SKKN Một số biện pháp giáo dục ATGT hiệu quả cho học sinh ở trường THPT Cẩm Thủy 1

SKKN Một số biện pháp giáo dục ATGT hiệu quả cho học sinh ở trường THPT Cẩm Thủy 1

Vấn đề cấp thiết của nhân loại được đề cập ở bài 15 GDCD lớp 10 đó là: Môi trường và ô nhiễm môi trường; Dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số; Các dịch bệnh hiểm nghèo. Tôi thiết nghĩ, với sự phát triển nhanh, mạnh về kinh tế - xã hội như hiện nay thì vấn nạn giao thông và tai nạn giao thông cũng phải coi đó là một vấn đề toàn cầu, trong đó có đất nước Việt Nam.

Theo thống kê hàng năm, số người bị TNGT và chết vì tai nạn giao thông ngày càng tăng. Hàng ngày, hàng giờ trên phạm vi cả nước đều sảy ra các vụ TNGT và tử vong vì TNGT. Môi trường ô nhiễm chúng ta có thể cải tạo và khắc phục được; Dân số gia tăng chúng ta có thể dùng các chủ trương chính sách về dân số và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình để giảm thiểu; Các dịch bệnh hiểm nghèo bằng sự nỗ lực nghiên cứu của y học chúng ta có thể khống chế và đẩy lùi. Nhưng TNGT, một vấn nạn được cảnh báo hàng ngày, hàng giờ qua: báo chí, phát thanh,, truyền hình, các trang mạng điện tử, các băng rôn khẩu hiệu nhưng TNGT vẫn cứ tiếp diễn và ngày càng gia tăng. Phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, đường xá, cầu cống, giao thông thông suốt càng là mối lo của TNGT. TNGT được ví như những con vi rút mà không có loại vacxin nào ngăn chặn được. Bất kì một cuộc chiến tranh hay cuộc xung đột vũ trang nào cũng luôn có sự khởi đầu và kết thúc với những hậu quả phụ thuộc vào quy mô và sức tàn phá của nó thì TNGT còn nguy hiểm hơn rất nhiều xo với các cuộc chiến tranh. TNGT có điểm bắt đầu nhưng chắc chắn không có điểm kết thúc, không có một nhà khoa học, một chính sách nào là hữu hiệu hoặc là biệt dược để chữa trị dứt điểm vấn nạn TNGT đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ với hậu quả hết sức khôn lường.

 

docx 19 trang thuychi01 8503
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục ATGT hiệu quả cho học sinh ở trường THPT Cẩm Thủy 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang.
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1.Lí do chọn đề tài.................................................................................................... 2
2.Mục đích nghiên cứu..............................................................................................3
3.Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3
4.Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
PHẦN II.NỘI DUNG.
1.Cơ sở lí luận........................4
1.1.Khái niệm.............................. ..............................................................................4
1.2.Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông .............4
1.3. Pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ....................................................5
2.Thực trạng........................6
3.Giải pháp thực hiện. ............................................8
4. Hiệu quả................................................................................................................17
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1.Kết luận..................................................................................................................18 
2.Kiến nghị................................................................................................................18
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1.
I. MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Vấn đề cấp thiết của nhân loại được đề cập ở bài 15 GDCD lớp 10 đó là: Môi trường và ô nhiễm môi trường; Dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số; Các dịch bệnh hiểm nghèo. Tôi thiết nghĩ, với sự phát triển nhanh, mạnh về kinh tế - xã hội như hiện nay thì vấn nạn giao thông và tai nạn giao thông cũng phải coi đó là một vấn đề toàn cầu, trong đó có đất nước Việt Nam.
Theo thống kê hàng năm, số người bị TNGT và chết vì tai nạn giao thông ngày càng tăng. Hàng ngày, hàng giờ trên phạm vi cả nước đều sảy ra các vụ TNGT và tử vong vì TNGT. Môi trường ô nhiễm chúng ta có thể cải tạo và khắc phục được; Dân số gia tăng chúng ta có thể dùng các chủ trương chính sách về dân số và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình để giảm thiểu; Các dịch bệnh hiểm nghèo bằng sự nỗ lực nghiên cứu của y học chúng ta có thể khống chế và đẩy lùi. Nhưng TNGT, một vấn nạn được cảnh báo hàng ngày, hàng giờ qua: báo chí, phát thanh,, truyền hình, các trang mạng điện tử, các băng rôn khẩu hiệunhưng TNGT vẫn cứ tiếp diễn và ngày càng gia tăng. Phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, đường xá, cầu cống, giao thông thông suốt càng là mối lo của TNGT. TNGT được ví như những con vi rút mà không có loại vacxin nào ngăn chặn được. Bất kì một cuộc chiến tranh hay cuộc xung đột vũ trang nào cũng luôn có sự khởi đầu và kết thúc với những hậu quả phụ thuộc vào quy mô và sức tàn phá của nó thì TNGT còn nguy hiểm hơn rất nhiều xo với các cuộc chiến tranh. TNGT có điểm bắt đầu nhưng chắc chắn không có điểm kết thúc, không có một nhà khoa học, một chính sách nào là hữu hiệu hoặc là biệt dược để chữa trị dứt điểm vấn nạn TNGT đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ với hậu quả hết sức khôn lường.
Đối với học sinh, các em chính là nhóm đối tượng đông đảo nhất, mỗi ngày các em phải hai buổi đến trường cùng chiếc xe đạp quen thuộc. Lứa tuổi THPT các em đã phải tự mình đến trường, tự mình điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện và khác hoàn toàn xo với học sinh tiểu học, mầm non do bố mẹ đưa đón. Mặc dù các em toàn quyền sử dụng xe đạp điện, xe máy điện đến trường, nhưng kiến thức về luật ATGT bản thân các em đã được tiếp cận qua các chương trình giáo dục nhưng việc hiểu rõ cũng chỉ được vài học sinh, đa số là lơ mơ, các em cũng không tự ý thức tìm hiểu để có kiến thức tốt hơn cho việc sử dụng xe đạp điện, xe máy điện khi đến trường. Những kiến thức về pháp luật, những bài dạy “ATGT” các thầy cô đã dạy qua các tiết học trên lớp hoặc qua các giờ ngoại khóa nhưng mấy em thực sự chú tâm lĩnh hội. Nhiều vụ tai nạn các em tận mắt chứng kiến nhưng chỉ rùng mình khi tận mắt thấy rõ hậu quả tai nạn giao thông, bên cạnh đó là sự thờ ơ, vô cảm trước thực trạng vi phạm ATGT và TNGT. Vì vậy mà nhiều em còn vi phạm luật giao thông, không thực hiện đúng quy tắc lái xe an toàn
Từ những lí do trên, để đảm bảo cho học sinh đến trường an toàn tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục ATGT hiệu quả cho học sinh ở trường THPT Cẩm Thủy 1”.
2.Mục đích nghiên cứu.
Trang bị kiến thức pháp luật và nội dung 5 bài học về ATGT cho nụ cười ngày mai.
	Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với việc tuân thủ luật giao thông đường bộ, hướng tới giảm thiểu tai nạn giao thông, góp phần nâng cao văn hóa giao thông cho mọi người, mọi nhà, giảm thiệt hại về người và của trong lĩnh vực giao thông đặc biệt là giao thông đường bộ. 
	Phát triển kĩ năng nhìn nhận vấn đề thực tiễn về ATGT và pháp luật về ATGT hiện nay.
	Giúp các em có định hướng và cách thức tham gia giao thông hiệu quả, an toàn.
3.Đối tượng nghiên cứu.
	Nghiên cứu tổng quát về thực trạng giao thông và tình hình tai nạn giao thông hiện nay đặc biệt là việc tham gia giao thông và tuân thủ quy tắc giao thông của học sinh THPT Cẩm Thủy 1.
	Thực trạng giao thông và tai nạn giao thông trong xã hội hiện nay.
	Số người vi phạm giao thông và hậu quả tai nạn giao thông để lại cho con người.
	Đối tượng nghiên cứu là các em học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Cẩm Thủy 1 nói riêng đang sử dụng xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện điến trường.
	Các biện pháp, giải pháp hướng tới nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân nhằn giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết về ATGT, pháp luật về giao thông.
Phương pháp khái quát, tổng hợp.
Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin.
Phương pháp nêu vấn đề thực tiễn nảy sinh.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
v.v...
II. NỘI DUNG.
1.Cơ sở lí luận.
1.1.Khái niệm.
a.Khái niệm pháp luật: 
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước. (Trích SGK GDCD 12-NXB Giáo dục Việt Nam trang 5)
b.Khái niệm thực hiện pháp luật.
Hoạt động thực hiện pháp luật không chỉ là hành vi đơn lẻ, độc lập mà nó luôn là một quá trình. Vì vậy, thực hiện pháp luật là: Hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. (Trích SGK GDCD 12-NXB Giáo dục Việt Nam trang 17)
c.Đặc điểm của thực hiện pháp luật.
Thực hiện pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Thực hiện pháp luật là một giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng của cơ chế điều chỉnh pháp luật.
Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau. (trích Giáo trình Nhà nước và pháp luật NXB ĐHQG trang 225 về:chức năng của pháp luật)
d.Vị trí, vai trò của thực hiện pháp luật.
Có thể khẳng định rằng, thực hiện pháp luật có vị trí vai trò đặc biệt trong các hoạt động pháp luật. Thực hiện pháp luật là hoạt động đưa pháp luật vào cuộc sống, biến những quy phạm pháp luật thành hành vi, xử sự thực tế, hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Vị trí vai trò của pháp luật không chỉ thể hiện trong toàn bộ hoạt động về pháp luật (xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật) mà nó còn là “một mặt quan trọng của nền pháp chế”. Kết quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật là một trong những tiêu chuẩn để xác định tính chất của nền pháp chế XHCN. Sự thực hiện pháp luật chính là trung tâm của pháp chế.
1.2.Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ.
a.Giao thông đường bộ.
Là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà qua sông, suối nối đường bộ.
An toàn giao thông là tuân thủ theo các quy định của luật giao thông, là sự bình an khi tham gia giao thông.
Vi phạm an toàn giao thông là hành vi của người tham gia giao thông không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
b.Đảm bảo trật tự ATGT đường bộ.
Đảm bảo trật tự ATGT đường bộ là hoạt động giao thông được điều chỉnh bằng một hệ thống quy phạm pháp luật bắt buộc mọi chủ thể tham gia giao thông phải tự giác tuân theo. Hạn chế thấp nhất TNGT sảy ra, bảo đảm an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông. Hạn chế ùn tắc giao thông đảm bảo giao thông được tiện lợi, hiệu quả, tiết kiệm. Đảm bảo yêu cầu mĩ quan giao thông đô thị, chống ô nhiễm môi trường.
1.3. Pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
An toàn giao thông gồm an toàn giao thông đường bộ, an toàn giao thông đường thủy và an toàn giao thông đường hàng không, nhưng chủ yếu nhất và được quan tâm nhiều nhất vẫn là an toàn giao thông đường bộ.
Pháp luật tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ thông qua việc ban hành Luật giao thông đường bộ nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 4 Luật giao thông đường bộ năm 2001 quy định: “Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội”) để đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Luật Giao thông đường bộ quy định quy tắc giao thông đường bộ (các quy tắc mà người tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo, như: người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông); các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông đường bộ của kết cấu cơ sở hạ tầng, phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
*Kết luận: Để đảm bảo tham gia giao thông đúng quy tắc và tránh những tai nạn, rủi ro do giao thông mang lại, Nhà nước ta cũng như bất kỳ một nhà nước nào đều phải sử dụng pháp luật(Luật giao thông) như là một công cụ chủ yếu để thực hiện vai trò quản lý của mình. Vì vậy, việc quản lý bằng pháp luật cũng là một đặc trưng của việc quản lý Nhà nước trong đó có pháp luật về giao thông đường bộ.
2.Thực trạng thực hiện pháp luật đảm bảo an toàn giao thông đường bộ ở trường THPT Cẩm Thủy 1.
Vài năm trở lại đây, xe đạp điện trở thành phương tiện phổ biến trong giới trẻ. Rất nhiều ưu điểm như: không gây tiếng ồn, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường, người điều khiển lại không cần giấy phép lái xe... nên loại phương tiện này đang là sự lựa chọn hàng đầu của các gia đình cho con em đến trường. Ngoài những ưu thế nổi bật, xe đạp điện cũng có nhược điểm đáng lưu ý như không đảm bảo kỹ thuật ATGT khi lưu thông với tốc độ cao (40-50 km/h) và những người điều khiển xe đạp điện vẫn chỉ đơn thuần nhận thức loại phương tiện này giống như một loại xe đạp thông thường, dẫn đến ý thức chấp hành Luật ATGT không cao.
Đứng trước cổng trường học vào giờ tan học, không khó để nhìn thấy hình ảnh các em học sinh đầu trần, dàn hàng ngang, nô đùa khi điều khiển xe đạp điện. Có em vừa đi vừa cầm ô, nhiều xe hồn nhiên chở 3, kéo đẩy các phương tiện khác, vượt đèn đỏ Đây là những hành vi vi phạm trật tự ATGT, ảnh hưởng đến ý thức chấp hành luật pháp của các em sau này. Thực trạng đó khiến nhiều người khi tham gia giao thông không khỏi bức xúc. 
(Cổng trường lúc tan học và hs dùng ô khi điều khiển xe đạp)
Theo quy định của Nghị định 171/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy cách là 150.000 - 200.000 đồng (với người trên 18 tuổi). Nhưng với đối tượng trong độ tuổi 16-18 chỉ chịu 50% mức phạt này, còn người dưới 16 tuổi chỉ bị phạt cảnh cáo và tạm giữ xe 10 ngày.
Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện, nhưng thực tế tai nạn đã xảy ra và nguy hiểm luôn rình rập là điều tất yếu.  Trước nguy cơ tai nạn do xe đạp điện gây ra, các trường học có nhiều hình thức quản lý học sinh sử dụng loại phương tiện này nhưng chưa thực sự hiệu quả. 	Khó khăn lớn nhất trong quá trình xử lý vi phạm của cơ quan chức năng là đối tượng điều khiển thường là học sinh, nhận thức còn hạn chế và không có tiền nộp phạt, các hình thức xử lý hiện tại chỉ mang tính chất răn đe, cảnh cáo. Vai trò của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục HS nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ là vô cùng quan trọng. 
	Trong tháng cao điểm ATGT 2016, Công an huyện huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường, xử lý gần 1.000 trường hợp điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, không tuân thủ Luật Giao thông. Có khi, chỉ trong một buổi xử lý, thu giữ gần 100 phương tiện vi phạm. Khó khăn lớn nhất trong quá trình xử lý vi phạm là đối tượng điều khiển thường là học sinh, nhận thức còn hạn chế. Các hình thức xử lý hiện tại chỉ mang tính chất cảnh cáo, chưa đủ sức răn đe.
Các biện pháp xử lý người ngồi trên xe đạp điện vi phạm pháp luật về ATGT của lực lượng chức năng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân. Việc làm này không chỉ góp phần giữ gìn trật tự giao thông trên địa bàn mà còn góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông của thanh, thiếu niên và các em học sinh. Tuy nhiên, để các em điều khiển xe đạp điện chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của lực lượng chức năng cũng như sự quan tâm tuyên truyền, giáo dục của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Trường THPT Cẩm Thủy 1 có 1415 học sinh thì có khoảng 90% học sinh sử dụng phương tiện tới trường là xe đạp điện, xe máy điện. Đặc biệt trong số đó có khoảng 5% sử dụng xe máy chỉ có 5% là hs sử dụng xe đạp thường. Điều này cho thấy việc sử dụng các phương tiện nói trên ngày một phổ biến hơn đồng nghĩa với việc quản lý của các cơ quan tổ chức có trách nhiệm ngày một khó khăn hơn. 
Với số học sinh sử dụng xe đạp điện, xe máy điện để đến trường chiếm tỉ lệ 90%. Đây là điều đáng mừng vì phương tiện này giúp các em đến trường đúng giờ, không tốn nhiều sức lực đảm bảo sức khỏe để học tập, nhưng bên cạnh đó là những hạn chế nhất định khi các em sử dụng xe đạp điện, xe máy điện không tuân thủ quy tắc giao thông như: lạng lách, đánh võng, dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm. Từ ý thức và việc thực hiện quy tắc lái xe không đảm bảo an toàn nên đã sảy ra những hậu quả nhất định. Mặc dù các em đã được giáo dục ATGT, các kiến thức khi tham gia giao thông an toàn và nhất là các em đã được giáo dục qua rất nhiều kênh như: Thông qua giảng dạy pháp luật môn GDCD lớp 12, các tiết học ngoại khóa, các buổi học NGLL, các hình thức mít tinh về ATGT, các cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” ...nhưng thực trạng học sinh đến trường bằng xe đạp nói chung, bằng xe đạp điện, xe máy điện nói riêng vi phạm ATGT để lại hậu quả nghiêm trọng gây tổn thất cả người và của. 
3.Giải pháp và tổ chức thực hiện.
	Xuất phát từ thực trạng học sinh vi phạm ATGT ngày càng tăng và tỉ lệ thiệt hại về người, về vật chất, tinh thần...mà nhà trường đã có rất nhiều nỗ lực trong việc tìm ra biện pháp giáo dục hiệu quả nhất, giảm thiểu một cách tối đa những vụ tai nạn giao thông mà nạn nhân là học sinh. 
	Để góp phần giảm thiểu vi phạm ATGT và những tai nạn rủi ro đối với học sinh khi sử dụng xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông đến trường ngoài việc “Sử dụng chương trình phát thanh để giáo dục ATGT cho học sinh”. Cần thực hiện một số biện pháp giáo dục ATGT cho học sinh như sau:
 Thứ nhất: Lập kế hoạch giảng dạy tài liệu “ATGT cho nụ cười ngày mai”; xây dựng chương trình ngoại khóa chủ đề “ATGT cho học sinh đến trường an toàn” và kế hoạch tháng cao điểm “ATGT vào tháng 9 đầu năm học mới”, xin ý kiến chỉ đạo và phê duyệt của Đảng ủy, BGH nhà trường.
Thứ hai: Giảng dạy 5 bài học ATGT cho nụ cười ngày mai cho học sinh.
Dựa vào đặc thù, đặc điểm và hành vi tham gia giao thông của học sinh mà bản thân tôi cần lựa chọn tập trung vào những bài học nào trong 5 bài học căn bản nêu trên để dạy cho học sinh. Qua 4 năm giảng dạy an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai (Từ năm học: 2013-2014; đến năm học: 2016-2017) tôi nhận thấy cần phải thực hiện tốt các bài dạy sau đây:
	Bài 1: “Tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông”.
	Đây là bài học quan trọng nhất trong 5 bài, bởi lẽ hiện nay tai nạn giao thông diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp mọi miền Tổ quốc và cứ vài giây sinh mạng con người lại bị cướp đi bởi những vụ tai nạn thảm khốc trong đó Huyện Cẩm Thủy chúng tôi cũng không ngoại lệ. Nếu chúng ta chỉ nói với nhau là tai nạn giao thông nó khủng khiếp lắm khi ngồi trò chuyện mà không có sự minh chứng bằng hình ảnh, bằng những số liệu sống thì mấy ai tin điều đó đang sảy ra và thuyết phục họ một cách tuyệt đối. 
Mục đích của tôi với bài này cung cấp cho học sinh: Tình hình TNGT hiện nay tại Việt Nam, tại Thanh Hóa và địa bàn huyện Cẩm Thủy. Từ đó yêu cầu các em tự liên hệ rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến TNGT hiện nay, sau đó giúp các em xác định nguyên nhân TNGT là từ đâu. Ở tiết học này các em được xem, được chứng kiến qua băng hình, số liệu, những tác động hậu quả mà TNGT để lại và tự xác định rõ TNGT xuất phát từ nguyên nhân nào, trong vô vàn nguyên nhân(khách quan, chủ quan) phải xác đinh rõ nguyên nhân chủ yếu và quyết định dẫn tới TNGT là gì. Có như vậy học sinh mới bật ra trong suy nghĩ tiềm ẩn lâu nay dẫn đến TNGT đó là ý thức của chính người tham gia giao thông.
	Với tiết học này học sinh rút ra nguyên nhân dẫn đến TNGT đó là ý thức của người tham gia giao thông từ đó khẳng định: “Văn hóa giao thông” chính là chìa khóa khẳng định “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”.
Bài 2: “Đi xe đạp an toàn”
	Với 90% học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện đến trường và chỉ một số ít học sinh sử dụng xe đạp thường hoặc bố mẹ đưa đón, vì vậy việc hướng dẫn cách đi xe đạp an toàn là bài học rất bổ ích và cần thiết đối với các em. Dù xe đạp điện, xe máy điện hoặc xe đạp thì đây chính là phương tiện chính gắn bó hàng ngày đưa các em đến trường. Khi sử dụng phương tiện này an toàn cần phải trang bị cho các em cách xác định đâu là những hành vi đi xe đạp không an toàn. Từ thực tế sử dụng hàng ngày các em sẽ nhanh chóng chỉ ra các hành vi đi xe đạp không an toàn như: Dàn hàng ngang; Đi sai làn đường; Đu bám xe; Cầm ô; Lạng lách, đánh võng; Buông cả hai tay; Trêu đùa khi đi xe đạp; Phóng nhanh, vượt ẩu; Không chấp hành luật ATGT
Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích rõ tại sao những hành vi không tuân thủ quy tắc giao thông lại không an toàn, giúp học sinh xác định nên hay không nên có những hành vi trên.Hướng dẫn học sinh cách sử dụng xe đạp như thế nào để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
(Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra xe trước khi tham gia giao thông)
Học sinh phải được hướng dẫn thực hành chi tiết ngay tại giờ học có như vậy học sinh mới nắm bài kĩ hơn.
Bài 3: “Hệ thống báo hiệu đường bộ”.
 	Để đảm bảo an toàn cho học sinh khi tham gia giao thông, ngoài việc chỉ rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ quy tắc an toàn giao thông; việc sử dụng và đi xe đạp an toàn điều cần thiết phải cho học sinh nắm vững “Hệ thống báo hiệu đường bộ”. Các em cần thấy rõ vai trò của hệ thống báo hiệu đường bộ bởi hệ thống biển báo sẽ giúp cho học sinh tham gia giao thông có trật tự và được an toàn hơn. 
Cho các em quan sát hệ thống biển báo, chỉ rõ vai trò, ý nghĩa từng biển báo như: Đặc điểm nhận biết; nội dung biển báo; cách nhớ tên và ý nghĩa mỗi biển báo.
 (Hình ảnh GV phân tích ý nghĩa các biển báo và hs xác định các biển báo)
	Bài 4: “Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm”.
	Tham gia giao thông là một hoạt động thực tế diễn ra hàng ngày, không một ai có thể biết trư

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_atgt_hieu_qua_cho_hoc_sinh_o.docx