SKKN Một số biện pháp đưa dân ca đến gần hơn với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Giáp
“Âm nhạc là một trong những nguồn giải trí được coi là phổ biến nhất và là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống của con người hiện nay. Đặc biệt hơn, âm nhạc có tác động rất lớn đến quá trình hình thành cũng như phát triển của con người. Bên cạnh đó, âm nhạc còn làm cho con người ta vơi đi nỗi buồn, giải tỏa muộn phiền và còn mang lại niềm vui cho con người.” [ 1]
Ai cũng có một tình yêu lớn dành cho âm nhạc. Phải có âm nhạc để cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, để mình thêm yêu đời hơn. Mỗi người tìm thấy ở âm nhạc những thanh âm tuyệt vời của cuộc sống. Đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của tác phẩm âm nhạc như một dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình.
“Âm nhạc nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc , là linh hồn của dân tộc Việt nam. Một nhà văn hóa đã ví “ Dân ca như dòng sông mênh mông tình đất, tình người chắt lọc từ mạch nguồn cuộc sống, chảy qua nhiều thời đại, phản ánh tâm tư tình cảm, ước mơ, khát vọng của con người trên mảnh đất quê hương mình.” [ 1] . Ngày nay, nền kinh tế thị trường đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống , hầu hết trẻ em dường như quên hẳn các làn điệu dân ca vốn rất phong phú và đa dạng do ông cha ta để lại. Trẻ em được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa phương Tây, ngoại lai nên thích nghe, thích hát những bài hát trẻ trung, và nghe những bài nhạc chế sôi động hơn là thưởng thức những làn diệu dân ca.
Trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng rất thích được múa hát, được thể hiện năng khiếu của mình qua các bài hát. Tuy nhiên năng lực của giáo viên trong việc dạy hát dân ca còn hạn chế, phương pháp dạy học rập khuôn, hát dân ca sai nhạc, sử dụng dụng cụ âm nhạc chưa thành thạo, trong kế hoạch chủ đề của chương trình giáo dục của giáo viên những bài hát dân ca dành cho trẻ còn rất ít nếu có cũng chỉ là dàn dựng trong những ngày lễ hội. Trẻ được tiếp xúc với dân ca chủ yếu là nghe cô hát, những bài nghe cô hát lại không gần gũi nên trẻ không hứng thú dẫn đến hoạt động dạy hát dân ca đạt kết quả không cao. Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào khắc phục những tồn tại trên để những bài dân ca tiếp tục được nuôi dưỡng, trân trọng, giữ gìn và lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau khiến tôi trăn trở và không ngừng tìm ra câu trả lời bằng cách nghiên cứu, đầu tư suy nghĩ tìm ra phương pháp giảng dạy hấp dẫn, sáng tạo khiến dân ca đến gần hơn với trẻ mầm non.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯA DÂN CA ĐẾN GẦN HƠN VỚI TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON NGA GIÁP Người thực hiện: Mã Thị Nguyệt Chức vụ: Giáo Viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Giáp SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC Tên đề mục Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài: 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4.Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1.Cơ sở lý luận 2 Thực trạng vấn đề 3 . Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 2.3.1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về phương pháp dạy hát dân ca và xây dựng kế hoạch đưa các tác phẩm dân ca đến với trẻ một cách khoa học. 4 2.3.2. Sưu tầm, lựa chọn các bài hát dân ca giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ 5 2.3.3. Tạo môi trường khi trẻ tham gia hoạt động dân ca 6 2.3.4. Nâng cao chất lượng dạy hát dân ca cho trẻ 9 2.3.5. Rèn kĩ năng hát, biểu diễn các bài hát dân ca 12 2.3.6. Tổ chức “Tuần lễ dân ca cho bé” 14 2.3.7. Tổ chức hát dân ca trong các ngày hội, ngày lễ, hát dân ca các vùng miền đất nước 16 2.3.8. Tích hợp các hoạt động hát dân ca vào các hoạt động khác 18 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19 3. Kết luận và kiến nghị 19 3.1. Kết luận 19 3.2. Kiến nghị 20 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: “Âm nhạc là một trong những nguồn giải trí được coi là phổ biến nhất và là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống của con người hiện nay. Đặc biệt hơn, âm nhạc có tác động rất lớn đến quá trình hình thành cũng như phát triển của con người. Bên cạnh đó, âm nhạc còn làm cho con người ta vơi đi nỗi buồn, giải tỏa muộn phiền và còn mang lại niềm vui cho con người.” [ 1] Ai cũng có một tình yêu lớn dành cho âm nhạc. Phải có âm nhạc để cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, để mình thêm yêu đời hơn. Mỗi người tìm thấy ở âm nhạc những thanh âm tuyệt vời của cuộc sống. Đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của tác phẩm âm nhạc như một dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình. “Âm nhạc nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc , là linh hồn của dân tộc Việt nam. Một nhà văn hóa đã ví “ Dân ca như dòng sông mênh mông tình đất, tình người chắt lọc từ mạch nguồn cuộc sống, chảy qua nhiều thời đại, phản ánh tâm tư tình cảm, ước mơ, khát vọng của con người trên mảnh đất quê hương mình..” [ 1] . Ngày nay, nền kinh tế thị trường đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống , hầu hết trẻ em dường như quên hẳn các làn điệu dân ca vốn rất phong phú và đa dạng do ông cha ta để lại. Trẻ em được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa phương Tây, ngoại lai nên thích nghe, thích hát những bài hát trẻ trung, và nghe những bài nhạc chế sôi động hơn là thưởng thức những làn diệu dân ca. Trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng rất thích được múa hát, được thể hiện năng khiếu của mình qua các bài hát. Tuy nhiên năng lực của giáo viên trong việc dạy hát dân ca còn hạn chế, phương pháp dạy học rập khuôn, hát dân ca sai nhạc, sử dụng dụng cụ âm nhạc chưa thành thạo, trong kế hoạch chủ đề của chương trình giáo dục của giáo viên những bài hát dân ca dành cho trẻ còn rất ít nếu có cũng chỉ là dàn dựng trong những ngày lễ hội. Trẻ được tiếp xúc với dân ca chủ yếu là nghe cô hát, những bài nghe cô hát lại không gần gũi nên trẻ không hứng thú dẫn đến hoạt động dạy hát dân ca đạt kết quả không cao. Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào khắc phục những tồn tại trên để những bài dân ca tiếp tục được nuôi dưỡng, trân trọng, giữ gìn và lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau khiến tôi trăn trở và không ngừng tìm ra câu trả lời bằng cách nghiên cứu, đầu tư suy nghĩ tìm ra phương pháp giảng dạy hấp dẫn, sáng tạo khiến dân ca đến gần hơn với trẻ mầm non. Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc nói chung và hát dân ca nói riêng với trẻ 5 – 6 tuổi, trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường, lớp. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, bản thân tôi luôn nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của hát dân ca trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Vì thế tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp đưa dân ca đến gần hơn với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non Nga Giáp” với mong muốn đưa dân ca đến gần hơn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyển thống tốt đẹp của dân tộc, hình thành ở trẻ sự tự hào và lòng yêu quê hương đất nước. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động hát dân ca và nghe hát dân ca của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Nga Giáp, từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao kĩ năng hát dân ca, biết các làn điệu dân ca, thích hát dân ca cho trẻ 5 - 6 tuổi. 1.3: Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao kĩ năng hát dân ca, yêu thích và thích tìm hiểu các làn điệu dân ca cho trẻ 5 - 6 tuổi. 1.4: Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thống kê toán học: Sau khi phát phiếu điều tra, tiến hành trắc nghiệm, xử lý số liệu khách quan từ đó thống kê kết quả nghiên cứu thực trạng của vấn đề tìm hiểu nguyên nhân và rút ra kết luận. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: “ Mục tiêu phát triển thẩm mỹ của trẻ mẫu giáo đó là: Trẻ có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật; có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình; trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý giữ gìn và bảo vệ cái đẹp ” [2] Năm học 2008-2009 bậc học Mầm non Tỉnh Thanh hóa đã tổ chức hội thi “Bé hát dân ca” các cấp cho trẻ độ 5-6 tuổi. Đối với trẻ 5- 6 tuổi, tôi thấy việc cần thiết và quan trọng là phải có biện pháp giáo dục âm nhạc dân ca một cách gần gũi thiết thực với trẻ, mang dân ca đến với trẻ trong tất cả các hoạt động để giúp trẻ có thể phát triển năng khiếu cá nhân của mình. Giai đoạn này chức năng các cơ vận động phát triển ổn định, bộ phận thanh quản đã phát triển gần như hoàn thiện giúp trẻ hát được các bài hát dân ca có âm vực cao, luyến láy được hay hơn, trẻ hứng thú với âm nhạc qua vận động đơn giản (vỗ tay, dậm chân) biết theo dõi tỉ mỉ không gian, biết nhắc lại bài hát ngắn, phân hóa về khả năng âm nhạc. Dân ca mang tính đặc thù hơn so với việc giáo dục âm nhạc đơn thuần vì nó mang tính vùng miền, bản sắc của từng làn điệu dân ca nhưng tựu chung lại dân ca với trẻ mầm non nói chung vẫn là hình thành ở trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính kỉ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc dân ca như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố tốt của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hát dân ca rất hay và ý nghĩa song cũng có những khó khăn riêng như hát phải có nhiều sự luyến láy, độ rung, trầm bổng đặc biệt là thần thái khi thể hiện chính là sự vui tươi, nhí nhảnh, hóm hỉnh trong những trang phục phù hợp với từng bài hát dân ca. Đây cũng là điểm khác biệt thú vị giữa dân ca với những tác phẩm âm nhạc khác viết cho trẻ mầm non. Trẻ 5- 6 tuổi chính là giai đoạn vàng trong cảm thụ âm nhạc đặc biệt là dân ca vì vậy là giáo viên tôi lựa chọn các bài hát dân ca, nội dung phù hợp và hình thức truyền tải phong phú để đưa dân ca lại được gần nhất với trẻ. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 - 6 tuổi với tổng số trẻ trong lớp là 37 cháu. * Thuận lợi: - Về phía nhà trường luôn tạo điều kiện về tài liệu tham khảo. - Bản thân tham gia nhiều các buổi thao giảng, dự giờ và cũng được Ban Giám hiệu nhà đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng giờ dạy. - Nhà trường, đồng nghiệp luôn tạo điều kiện hết sức để giúp đỡ, động viên cô trò tôi trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc, về cơ sở vật chất trang thiết bị cũng như về chuyên môn. - Đa số phụ huynh trong lớp luôn hiểu và cùng chia sẻ với giáo viên những khó khăn, có sự quan tâm phối hợp tích cực với nhà trường, với lớp để cùng chăm sóc giáo dục trẻ. Như hỗ trợ kinh phí mua loa, bổ sung trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động âm nhạc, cùng cô tận dụng nguyên vật liệu sẵn có, phế thải làm những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc. * Khó khăn: - Phòng âm nhạc của nhà trường được sử dụng thêm làm lớp học, thiếu trang phục, đĩa nhạc dân ca, dụng cụ âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình dạy trẻ và giảm hứng thú của trẻ với dân ca. - Việc nhớ tên các bài hát dân ca, xuất sứ của bài hát dân ca còn hạn chế. Việc hát đúng nhạc và hát hay các bài hát dân ca lại càng khó khăn. - Trẻ chưa biết hát dân ca, không biết tên bài hát dân ca cho dù là bài dân ca phổ biến của nơi mình sống. Không thường xuyên được nghe nhiều làn điệu dân ca của địa phương và dân ca các vùng miền. Một số trẻ còn nhút nhát, tự ti, sức khỏe hạn chế, ngại biểu diễn dân ca trước đám đông. Khả năng hát và biểu diễn dân ca không đồng đều. Đa số không nhớ tên bài hát dân ca, không biết vùng miền dân ca, không có sự ham thích và biểu diễn các bài hát dân ca, việc sử dụng các nhạc cụ và trang phục phù hợp với bài hát dân ca lại càng không biết rõ. * Kết quả thực trạng: Từ những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, ngay từ đầu năn học tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài và tìm tòi quan sát khả năng của trẻ để mang dân ca phù hợp với khả năng tư duy của từng trẻ ở nhóm lớp, kết quả thu được như sau: + Bảng kết quả khảo sát trẻ tháng 8 năm 2018 khi cho trẻ tiếp nhận với dân ca: Tổng số trẻ trong lớp là 37 cháu, trong đó có 1 cháu khuyết tật (Câm điếc): Nội Dung Kết quả khảo sát Đạt Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ% Trẻ nhớ tên và xuất sứ các bài hát dân ca, nhận biết dân ca của các vùng miền 30 91.8 7 18.9 Trẻ ham thích nghe các bài hát dân ca, 29 78.4 8 21.6 Sử dụng các nhạc cụ và trang phục phù hợp với bài dân ca 29 78.4 8 21.6 Trẻ hưởng ứng tích cực và vận động theo lời bài hát dân ca 30 91.8 7 18.9 + Bảng khảo sát mức độ nhận thức của cá nhân trẻ về tiếp nhận dân ca đầu năm học 8/2018 (Xem phụ lục 1) Qua bảng khảo sát cho thấy tỷ lệ khá tốt còn thấp, tỷ lệ trẻ đạt trung bình và chưa đạt còn cao. Điều này đã đặt ra cho tôi nhiệm vụ vô cùng quan trọng giúp trẻ thực hiện tốt các mục tiêu mà tôi đề ra khi đưa dân ca đến với trẻ. Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm tòi, ứng dụng các phương pháp, hình thức phù hợp vào thực tiễn chăm sóc giáo dục đến từng trẻ của lớp mình. Vậy để nâng cao chất lượng dạy hát dân ca, đưa dân ca đến thật gần với tâm hồn trẻ thơ đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi, tôi đã tìm và vận dụng các giải pháp sau đây: 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về phương pháp dạy hát dân ca và xây dựng kế hoạch đưa các tác phẩm dân ca đến với trẻ một cách khoa học. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Muốn chuyển tải nội dung khúc hát dân ca đến với trẻ, đầu tiên giáo viên phải thuộc bài hát, biết được nhịp điệu của bài hát, cao độ, trường độ phong cách biểu diễn bài hát dân ca đó, thấy được tình cảm thật trong ca khúc và cái hay, cái đẹp mà tác giả muốn gửi gắm vào ca khúc đó. Sau đó, truyền thụ, rèn luyện các thể loại âm nhạc đó với trẻ bằng các hình thức hát, vỗ tiết tấu, biểu diễn đúng ý của tác giả. Như vậy giáo viên mới thu hút được sự chú ý của trẻ. Từ đó trẻ có ngẫu hứng, thích hát và biểu diễn các bài hát dân ca giống như cô giáo. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài hát: “Lý ngựa ô”- Dân ca Nam Bộ (Chủ đề thế giới động vật). Cô hát với nhịp điệu vui vẻ, dí dỏm, bắt chước ngựa phi để thu hút trẻ. Hoặc khi hát cho trẻ nghe bài “Hoa thơm bướm lượn” – Dân ca Quan họ Bắc Ninh cô hát với nhịp điệu mượt mà, uyển chuyển, trầm bổng, nét mặt cô tươi cười, gần gũi để gây hứng thú cho trẻ. Để xây dựng kế hoạch hoạt động âm nhạc theo đề tài trong hoạt động học, tôi đã kiên trì rèn luyện bằng nhiều hình thức: Trước hết nghiên cứu tài liệu, tham gia học tập chuyên môn, dự giờ đồng nghiệp và học tập qua truyền thanh, truyền hình, qua ti vi, băng đài. - Tổ chức chuyên đề về dân ca, dự giờ góp ý các giờ dạy hát dân ca. - Xem các chương trình dạy hát dân ca do các nghệ sĩ nổi tiếng dạy, hoặc các hội thi “Đậm đà khúc hát dân ca” trên kênh truyền hình BTV – Đài truyền hình Bắc Ninh. - Trao đổi kinh nghiệm của mình với các bạn đồng nghiệp về phong cách sư phạm, nhẹ nhàng, mặc trang phục dân ca phù hợp. * Kết quả: Qua kiến thức đã trau dồi và phương pháp dạy hát dân ca bản thân tôi đã có được vốn kinh nghiệm phong phú về các loại hình dân ca dành cho trẻ mầm non. b. Lập kế hoạch đưa dân ca đến với trẻ. Dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào mức độ phát triển và khả năng thực tế của trẻ ở lớp mình,tôi đã xây dựng kế hoạch, đưa các nội dung của dân ca phù hợp theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó phù hợp với từng chủ đề (từ tháng 8/2018 đến tháng 5 /2019). Sau khi xây dựng xong kế hoạch trong buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ của tổ tôi và các đồng nghiệp trong tổ mẫu giáo đã bàn bạc thảo luận và đi đến thống nhất sau đó tôi đã trình và xin ý kiến của ban giám hiệu và được ban giám hiệu đánh giá cao và tạo những điều kiện tốt nhất để tôi và trẻ cùng thực hiện. Ví dụ: Kế hoạch đưa các tác phẩm dân ca vào chủ đề. Độ tuổi 5 – 6 tuổi. Năm học 2018- 2019 ( xem phụ lục 2) * Kết quả: Việc lựa chọn và sắp xếp các nội dung của dân ca theo chủ đề ngay từ đầu năm và xây dựng dựa trên tình hình thực tế trẻ của lớp và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ dễ đến khó nên khi thực hiện rất phù hợp, vừa sức và hấp dẫn trẻ qua đó trẻ đã có cái cảm nhận tốt, tích cực về dân ca. 2.3.2. Tạo môi trường khi trẻ tham gia hoạt động dân ca: Để thực hiện được một giờ hoạt động âm nhạc nói chung và hát dân ca nói riêng đạt kết quả cao, trước hết phải nói đến các yếu tố cần thiết như tạo môi trường kích thích trẻ hoạt động âm nhạc như: Tranh ảnh, đàn, loa đài và các phương tiện, trang phục, dụng cụ phục vụ âm nhạc, trang trí phòng hấp dẫn nắm bắt được tâm lý của trẻ tôi đã thực hiện những yêu cầu về tạo môi trường âm nhạc cho trẻ như sau: * Môi trường trong lớp: - Tôi cùng trẻ vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ họa báo, lịch..có nội dung về các bài hát dân ca để trang trí hoặc làm đồ dùng giảng dạy. Ví dụ: Tôi trang trí góc âm nhạc thật sinh động và thay đổi chủ đề để thu hút trẻ. Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để trẻ thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng, phát triển những kĩ năng âm nhạc qua các trò chơi, hoạt động phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc các bài dân ca, biểu diễn một mình hay theo nhóm một cách thích thú và sáng tạo. - Tận dụng diện tích phòng học, phòng âm nhạc và chú ý bố trí sắp xếp các học liệu, dụng cụ hợp lý đẹp mắt để tạo môi trường hứng thú, thoải mái cho việc trẻ học. Tôi trang trí và dán tranh vừa tầm mắt của trẻ, giúp trẻ quan sát, trò chuyện cùng cô dễ dàng hơn. Tôi trò chuyện cùng trẻ về những bức tranh để trẻ nói tên, đặc điểm môi trường hoạt động, những bài hát có liên quan đến nội dung của các hình ảnh đó. Tương tự: Ở những chủ đề khác, tôi cũng trang trí tranh ảnh phù hợp với chủ đề đó cho trẻ được làm quen, được trò chuyện về những bức tranh, để trẻ thêm hiểu biết và hướng trẻ đến những bài hát mà trẻ thích và khi thực hiện các hoạt động âm nhạc dân ca trọng tâm là vận động minh họa theo lời bài hát dân ca thì phòng âm nhạc thường có các thiết bị như: Đàn ooc gan, song loan, quạt múa, xắc xô.để trẻ hứng thú hoạt động. Hình ảnh: Trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc điểu biểu diễn Ví dụ: Khi dạy trẻ hát bài dân ca: “Trống cơm”- Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ Chủ đề: Bản thân + Giáo viên trang trí xung quanh lớp bằng các loại trống, hình ảnh trống cơm trên máy vi tính, nhạc bài: Trống cơm + Ở góc chơi giáo viên chuẩn bị các loại trống tự làm. Khi kết thúc bài trẻ về góc chơi vừa nghe hát, vừa trang trí trống cơm từ đó trẻ được củng cố tai nghe, hát theo bạn giúp trẻ thuộc lời nhanh hơn, hứng thú hơn. Ví dụ: Khi dạy trẻ vận động bài: Lý con sáo - Dân ca Nam Bộ. Chủ đề Thế giới Động vật. Tôi trang trí lớp theo chủ đề thế giới động vật, sưu tầm tranh ảnh về loài chim sáo, mô hình con chim sáo từ bìa caton cho mỗi trẻ. * Môi trường ngoài lớp: Thực hiện chuyên đề: “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trường mầm non” Tôi cùng với các đồng chí trong trường đã thiết kế nhiều những hình ảnh nghộ ngĩnh về các con vật như con chim, con cá, con cua, con hươu cao cổ hay những bông hoa, cây khế, cây trúc trong vườn cổ tích được bài trí phù hợp với trẻ mầm non. Trên các mảng tường ngoài lớp tôi trang trí bằng cách vẽ hình ảnh thể hiện nội dung các câu chuyện, bài thơ phù hợp với lứa tuổi, và chủ đề trẻ thực hiện để khi cho trẻ đi dạo, đi chơi cô trò chuyện với trẻ về các bức vẽ trên tường kích thích trẻ trả lời, tạo hứng thú để trẻ làm quen với những nhac cụ âm nhạc. Ví dụ: Bức tranh cô giáo cùng bạn nhỏ đang đánh đàn, những nốt nhạc hồng chứa đựng các bài hát bên trong. Cô hỏi trẻ: Tôi hỏi trẻ: Ai có nhận xét gì về bức tranh? Chúng mình có thích hát múa giống các bạn không nhỉ? Hàng ngày trẻ dạo chơi tôi gợi ý cho trẻ hát các bài hát có liên quan đến những hình ảnh trẻ quan sát thấy như: Hình ảnh con ếch – Hát bài Bắc kim thang (Dân ca Nam Bộ); hình ảnh hoa và bướm – Hát bài: Hoa thơm bướm lượn (Dân ca quan họ Bắc Ninh) hoặc hình ảnh cây trúc – Hát Cây trúc xinh (Dân ca Quan Họ Bắc Ninh); Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động tại góc âm nhạc Hay còn nhiều các hình ảnh khác mà nội dung gắn liền với các bài hát dân ca thật hay và vui nhộn đều được trẻ thể hiện một cách hoàn toàn tự nhiên và xuất phát từ những cảm xúc thật của bé đầy thú vị. * Sử dụng đồ dùng trực quan dạy trẻ hát, vận động theo bài hát dân ca: - Để gây sự hứng thú trong hoạt động dạy hát dân ca tôi sử dụng cây đàn để có thể đệm đàn trực tiếp cho trẻ múa hát và bồi dưỡng kiến thức cho bản thân và đồng nghiệp; Mua một số dụng cụ âm nhạc dân tộc như: Đàn bầu, sáo - Bên cạnh đó tôi cùng giáo viên ở lớp tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho ý tưởng dạy hát dân ca từ các nguyên vật liệu có sẵn trong cuộc sống hàng ngay. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu: Len, vải vụn, vỏ chai nước ngọt, tre, gỗ để giáo viên làm đồ dùng. Hình ảnh: Các dụng cụ âm nhạc được làm từ nguồn nguyên vật liệu của phụ huynh mang đến lớp - Với đôi bàn tay khéo léo, tôi đã làm “Nhà thiết kế” tận dụng các loại giấy nilon, giấy bọc quà, ống hút để tạo ra những trang phục ngộ nghĩnh cho trẻ; phù hợp với nội dung bài hát dân ca. Ví dụ: với bài hát: Hoa thơm bướm lượn - Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Tôi cắt và khâu hai cánh bướm mỏng, dán kim sa nhiều màu sắc, làm mô hình vườn hoa để bướm bay lượn. Hoặc làm mũ con cò, cánh trắng để múa minh họa cho bài hát dân ca quan họ “ Cò lả”. - Nhằm gây hứng thú cho trẻ và muốn giờ học hát dân ca giống như chương trình biểu diễn văn nghệ tôi đã cắt, dán phông trang trí với những họa tiết minh họa như: Bóng bay, đèn lét, dây kim tuyến, mẹt dán các chữ nổi lên... - Làm đồ dùng sáng tạo phục vụ cho trò chơi âm nhạc như: dùng giấy bìa uốn thành mũ chop kín và trang trí các họa tiết ngộ nghĩnh để chơi trò chơi: Tai ai tinh. Làm bông hoa, sản phẩm đặc trưng của quê hương, các con vật bằng vải vụn nhồi bông để làm “Quà tặng âm nhạc”. - Mỗi tuần tôi đều dành một buổi chiều để làm đồ dùng âm nhạc, sưu tầm đồ chơi qua sách báo, tạp chí, các nghuyên vật liệu từ phế thải. Tôi thường xuyên truy cập thông tin học cách làm một số đồ dùng, đồ chơi âm nhạc mầm non trên mạng internet, và trên sách vở tài liệu. Kết quả: Với môi trường âm nhạc, đồ dùng đồ chơi đầy tính dân ca 95 % học sinh lớp tôi ngày càng thích thú và tích cực hơn khi hát bài hát dân ca. 2.3.3. Lựa chọn, sưu tầm các bài hát dân ca giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ: Dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú về
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_dua_dan_ca_den_gan_hon_voi_tre_mau_gia.doc