SKKN Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân
Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông không ngừng gia tăng, việc giáo dục ý thức cho người dân phải có ý thức trong việc tham gia giao thông để hạn chế tai nạn là một việc làm cần thiết.
Tính từ 16-12-2015 đến 15-12-2016, cả nước xảy ra 21.589 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. Qua phân tích cho thấy, đa phần các vụ TNGT xảy ra là do ý thức của người tham gia giao thông chiếm 71,6%. Trong các vụ TNGT, 66,7% là do mô tô, xe máy; ô tô chiếm 27,07%. Ở tỉnh Thanh Hóa, theo số liệu thông kê từ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an tỉnh Thanh Hóa, năm 2016 toàn tỉnh đã xảy ra gần 580 vụ tai nạn giao thông, làm chết 179 người, bị thương 468 người. Trong đó, TNGT đường bộ xảy ra 161 vụ, làm chết 171 người, bị thương 90 người; TNGT đường sắt xảy ra 8 vụ, làm chết 8 người. Toàn tỉnh cũng đã xảy ra 403 vụ va chạm giao thông, làm 378 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính trên 2,8 tỷ đồng.
Hiện nay, tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ của học sinh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1, là một lớp đầu cấp cần phải trang bị những kiến thức về Luật giao thông cho các em và cách thức, hoạt động như thế nào là nhiệm vụ của người giáo viên
MỤC LỤC 1. Mở đầu .. Trang 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận 2.2. Thực trạng của vấn đề 2.3. Giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề . 3. Kết lận và kiến nghị 3.1. Kết luận.. 3.2. Kiến nghị Trang 1 Trang 2 Trang 2 Trang 2 Trang 2 Trang 2 Trang 3 Trang 6 Trang 17 Trang 17 Trang 18 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài : Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông không ngừng gia tăng, việc giáo dục ý thức cho người dân phải có ý thức trong việc tham gia giao thông để hạn chế tai nạn là một việc làm cần thiết. Tính từ 16-12-2015 đến 15-12-2016, cả nước xảy ra 21.589 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. Qua phân tích cho thấy, đa phần các vụ TNGT xảy ra là do ý thức của người tham gia giao thông chiếm 71,6%. Trong các vụ TNGT, 66,7% là do mô tô, xe máy; ô tô chiếm 27,07%. Ở tỉnh Thanh Hóa, theo số liệu thông kê từ Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an tỉnh Thanh Hóa, năm 2016 toàn tỉnh đã xảy ra gần 580 vụ tai nạn giao thông, làm chết 179 người, bị thương 468 người. Trong đó, TNGT đường bộ xảy ra 161 vụ, làm chết 171 người, bị thương 90 người; TNGT đường sắt xảy ra 8 vụ, làm chết 8 người. Toàn tỉnh cũng đã xảy ra 403 vụ va chạm giao thông, làm 378 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính trên 2,8 tỷ đồng. Hiện nay, tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ của học sinh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1, là một lớp đầu cấp cần phải trang bị những kiến thức về Luật giao thông cho các em và cách thức, hoạt động như thế nào là nhiệm vụ của người giáo viên Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục về trật tự an toàn giao thông vào dạy ở các trường tiểu học từ năm học 1998 - 1999, vì lứa tuổi này các cháu rất hiếu động và chưa hiểu biết nhiều về luật lệ giao thông. Theo thống kê số học sinh bị tai nạn giao thông trong những năm qua, chỉ ở một số tỉnh thành đã đến con số 1488 em. (Theo báo cáo của Vụ học sinh sinh viên, Bộ GD và ĐT) Ngay từ khi còn học ở Mầm non, các em đã được học tập và tìm hiểu về luật An toàn giao thông, các em được thực hành thông qua các trò chơi. Ngoài ra các em còn được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các hành vi và thói quen tham gia giao thông có những hiểu biết của mình khi tham gia giao thông là một việc làm hết sức cần thiết. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có hiểu biết về luật giao thông đường bộ, là một giáo viên, tôi dành hết tâm huyết của mình đưa ra các biện pháp để giáo dục cho các em biết cách đi đường theo đúng quy định, đúng Luật giao thông, như vậy sẽ tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Chính vì lí do đó tôi đã chọn đề tài: Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nâng cao nhận thức tham gia giao thông, từ đó giúp học sinh có ý thức hiểu, chấp hành luật giao thông đường bộ cho học sinh tiểu học Thị Trấn nói chung và học sinh lớp 1A nói riêng. Nhằm giúp các cán bộ giáo viên trong trường Tiểu học có thêm tư liệu trong việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học thị trấn Thường Xuân năm học 2016-2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp quan sát, phương pháp thống kê, phương pháp giảng giải vấn đáp, phương pháp tuyên truyền, 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Để thực hiện thành công đề tài này, bản thân phải nắm chắc một số Luật giao thông đường bộ có liên quan đến giáo dục giao thông cho học sinh, nhất là học sinh lớp 1. Căn cứ vào nội dung giáo dục giao thông trong trường Tiểo học như: Sách giáo khoa Em thực hành An toàn giao thông lớp 1, một số môn học được tích hợp như Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức lớp 1 Dựa vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học, tâm lí của học sinh lớp 1 và dựa vào các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về Giáo dục an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh lớp 1. Dựa vào chỉ thị của Thủ tướng chính phủ và của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT cùng với các cơ quan chức năng đưa nội dung giáo dục Pháp luật về trật tự ATGT vào các trường học từ năm học 2001 đến nay. Giáo dục ATGT là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Vì vậy giáo viên chúng ta cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn nâng cao ý thức pháp luật các em ngay từ bé. Giáo dục ATGT cho học sinh lớp 1 nhằm giúp các em sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông ở mọi lúc mọi nơi. Để đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. 2.2. Thực trạng của vấn đề: Huyện Thường Xuân là một trong những huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên cùng với sự phát triển chung của đất nước, ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Xuân nói chung và địa bàn thị trấn nói riêng phương tiện giao thông, như xe đạp, xe máy, ô tô gia tăng rất nhanh. Những năm gần đây, huyện đã đã có những đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông: đường phố được mở rộng, khang trang, Nhưng bên cạnh đó, các biển báo giao thông gần như chưa có, các ngã ba, ngã tư chưa có bục đèn xanh, đèn đỏ. Và phương tiện giao thông tăng thì số vụ tai nạn giao thông cũng tăng theo. Theo thống kê của công an huyện Thường Xuân năm 2016 xảy ra 6 vụ tai nạn giao thông, làm 8 người chết, thiệt hại 200 triệu đồng và 7 vụ va chạm giao thông làm 9 người bị thương, thiệt hại 80 triệu đồng. Ba tháng đầu năm 2017 đã xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông làm 4 người chết và vụ va chạm giao thông diễn ra tại các địa phương tập trung đông dân trong đó có thị trấn Thường Xuân. Một số hình ảnh tai nạn giao thông xảy ra ở địa bàn huyện Thường Xuân Cùng với những thông tin về an toàn giao thông thì việc giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp 1 là một việc làm thiết thực và có thể thực hiện được. Vì vậy, nếu học sinh đi ra ngoài đường mà không chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn ách tắc và xảy ra tai nạn là điều khó tránh khỏi. Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân là một trường trung tâm của huyện, những năm học gần đây việc Giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường ngày càng được quan tâm. Nhà trường đã tổ chức Hội thi tìm hiểu về an toàn giao thông, thi vẽ tranh về an toàn giao thông học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, từ đó để giáo dục cho học sinh toàn trường cách tham gia giao thông đúng luật. và đã đưa vào giảng dạy An toàn giao thông trong môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp như một tiết học chính khóa (hai tuần 1 tiết). Từ đầu năm học 2016 - 2017, trường Tiểu học Thị Trấn được hãng Honda kết hợp với công an huyện Thường Xuân đã trao tặng mũ bảo hiểm cho 30 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đây là món quà ý nghĩa giúp cho các em có ý thức hơn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì vẫn tồn tại những điều sau: - Năm học 2016 - 2017, tôi được nhà trường phân công phụ trách và giảng dạy lớp 1A. Tổng số HS của lớp là 25 em. Khoảng cách từ nhà học sinh đến trường là không xa (chỉ trong vòng bán kính chưa đến 3 km), nhiều em có thể tự đi bộ đến trường. Ở lứa tuổi này các em chưa được sử dụng phương tiện giao thông, đa số các em được bố mẹ đưa đón đến trường nên tại nạn giao thông đối cới các em là chưa xảy ra. Tuy nhiên, đầu năm học một số phụ huynh còn theo thói quen không đội mũ bảo hiểm cho con em mình (trẻ mầm non chưa bắt buộc đội mũ bảo hiểm), cũng có khi cho rằng đi đường gần thì cần gì phải đội mũ bảo hiểm vì thế đa số các em chưa đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe mô tô hoặc xe gắn máy; và như thế là chưa chấp hành đúng luật giao thông. Theo thống kê của Bộ y tế, mỗi năm cả nước có khoảng 1900 trường hợp trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông. Trong đó, gần 50% trường hợp bị chấn thương sọ não vì không đội mũ bảo hiểm (Nghị định 171 quy định, từ ngày 10 - 4 - 2015 trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi sau xe gắn máy bắt buộc đội mũ bảo hiểm). Hình ảnh học sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy: Đầu năm học 2016 - 2017 tôi đã tiến hành khảo sát học sinh hai lớp 1A và 1B khi tham gia giao thông, phương tiện giao thông được các em sử dụng khi đến trường đến trường: Lớp Tổng số HS Số học sinh đi qua sông Số học sinh đi đường bộ 1A 25 0 25 Bảng khảo sát học sinh sử dụng phương tiện giao thông gì khi đến trường và có thực hiện đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy: Lớp Tổng số HS Số học sinh tự đi xe đạp Số học sinh tự đi bộ Số học sinh được bố mẹ đưa đón bằng xe gắn máy Số học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe gắn máy SL TL SL TL SL TL SL TL 1A 25 1 4% 2 8% 22 88% 5 22,7% Qua kết quả khảo sát ta thấy học sinh trường Tiểu học Thị trấn nói chung và học sinh lớp 1A nói riêng, các em tham gia giao thông chủ yếu bằng đường bộ, có một số ít học của xã Xuân Cao được học tại trường nhưng ở lớp 1A không có học sinh Xuân Cao, ở đề tài này tôi không đề cập đến giao thông đường thủy hay đường sắt mà chủ yếu giáo dục các em giữ an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. Nhìn vào bảng khảo sát thứ hai, ta thấy một con số đáng báo động đó là rất ít học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe gắn máy. Đó có phải do lỗi của chính các em ? - Dạy học phân môn An toàn giao thông đa số giáo viên còn xem nhẹ, dạy lướt qua và dành nhiều thời gian dạy kiến thức về Toán và Tiếng Việt. - Đồ dùng dạy học về An toàn giao thông gần như không có và giáo viên không dành thời gian để làm đồ dùng dạy học cho phân môn này. - Để thực hiện một hội thi tìm hiểu về An toàn giao thông giáo viên không thể tự tổ chức trong lớp của mình mà phải tổ chức trong khối hoặc toàn trường và vô cùng tốn kém. Trước thực trạng trên bản thân tôi thấy mình phải có phần trách nhiệm vào việc trang bị cho các em một số những kiến thức cơ bản về an toàn khi tham gia giao thông. Đây là việc làm cấp bách và cần thiết và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục một thế hệ tương lai có ý thức, có văn hóa khi tham gia giao thông. Vì vậy đề tài “ Một số biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 1 - Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân” nhằm giúp giải quyết tình trạng trên của lớp 1A, trường Tiểu học Thị Trấn. 2.3. Các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Lồng ghép nội dung bài học theo quy định: Nội dung giáo dục an toàn giao thông từ lâu đã được dạy tích hợp trong các môn như Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức. Nhưng những năm gần đây, giáo dục an toàn giao thông được dạy lồng ghép trong môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đã dạy như một môn học riêng biệt, nội dung giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 1 được cụ thể bằng những bài học trong tài liệu Giáo dục ATGT cho học sinh lớp 1. Gồm các bài học như sau: Bài Nội dung Số tiết 1 An toàn và nguy hiểm 2 2 Tìm hiểu đường phố 2 3 Đèn tín hiệu giao thông 2 4 Đi bộ an toàn trên đường phố 3 5 Đi bộ sang đường an toàn 3 6 Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy 3 - Ở lớp 1, HS được học sách “Em thực hành An toàn giao thông” gồm có 6 bài, về hình thức đẹp, các bài học gần gũi quen thuộc với các em và được minh họa bằng tranh phù hợp với lứa tuổi, rất bổ ích giúp các em hiểu bài nhanh, nhớ lâu, nhận biết đúng sai có ý nghĩa giáo dục. Nhưng có một bất cập là chưa có hướng dẫn dạy môn học này. Tôi đã thực hiện biên soạn một giáo án minh hoạ cho phân môn Giáo dục An toàn giao thông như sau: GIÁO ÁN MINH HỌA Bài dạy được lồng ghép vào chủ đề Giáo dục ngoài giờ lên lớp tháng thứ 8 Giáo dục An toàn giao thông Bài 6: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP, XE MÁY ( 3 TIẾT) I. Mục tiêu: - Học sinh biết những quy định an toàn khi ngồi trên xe đạp , xe máy. - Biết sự cần thiết của các thiết bị an toàn đơn giản ( mũ bảo hiểm.. ). - Thực hiện đúng trình tự khi ngồi hoặc lên xuống trên xe đạp , xe máy. - Có thói quen đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi xuống xe, biết bám chắc người ngồi đằng trước. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Máy chiếu, tranh ảnh, xe đạp, xe máy, mũ bảo hiểm Học sinh: Sách Em thực hành an toàn giao thông, mũ bảo hiểm III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A/ Ồn định tổ chức: Cho học sinh hát bài “Chúng em với an toàn giao thông” B/Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên kiểm tra lại bài : Đi bộ sang đường an toàn + Muốn sang đường an toàn, em cần làm gì ? - Giáo viên nhận xét , góp ý sửa chữa. C / Bài mới : 1. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bằng câu hỏi: Hằng ngày các em thường xuyên được bố mẹ đưa đón đi học bằng phương tiện gì? Vậy để ngồi sau xe đạp, xe máy an toàn, các em cần thực hiện những nguyên tắc gì thì bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. - GV ghi đầu bài lên bảng 1. Hoạt động 1: Chia sẻ (HĐ theo cặp đôi) - GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1: Một em hỏi, 1 em trả lời. - GV quan sát học sinh thực hiện. - GV yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận. 2. Hoạt động 2: Quy tắc ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy.(HĐ cả lớp) - GV yêu cầu học sinh đọc Quy tắc ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy. - GV hỏi để kiểm tra: + Ngồi trên xe đạp, xe máy có đội mũ bảo hiểm không? đội mũ gì? Tại sao phải đội mũ bảo hiểm ? + Khi ngồi trên xe đạp xe máy các em sẽ ngồi như thế nào ? + Trước khi xuống xe ta phải làm gì? + Giáo viên kết luận : Ngồi ngay ngắn ôm chặt vào eo người lái. quan sát các loại xe khi lên xuống. - GV cho HS quan sát các tranh của bài tập 3. Hỏi: Ai ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy? - Yêu cầu HS nêu kết quả - GV đưa ra kết quả đúng (Đưa hình ảnh bằng máy chiếu) Hoạt động 3: Thực hành lên, xuống xe đạp, xe máy. - Nhớ thứ tự các động tác khi lên, xuống xe đạp, xe máy. - GV cho HS ra sân thực hành trên xe đạp. GV hướng dẫn thêm nếu các em thực hiện chưa đúng. Hoạt động 4: Tìm hiểu về mũ bảo hiểm (HĐ nhóm) - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: + Mũ bảo hiểm để bảo vệ phần nào của cơ thể? + Vì sao ta cần đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy? - GV kết luận: Khi ngồi sau xe máy, cần đội mũ bảo hiểm. Đội mũ bảo hiểm phải cài quai, cài khóa cẩn thận. Chọ mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn, kích thước vừa đầu. Hoạt động 5: Đội mũ bảo hiểm đúng cách và thực hành đội mũ bảo hiểm. - GV cho HS quan sát tranh ở bài tập 5. - GV vừa hướng dẫn vừa làm mẫu cách đội mũ bảo hiểm đúng thao tác vài lần theo 4 bước như hướng dẫn trong sách giáo khoa. - Chia theo nhóm 3 để thực hành, kiểm tra giúp đỡ học sinh đội mũ chưa đúng. - Gọi vài em đội đúng làm đúng. - GV kết luận : thực hiện đúng theo 4 bước sau : Bước 1: Phân biệt phía trước và phía sau mũ. Bước 2: Đội mũ ngay ngắn, vành mũ sát trên lông mày. Bước 3: Kéo 2 nút điều chỉnh dây mũ nằm sát dưới tai, sao cho dây mũ sát hai bên má. Bước 4: Cài khoá mũ, kéo dây vừa khít váo cổ. IV/ Củng cố - Dặn dò : - Cho hs nhắc lại và làm các thao tác khi đội mũ bảo hiểm. - Yêu cầu một số em đọc lời khuyên ở cuối bài học. - Dặn dò học sinh thực hiện đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy và nhắc nhở người thân đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. - Hát kết hợp vỗ tay - 1 HS trả lời: Sang đường an toàn phải tuân theo tín hiệu đèn và đi vào vạch sơn dành cho người đi bộ qua đường và em phải nắm tay người lớn. - HS cả lớp nghe và nhận xét phần trả lời câu hỏi của bạn . - HS trả lời. - HS lắng nghe - HS nhắc lại tên bài học - HS thực hiện: H1: Bạn đã từng ngồi trên xe đạp, xe máy để đi đâu? H2: Đi chơi, đi học, H1: Khi bạn ngồi trên xe đạp, xe máy đi nhanh bạn cảm thấy thế nào? H2: sợ ngã, ù tai, . H1: Bạn đã từng bị ngã xe hay trông thấy người ngã xe chưa? H2: Trả lời H1: Để không bị ngã, khi ngồi trên xe máy, xe đạp, bạn cần phải làm gì? H2: - HS đọc quy tắc ở bài tập 2 - HS Trả lời - Ngồi ngay ngắn và bám chắc người ngồi phía trước - Quan sát xung quanh xem có xe nào từ phía sau chạy tới không. - HS quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu + vào ô trống dưới tranh ảnh có người ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy, đánh dấu – vào ô trống dưới tranh ảnh có người ngồi không an toàn. - Một số em nêu kết quả trước lớp - HS khác nhận xét. - HS quan sát và thực hành . - HS thực hành lên xuống xe đạp và xe máy như GV đã hướng dẫn - HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm để trả lời hai câu hỏi của bài tập 4. - HS lắng nghe - HS quan sát - HS lắng nghe, theo dõi - Cho một số em thực hành trước lớp. - HS khác nhận xét - HS thực hành đội mũ bảo hiểm thao hướng dẫn của bài tập 6. - HS nhắc lại 4 bước đôi mũ bảo hiểm - 1 - 2 em đọc lời khuyên Tương tự như vậy ở mỗi khối lớp giáo viên sẽ soạn giảng theo tài liệu “Em thực hành an toàn giao thông” được biên soạn theo chương trình của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo do tác giả Lưu Thu Thủy chủ biên do Nhà xuất bản Hà Nội phát hành đã được dạy học trong trường Tiểu học. Khi còn ở lứa tuổi tiểu học, học sinh rất dễ tiếp thu những kiến thức mới, việc giáo dục ATGT sớm sẽ tạo cho các em có thói quen từ nhỏ. Vậy nên, từ khi các em bước vào cấp tiểu học đã được làm quen với những bài học về vấn đề này. Việc giáo dục không chỉ là những lời giáo điều khô cứng theo sách vở, mà thầy cô cần phải vận dụng linh hoạt dưới nhiều hình thức khác nhau. 2.3.2. Kết hợp với đoàn thể trong và ngoài nhà trường a) Phối hợp với liên đội và mô hình cổng trường ATGT: Kết hợp với Liên đội nhà trường thành lập đội Sao đỏ phụ trách theo dõi An toàn giao thông. Vào đầu các buổi học và lúc tan học đội sao đỏ theo dõi các hành vi vi phạm của các bạn. Các lỗi vi phạm xẽ được ban thi đua trừ điểm thi đua của lớp. Cá nhân bạn vi phạm được nhắc nhở để nhận ra lỗi của mình. Việc làm này hết sức có hiệu quả với các em. Bởi việc cá nhân học sinh mắc lỗi làm ảnh hưởng thi đua của lớp là bị các bạn trong lớp không đồng tình, các lỗi vị phạm ATGT bị ghi vào sổ cụ thể như: Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy; đi xe đạp không phanh; đi xe từ trong sân trường xuống đường; đạp xe trong sân trường; ... Ngoài ra chính các em còn phát hiện ra lỗi của bạn trên đường như phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang, buông tay khi đi xe đạp trên đường. Những lỗi có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông đều bị trừ điểm. Hết tuần học các em tổng hợp kết quả và tiết chào cờ tổng kết thi đua chuyên mục ATGT của đội Sao đỏ được các em rất quan tâm. Có học sinh trong trường khi bố đi đón đã không mang cho em mũ bảo hiểm mà em nhất quyết không lên xe vì sợ mất điểm thi đua của lớp vì vi phạm luật ATGT. Bản thân học sinh khi được giáo dục về luật các em chấp hành nghiêm chỉnh thực hiện mô hình cổng trường ATGT Ngoài ra học sinh còn được nhà trường cho kí cam kết thực hiện ATGT vào đầu năm học. Vào những giờ ra chơi các em được nghe băng đĩa: Thông điệp về ATGT, đội tuyên truyền măng non của trường đọc báo, tin bài tuyên truyền ATGT cho các em. b) Phối hợp với phụ huynh và chính quyền địa phương Thông qua buổi học phụ huynh đầu năm học giáo viên có thể cho phụ huynh kí cam kết thực hiên tốt ATGT cho học sinh. Tuyên truyền vận động để phụ huynh hiểu tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ chính làm làm đúng pháp luật. Trước khi có Nghị định 171, trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe gắn máy bắt buộc đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách. Nếu người điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách cho trẻ em ngồi trên xe từ 6 tuổi trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Th
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_an_toan_giao_thong_cho_hoc_si.doc