SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi

SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi

 Như chúng ta đã biết lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan [1]

 Đúng vậy trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.

 Theo Thông tư số 28/2016/TT – BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung của CT GDMN ban hành kèm theo thông tư số 17 ngày 25 tháng 7 /2009/TT-BGDĐT: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất , tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [2].

 Đặc biệt theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa. Thực tế kết quả của nhiều nhà nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học ở lứa tuổi mầm non chính là những kỹ năng sống như: Sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Mặc dù vậy nhưng trên thực tế hiện nay có rất nhiều người, nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, phụ huynh luôn che chở, làm giúp trẻ mọi việc vì họ nghĩ con mình còn nhỏ chưa tự làm được những việc đó. Chính điều này vô hình các bậc cha mẹ đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, không cho con được làm những việc trong khả năng của con và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới biết con mình quá thụ động, nhu nhược, quá nhút nhát, luôn chờ vào sự giúp đỡ của người lớn và không phát huy được tính sáng tạo của trẻ thơ.

 

doc 20 trang thuychi01 12876
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan [1]
 Đúng vậy trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này..
 Theo Thông tư số 28/2016/TT – BGDĐT ngày 30/12/2016 sửa đổi bổ sung một số nội dung của CT GDMN ban hành kèm theo thông tư số 17 ngày 25 tháng 7 /2009/TT-BGDĐT: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất , tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [2].
 Đặc biệt theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa. Thực tế kết quả của nhiều nhà nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học ở lứa tuổi mầm non chính là những kỹ năng sống như: Sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Mặc dù vậy nhưng trên thực tế hiện nay có rất nhiều người, nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, phụ huynh luôn che chở, làm giúp trẻ mọi việc vì họ nghĩ con mình còn nhỏ chưa tự làm được những việc đó. Chính điều này vô hình các bậc cha mẹ đã  tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, không cho con được làm những việc trong khả năng của con và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới biết con mình quá thụ động, nhu nhược, quá nhút nhát, luôn chờ vào sự giúp đỡ của người lớn và không phát huy được tính sáng tạo của trẻ thơ.
Trong quyết định 1615/QĐ – UBND Huyện Quảng xương ngày 16 tháng 8 năm 2017 Về việc ban hành đề án “ Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống” đã chỉ rõ những hạn chế yếu kém trong việc rèn kỹ năng cho trẻ mầm non đó là: “Trong các hoạt động thực tiễn nhiều trẻ còn thụ động, nhút nhát, rụt rè; chưa tích cực suy nghĩ, tìm tòi khám phá....Về kỹ năng giao tiếp: Hầu hết trẻ chưa tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh; trẻ nói năng không mạch lạc, rõ ràng; một bộ phận trẻ chưa chủ động trong việc chào hỏi người lớn, bạn bè...Các kỹ năng tự bảo vệ mình, kỹ năng tự lập, hình thành kỹ năng làm việc nhóm còn hạn chế. Trẻ chưa được làm quen, chưa được thực hiện nhiều các thao tác tự chăm sóc mình, giúp đỡ người lớn bạn bè...” [2]
Từ những hạn chế này cho ta thấy rằng các nhà lãnh đạo cũng đang rất quan tâm trăn trở về việc rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non
 Vậy là một giáo viên mầm non tôi phải làm gì để rèn kỹ năng sống cho trẻ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Đây cũng chính là điều tôi luôn trăn trở tìm tòi học hỏi để tìm ra biện pháp hay và cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi” để làm đề tài nghiên cứu với mong muốn sẽ tìm ra được biện pháp hay và hiệu quả đồng thời cũng để được trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Khi nghiên cứu đề tài này mục đích mà tôi đặt ra cho mình đó là tìm ra những biện pháp hay có hiệu quả khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi nhằm giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện đặc biệt là nhân cách con người ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời làm hành trang cho bản thân trong quá trình dạy trẻ, và muốn được đem những biện pháp của mình để chị em đồng nghiệp cùng tham khảo và thực hiện 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài này nghiên cứu về “ Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi” – Lớp Hoa Hồng I – Trường mầm Non Quảng Giao
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết 
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
 - Phương pháp thực hành trải nghiệm
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Như chúng ta đã biết Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày và Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF): Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. 
 “ Kỹ năng sống là một trong những kỹ năng nền tảng giúp trẻ mẫu giáo hình thành và phát triển toàn diện nhân cách, sẵn sàng vào lớp một. giáo dục kỹ năng sống là một trong những nội dung giáo dục quan trọng cho trẻ mẫu giáo”[4]
 Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình liên tục từ độ tuổi nhà trẻ cho đến độ tuổi mẫu giáo.Tuy nhiên thì độ tuổi nhà trẻ kỹ năng sống hình thành chỉ là thông qua hình ảnh cụ thể, giao tiếp nhẹ nhàng, tình huống đơn giản,...Khi đến tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 5 tuổi thì hình thành cho trẻ nhiều kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng tự phục vụ (ví dụ: chuẩn bị bàn ghế để ăn, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, cất sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp..); kỹ năng tự nhận thức và thể hiện bản thân (ví dụ: tôi là ai trong gia đình, tôi là một thành viên trong lớp, tôi có đặc điểm gì, tôi thích gì, tôi có khả năng gì, mạnh dạn, tự tin, chịu trách nhiệm với những điều xảy ra...); kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh (ví dụ: khi giao tiếp phải nhìn vào mắt người nói chuyện, biết chờ đến lượt trong các hoạt động, biết đặt câu hỏi và trả lời, ứng xử văn minh: trẻ cần lễ phép dạ thưa với người lớn, khi ăn thì mời người lớn, ăn từ tốn, giúp người lớn dọn dẹp, ho ngáp che miệng, không khạc nhổ bừa bãi, ngoài ra cần thực hiện một số quy tắc xã hội: không tự ý nghịch phá đồ chơi ở nhà bạn khi chưa cho phép, đi đúng phần đường khi tham gia giao thông, ở nơi công cộng thì không chen lấn, nhường người già, em nhỏ, người tàn tật, không hái hoa, bẻ cành cũng như không được trêu chọc con vật....); kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc (ví dụ: trẻ biết cảm xúc khi vui, buồn, giận dữ, lo lắng,...là như thế nào và thể hiện cảm xúc đó qua nét mặt, cử chỉ, lời nói,...phù hợp); kỹ năng hợp tác, chia sẻ (ví dụ: trẻ cùng chơi với nhau, chia đồ chơi với bạn, cùng với bạn tạo nên sản phẩm, đỡ bạn bị ngã, chơi với em để mẹ làm việc nhà,...); kỹ năng an toàn, tự bảo vệ (ví dụ: ăn mặc phù hợp theo mùa, không sợ tiêm ngừa, tránh xa ao, hồ, sông, suối, không leo trèo, không lại gần ổ điện, không ngậm đồ chơi, không cho vật lạ vào mắt, mũi, miệng, không đi theo người lạ, xử lý các tình huống như đi lạc đường, gặp sấm sét trời mưa, bị bắt cóc,....)
Từ những cơ sở lí luận trên tôi đã đưa nội dung dạy kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi vào các hoạt động hàng ngày. Từ đó tôi đã từng bước nâng cao chất lượng giáo dục dạy kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 2.2.1. Thuận lợi. 
 Chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là chuyên đề đang được Ngành GD MN quan tâm chú trọng, bản thân thì đã được đi học lớp chuyên đề này ngay từ đầu năm học do phòng GD tổ chức
 Năm học 2017 -2018 nhà trường được công nhận trường chuẩn Quốc Gia và xây dựng thêm được một khu nhà ba tầng với 8 phòng học và các phòng chức năng đây là một trong những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
 Bản thân được nhà trường phân công đứng lớp 5-6 tuổi nên rất thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài này
 - Các cháu đi học chuyên cần, khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các họat động.
 - Phần lớn các cháu đã được học ở nhà trẻ, MG bé và MG nhỡ, nên các cháu rất mạnh dạn và tự tin 
 - Được PGD cấp phát các tài liệu để giáo viên nghiên cứu thực hiện đề tài
 - Bản thân luôn được BGH nhà trường, các cấp lãnh đạo, các bậc phụ huynh quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài
 2.2.2. Khó khăn. 
 - Tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức cũng như sức khỏe của trẻ không đồng đều.
 - Khi giao tiếp các cháu còn nói nặng tiếng địa phương 
 - Học sinh đông so với diện tích phòng học và quy định của điều lệ
 - Do địa bàn sinh sống là nông thôn điều kiện kinh tế còn khó khăn bố mẹ các cháu đi làm ăn xa nhiều, người trực tiếp đưa đón các cháu hàng ngày chủ yếu là ông, bà đã già yếu nên việc phối hợp với phụ huynh gặp nhiều khó khăn
 - Một số phụ huynh chưa nhận thức rõ việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của con em mình ở trường.
 * Khảo sát ban đầu 
Năm học 2017 – 2018 tôi được nhà trường phân công đứng lớp 5-6 tuổi với tổng số trẻ là 40. Để nắm được khả năng của trẻ đạt được ở mức độ nào ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trẻ
Qua quá trình khảo sát tôi thấy kết quả đạt được như sau:
STT
Các mặt phát triển
Số trẻ đạt
Số trẻ chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân
21
53%
19
47%
2
Kỹ năng giao tiếp ứng xử 
19
47%
21
53%
3
Kỹ năng tự lập như 
20
50%
20
50%
4
Kỹ năng hoạt đông nhóm 
19
47%
21
53%
 1. kỹ năng tự bảo vệ bản thân:
 Trẻ có kỹ năng ứng xử khi bị lạc; kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn; kỹ năng đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
 2. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
 Trẻ có kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông; kỹ năng nói rõ ràng mạch lạc; kỹ năng giao tiếp thông thường; kỹ năng sử dụng lời nói để trình bày cảm xúc, nhu cầu của bản thân 
 3. kỹ năng tự lập	
 Trẻ hiểu và biết thực hiện thành thạo một số kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống, sinh hoạt, học tậphàng ngày. Biết giúp người lớn làm một số công việc đơn giản phù hợp với lứa tuổi. Biết nói lên nhu cầu, nguyện vọng sở thích riêng của bản thân 
 4. kỹ năng hoạt động nhóm
 Trẻ biết thiết lập quan hệ, trao đổi trò chuyện giữa các thành viên trong nhóm tổ chức các hoạt động hàng ngày, kết hợp hài hòa làm việc theo nhóm: Biết quan tâm chia sẽ và giúp đỡ bạn bè, người thân; biết hợp tác với người khác để hoàn thành những công việc chung đơn giản phù hợp với lứa tuổi; biết nhận xét một số hành vi đúng sai của con người đối với môi trường, xã hội
 Từ kết quả khảo sát tôi thấy kết quả đạt được là chưa cao đây là điều mà tôi luôn băn khoăn trăn trở và tự đặt ra cho mình câu hỏi tại sao? và cần có những giải pháp nào để rèn kĩ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả nhất 
Chính vì vậy tôi đã tiến hành thực nghiệm một số giải pháp và sau đây là những giải pháp mà tôi cho là có hiệu quả nhất trong việc dạy kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 2.3. Các sáng kiến và các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Đế lôi cuốn trẻ vào hoạt động, đồng thời để trẻ có các kĩ năng tốt tôi đã sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau như sau:
 2.3.1. Xây dựng kế hoạch nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ theo từng chủ đề:
          Ngay từ đầu năm học để xây kế hoạch nội dung rèn kỹ năng sống cho trẻ theo từng chủ đề trước tiên tôi phải dựa vào kế hoạch của phòng giáo dục, của nhà trường, của tổ chuyên môn để lên kế hoạch sao cho phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ trong lớp
Kế hoạch được chia thành bốn nhóm kĩ năng đó là
 1. Giáo dục gắn với rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân
 2. Giáo dục gắn với rèn kỹ năng giao tiếp
 3. Giáo dục gắn với rèn kĩ năng tự lập	
 4. Giáo dục gắn với rèn kĩ năng hoạt động nhóm
 Sau khi xây dựng xong kế hoạch tôi trình lên tổ chuyên môn và ban giám hiệu sau đó được góp ý chỉnh sửa và phê duyệt tôi đã dựa vào kế hoạch này để tiến hành rèn kĩ năng cho trẻ trong suốt năm học. 
Và dưới đây là kế hoạch nội dung rèn kĩ năng sống mà tôi đã xây dựng và thực hiện tại lớp của mình trong năm học 2017 – 2018
1. Giáo dục gắn với rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân
TT
Nội dung yêu cầu cần đạt
Cách thức thực hiện
Thời gian thực hiện (chủ đề thực hiện)
Ghi chú
1
- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân , gia đình (tên, tuổi, giới tính, sở thích)
- Quan sát, trò chuyện, đàm thoại
- Phối kết hợp với cha mẹ phụ huynh 
Chủ đề " Gia đình" " Bản thân"
2
Kể được tên, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình, tên cô giáo, cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tên trường mầm non trẻ học, địa chỉ gia đình, số điện thoại bố mẹ, cô giáo
- Quan sát
- Bài tập thực hành
- Phối kết hợp với cha mẹ phụ huynh trẻ
Chủ đề "Trường MN"
Tổ chức cho trẻ đi dạo chơi thăm quan
3
- Quan sát, trò chuyện, đàm thoại, 
Thực hành.
- Phối kết hợp với cha mẹ phụ huynh 
Chủ đề: Bản thân
4
Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống
-Tạo tình huống
Chủ đề: Gia đình
5
- Quan sát, trò chuyện, đàm thoại, Xem tranh. Tham quan.
-Phối hợp với cha mẹ phụ huynh
Hoạt động hàng ngày, HĐ ngoài trời và chơi tự do
- Đi tham quan
6
- Quan sát hoạt động của trẻ
- Thực hành qua bài tập
Chủ đề: Gia đình
7
- Nhận ra và không chơi với một số vật có thể gây nguy hiểm 
- Gọi tên được một số đồ vật gây nguy hiểm
- Không sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm để chơi khi không được người lớn cho phép 
- Quan sát hoạt động của trẻ
- Thực hành qua bài tập
-Hàng ngày
-Dạo chơi tham quan
8
- Không đi theo hoặc nhận quà của người lạ khi chưa được sự đồng ý của người thân.
 - Nhận biết phân biệt được người thân, người lạ
- Tự biết không nên đi theo người lạ và giải thích được vì sao.
- Biết tự bảo vệ: La to, kêu cứu, chạy đi gặp người lớn, nhờ bạn gọi người lớn khi thấy bạn nhận quà và đi theo người lạ.
- Quan sát hoạt động của trẻ
- Thực hành qua bài tập
Hàng ngày
9
 - Biết kêu cứu gọi người xung quanh giúp đỡ khi mình hoặc người khác khi gặp nguy hiểm, đánh đập, bị ngã chảy máu, 
- Biết chạy khỏi nơi nguy hiểm khi cháy nổ
- Quan sát hoạt động của trẻ
- Thực hành qua bài tập
Hoạt động mọi lúc mọi nơi
10
 - Biết tìm sự giúp đỡ từ người khác thông qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ hoặc nhờ gọi điện thoại cho người thân khi cần thiết.
- Thực hành qua bài tập
Hoạt động mọi lúc mọi nơi
2. Giáo dục gắn với rèn kỹ năng giao tiếp - ứng xử
TT
Nội dung yêu cầu cần đạt
Cách thức thực hiện
Thời gian thực hiện (chủ đề thực hiện)
Ghi chú
1
- Diễn đạt ý tưởng: Trả lời rõ ràng câu hỏi, không nói ngọng, lắp, nói đầy đủ ý để người khác hiểu được.
- phát biểu một cách rõ ràng, mạch lạc những nhu cầu, suy nghĩ của bản thân.
- nói với âm lượng vừa đủ, rõ ràng để người nghe có thể hiểu được.
- Quan sát, trò chuyện, đàm thoại, Xem tranh. 
Thực hành.
Hàng ngày
2
- Tạo tình huống hoặc Quan sát trẻ qua hoạt động vui chơi và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Hàng ngày
3
- Quan sát, trò chuyện, đàm thoại, 
Thực hành.
Hàng ngày
4
Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân: 
- Dễ dàng sử dụng lời nói để diễn đạt cảm xúc, nhu cầu , ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân 
- Kết hợp cử chỉ của cơ thể để điễn đạt một cách phù hợp( Cười, cau mày) những cử chỉ đơn giản ( vỗ tay gật đầu)để diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ của bản thân khi giao tiếp .
-Tạo tình huống
- Phối kết hợp với cha mẹ phụ huynh 
Hàng ngày
5
Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp:
-Điều chỉnh được cường độ giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp: nói nhỏ trong giờ ngủ ở lớp, khi người khác đang tập trung làm việc, khi thăm người ốm, nói thầm với bạn, bố mẹ khi trong rạp hát rạp xem phim công cộng khi người khác đang làm việc, nói to hơn khi phát biểu ý kiến nói nhanh hơn khi chơi thi đua, nói chậm lại khi người khác có vẻ chưa hiểu điều mình muốn truyền đạt 
Hệ thống câu hỏi 
Phối kết hợp Cha mẹ phụ huynh học sinh 
Mọi lúc mọi nơi
6
- Tạo tình huống. dùng lời nói trò chuyện với trẻ
- Quan sát theo dõi trẻ hàng ngày.
7
- Tạo tình huống. dùng lời nói trò chuyện với trẻ
- Quan sát theo dõi trẻ hàng ngày.
3. Giáo dục gắn với rèn kỹ năng tự lập
TT
Nội dung yêu cầu cần đạt
Cách thức thực hiện
Thời gian thực hiện (chủ đề thực hiện)
Ghi chú
1
- Quan sát, trò chuyện, đàm thoại, Xem tranh. 
Thực hành.
Hàng ngày
2
- Quan sát, trò chuyện, đàm thoại, Xem tranh. 
Thực hành.
Chủ đề bản thân
3
- Quan sát, trò chuyện, đàm thoại;Thực hành.
Chủ đề bản thân
4
 - Biết rửa tay và chải răng đúng cách, không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt áo, quần.
- Rửa mặt bằng nước sạch trước khi ăn và lau miệng, uống nước sau khi ăn.
- Biết rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,khi tay bẩn. 
- Biết cùng cô kê sạp ngủ, bàn ăn.
- Giúp cô chia cơm cho các bạn, tự lấy cơm, sắp bát, lau miệng, uống nước sau khi ăn xong.
- Quan sát, trò chuyện, đàm thoại, 
Hàng ngày
5
Thực hành.
Hàng ngày
6
- Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp:
.- Lấy tay che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
Thực hành.
Hàng ngày
4. Giáo dục gắn với rèn kỹ năng hoạt động nhóm
TT
Nội dung yêu cầu cần đạt
Cách thức thực hiện
Thời gian thực hiện (chủ đề thực hiện)
Ghi chú
1
 Thích và hay chơi theo nhóm bạn.(có ít nhất 2 bạn hay chơi với nhau). 
- Quan sát. Trò chuyện đàm thoại.
Hàng ngày
2
 - Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn. Nhận ra và có ý kiến về sự không công bằng giữa các bạn
- Biết nêu ý kiến về cách tạo lại sự công bằng trong nhóm bạn
- Có ý thức cư xử sự công bằng với bạn bè trong nhóm chơi.
- Tạo tình huống hoặc quan sát trẻ qua hoạt động vui chơi và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Hàng ngày
3
 - Nói được một số sở thích của bạn bè và người thân (thích ăn, uống gì? thích mặc quần áo như thế nào?..)
- Nói được một số khả năng của bạn bè và người thân (có thể làm gì? có biết hát, biết đàn, biết vẽ không?..)
- Hệ thống câu hỏi
-Trò chuyện với trẻ hàng ngày 
-Quan sát các hoạt động trong ngày .
Hàng ngày
Tổ chức ngày hội ngày lễ
4
Sử dụng tình huống
- Trò chuyện
- Quan sát
Hàng ngày
5
-Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
- Sẵn sàng nhiệt tình giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người lớn yêu cầu 
- Quan sát hoạt động của trẻ trong ngày
- Trò chuyện tạo tình huống
Hàng ngày
6
- Thể hiện sự thân thiện, vui vẻ đoàn kết 
- Biết dùng cách để giải quyết mâu thuẩn giữa các bạn.
- Quan sát, trò chuyện, đàm thoại
Hàng ngày
7
- Quan sát, trò chuyện, đàm thoại, 
Thực hành.
Hoạt động góc,
hoạt động tạo hình
HĐ chiều, hội thi
 2.3.2: Lồng ghép nội dung giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động trong ngày
Như chúng ta đã biết việc rèn kỹ năng sống cho trẻ không được thực hiện thành một giờ học cụ thể được bởi với khả năng cũng như đặc thù của lứa tuổi nếu chúng ta dạy trẻ như dạy một tiết học thì trẻ sẽ nhàm chán và hiệu quả sẽ không cao chính vì vậy để rèn kĩ năng sống cho trẻ có hiệu quả thì chúng ta cần phải biết lồng ghép các nội dung vào các hoạt động trong ngày như 
 	*Thông qua hoạt động đón, trả trẻ:
Vào các giờ đón trả trẻ đây là thời điểm trao trả trẻ giữa phụ huynh với cô giáo vì vậy đây là thời điểm mà giáo viên rất dễ lồng ghép để rèn các kĩ cho trẻ
VD: Để rèn cho trẻ có kĩ năng giao tiếp tốt và sự mạnh dạn tự tin tôi đã luôn luôn nhắc nhở và dạy trẻ kĩ năng chào hỏi cô khi đến lớp và cách tạm biệt người thân khi trẻ ở lại trường. Tôi luôn chú ý đến việc rèn các cử chỉ, điệu bộ, lời nói của trẻ khi chào hỏi như vòng tay nhìn vào mặt người đối diện để chào, có những trẻ rất e thẹn khi nhìn vào cô để chào nhưng qua một thời gian được cô nhắc nhở động viên thì trẻ rất mạnh dạn tự tin và không còn e thẹn nữa
Hay để rèn cho trẻ có tính tự giác và kĩ năng tự phục vụ được tốt thì trong các giờ đón trả trẻ tôi thường nhắc nhở trẻ tự cất đồ dùng cá nhân. Trẻ tự lấy và tự cất đúng nơi quy định, có những phụ huynh rất hay làm hộ con như cất đồ dùng vào tủ cho con rồi tìm dép cho convới những phụ huynh này tôi phải tìm cách giải thích để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng cho trẻ và chỉ cho phụ huynh thấy được khả năng tự lập, tự phục vụ của trẻ. chính vì vậy tất cả các trẻ ở lớp tôi đều có kỹ năng chào hỏi, kỹ năng tự phục vụ rất tốt
H×nh ¶nh trÎ chµo c« khi ®Õn líp
* Thông qua hoạt động học
 	Thông qua các giờ học giáo viên sẽ lồ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho_tre_5_6_tuoi.doc