SKKN Phương pháp tư duy giải nhanh bài tập trắc nghiệm có hình vẽ thí nghiệm Hóa học nhằm giúp học sinh ban Khoa học tự nhiên trường THPT Ngô Lê Tân ôn thi THPT quốc gia hiệu quả

SKKN Phương pháp tư duy giải nhanh bài tập trắc nghiệm có hình vẽ thí nghiệm Hóa học nhằm giúp học sinh ban Khoa học tự nhiên trường THPT Ngô Lê Tân ôn thi THPT quốc gia hiệu quả

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Số tiết thực hành trong chương trình sách giáo khoa Hóa học ban cơ bản hiện nay:

+ Lớp 10: 6 tiết.

+ Lớp 11: 6 tiết.

+ Lớp 12: 5 tiết.

Như vậy, theo cấu trúc chương trình thì tiết thực hành chiếm một phần rất nhỏ trong thời lượng phân phối chương trình Hóa học ở các khối lớp. Tuy nhiên số tiết luyện tập, ôn tập cũng chiếm một lượng đáng kể nên có nhiều điều kiện để cung cấp cho HS các bài tập thực nghiệm thông qua hình vẽ nhằm củng cố kiến thức và rèn kĩ năng thực hành, đồng thời tăng tính sinh động của các dạng bài tập (thông thường bài tập cung cấp dưới dạng con số và chữ) từ đó làm tăng hứng thú học tập cho HS.

Riêng đối với lớp 12, nhà trường tổ chức các lớp ôn thi THPT quốc gia nên đây là điều kiện lớn để tôi thực nghiệm kết quả nghiên cứu về phương pháp tư duy này.

Bên cạnh đó, bài tập thực nghiệm hóa học bằng hình vẽ mang nhiều ý nghĩa và tác dụng tích cực :

+ Theo M.A. Đanhilop, nhà lý luận dạy học Xô Viết : “Kiến thức sẽ được nắm vững thật sự nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành”.

+ Bài tập hoá học mô tả bằng hình vẽ có những tác dụng tích cực sau :

- Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lý thuyết đến thực hành và ngược lại từ đó xác nhận những thao tác kĩ năng thực hành hợp lý.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng hoá chất, các dụng cụ thí nghiệm và phương pháp thiết kế thí nghiệm.

- Rèn luyện các thao tác, kỹ năng thí nghiệm cần thiết trong phòng thí nghiệm (cân, đong, đun nóng, nung, sấy, chưng cất, hòa tan, lọc, kết tinh, chiết.) góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật cho HS.

- Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống: Giải thích các hiện tượng Hoá học trong tự nhiên; sự ảnh hưởng của Hoá học đến kinh tế, sức khoẻ, môi trường và các hoạt động sản xuất,.tạo sự say mê hứng thú học tập Hoá học cho HS

- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động : rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực sáng tạo, chính xác, khoa học; rèn luyện tác phong lao động có tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật,., có văn hoá.

Chính vì lẽ đó, chương trình sách giáo khoa mới hiện nay chú trọng nhiều đến thực nghiệm; trong các đề thi THPT quốc gia ngày càng xuất hiện nhiều bài tập Hóa học có hình vẽ thí nghiệm. Vì vậy, đề tài này tác giả sẽ đưa ra một số nguyên tắc, phương pháp thực hành thí nghiệm, giúp các em HS tư duy nhanh giải các bài tập trắc nghiệm có hình vẽ thí nghiệm Hóa học, giúp các em không còn lúng túng mà thực sự chủ động giải quyết nó một cách chính xác và nhanh nhất để có thể hoàn thành tốt bài thi của mình, mang lại kết quả cao nhất.

 

docx 107 trang hoathepmc36 26/02/2022 6235
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp tư duy giải nhanh bài tập trắc nghiệm có hình vẽ thí nghiệm Hóa học nhằm giúp học sinh ban Khoa học tự nhiên trường THPT Ngô Lê Tân ôn thi THPT quốc gia hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
Trang
1
Trang phụ bìa
2
Mục lục
3
Các chữ viết tắt trong tài liệu
4
PHẦN I. MỞ ĐẦU
01
5
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
01
6
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
02
7
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
02
8
4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
02
9
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
03
10
5.1. Nghiên cứu lý thuyết
03
11
5.2. Thực nghiệm sư phạm
03
12
6. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
03
13
PHẦN II. NỘI DUNG
04
14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
04
15
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
04
16
1.2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
05
17
1.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
05
18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ HÌNH VẼ THÍ NGHIỆM HÓA HỌC
07
19
2.1. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH HÓA HỌC CƠ BẢN
07
20
2.1.1. Nguyên tắc 1: Nguyên tắc thu khí vào bình
07
21
2.1.2. Nguyên tắc 2: Nguyên tắc đun ống nghiệm
15
22
2.1.3. Nguyên tắc 3: Nguyên tắc làm khô khí
20
23
2.1.4. Nguyên tắc 4: Nguyên tắc chiết
25
24
2.1.5. Nguyên tắc 5: Nguyên tắc pha loãng
26
25
2.1.6. Nguyên tắc 6: Nguyên tắc lắp ống trong bình lọc khí
27
26
2.2. MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐIỂN HÌNH
28
27
2.2.1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm
28
28
2.2.2. Thí nghiệm 2: Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
32
29
2.2.3. Thí nghiệm 3: Điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm
35
30
2.2.4. Thí nghiệm 4: Điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm
37
31
2.2.5. Thí nghiệm 5: Xác định C, H trong hợp chất hữu cơ
38
32
2.2.6. Thí nghiệm 6: Điều chế metan trong phòng thí nghiệm
41
33
2.2.7. Thí nghiệm 7: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm
42
34
2.2.8. Thí nghiệm 8: Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm
46
35
2.3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ HÌNH VẼ THÍ NGHIỆM HÓA HỌC
46
36
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM ĐỀ TÀI
80
37
PHẦN III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
83
38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
84
39
PHỤ LỤC
85
40
Phụ lục 1: ĐỀ KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM
85
41
Phụ lục 2 : ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
96
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU
Cụm từ
Chữ viết tắt
1. Trung học phổ thông 
THPT
2. Giáo dục và đào tạo 
GD&ĐT
3. Đại học – Cao đẳng 
ĐH – CĐ
4. Đại học
ĐH
5. Khoa học tự nhiên
KHTN
6. Học sinh 
HS
PHẦN I . MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Kể từ năm 2007 đến nay, đề thi Đại học – Cao đẳng (nay gọi là đề thi THPT quốc gia) bộ môn Hóa học đã chuyển sang 100% hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Ước mơ của nhiều HS vào các trường Đại học Y, Dược, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ môi trường, Hóa học tổng hợp vẫn mãi là ước mơ, thậm chí là quá “xa vời” nếu các em không học tốt bộ môn Hóa học. Làm thế nào để các em không còn sợ hãi trước một bài toán trắc nghiệm dài, khó với quá nhiều diễn biến, biến hóa phức tạp trong khi thời gian dành cho một câu trắc nghiệm trung bình hiện nay chỉ còn khoảng 1,25 phút? Câu hỏi đó luôn làm tôi, một giáo viên bộ môn Hóa học luôn trăn trở.
Mặt khác, trong các năm gần đây đề thi THPT quốc gia có khá nhiều đổi mới, đó là:
	+ Tăng số lượng các câu dễ.
	+ Tăng độ khó của những câu hỏi trong khung điểm 9 – 10.
	+ Sử dụng những câu hỏi và bài tập đặc trưng cho bộ môn Hóa học: câu hỏi sử dụng hình ảnh, đồ thị, bảng dữ liệu, và đặc biệt là ngày càng nhiều hơn những câu hỏi có hình vẽ thí nghiệm Hóa học như tách, chiết, điều chế, pha chế,
Với câu hỏi bài tập có hình vẽ thí nghiệm Hóa học làm HS khá lúng túng vì các em ít được thực hành, trong chương trình sách giáo khoa số lượng bài thực hành còn ít, điều kiện thực hành thí nghiệm ở trường còn hạn chế do thiếu hóa chất, dụng cụ; bên cạnh đó, tâm lý của một bộ phận giáo viên ngại đưa HS đến phòng thí nghiệmvô tình những điều đó là rào cản làm cho HS bỡ ngỡ trước những dụng cụ thí nghiệm và công dụng của chúng.
Hơn nữa, những hình vẽ thí nghiệm mô tả về tính chất, phương pháp điều chế các chất ở sách giáo khoa thường ít được HS chú ý, đa số giáo viên thường chủ yếu cung cấp cho học sinh các phản ứng xảy ra, ít chú thích hình vẽ và công dụng các dụng cụ thí nghiệm.
Dạng bài tập có hình vẽ thí nghiệm trong sách giáo khoa cũng hết sức hạn chế, số lượng tài liệu tham khảo chuyên viết về dạng này còn khá hạn chế và chưa đầy đủ; phương pháp giải còn chưa được nhiều giáo viên vận dụng đưa vào giáo trình bồi dưỡng cho học sinh.
Vì những lí do trình bày ở trên, tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến “Phương pháp tư duy giải nhanh bài tập trắc nghiệm có hình vẽ thí nghiệm Hóa học nhằm giúp học sinh ban KHTN trường THPT Ngô Lê Tân ôn thi THPT quốc gia hiệu quả”. Sáng kiến này sẽ là tài liệu tham khảo dễ hiểu, giúp các em có cái nhìn đơn giản hơn đối với những bài tập dạng trên, đồng thời giải quyết chúng một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Hi vọng, với đề tài sáng kiến này, các em HS hoàn toàn có thể bình tĩnh, tự tin “đối diện” với dạng toán trên trong các đề thi THPT quốc gia môn Hóa học mà không còn bị yếu tố tâm lý về thời gian và không còn lúng túng, bối rối vì mất phương hướng làm bài. Qua đó HS hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức hơn. Như vậy, việc trở thành những Bác sĩ, Dược sĩ, Kỹ sư,.... trong tương lai là điều mà các em có thể tự tin hướng tới mà nó không còn là ước mơ “xa vời” nữa!
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
* Giúp HS nắm được một số nguyên tắc trong thực hành thí nghiệm cơ bản:
+ Nguyên tắc thu khí.
+ Nguyên tắc đun nóng và làm khô.
+ Nguyên tắc chiết và pha loãng.
+ Nguyên tắc lắp, ráp các dụng cụ thí nghiệm cơ bản.
* Rèn luyện khả năng tư duy giải nhanh các bài tập trắc nghiệm có hình vẽ thí nghiệm Hóa học nhằm tạo hứng thú học tập môn Hóa học, giúp HS giải nhanh các bài tập trắc nghiệm thuộc dạng trên trong các đề thi THPT quốc gia.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Qua các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn thực hành Hóa học, các đề thi THPT quốc gia và các tài liệu phương pháp bộ môn Hóa học. Dựa trên cơ sở lí luận thực tiễn và qua quá trình giảng dạy ôn thi THPT quốc gia cho HS lớp 12.
4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
Áp dụng hướng dẫn giải các bài tập trắc nghiệm cho HS khối 10, 11, 12, các HS đăng kí học ban KHTN ôn thi THPT quốc gia trong năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020. Thực nghiệm kết quả nghiên cứu trên 2 lớp: Lớp KHTN2 ôn thi THPT quốc gia 2018 – 2019 và lớp Hóa 2 ôn thi THPT quốc gia 2019 – 2020.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu lý thuyết
Trong qua trình nghiên cứu đề tài này tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu một số phương pháp và nguyên tắc trong thực hành thí nghiệm.
- Nghiên cứu sách giáo khoa, hình vẽ các thí nghiệm điều chế trong sách giáo khoa, sách bài tập hóa học THPT, các nội dung lý thuyết, các chuyên đề liên quan.
5.2. Thực nghiệm sư phạm
Đánh giá việc áp dụng phương pháp vào các dạng bài tập Hóa học nêu trên.
Tổ chức trò chuyện, trao đổi với đồng nghiệp bộ môn và HS trong quá trình nghiên cứu, rút kinh nghiệm, bổ sung để hoàn thiện đề tài.
6. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Phương pháp trong đề tài được áp dụng vào các tiết dạy thực hành ở cả ba khối lớp 10, 11, 12 (cho bài tập dạng trên nhằm củng cố kiến thức thực hành, kết hợp với hoàn thành bài báo cáo thực hành của HS) và đặc biệt áp dụng cho các lớp ban KHTN ôn thi THPT quốc gia.
- Thời gian nghiên cứu: trong 2 năm học: Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 03 năm 2020. Hoàn thành đề tài vào đầu tháng 03 năm 2020.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Số tiết thực hành trong chương trình sách giáo khoa Hóa học ban cơ bản hiện nay:
+ Lớp 10: 6 tiết.
+ Lớp 11: 6 tiết.
+ Lớp 12: 5 tiết.
Như vậy, theo cấu trúc chương trình thì tiết thực hành chiếm một phần rất nhỏ trong thời lượng phân phối chương trình Hóa học ở các khối lớp. Tuy nhiên số tiết luyện tập, ôn tập cũng chiếm một lượng đáng kể nên có nhiều điều kiện để cung cấp cho HS các bài tập thực nghiệm thông qua hình vẽ nhằm củng cố kiến thức và rèn kĩ năng thực hành, đồng thời tăng tính sinh động của các dạng bài tập (thông thường bài tập cung cấp dưới dạng con số và chữ) từ đó làm tăng hứng thú học tập cho HS.
Riêng đối với lớp 12, nhà trường tổ chức các lớp ôn thi THPT quốc gia nên đây là điều kiện lớn để tôi thực nghiệm kết quả nghiên cứu về phương pháp tư duy này.
Bên cạnh đó, bài tập thực nghiệm hóa học bằng hình vẽ mang nhiều ý nghĩa và tác dụng tích cực :
+ Theo M.A. Đanhilop, nhà lý luận dạy học Xô Viết : “Kiến thức sẽ được nắm vững thật sự nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành”.
+ Bài tập hoá học mô tả bằng hình vẽ có những tác dụng tích cực sau :
- Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lý thuyết đến thực hành và ngược lại từ đó xác nhận những thao tác kĩ năng thực hành hợp lý.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng hoá chất, các dụng cụ thí nghiệm và phương pháp thiết kế thí nghiệm.
- Rèn luyện các thao tác, kỹ năng thí nghiệm cần thiết trong phòng thí nghiệm (cân, đong, đun nóng, nung, sấy, chưng cất, hòa tan, lọc, kết tinh, chiết...) góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật cho HS.
- Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống: Giải thích các hiện tượng Hoá học trong tự nhiên; sự ảnh hưởng của Hoá học đến kinh tế, sức khoẻ, môi trường và các hoạt động sản xuất,...tạo sự say mê hứng thú học tập Hoá học cho HS 
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động : rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực sáng tạo, chính xác, khoa học; rèn luyện tác phong lao động có tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật,..., có văn hoá.
Chính vì lẽ đó, chương trình sách giáo khoa mới hiện nay chú trọng nhiều đến thực nghiệm; trong các đề thi THPT quốc gia ngày càng xuất hiện nhiều bài tập Hóa học có hình vẽ thí nghiệm. Vì vậy, đề tài này tác giả sẽ đưa ra một số nguyên tắc, phương pháp thực hành thí nghiệm, giúp các em HS tư duy nhanh giải các bài tập trắc nghiệm có hình vẽ thí nghiệm Hóa học, giúp các em không còn lúng túng mà thực sự chủ động giải quyết nó một cách chính xác và nhanh nhất để có thể hoàn thành tốt bài thi của mình, mang lại kết quả cao nhất.
1.2. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Thực trạng về chương trình
Trong chương trình Hóa học THPT số lượng tiết thực hành tương đối hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho thực hành thí nghiệm còn thiếu.
1.2.2. Thực trạng về giáo viên
Các bài tập thực hành thường được các giáo viên ít để ý, coi trọng, thậm chí có những giáo viên không sử dụng bao giờ. Trong các hình vẽ điều chế ở SGK một số giáo viên chỉ đưa ra phản ứng điều chế mà không phân tích rõ ý nghĩa của hình vẽ, hoặc có phân tích nhưng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận không nhỏ giáo viên ngại đưa HS đến phòng thực hành trong các tiết thực hành, vì vậy việc sử dụng các dụng thí nghiệm trở nên khó khăn và xa lạ với HS.
1.2.3. Thực trạng về học sinh
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy HS trường THPT Ngô Lê Tân khi gặp bài tập dạng này các em thường lật lại hình vẽ có trong sách giáo khoa để đối chiếu, rồi chọn đáp án, những bài tập có hình vẽ không có trong sách giáo khoa thì các em làm không được, thiếu đi sự hiểu biết cơ bản về công dụng của các dụng cụ thí nghiệm và ý nghĩa chi tiết mỗi hình vẽ,tóm lại là các em thiếu đi sự tư duy cơ bản trong việc xử lý bài tập trắc nghiệm có hình vẽ thí nghiệm Hóa học dẫn đến mất nhiều thời gian, kết quả làm bài không cao.
1.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trên cơ sở lý luận và thực trạng vấn đề đã phân tích ở trên, tôi thấy để giải quyết vấn đề cần rèn luyện cho HS phương pháp giải toán Hóa học một cách đơn giản, tư duy, phù hợp với từng dạng toán. Vì thế tôi cần nghiên cứu về các mặt ưu, nhược của đề tài thật kĩ lưỡng, nghiên cứu kỹ cơ sở lý thuyết. Trong đề tài, tác giả đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong thực hành thí nghiệm như nguyên tắc thu khí, nguyên tắc làm khô và đun nóng, nguyên tắc tách, chiết, pha loãng..., từ mỗi nguyên tắc tôi cung cấp các ví dụ minh họa, phân tích tư duy thật kỹ để từ đó có thể hình thành dần kỹ năng tư duy cho HS; tác giả cung cấp các hình vẽ thí nghiệm điều chế một số chất thường gặp trong chương trình Hóa học THPT, kết hợp phân tích tư duy các bài tập trắc nghiệm có hình vẽ điều chế tương tự nhằm tạo sự thân quen, gần gũi với dạng toán này. Và để tạo nên kỹ năng tư duy thực sự, tôi đưa ra và sưu tầm những bài tập trắc nghiệm có hình vẽ thí nghiệm để HS có thể vận dụng kiến thức được cung cấp ở trên, từ đó trau dồi và hình thành kỹ năng tư duy giải quyết nhanh và hiệu quả dạng bài tập trên.
Cần chú ý năng lực tiếp thu của từng học sinh, quan sát sự hứng thú của HS khi áp dụng đề tài, tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả cho HS khi sử dụng đề tài.
Tiến hành khảo sát thực nghiệm đối chứng trên 2 nhóm đối tượng HS: một nhóm được bồi dưỡng phương pháp tư duy giải bài tập trắc nghiệm có hình vẽ thí nghiệm Hóa học, một nhóm chỉ tiếp cận thông thường bằng kiến thức SGK, sách bài tập. Từ đó xây dựng thành tài liệu chuyên đề để ôn thi THPT quốc gia bộ môn Hóa học cho HS ban KHTN trường THPT Ngô Lê Tân, giúp HS ôn thi THPT quốc gia hiệu quả cao nhất.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ HÌNH VẼ THÍ NGHIỆM HÓA HỌC
2.1. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THỰC HÀNH HÓA HỌC CƠ BẢN
2.1.1. Nguyên tắc 1: Nguyên tắc thu khí vào bình.
+ Để thu khí vào bình (hoặc ống nghiệm) người ta thường dùng ba cách sau:
+ Điều kiện để có thể thu khí ứng với mỗi cách được tổng hợp trong bảng tổng hợp sau:
Cách thu
Điều kiện của khí (2 điều kiện)
VD
Cách 1: đẩy không khí 
- Nặng hơn không khí ( ≈ 29)
- Không phản ứng với không khí ở điều kiện thường
+ Cl2; CO2; NO2: thỏa mãn
+ H2; NO: không thỏa mãn
Cách 2: đẩy ngược không khí (dời khí) 
- Nhẹ hơn không khí
- Không phản ứng với không khí ở điều kiện thường
+ H2; CH4; NH3: thỏa mãn
+ CO2; NO: không thỏa mãn
Cách 3: dời nước
- Không tan hoặc tan rất ít trong nước
- Không phản ứng với nước ở điều kiện thường
+ O2; C2H4; N2: thỏa mãn
+ NO2; Cl2; NH3: không thỏa mãn
Chú ý: Với các khí có M gần bằng 29 (không khí ≈ 29) thì ta không nên dùng cách 1 và cách 2 mà dùng cách 3 là hợp lí nhất nếu thỏa mãn điều kiện không tan và không phản ứng với nước. VD: oxi; etilen; nitơ.... 
Ví dụ 1 (Trích đề Cao đẳng 2014): Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây: 
Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3? 
A. Cách 3. 	B. Cách 1. 	C. Cách 2. 	D. Cách 2 hoặc cách 3. 
Phân tích tư duy
+ Vì khí NH3 tan tốt trong nước nên không thể dùng cách 3.
+ Mặt khác khí NH3 nhẹ hơn không khí nên không dùng cách 1
Þ Để thu khí NH3 ta dùng cách 2
Lưu ý: Vì H2O là dung môi phân cực nên những khí mà phân tử tan tốt trong nước là những khí mà phân tử của chúng phân cực mạnh như NH3, HCl, SO2
Ví dụ 2: Cho hình vẽ về cách thu khí dời không khí như sau:
Trong các khí sau: H2, SO2, CO2, CH4, Cl2. Số khí có thể thu theo cách trên là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Phân tích tư duy
+ Điều kiện để một khí được thu bằng cách dời khí là:
 u Nhẹ hơn không khí
 v Không phản ứng với không khí
+ Các khí trên đều thỏa mãn điều kiện v
+ Vì phân tử khối của không khí ≈ 29 Þ chỉ có H2, CH4 là nhẹ hơn không khí 
Þ chỉ có H2 và CH4 thỏa mãn Þ chọn đáp án B.
Ví dụ 3: Cho hình vẽ về cách thu khí đẩy không khí như sau:
Trong các khí sau: NH3, H2, NO, N2O, CH4, SO2, CO2, Cl2. Số khí có thể thu theo cách trên là
A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Phân tích tư duy
+ Điều kiện để một khí được thu bằng cách dời khí là:
 u Nặng hơn không khí
 v Không phản ứng với không khí ở điều kiện thường
+ Trong các khí trên chỉ có SO2, CO2, Cl2, N2O thỏa mãn vì nặng hơn không khí và không phản ứng với không khí Þ chọn đáp án C.
+ Khí NO phản ứng dễ dàng với oxi trong không khí: 2NO + O2 → 2NO2.
Ví dụ 4: Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:
Khí nào không thu được theo cách trên?
A. N2.	B. CO2.	C. O2.	D. HCl.
Phân tích tư duy
+ Điều kiện để một khí được thu bằng cách dời nước là
 u Không tan hoặc tan rất ít trong nước
 v Không phản ứng với nước ở điều kiện thường
+ Trong các khí trên chỉ có HCl tan tốt trong nước, không có khí nào phản ứng với nước
 Þ chọn đáp án D.
Ví dụ 5: Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:
Hình vẽ trên có thể áp dụng có các khí nào trong các khí sau?
A. N2, H2, CH4, C2H2.	B. HCl, SO2, CO2.
C. H2, CO2, O2, NO2.	D. NH3, N2, O2, CO2.
Phân tích tư duy
+ Điều kiện để một khí được thu bằng cách dời nước là
 u Không tan hoặc tan rất ít trong nước
 v Không phản ứng với nước
+ Nhận thấy các khí HCl, SO2 tan tốt trong nước Þ loại đáp án B, D.
+ Vì khí NO2 phản ứng tốt với nước nên loại đáp án C Þ chọn đáp án A.
+ Phản ứng của NO2 với nước như sau: 
	3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO↑
Ví dụ 6: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo ba cách dưới đây: 
Cặp khí nào thu được theo cả cách 2 và cách 3? 
A. N2, NH3.	B. CH4, CO2.	C. H2, CH4.	D. N2, CO2.
Phân tích tư duy
+ Điều kiện để một khí thu được theo cả cách 2 và cách 3 là 
 u Nhẹ hơn không khí 
 v Không phản ứng với các chất trong không khí
 w Không tan hoặc tan ít trong nước
 x Không phản ứng với nước
+ Đáp án A có NH3 không thỏa mãn điều kiện w vì tan tốt trong nước.
+ Đáp án B và D có CO2 không thỏa mãn điều kiện u
Þ Trong các cặp khí trên thì chỉ có cặp H2, CH4 thỏa mãn Þ chọn đáp án C
Ví dụ 7: Các hình vẽ sau mô tả một số phương pháp thu khí thường tiến hành ở phòng thí nghiệm. Cho biết từng phương pháp (1), (2), (3) có thể áp dụng để thu được khí nào trong các khí sau: O2, N2, Cl2, HCl, NH3, SO2?
A. (1) thu O2, N2; (2) thu SO2, Cl2; (3) thu NH3, HCl.
B. (1) thu O2, HCl; (2) thu SO2, NH3; (3) thu N2 Cl2.
C. (1) thu NH3; (2) thu HCl, SO2, Cl2; (3) thu O2, N2.
D. (1) thu NH3, N2, Cl2; (2) thu SO2; (3) thu O2, HCl.
Phân tích tư duy
+ Trong các khí trên ta thấy: SO2, Cl2, HCl, NH3 đều tan khá tốt trong nước
+ Ta có bảng tổng hợp
Cách thu
Điều kiện của khí (2 điều kiện)
Khí thỏa mãn
Cách 1
- Nhẹ hơn không khí
- Không phản ứng với không khí
NH3
Cách 2
- Nặng hơn không khí
- Không phản ứng với không khí
Cl2; HCl; SO2
Cách 3
- Không tan hoặc tan rất ít trong nước
- Không phản ứng với nước
O2; N2
+ Từ bảng trên Þ chọn đáp án C.
Ví dụ 8: Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình vẽ:
Khí C có thể là dãy các khí nào sau đây?
A. NO, CO2, Cl2.	B. N2O, H2, H2S.
C. NO2, Cl2, CO2.	D. N2, CO2, NH3.
Phân tích tư duy
+ Ta thấy để khí điều chế khí C phải cho dung dịch B vào chất rắn A không có đun nóng (điều kiện thường)
+ Khí C phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:
 u Nặng hơn không khí
 v Không phản ứng với không khí ở điều kiện thường
 w Điều chế từ một dung dịch và một chất rắn ở điều kiện thường
+ Đáp án A có khí NO không thỏa mãn điều kiện v vì NO phản ứng với không khí ở điều kiện thường theo phương trình: 2NO + O2 → 2NO2
+ Đáp án B có khí H2 không thỏa mãn vì nhẹ hơn không khí
+ Đáp án D có khí NH3, N2 nhẹ hơn không khí, hơn nữa để điều chế N2 cần phải đun nóng vì:
NH4Cl + NaNO2 NaCl + N2↑ + 2H2O
Þ Đáp án C thỏa mãn.
+ Bảng tổng hợp các phản ứng điều chế các khí trên:
STT
Khí
Phản ứng điều chế thường dùng
1
NO
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
2
CO2
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
3
Cl2
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O
4
N2O
NH4NO3 N2O↑ + 2H2O
5
H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
6
H2S
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
7
NO2
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O
8
N2
NH4Cl + NaNO2 NaCl + N2↑ + 2H2O
9
NH3
2NH4Cl + Ca(OH)2 2NH3↑ + CaCl2 + 2H2O
Ví dụ 9: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm. Hình 3 có thể dùng để thu được bao nhiêu loại khí trong các khí sau: H2, C2H2, NH3, SO2, HCl, N2.
A. 1.	B. 3	C. 4.	D. 2
Phân tích tư duy
+ Điều kiện để một khí được thu bằng cách 3 (dời nước) là:
 u Không tan hoặc tan rất ít trong nước
 v Không phản ứng với nước ở điều kiện thường
+ Nhận thấy các khí HCl, SO2, NH3 tan tốt trong nước Þ loại các khí này
+ Các khí còn lại thỏa mãn là: H2, N2, C2H2.
Chú ý: C2H2 không phản ứng với H2O ở điều kiện thường, nó chỉ phản ứng với H2O theo phản ứng sau:
CH≡CH + H2O CH3-CHO
Ví dụ 10: Cho hình vẽ bên dưới minh họa việc điều chế khí Y tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phuong_phap_tu_duy_giai_nhanh_bai_tap_trac_nghiem_co_hi.docx