SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt ở lớp 12A5 trường THPT Bắc Sơn

SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt ở lớp 12A5 trường THPT Bắc Sơn

Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm đặc biệt tới công tác giáo dục trồng người. Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày 13/9/1958, Bác Hồ đã có bài nói chuyện quan trọng về nhiệm vụ của những người thầy giáo với sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Cùng với việc nhấn mạnh đến lợi ích quan trọng của việc “Trồng người” Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Bác đã từng viết trong bài thơ “Nửa đêm”:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

 Đất nước ta những năm gần đây đang chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, với một nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ những sự đổi mới đó, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.

Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng xã hội, Internet làm ảnh hưởng đến học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh.

 

doc 15 trang thuychi01 12872
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt ở lớp 12A5 trường THPT Bắc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1
1.1. 
1.2.
1.3.
1.4
LỜI MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 4
2
2.1. 
2.2.
2.3.
NỘI DUNG CỦA SKKN
Cơ sở lí luận của SKKN
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Một số giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 5
3.
3.1
3.2
KẾT LUẬN
Kết luận
Kiến nghị
Trang 11
Trang 11
Trang 13
1. LỜI MỞ ĐẦU.
	1.1. Lí do chọn đề tài
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm đặc biệt tới công tác giáo dục trồng người. Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày 13/9/1958, Bác Hồ đã có bài nói chuyện quan trọng về nhiệm vụ của những người thầy giáo với sự nghiệp giáo dục- đào tạo. Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Cùng với việc nhấn mạnh đến lợi ích quan trọng của việc “Trồng người” Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Bác đã từng viết trong bài thơ “Nửa đêm”:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn 
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
	Đất nước ta những năm gần đây đang chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, với một nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ những sự đổi mới đó, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng xã hội, Internet làm ảnh hưởng đến học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh.
  	Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TW 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước.”. Nghị quyết số 29 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 khóa XI  nêu rõ: “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” . Từ đó thấy rằng việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh là rất cấp bách, đó là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi nhà trường và toàn xã hội.
Ghi chú: - Ở mục 1.1: Đoạn “Lúc sinh thời ...làm ảnh hưởng đến học tập và rèn luyện đạo đức học sinh” do tác giả tự nghĩ ra; đoạn tiếp theo: “Đặc biệt đáng lo ngại... của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” tác giả tham khảo nguyên văn của Nghị quyết TW 2 khóa VIII và Nghị quyết số 29 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 khóa XI 
 Ở trường THPT Bắc Sơn, bản thân tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy và làm giáo viên chủ nhiệm. Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi đã sử dụng một số các biện pháp để giáo dục đạo đức học sinh cá biệt tại lớp 12A5 trong năm học 2016 – 2017 và thu được một số kết quả nhất định góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học do nhà trường đề ra.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Trong quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi và các thầy cô giáo trong nhà trường thường xuyên gặp những học sinh cá biệt . Nếu không có biện pháp giáo dục hữu hiệu thì những học sinh diện cá biệt thường tỏ thái độ chống đối lại thầy cô, bỏ giờ, bỏ học giữa chừng, gây gổ với các bạn cùng lớp, cùng trường, ... Bên cạnh đó ở trong lớp thì nhóm học sinh này không chịu khó học bài và không nắm được kiến thức bài học dẫn đến chán học, thường xuyên bỏ học, tụ tập gây mất trật tự, vi phạm nội quy, quy chế nhà trường, gây ảnh hưởng đến tập thể lớp và uy tín của nhà trường. Vì vậy tôi lựa chọn nội dung ngiên cứu “Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt ở lớp 12A5 trường THPT Bắc Sơn” với lí do:
	Thứ nhất: Bản thân mỗi thầy cô giáo bộ môn khi lên lớp thường dành thời gian chủ yếu cho việc truyền tải lượng kiến thức bài học đến học sinh sao cho đảm bảo nội dung chương trình đã quy định. Vì vậy ít có thời gian để gần gũi, trò chuyện và uốn nắn những hành vi chưa phù hợp chuẩn mực đạo đức cho các em.
	Thứ hai: Đa số các em học sinh cá biệt đều tỏ thái độ giống nhau về hành vi của minh, sức ì của các em quá lớn nên thường làm cho gia đình và các thầy cô giáo cảm thấy chán nản, thất vọng. Từ đó các em càng dễ dàng vi phạm nội quy nhà trường, càng làm cho người khác cảm thấy ức chế.
	Vì vậy mục đích của tôi là cần tìm ra những nguyên nhân đã dẫn đến một số em có hành vi chưa đúng, chưa có động cơ học tập, có phẩm chất đạo đức chưa tốt, Từ đó giúp các em định hướng lại suy nghĩ của bản thân và dần tháo gỡ những vướng mắc mà các em gặp phải, tạo điều kiện để các em trở lại là những học trò ngoan, người công dân có ích cho xã hội.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.	
	Các em học sinh thuộc dạng cá biệt trong lớp 12A5; học sinh có hành vi, thái độ và đạo đức chưa chuẩn mực, hay gây gổ, hay bỏ giờ, lười học, không tuân thủ sự phân công của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và của tập thể lớp, thiếu tinh thần tự giác,
Ghi chú: 
- Ở mục 1.1: Đoạn “Ở trường THPT Bắc Sơn ... do nhà trường đề ra.” do tác giả tự nghĩ ra
- Ở mục 1.2; mục 1.3 do tác giả tự nghĩ ra
	 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Quan sát và theo dõi quá trình học tập và hoạt động của các em học sinh đó để có những điều chỉnh phù hợp giúp các em nhanh chóng hòa đồng.
	- Tìm hiểu về vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các tài liệu tham khảo trên Internet, các phương tiện thông tin đại chúng.
 - Quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân thông qua trò chuyện, trao đổi với giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh, bạn bè, và hàng xóm của học sinh để tìm lí do chính trả lời câu hỏi: Vì sao em học sinh đó lại trở thành học sinh cá biệt.
- Tham khảo kinh nghiệm của các thầy cô giáo chủ nhiệm các lớp trong trường, trường bạn... 
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	- Đối với học sinh bậc THPT, hầu hết các em bước sang giai đoạn phát triển toàn diện về thể chất. Do đó đặc điểm tâm sinh lí của các em rất dễ bị kích động; các em muốn khẳng định mình là người lớn chứ không phải còn là trẻ con như học sinh bậc THCS hay tiểu học, nhất là học sinh lớp 12, các em thấy mình cần có quyền giải quyết vấn đề như người lớn, tự quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân mà không nghe theo sự giáo dục của người khác, kể cả bố, mẹ và thầy cô giáo. Thậm chí các em nghĩ rằng thầy cô sẽ không làm gì được mình ngoài việc nhắc nhở, hăm dọa, mời phụ huynh,từ đó các em càng nhờn và càng coi thường nội quy của trường, của lớp.
	- Đối với thầy cô làm công tác chủ nhiệm trước hết phải nắm vững được tâm lý lứa tuổi của các em để có các biện pháp xử lý tình huống cho phù hợp. Khi xử lí học sinh cá biệt cần có các biện pháp giáo dục phù hợp để dần làm thay đổi nhận thức của các em, giúp các em chuyển dần từ “người xấu” sang “người tốt” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của lớp, của nhà trường và làm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học trong nhà trường. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường Trung học phổ thông Bắc Sơn đóng trên địa bàn của bảy xã vùng Đông Bắc của huyện Ngọc Lặc với đa phần là các xã vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Chính vì thế công tác giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt nói riêng trong nhà trường gặp không ít khó khăn. Việc giáo dục đạo đức học sinh của lớp 12A5, đặc biệt là học sinh cá biệt cũng không ngoại lệ. Cụ thể như:
Ghi chú: 
- Ở mục 1.4, mục 2.1, mục 2.2 do tác giả tự nghĩ ra
- Học sinh của lớp hầu hết ở các xã thuộc diện vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (vùng 135) và chủ yếu là người dân tộc thiểu số, do đó ý thức học chưa cao, nhận thức của các em còn chậm.
	- Cuộc sống của người dân nói chung còn thấp, trách nhiệm của một bộ phận phụ huynh học sinh trong lớp đối với con em mình chưa cao, chưa chăm lo đến công việc học tập của các em, phó thác cho thầy giáo chủ nhiệm, thầy cô giáo bộ môn và nhà trường.
	- Nhiều em ở xa trường nên khi thời tiết không thuận lợi các em phải nghỉ học ảnh hưởng đến thi đua của lớp cũng như ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
- Hằng năm sau khi đón Tết cổ truyền, ở mỗi địa phương đều tổ chức các lễ hội văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao. Một số học sinh dựa vào đó để nghỉ học làm ảnh hưởng đến nề nếp của lớp, của trường .
- Một bộ phận học sinh trong lớp có điểm đầu vào lớp 10 thấp, không theo kịp chương trình học.
- Ý thức tự học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức của một số học sinh chưa cao.
Chính những điều đó đã tạo ra rất nhiều khó khăn trong công tác giáo dục, trong đó có việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh lớp 12A5.
2.3 Một số giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tại lớp 12A5 tôi luôn chủ động áp dụng các biện pháp trong vấn đề “Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm” đã đươc trình bày trong chương trình Bồi dưỡn thường xuyên tại mô đun THPT 32, bên cạnh đó bản thân áp dụng thêm một số giải pháp như sau: 
Thứ nhất: Tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp.
Với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm tôi đã chủ động tìm hiểu các thông tin của học sinh của lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm học để đươc ra các biện pháp giáo dục phù hợp. Cụ thể như sau:
Sơ lược tình hình lớp 12A5
+ Tổng số học sinh: 38 học sinh. Trong đó: 
Học sinh nam có 27 em, học sinh nữ có 11 em
Ghi chú: 
- Ở mục 2.2 : Đoạn “Cuộc sống của người dân ...đạo đức học sinh lớp 12A5” do tác giả tự nghĩ ra
- Ở mục 2.3 do tác giả tự nghĩ ra	
Học sinh dân tộc Kinh 3 em, học sinh dân tộc Mường 35 em, không có học sinh dân tộc khác.
Học sinh thuộc các xã vùng đặc biệt khó khăn (vùng 135): 17 học sinh
Học sinh ở xa được nhà nước hỗ trợ gạo và chi phí học tập: 7 học sinh
Học sinh thuộc hộ gia đình khó khăn: 01 học sinh
Học sinh là con em trong gia đình CNVC – LĐ: không có học sinh nào
Học sinh là con em nông dân:	38 học sinh
Kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh lớp 12A5 trong năm học lớp 11 (năm học trước)
Học lực
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Tổng
0
1
15
22
0
38
Hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
12
19
7
0
0
38
Qua tìm hiểu tình hình thực tế của lớp 12A5 như trên; lớp có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, số học sinh nam vượt trội so với học sinh nữ, các em hầu hết thuộc diện gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phụ huynh ít có điều kiện quan tâm chăm sóc con cái. Từ đó với vai trò của một giáo viên chủ nhiêm tôi chủ động tìm các biện pháp, trao đổi với đồng nghiệp để nhờ sự giúp đỡ trong việc giáo dục đạo đức học sinh. 
Thứ hai: Xác định đúng vai trò của mình.
Để có kết quả tốt trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt, bản thân tôi luôn xác định:
- Thay mặt Hiệu trưởng trong vai trò quản lí hành chính nhà nước đối với một tập thể, vừa đóng vai trò người thầy giáo trong công tác giáo dục học sinh, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp.
- Là người chịu trách nhiệm chính làm công tác giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm trước Hội đồng giáo dục nhà trường.
- Là cầu nối gữa gia đình, nhà trường và Hội cha mẹ học sinh
Ghi chú: 
- Nội dung trong trang này do tác giả tự nghĩ ra	
- Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hóa học sinh trong rèn luyện để trở thành người tốt cho xã hội.
Tóm lại giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng cũng như hình thành nhân cách cho học sinh. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm khi tham gia công tác giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lí hành chính đơn thuần như tên, tuổi, số lượng, hoàn cảnh gia đình của học sinh, trình độ học sinh về học lực, hạnh kiểm mà còn phải dự báo xu hướng, tổ chức giáo dục, dạy học phù hợp điều kiện khả năng của từng học sinh.
Thứ ba: Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh cá biệt. [1]
Lớp 12A5 có 27 học sinh nam và 11 học sinh nữ. Phần lớn số học sinh có kết quả học tập năm lớp 11 đều xếp loại yếu và trung bình, số học sinh có hạnh kiểm tốt cũng ít so với phần còn lại. Vì vậy rất khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Tuy nhiên thông qua sự giúp đỡ của đồng nghiệp tôi đã dần dần xây dựng cho mình kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh phù hợp với phong tục tập quán, hoàn cảnh của các em. Kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh luôn được xây dựng và điều chỉnh trong từng tuần và có ghi chép lại những sự thay đổi của các em. 
Ví dụ: Em Nguyễn Văn Sơn có kết quả học tập Yếu, hạnh kiểm Khá thường xuyên bỏ học đi chơi, . Qua tìm hiểu tôi biết được hoàn cảnh gia đình của em có bố mẹ rất nghiêm khắc, tuy nhiên do gia đình mải làm việc, ít quan tâm đến việc học của con. Bản thân em Sơn rất thật thà nên thường bị bạn rủ rê bỏ học đi chơi. Tôi chưa vội trách phạt mà khuyên bảo nhẹ nhàng để em dần sửa chữa. Kết quả năm học 2016 – 2017 em Sơn nghỉ 02 buổi học và có học lực Trung bình. 
Ngoài em Sơn, trong lớp còn có một số em học sinh thường xuyên nghỉ học, thậm chí có những em nghỉ học vượt gần 45 buổi và có nguy cơ bỏ học. Chẳng hạn như các em Bùi Văn Chung, Bùi Văn Cường, Trương Công Hoàng, Phạm Bá Thắng, Phạm Văn Tích đều nghỉ học từ 40 buổi trở lên và có kết quả học tập xếp loại Yếu. Trước tình hình đó tôi đã chủ động gặp gỡ, trao đổi, trò chuyện với các em để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó cùng gia đình các em từng bước tìm cách giúp đỡ các em nhanh chóng ổn định tình hình học tập. Kết quả năm học 2016 – 2017 các em đều có học lực Trung bình và hạnh kiểm Tốt
Thứ tư: Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể.[2]
Từ đặc điểm tình hình lớp 12A5, tôi đã nghiên cứu và lập ra tiêu trí thi đua theo “Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm” của Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2011 có bổ sung thêm một số tiêu chí. Sau đó thống nhất vói phụ huynh trong cuộc họp đầu năm và đưa ra cho tập thể lớp thực hiện, lấy đó làm cơ sở để xếp loại thi đua cả năm học.
Ghi chú: 
- Nội dung trong trang này do tác giả tự nghĩ ra	
Thứ năm: Tình thương đối với học trò.
- “Lạt mềm buộc chặt” đó là cách mà người xưa đã dùng trong “đối nhân xử thế” để có được sự thành công trong trong công việc. Trong công tác giáo dục đạo đức học sinh không phải chúng ta cứ quát tháo, la hét thì mới có kết quả tốt. Trái lại, chúng ta nên nhẹ nhàng, ân cần chỉ bảo, gần gũi với học sinh thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều. Tôi luôn cố gắng tránh sự áp đặt của thầy đối với học trò. Bởi lẽ nếu làm như vậy các em có thể tuân theo nhưng thực chất không phục, không tự nguyện, chống đối ngầm....
- Khi xảy ra một sự việc liên quan tới hành vi của những học sinh có cá tính nổi trội, tôi luôn có gắng bình tĩnh để không đáp lại bằng phản ứng tức thời, không tạo ra xung đột, phân thắng thua giữa thầy với trò mà tạo một “khoảng lặng” cho các em học sinh có cơ hội, thời gian bình tĩnh, nhìn nhận thấu đáo vấn đề.
- Các em học sinh khi làm sai cũng cần phải có thói quen chịu trách nhiệm về những điều mình đã làm. Việc quy định hình phạt đối với học sinh khi vi phạm nội quy của nhà trường là điều cần làm. Có rất nhiều cách phạt tích cực như đề nghị học sinh khắc phục hậu quả do các em gây ra, phạt bằng các hình thức lao động, cũng có thể đồng ý để học sinh phải thực hiện một việc làm tốt khác để bù lại điều các em mắc lỗi... Nhưng trong khi đề ra các hình phạt (có thể để cho học sinh tự nhận hình thức phạt do giáo viên đề ra để các em lựa chọn) tôi luôn cân nhắc sao cho phải đảm bảo nguyên tắc không sỉ nhục, không xúc phạm và xâm phạm thân thể, tinh thần học sinh của mình; tôi luôn có gắng đưa ra hình phạt với mục đích để các em thực hiện hình phạt một cách tự nguyện sau khi nhận ra cái sai của mình, đồng thời đảm bảo tính răn đe cho các học sinh khác. 
Thứ sáu: Là tấm gương sáng về đạo đức để học sinh noi theo.
Nhân cách người thầy ảnh hưởng không nhỏ tới việc giáo dục đạo đức học sinh. Chính vì vây tôi luôn đặt ra cho mình những tiêu chuẩn, điều kiện để phấn đấu và gìn giữ những chuẩn mực đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục ban hành ngày 16 tháng 04 năm 2008. Bên cạnh đó tôi đặt ra cho mình thêm một số các tiêu chuẩn để thực hiện khi làm công tác chủ nhiệm như: 
- Là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tập thể học sinh trong lớp; biết lắng nghe các ý kiến đóng góp của học sinh trong lớp; kịp thời động viên, khích lệ tinh thần cho các em.
- Nói phải đi đôi với làm, tránh tình trạng đánh trống bỏ dùi.
- Thông cảm và chia sẻ những khó khăn đối với học sinh và gia đình học sinh; tạo điều kiện để các em có cơ hội học tập và phấn đấu vươn lên. 
Ghi chú: 
- Nội dung trong trang này do tác giả tự nghĩ ra	
- Đảm bảo tính công bằng đối với tất cả học sinh trong lớp 12A5; không thiên vị, không phân biệt đối xử, biết hướng học sinh làm những điều thiện, tránh xa và bài trừ những thói hư, tật xấu. 
Thứ bảy: Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường.
Giáo dục học sinh cá biệt là một thử thách rất lớn đối với mỗi thầy cô giáo chủ nhiệm. Do đó rất cần đến sự giúp đỡ của các Tổ chức trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh cá biệt. Chính vì thế chúng ta cần kết hợp với các Tổ chức trong nhà trường như:
a) Nhờ sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu trong việc giáo dục đạo đức học sinh
Trong năm học 2016 – 2017 tôi đã mạnh dạn nhờ các thầy trong Ban Giám hiệu giúp đỡ giáo dục học sinh cá biệt. Với vai trò là Hiệu trưởng nhà trường, thầy giáo Trịnh Bá Phòng đã cùng tôi gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh và các em học sinh cá biệt, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em. Từ đó động viên, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Thầy giáo Phạm Văn Điểm – Phó Hiệu trưởng nhà trường là người địa phương nên rất am hiểu về văn hóa và thói quen của học sinh trong nhà trường. Thầy đã giúp tôi rất nhiều trong cách ứng xử và quan hệ với học sinh phù hợp với văn hóa và phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số, tránh những hiểu lầm không đáng có giữa thầy và trò.
Ví dụ: Đối với học sinh dân tộc Kinh thì việc gọi thầy giáo bằng “ông thầy” là hỗn và không thể chấp nhận được, nhưng với học sinh dân tộc Mường thì việc gọi thầy giáo bằng “Ông thầy ” là thể hiện sự kính trọng của các em với người thầy của mình,
Giáo dục một học sinh cá biệt để trở thành một học sinh ngoan là khó hơn rất nhiều so với dạy văn hóa cho một học sinh trung bình thành một học sinh khá. Vì vậy khi giáo dục học sinh cá biệt cần lắm sự ân cần, chỉ bảo của người thầy với các em. Chúng ta nên hạn chế sự trách phạt bởi các em hiện đang trong độ tuổi muốn khẳng định và thích khẳng định bản thân mình. Hơn nữa học sinh người dân tộc thiểu số thường có thói quen tỏ ra “Bất cần” nếu bị chạm vào lòng tự ái.
b) Kết hợp với Đoàn trường.
Với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, Đoàn trường là một tổ chức có nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng về tư tưởng, đạo đức, lối sống và phẩm chất chính trị cho mỗi đoàn viên, thanh niên trong nhà trường. Bên cạnh đó Đoàn trường chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng các chương trình hoạt động 
Ghi chú: 
- Nội dung trong trang này do tác giả tự nghĩ ra	
ngoại khóa cho học sinh trong nhà trường; xây dựng chương trình Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Xây dựng công tác hướng nghiệp, Tổ chức các phong trào liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, phong trào TDTT nhân ngày thành lập Đoàn 26 tháng 03, Ngày sinh nhật Bác 19 tháng 05. Vì vậy trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh tôi luôn kết hợp với Đoàn trường để xây dựng các biện pháp giáo dục học sinh cá biệt phù hợp với tình hình cụ thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc_sinh_ca_biet_o_lo.doc
  • docChu nhiem THPT - Le Van Doan - THPT Bac Son - Ngoc Lac (BIA SKKN).doc
  • docChu nhiem THPT - Le Van Doan - THPT Bac Son - Ngoc Lac (PHỤ LỤC).doc