâm tư, tình cảm của mình với giáo viên mà không chút ngân ngại. Khi đã dành được tình cảm của các em, giáo viên chủ nhiệm sẽ dựa vào đó để khuyên bảo các em. Trước sự khuyên bảo có ý nghĩa các em sẽ dễ dàng nghe và làm theo điều cô dạy bảo.
2.3.4. Tăng cường phối hợp với gia đình.
	Giáo viên chủ nhiệm vừa là đại diện cho nhà trường đẻ giáo dục học sinh, để liên lạc với gia đình và vừa phải làm cho quan hệ giữa học sinh với xã hội trở nên gắn bó, chặt chẽ hơn. Có như vậy mới tạo cho các em có được một môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần hình thành nên nhân cách của các em.
2.3.5. Chú ý bồi dưỡng tình cảm cho các em, giúp đỡ các em trong học tập
	Những học sinh chưa ngoan bên cạnh việc nghịch ngợm quậy phá, đa số các em có tâm hồn xơ cứng, ngôn ngữ nghèo nàn. Khi muốn nói với ai điều gì thì lời nói cộc lốc, hành động thô bạo, các em rất hay nói tục, nói bậy. Điều này cho thấy khả năng giao tiếp và ứng xử của các em rất kém. Vì vậy việc quan tâm, giúp đỡ, bồi dưỡng tình cảm cho các em là rất quan trọng. Nó góp phần làm cho các em cảm thấy được yêu thương, biết yêu thương từ đó biết giúp đỡ mọi người xung quanh, biết trân trọng bản than mình và trở nên chăm chỉ học tập.
	Bên cạnh việc giúp đỡ các em về mặt tâm lí, giáo viên còn phải giúp đỡ các em về mặt học tập. Bởi vì học tập kém cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các em ngại học, chỉ thích chơi, nói chuyện riêng trong lớp và bị bạn bè xa lánh, dẫn đến các hành vi gây sự. Chính vì thế mà trong mỗi tiết học giáo viên chủ nhiệm phải luôn quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn kèm cặp các em để các em hiểu bài, làm được bài. Từ đó các em sẽ cảm thấy tự tin hơn, không cảm thấy xấu hổ với bạn bè do học chưa tốt.
2.3.6. Kịp thời động viên, khích lệ học sinh khi có sự tiến bộ
	Động viên, khích lệ kịp thời đó là một giải pháp rất quan trọng, nó có tác 
động rất lớn đến kết quả hoạt động của mỗi cá nhân mà nhất là đối với học sinh chưa ngoan. Khi làm bất cứ việc gì nếu như không có sự động viên, khích lệ kịp thời thì rất dễ gây ra sự chán nản. Vì vậy mà đối với học sinh tiểu học thì mỗi giáo viên lại càng phải thường xuyên động viên, khen thưởng kịp thời khi các em có sự tiến bộ. 
2.3.7. Lồng ghép việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học
	Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc làm thường xuyên, liên tục. Trong bất kỳ môn học nào giáo viên cũng có thể lồng ghép các nội dung giáo dục hành vi ứng xử đạo đức, những phẩm chất tốt đẹp để các em học tập. Chính vì vậy mà việc giáo dục đạo đức cho các em thông qua các môn học là rất cần thiết.
2.4. Giải pháp
2.4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục học sinh chưa ngoan.
	Giáo viên cần phải có hiểu biết về đặc điểm tâm lý của học sinh chưa ngoan bằng việc nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến tâm lý học sinh chưa ngoan. Bên cạnh đó giáo viên phải thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp về tâm lí học sinh chưa ngoan để học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra giáo viên còn phải quan sát và thường xuyên trao đổi với gia đình học sinh để nắm bắt được tâm lí và các nguyên nhân nảy sinh tâm lí của các em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
	Ví dụ: Qua nghiên cứu, tìm hiểu và qua quan sát thực tế tôi thấy phần lớn những học sinh chưa ngoan đều là những em nhanh nhẹn, hiếu động hơn các bạn cùng tuổi. Từ nhỏ đã thích tự do, thích

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_chua_ngoan_o_lop_2_t.doc