SKKN Một số biện pháp giáo dục đoàn viên, thanh niên bằng hình thức kỉ luật tích cực trong trường THPT
Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 2) ghi rõ:
"Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". [6]
Đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thực hiện chức năng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên, thanh niên luôn là một yêu cầu, nhiệm vụ công tác quan trọng đặt ra thường xuyên, liên tục. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X đã xác định: “Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay là một trong số những đề án quan trọng”. [8]
Mặt khác có thể thấy đoàn viên, thanh niên là “học sinh là THPT đang ở độ tuổi phát triển mạnh về thể chất và tinh thần, các em đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em thường thích thể hiện bản thân, tính hiếu động, nông nổi, cảm tính dẫn đến các biểu hiện thiếu tập trung trong học tập, bướng bỉnh ham chơi lười học, dễ bị kích động, dễ nổi nóng Vì vậy các em rất dễ mắc lỗi”. [2] Việc xử lý đoàn viên, thanh niên khi các em mắc lỗi đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, nhà trường và gia đình.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI --------------------&--------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN BẰNG HÌNH THỨC KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG TRƯỜNG THPT Người thực hiện: Lưu Thị Thắng Chức vụ: Bí thư Đoàn trường SKKN thuộc : Công tác Đoàn THANH HÓA NĂM 2019 MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 1.1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................................... 1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................ 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 2. NỘI DUNG.................................................................................................................................. 2.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................................................. 2.1.1. Kỉ luật....................................................................................................................................... 2.1.2 Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực ........................................................................ 2.2. Thực trạng của vấn đề......................................................................................................... 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện..................................................................................... 2.3.1 Nhóm hoạt động thứ nhất: Thay đổi quan điểm nhận thức đối với các thành viên tham gia giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên.......... 2.3.1.1 Tổ chức tuyên truyền vận động, tập huấn, trao đổi................................... 2.3.1.2 Cung cấp sách kham khảo, tài liệu. .................................................................... 2.3.2 Nhóm hoạt động thứ hai: Một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực áp dụng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho doàn viên, thanh niên 2.3.2.1 Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục............................................... 2.3.2.2 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, hướng dẫn bí thư các chi đoàn xậy dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán cho các chi đoàn.................... 2.3.2.3 Khuyến khích động viên tích cực........................................................................ 2.3.2.4 Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và nhất quán 2.4. Hiệu quả..................................................................................................................................... 2.4.1. Về nhận thức........................................................................................................................ 2.4.2. Kết quả cụ thể..................................................................................................................... 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................................................. 3.1. Kết luận....................................................................................................................................... 3.2. Kiến nghị.................................................................................................................................... 1 2 2 3 3 3 4 4 4 4 5 6 6 6 6 7 7 8 9 10 14 14 15 16 16 16 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 2) ghi rõ: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". [6] Đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, thực hiện chức năng là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên, thanh niên luôn là một yêu cầu, nhiệm vụ công tác quan trọng đặt ra thường xuyên, liên tục. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X đã xác định: “Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay là một trong số những đề án quan trọng”. [8] Mặt khác có thể thấy đoàn viên, thanh niên là “học sinh là THPT đang ở độ tuổi phát triển mạnh về thể chất và tinh thần, các em đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em thường thích thể hiện bản thân, tính hiếu động, nông nổi, cảm tính dẫn đến các biểu hiện thiếu tập trung trong học tập, bướng bỉnh ham chơi lười học, dễ bị kích động, dễ nổi nóngVì vậy các em rất dễ mắc lỗi”. [2] Việc xử lý đoàn viên, thanh niên khi các em mắc lỗi đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, nhà trường và gia đình. Trong thực tế, đa phần các nhà trường đang rất nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ cao cả “trồng người”, nêu gương sáng cho đoàn viên, thanh niên noi theo, là chỗ dựa tin cậy để đoàn viên, thanh niên bày tỏ tâm tư suy nghĩ, tình cảm của mình những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Các thầy cô giáo đã xử lí rất tinh tế khi đoàn viên, thanh niên phạm lỗi. Trong trường hợp đó, việc kỉ luật đoàn viên, thanh niên khi các em mắc lỗi đã là một phương pháp giáo dục hữu hiệu, nhiều đoàn viên, thanh niên đã trưởng thành và trở thành công dân có ích cho xã hội. Tuy vậy, một số nhà giáo dục còn thói quen giáo dục đoàn viên, thanh niên bằng cách trừng phạt thể xác: đánh đoàn viên, thanh niên bằng tay hoặc roi; bắt đoàn viên, thanh niên đi quanh sân đeo bảng kê tội trước ngực; dán băng keo vào miệng; tự vả vào miệng mình khi mắc lỗi nói chuyện trong lớp; bắt quỳ gối, ngậm giẻ và liếm ghếCòn có nhà giáo dục trừng phạt về tinh thần bằng cách xỉ nhục, hạ thấp nhân phẩm của đoàn viên, thanh niên như chửi bới, xa lánhCó nhiều nhà giáo dục tỏ ra bất lực trong việc giáo dục những đoàn viên, thanh niên cá biệt, khó bảo, nên đã sử dụng bạo lực. Biện pháp này thiếu hiệu quả, thậm chí có thể nói là biện pháp tiêu cực, phản giáo dục, chỉ có tác dụng trước mắt, gây thương tổn về lâu dài đến tinh thần của đoàn viên, thanh niên. Cũng đã có những nhà giáo dục phạt tiền cho mỗi lỗi vi phạm của đoàn viên, thanh niên. Mặc dù ở mức độ nào đó hình phạt này có thể hạn chế sự vi phạm của đoàn viên, thanh niên; được sự chấp thuận, đồng tình của tập thể lớp và phụ huynh học sinh nhưng sẽ tác động tiêu cực đến nhận thức của các em. Vô hình chung tạo nên ở đoàn viên, thanh niên nét suy nghĩ: mọi tội lỗi, sai phạm đều có thể mua chuộc được bằng đồng tiền. Khi cần xây dựng nhà trường thân thiện, rất cần có kỉ luật, nhưng kỉ luật đoàn viên, thanh niên là kỉ luật mang tính giáo dục là chủ đạo, do vậy áp dụng hình thức trừng phạt rõ ràng là biện pháp không phù hợp cần phải chấm dứt. Bản thân sau nhiều năm đứng lớp, đặc biệt là làm công tác kiêm nhiệm hoạt động Đoàn, tôi nhận thấy việc chú trọng giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên bằng hình thức kỉ luật tích cực đem lại những hiệu quả nhất định. Bên cạnh nội dung cốt lõi là nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, hình thức kỉ luật tích cực còn đem đến các nội dung mang tính thời sự xã hội thiết thực, bổ ích, nhằm đáp ứng yêu cầu hình thành ở học sinh tư tưởng, tình cảm, tốt đẹp để từ đó, các em có những quan hệ ứng xử đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống. Đó là lí do tôi chọn đề tài Một số biện pháp giáo dục đoàn viên, thanh niên bằng hình thức kỉ luật tích cực trong trường THPT để trao đổi cùng đồng nghiêp. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đoàn viên, thanh niên từ việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực. - Đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp kỉ luật tích cực trong giáo dục đoàn viên, thanh niên. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra (tìm hiểu). - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Một số biện pháp giáo dục đoàn viên, thanh niên bằng hình thức kỉ luật tích cực trong trường THPT được phát triển từ dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á triển khai trong 7 năm bắt đầu từ tháng 4/2013 đến tháng 6/2020 tại 33 tỉnh khó khăn của Việt Nam trong đó có Thanh Hóa. Mục tiêu của dự án là tăng cường chất lượng giáo dục THPT; tiếp cận chuẩn giáo dục THPT của các nước tiên tiến; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục THPT cho các nhóm thiệt thòi; tăng cường nâng cao năng lực quản lý Trước khi đóng góp cho dự án một số các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực, tôi xin trình bày một số nội dung sau để có cái nhìn ban đầu về kỉ luật, biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực. 2.1.1. Kỉ luật Theo từ điển tiếng Việt, kỉ luật là tổng thể những điều quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức để bảo đảm tính chặt chẽ của tổ chức, là hình thức phạt đối với người vi phạm kỉ luật. [9] Theo quan điểm của Cambell – nhà tâm lí học người Anh: Kỉ luật có nghĩa là rèn luyện cho tâm trí và nhân cách của trẻ để giúp đỡ trẻ trở thành những người biết tự chủ và có ích cho xã hội. Kỉ luật được hiểu bắt đầu từ hoạt động hướng dẫn trẻ bằng cách nêu gương, khuyên dạy bằng lời nói, bằng sách vở, dạy dỗ và giúp trẻ học thông qua kinh nghiệm vui tươi; và hình phạt chỉ là một trong số những biện pháp của việc kỉ luật, thậm chí còn là biện pháp kỉ luật tiêu cực nhất. [5] Như vậy, các cách hiểu trên cho thấy kỉ luật là những quy định và hình phạt, song trong giáo dục cần đưa ra những kỉ luật có tác dụng giáo dục tích cực đến người học. 2.1.2 Biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực Theo quan điểm giáo dục kỉ luật tích cực, việc mắc lỗi của đoàn viên, thanh niên khối THPT được coi như lẽ tự nhiên của quá trình học tập và phát triển. Nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo dục là làm thế nào để đoàn viên, thanh niên tự nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ trên cơ sở các quy định, quy ước đã được xây dựng, thỏa thuận giữa người dạy và người học. Khi đoàn viên, thanh niên mắc lỗi nhà giáo dục là người bạn, người chị, người bố, người mẹ, chỉ cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh. Việc tự nhận ra lỗi để điều chỉnh bản thân là cơ sở cho sự phát triển hoàn thiện nhân cách. Đôi khi giáo dục dựa trên sai lầm cũng mang lại tác dụng không nhỏ. Có thể hiểu, biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của đoàn viên, thanh niên không làm tổn hại đến thể xác và tinh thần của các em, có sự thỏa thuận giữa nhà giáo dục – đoàn viên, thanh niên phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi THPT. [4] Theo như khái niệm trên cho ta hai bước khi sử dụng kỉ luật tích cực trong giáo dục đoàn viên, thanh niên cấp THPT: Thứ nhất, đó là biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật (ý thức tôn trọng nội quy trường lớp, đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục của nhà trường) ở đoàn viên, thanh niên một cách tích cực. Thứ hai, đó là biện pháp giáo dục bằng các hình thức kỉ luật có tác động một cách tích cực đến người học. 2.2 Thực trạng của vấn đề Đóng trên địa bàn thành phố, bên cạnh những mặt tích cực đoàn viên, thanh niên trường THPT Nguyễn Trãi còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ mặt trái xã hội. Do vậy, nhà trường đã gặp không ít khó khăn trong công tác giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức cho học sinh. Dẫu không nhiều nhưng vẫn có đoàn viên, thanh niên có các biểu hiện như : không xác định được động cơ học tập đúng đắn, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường, gây mất trật tự trong lớp, nói tục, chửi bậy, nói dối thầy cô và bạn bè, tô son môi, nhuộm tóc, hành vi ngôn ngữ và ứng xử thiếu văn hóa, thậm chí còn có hiện tượng gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, vô lễ với thầy cô, hút thuốc, bỏ học... đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền nếp dạy học, uy tín giáo viên, kỉ cương nhà trường. Nguyên nhân chính của tình trạng vi phạm đạo đức là do hoàn cảnh gia đình và nhận thức còn non yếu của bản thân các em. Đối tượng đoàn viên, thanh niên ở trường THPT Nguyễn Trãi đã được “sàng lọc” theo quan điểm ở mức tốp sau so với các trường THPT cùng địa bàn, ít nhiều nhận thức của em cũng vì thế mà còn hạn chế. Bên cạnh đó, phần lớn phụ huynh đều là những người buôn bán tự do, ít có điều kiện và thời gian quan tâm con cái. Đặc biệt, có rất nhiều gia đình các em lục đục do rượu chè, cờ bạc...cũng ảnh hưởng lớn đến tính cách các em. Nền tảng gia đình là thế, cho nên bản thân các em cũng có cách hành xử đôi khi cực đoan trước các mâu thuẫn, thậm chí còn có gia đình biểu hiện không hợp tác khi con em họ vi phạm nội qui trường lớp, bị kỉ luật. Đối với Đoàn trường THPT Nguyễn Trãi việc giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên là công việc trường kì, dài hơi đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng của cả tập thể trong đó có Đoàn thanh niên. Với tình hình giáo dục chung hiện nay trong xã hội, với thực tế đặc điểm nhà trường việc áp dụng biện pháp giáo dục tích cực là tất yếu. 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện Cụ thể quy trình hoạt động giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên tại Đoàn trường THPT Nguyễn Trãi đó là: 2.3.1 Nhóm hoạt động thứ nhất: Thay đổi quan điểm nhận thức đối với các thành viên tham gia giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên 2.3.1.1 Tổ chức tuyên truyền vận động, tập huấn, trao đổi: Tuyên truyền, vận động, tập huấn là một trong những biện pháp quan trọng để Đoàn trường tác động đến nhận thức của các giáo viên là đoàn viên tham gia công tác Đoàn, công tác nền nếp. Công tác tuyên truyền càng rộng rãi, thường xuyên bằng nhiều hình thức phong phú như thông qua các buổi trao đổi, tập huấn, sinh hoạt định kì theo chủ đề... sẽ giúp giáo viên thay đổi nhận thức trong thời gian sớm nhất. 2.3.1.2 Cung cấp sách kham khảo, tài liệu Một số đầu sách, và tài liệu Đoàn trường khuyến khích các thầy cô nên tham khảo: - Công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn đánh giá kết quả Trường học thân thiện – học sinh tích cực. - Luật Giáo dục năm 2005 và sửa đổi năm 2009 về mục tiêu: Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT về điều lệ trường phổ thông. - Chỉ thị 40/CT-TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Quyết định số 18/2008/QĐ-BGDĐT về việc quy định đạo đức nhà giáo. - Thông tư 08/TT-BGDĐT hướng dẫn khen thưởng và thi hành kỉ luật học sinh. - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông về dạy học tích cực, giáo dục kỉ luật tích cực. 2.3.2 Nhóm hoạt động thứ hai: Một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực áp dụng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho doàn viên, thanh niên 2.3.2.1 Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục: Đồng hành với đoàn viên, thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần; giáo dục truyền thống đạo lí, giáo dục lối sống lành mạnh. [1] Ảnh: Ngoại khóa đoàn viên, thanh niên với truyền thống tôn sư trọng đạo. Ảnh: Ngoại khóa đoàn viên, thanh niên với an toàn giao thông. Ảnh: Kết nạp đoàn viên mới tại Nghĩa trang liệt sỹ Hàm Rồng. Ảnh: Viếng Nghĩa trang liệt sỹ Hàm Rồng. Ảnh: Ngoại khóa đoàn viên, thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Ảnh: Ngoại khóa đoàn viên, thanh niên với lý tưởng cách mạng. 2.3.2.2 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, hướng dẫn bí thư các chi đoàn xậy dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán cho các chi đoàn: Không đề ra quá nhiều các qui tắc sẽ khiến các em bị rối và cảm thấy gò bó khiến các em không thể tập trung đến các qui tắc quan trọng. Hãy chọn ra các quy tắc quan trọng nhất. Các quy tắc cần đề cập đến những chuẩn mực đạo đức và giá trị cơ bản như: sự an toàn, sự tôn trọng lẫn nhau, lòng nhân ái, sự trung thực. Các quy tắc đề ra cần có sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Hướng dẫn các chi đoàn cùng nhau thống nhất các nội quy NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA CHÚNG TA - Chúng ta luôn luôn bắt đầu với một hoạt động, một cuộc họp vui vẻ. - Chúng ta chọn ra một thư ký để ghi chép lại những quyết định. - Chúng ta chọn một người chủ tọa để điều khiển buổi họp. Mọi người sẽ chỉ định mọi người phát biểu. - Chúng ta giơ tay nếu muốn phát biểu. Khi một người đang phát biểu ý kiến, những người khác yên lặng lắng nghe. - Chúng ta tôn trọng ý kiến của nhau và tránh “chê bai”. Bất cứ ai sử dụng những lời mang tính “chê bai” sẽ không được quyền đóng góp ý kiến trong vòng mười lăm phút. - Tất cả chúng ta đều cố gắng đóng góp ý kiến. Ngay cả khi cảm thấy e ngại, hãy cố gắng bày tỏ những ý kiến của mình. Hướng dẫn hành động khi có mâu thuẫn trong các chi đoàn. CHÚNG TA SẼ ĐỐI XỬ VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO? - Nếu như có sự bất đồng quan điểm giữa các thành viên trong lớp, chúng ta sẽ cố gắng nói chuyện và dàn xếp. Nếu như chúng ta không thể tự mình giải quyết, chúng ta sẽ nhờ giáo viên làm người phân xử. - Trong việc xử lý các mâu thuẫn, chúng ta sẽ cố gắng giải quyết theo hướng xây dựng, không phải với thái độ “thắng – thua”. - Chúng ta sẽ cố gắng nói chuyện với nhau với thái độ tôn trọng và nhã nhặn. - Chúng ta tôn trọng những ý kiến của nhau. - Chúng ta không nói xấu, chê bai nhau. - Chúng ta sẽ không cho phép bất cứ hình thức bắt nạt hay quấy rối diễn ra trong chi đoàn này. Nếu chúng ta chứng kiến sự quấy rối hay bắt nạt, chúng ta bảo vệ người bị bắt nạt và có biện pháp đối với người có hành vi bắt nạt. 2.3.2.3 Khuyến khích động viên tích cực: Ai cũng thích được dộng viên và khen ngợi như một sự công nhận về những công việc tốt họ đã làm, đồng thời tạo động lực cho việc tiếp tục những hành vi tương tự. Những khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tập thể có thành tích tốt một mặt sẽ nhân rộng được các biểu hiện tốt; mặt khác sẽ hạn chế được những biểu hiện tiêu cực trước khi nó xảy ra. Vì thế sẽ ít khi phải sử dụng đến các hình thức kỉ luật. Một số gợi ý các hình thức khen thưởng và động viên: . Thi đua giành danh hiệu chi đoàn tiêu biểu hàng tháng. . Khen thưởng cho đoàn viên, thanh niên tiêu biểu hàng tháng. . Thi đua các câu lạc bộ hoạt động hiệu quả hàng tháng: Giáo dục đạo đức nhân cách và kĩ năng sống cho đoàn viên, thanh niên qua mô hình các câu lạc bộ như: câu lạc bộ nữ sinh, câu lạc bộ kĩ năng sống, câu lạc bộ truyền thông, câu lạc bộ tự quản nền nếp...Tất cả các câu lạc bộ do Đoàn trường quản lý và hướng dẫn hoạt động. . Ngày hội vinh danh: Sau mỗi học kỳ các tập thể, các cá nhân có biểu hiện tốt, hoặc có thành tích tốt sẽ được vinh danh trước các đoàn viên, thanh niên trong toàn trường. Đây cũng coi như một hoạt động thường niên trong năm học. Ảnh: Đoàn viên, thanh niên đạt giải cao trong cuộc thi 990 năm Thanh Hóa. Ảnh: Học sinh đạt điểm cao trong kỳ tuyển sinh được nhà trường hỗ trợ học phí 1 năm. Ảnh: Bí thư C5 Trần Thị Khánh Linh học giỏi- hoạt động đoàn giỏi. . Ngày hội 26/3 ý nghĩa: Hàng năm ngày 26/3 được đầu tư tổ chức theo tiêu chí mới lạ, bổ ích, hấp dẫn và có tính giáo dục phù hợp với kế hoạch hoạt động chung của Tỉnh đoàn, Thành đoàn trong năm cụ thể. Một số gợi ý như: ngày hội đọc sách, ngày hội nấu ăn, hội thi “ Khi tôi là đoàn viên, thanh niên THPT”, ngày hội thời trang, hội thi nét đẹp học sinh, hội thi “ Nguyễn Trãi trong tim tôi”, thi Âm vang Nguyễn Trãi... 2.3.2.4 Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và nhất quán Mục tiêu của giáo dục là phát triển con người một cách toàn diện, chú trọng giáo dục, tác động, uốn nắn hành vi hơn là trừng phạt, răn đe. Trong m
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_doan_vien_thanh_nien_bang_hin.doc