SKKN Một số biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường Trung học phổ thông Diễn Châu 4, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế, thế hệ trẻ nói chung, học sinh trung học phổ thông nói riêng luôn là nguồn nhân lực góp phần quyết định vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bên cạnh nguồn nhân lực có đủ năng lực chuyên môn nghề nghiệp, thích ứng nhanh với khoa học công nghệ thì việc tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh luôn được Đảng, Nhà
nước, gia đình và xã hội quan tâm, góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lý tưởng cách mạng, đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình... dành cho học sinh. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng cũng chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm với đất nước và xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện
học tập, làm việc, giải trí và rèn luyện lành mạnh, phát triển toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ. Tạo động lực để thanh niên xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học và công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đề cập đến việc vận dụng nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên là “cần gắn lý luận khoa học với thực tiễn, ra sức học hỏi lý luận và khoa học tiên tiến của các nước”, kết hợp với thực tế của đất nước ta để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, đạo đức có vai trò cơ bản trong sự phát triển nhân cách, bên cạnh tài, đức là yếu tố quan trọng để tập hợp, động viên lực lượng làm mọi công việc của đất nước, của loài người. Người nêu rõ: “Giải phóng cho dân tộc, giải phóng loài người là việc lớn, nhưng không có đạo đức, không có cơ sở… thì còn làm được gì nữa”.
Hiện nay, một vấn đề đang được các trường trung học phổ thông đặt ra là chất lượng đào tạo về nhiều mặt như trình độ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, các kỹ năng sống... Nếu như công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh mang lại hiệu quả thì sẽ nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh toàn trường, đảm bảo an ninh - xã hội và nâng cao vai trò, vị thế nhà trường trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Bởi vậy, chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XI nhấn mạnh cần “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”, NQTƯ 4 khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ nhằm định hướng cho thanh niên rèn luyện theo tiêu chí "Tâm trong- Trí sáng- Hoài bão lớn”.
Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ý thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tuổi trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Trường THPT
Diễn Châu 4, đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm lớp luôn quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh, nhằm tạo ra lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” như mong muốn của Bác Hồ. Trong thời gian qua, nhà trường và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đã đưa ra nhiều biện pháp để tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và kết quả giáo dục của trường.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DIỄN CHÂU 4, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Nghệ An, tháng 4 năm 2023 PHỤ LỤC A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 I. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1 II. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: .........................................2 III. Tính mới và những đóng góp của đề tài: .......................................................3 1. Tính mới của đề tài ..........................................................................................3 2. Đóng góp của đề tài:........................................................................................3 IV. Kế hoạch thực hiện đề tài:.............................................................................3 V. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................4 1. Phạm vi nội dung.............................................................................................4 2. Phạm vi không gian .........................................................................................4 3. Phạm vi thời gian.............................................................................................4 4. Cấu trúc của đề tài ...........................................................................................4 B. NỘI DUNG.....................................................................................................5 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM....................................5 1.1. Cơ sở lí luận:.................................................................................................5 1.2. Cơ sở thực tiễn:.............................................................................................8 1.2.1 Thực trạng của vấn đề................................................................................8 1.2.1.1 Về nhận thức của học sinh.......................................................................8 1.2.1.2 Về hình thức, phương pháp, nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh lớp chủ nhiệm........................................................................................9 1.2.2 Điều tra, khảo sát. ....................................................................................10 1.3. Các biện pháp đề xuất.................................................................................14 1.4. Kết luận chương 1.......................................................................................15 Chương 2: CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM................................................16 2.1. Các biện pháp .............................................................................................16 2.1.1. Nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của công tá c giá o duc̣ chủ nghia Má c- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng cá ch mang, đườ ng lối của Đảng Công sản Viêṭ Nam, truyền thống quý bá u của dân tôc̣ cho học sinh.....................................................................................................................16 2.1.2. Tăng cường và phối hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh...................19 2.1.3. Đổi mới phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh ............22 2.1.4. Nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh ....23 i A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế, thế hệ trẻ nói chung, học sinh trung học phổ thông nói riêng luôn là nguồn nhân lực góp phần quyết định vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bên cạnh nguồn nhân lực có đủ năng lực chuyên môn nghề nghiệp, thích ứng nhanh với khoa học công nghệ thì việc tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh luôn được Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội quan tâm, góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, lý tưởng cách mạng, đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình... dành cho học sinh. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng cũng chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm với đất nước và xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, làm việc, giải trí và rèn luyện lành mạnh, phát triển toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ. Tạo động lực để thanh niên xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học và công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đề cập đến việc vận dụng nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên là “cần gắn lý luận khoa học với thực tiễn, ra sức học hỏi lý luận và khoa học tiên tiến của các nước”, kết hợp với thực tế của đất nước ta để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, đạo đức có vai trò cơ bản trong sự phát triển nhân cách, bên cạnh tài, đức là yếu tố quan trọng để tập hợp, động viên lực lượng làm mọi công việc của đất nước, của loài người. Người nêu rõ: “Giải phóng cho dân tộc, giải phóng loài người là việc lớn, nhưng không có đạo đức, không có cơ sở thì còn làm được gì nữa”. Hiện nay, một vấn đề đang được các trường trung học phổ thông đặt ra là chất lượng đào tạo về nhiều mặt như trình độ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, các kỹ năng sống... Nếu như công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh mang lại hiệu quả thì sẽ nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh toàn trường, đảm bảo an ninh - xã hội và nâng cao vai trò, vị thế nhà trường trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Bởi vậy, chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XI nhấn mạnh cần “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”, NQTƯ 4 khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ nhằm định hướng cho thanh niên rèn luyện theo tiêu chí "Tâm trong- Trí sáng- Hoài bão lớn”. Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ý thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tuổi trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Trường THPT 1 III. Tính mới và những đóng góp của đề tài: 1. Tính mới của đề tài. - Bản thân các tác giả đã sáng tạo, tự thiết kế và cải tiến, chủ động trong việc chuẩn bị biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh lớp chủ nhiệm, không lệ thuộc, không trùng lặp bởi cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên biệt về: Một số biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường Trung học phổ thông Diễn Châu 4, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. - Đề tài xây dựng một số biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh lớp chủ nhiệm. Từ đó, giúp các em tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, ý thức chấp hành kỷ luật, ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng lý tưởng sống tốt đẹp cho học sinh. Qua đó gợi mở, nắm bắt tư tưởng và định hướng cách nghĩ cho học sinh, hình thành những lớp công dân sống có lý tưởng, có bản lĩnh, nhân cách và kỹ năng sống chủ động, tích cực, hướng thiện. Đây là điểm cuối cùng, là khâu then chốt trong giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh lớp chủ nhiệm mà chúng tôi mong muốn và cần đạt đến. 2. Đóng góp của đề tài: Về lý luận, đề tài làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường Trung học phổ thông Diễn Châu 4, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Về thực tiễn, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân của tồn tại thiếu sót, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường Trung học phổ thông Diễn Châu 4, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và vận dụng trong thực tiễn hoạt động nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cho học sinh lớp chủ nhiệm. Khẳng định tầm quan trọng của “Một số biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh lớp chủ nhiệm tại trường Trung học phổ thông Diễn Châu 4, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.” trong việc giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. IV. Kế hoạch thực hiện đề tài: Hoạt động Sản phẩm Thời gian 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận Cơ sở lý luận 08/2022- 8/2022 2. Điều tra thực trạng học sinh Cơ sở thực tiễn 8/2022- 9/2022 3. Xây dựng biện pháp Hình thành các biện 9/2022- 9/2022 pháp cụ thể 3 B. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM 1.1. Cơ sở lí luận: Chính trị là một thuật ngữ đã có từ rất lâu đời. Nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Chính trị là tất cả những hoạt động liên quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc và các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, tham gia vào các công việc của Nhà nước; hình thức tổ chức, nhiệm vụ và nội dung hoạt động của Nhà nước. Chính trị giải quyết lợi ích của giai cấp và Nhà nước. Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước và các đảng phái chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định. Chính trị tồn tại chừng nào còn giai cấp và nhà nước. Trong điều kiện xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chính trị trước hết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hiệu lực quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân lao động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tư tưởng. Theo các tài liệu ghi chép, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực vào ý thức, là sự thể hiện các mối quan hệ giữa con người với các vấn đề về thế giới xung quanh. Tư tưởng là ý thức của một cá nhân, một cộng đồng. Nó chứa đựng một hệ thống các quan điểm, khái niệm và luận cứ được xây dựng trên nền tảng triết học. Những quan niệm nhất quán, những quan điểm đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các cá nhân, các giai cấp, một dân tộc được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại hoạt động thực tiễn trực tiếp, cải tạo hiện thực. Công tác chính trị, tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển, tuyên truyền tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chuyển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối đời sống tinh thần của xã hội, động viên, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Công tác chính trị tư tưởng ở nước ta là những hoạt động cụ thể nhằm tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đất nước và chương trình công tác của cơ sở, địa phương nhằm tạo sự đồng thuận, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ ở cơ sở. Đảng ta ngay từ khi ra đời đã xác định chủ nghĩa Mác - Lênin, sau này bổ sung tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ tư tưởng chính trị của Đảng. Kiên trì tư tưởng chính trị Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là bài học đầu tiên dẫn đến thắng lợi 5
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_chinh_tri_tu_tuong_cho_hoc_si.docx
- THÁI THỊ MÙI, NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG -THPT DIỄN CHÂU 4-CHỦ NHIỆM.pdf