SKKN Một số biện pháp dạy học tích cực, nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh đề tài lớp 5

SKKN Một số biện pháp dạy học tích cực, nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh đề tài lớp 5

Để trang bị kiến thức cho các em một cách toàn diện, đồng thời nâng cao khả năng sáng tạo cho học sinh, Mĩ thuật trong nhà trường đã đóng góp một phần nhỏ bé của mình.

“Vẽ tranh đề tài” là một trong những phân môn của Mĩ thuật trong trường học, với đặc thù riêng của nó có ý nghĩa rất lớn đối với các em học sinh, giúp các em học tốt các môn học khác, nhuần nhuyễn trong kiến thức và tăng thêm sự hiểu biết đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bởi lẽ “Vẽ tranh đề tài” là luyện cho các em tập sáng tác tranh, tự mình thể hiện cảm xúc của mình bằng trí tưởng tượng phong phú, óc sáng tạo với năng khiếu bẩm sinh và sự hào hứng để vẽ tranh bằng hình vẽ, mầu sắc, đường nét mà các em yêu thích do chính mình cảm nhận được. Các em chọn một đề tài nào đó, lấy nó làm chủ đề sáng tác ( Còn gọi là chủ đề của bức tranh ), một đề tài có thể có nhiều nội dung khác nhau và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau qua hình vẽ và mầu sắc.

Vẽ theo đề tài là một thể loại quan trọng trong sáng tác hội họa. Học sinh được trau dồi vốn sống qua các hình minh họa, giáo cụ trực quan và các câu chuyện kể lý thú. Qua đó sẽ hình thành bức tranh theo trí tưởng tượng riêng.

Trước thực trạng và tình hình của phân môn này cũng như những yêu cầu ngày càng cao về đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm, với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân khi giảng dạy môn mỹ thuật tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp: "Một số biện pháp dạy học tích cực, nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh đề tài lớp 5" nhằm phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, giúp các em nâng cao kiến thức khoa học tự nhiên và hiểu biết thêm về cái đẹp trong cuộc sống. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy các em phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn tâm hồn.

 

doc 13 trang thuychi01 10477
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học tích cực, nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh đề tài lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài: 2
2. Mục đích nghiên cứu: 2
3. Đối tượng nghiên cứu: 3
4. Phương pháp nghiên cứu: 3
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận: 4
II. Thực trạng dạy và học phân môn: 5
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện: 6
IV. Hiệu quả: 12
C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận: 13
II. Kiến nghị: 13
A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Để trang bị kiến thức cho các em một cách toàn diện, đồng thời nâng cao khả năng sáng tạo cho học sinh, Mĩ thuật trong nhà trường đã đóng góp một phần nhỏ bé của mình.
“Vẽ tranh đề tài” là một trong những phân môn của Mĩ thuật trong trường học, với đặc thù riêng của nó có ý nghĩa rất lớn đối với các em học sinh, giúp các em học tốt các môn học khác, nhuần nhuyễn trong kiến thức và tăng thêm sự hiểu biết đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bởi lẽ “Vẽ tranh đề tài” là luyện cho các em tập sáng tác tranh, tự mình thể hiện cảm xúc của mình bằng trí tưởng tượng phong phú, óc sáng tạo với năng khiếu bẩm sinh và sự hào hứng để vẽ tranh bằng hình vẽ, mầu sắc, đường nét mà các em yêu thích do chính mình cảm nhận được. Các em chọn một đề tài nào đó, lấy nó làm chủ đề sáng tác ( Còn gọi là chủ đề của bức tranh ), một đề tài có thể có nhiều nội dung khác nhau và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau qua hình vẽ và mầu sắc.
Vẽ theo đề tài là một thể loại quan trọng trong sáng tác hội họa. Học sinh được trau dồi vốn sống qua các hình minh họa, giáo cụ trực quan và các câu chuyện kể lý thú. Qua đó sẽ hình thành bức tranh theo trí tưởng tượng riêng.
Trước thực trạng và tình hình của phân môn này cũng như những yêu cầu ngày càng cao về đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm, với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân khi giảng dạy môn mỹ thuật tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp: "Một số biện pháp dạy học tích cực, nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh đề tài lớp 5" nhằm phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, giúp các em nâng cao kiến thức khoa học tự nhiên và hiểu biết thêm về cái đẹp trong cuộc sống. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy các em phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn tâm hồn.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thực trạng vẽ tranh đề tài trong trường tiểu học hiện nay .
Đề xuất một số biện pháp nhằm dạy học tích cực và nâng cao chất lượng vẽ tranh đề tài nói chung và nâng cao hiệu quả của việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng vẽ tranh đề tài ở lớp 5 cho học sinh trường Tiểu học Hà Phong nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài hướng vào nghiên cứu đặc điểm các bài dạy trong phân môn Vẽ tranh đề tài Lớp 5 và thực tế dạy học của phân môn Vẽ tranh đề tài lớp 5.
4. Phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
 Phương pháp phân tích và tổng hợp (Nghiên cứu qua các văn bản, chương trình, giáo trình, tài liệu sách báo về phương pháp dạy học môn Mĩ thuật.)
b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
	- Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh.
	- Dự dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật.
	- Thực hành giảng dạy theo phương pháp mới.
	- Tìm giải pháp rút kinh nghiệm.
	- Cho học sinh hoạt động ngoài trời, tham quan, toạ đàm.
	- Phương pháp thực nghiệm dạy thí điểm ở một số lớp bằng phương pháp mà mình đề ra.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Tranh đề tài là tranh vẽ theo một chủ đề cho trước, trong đó có sự tổng hợp các yếu tố tạo hình; đó là sự sắp xếp ăn ý giữa đường nét, hình mảng, đậm nhạt, màu sắc và cả cảm xúc của người vẽ. Vẽ tranh đề tài đòi hỏi người vẽ phải có trí tưởng tượng phong phú để tái tạo những hình ảnh, phong cảnh đẹp của thiên nhiên, những cảnh sinh hoạt, lao động, vui chơi, học tập hay những chủ đề khác trong cuộc sống. Thông qua nghệ thuật diễn tả của người vẽ, tranh mang đến cho người xem những hình ảnh cô đọng, tập trung và tiêu biểu của cái đẹp trong tự nhiên và và hội. Như vậy vẽ tranh đề tài là sự phản ánh cái đẹp của hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của người vẽ. Người vẽ có thể lựa chọn, chắt lọc, thay thế các hình ảnh, rồi sắp xếp lại làm cho cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống trở nên nổi bật hơn, sinh động hơn, mang lại những rung cảm thẩm mĩ cho người xem.
Vẽ tranh ở bậc tiểu học nói riêng và ở trường phổ thông nói chung nhằm bồi dưỡng cho học sinh cách cảm thụ cái đẹp trong các tác phẩm hội họa. Thông qua việc sắp xếp các hình tượng, sử dụng đường nét, hình, mảng, đậm, nhạt, màu sắc theo nội dung hoặc theo ý thích. 
Đối với các em học sinh tiểu học, hội họa đối với các em là cả một thế giới muôn màu muôn sắc, cùng với các đường nét hết sức sinh động. Các em vẽ những đường nét không tuân theo một quy luật nào cả. Điều đó nói lên được phần nào quá trình nhận thức của trẻ em: Các em vẽ theo cảm xúc chứ không phải do hiểu biết về cuộc sống. Các em vẽ rất chân thực, thật ngây thơ, hồn nhiên; Nhiều khi thấy thật vô lý nhưng lại có lý và rất đáng yêu tự nhiên như tâm hồn các em vậy.
           Vẽ tranh là một phân môn mà học sinh rất thích học. Mục đích của phân môn này nhằm rèn luyện và phát triển cho học sinh trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, giúp các em thể hiện được những nhận thức về cái đẹp của tranh vẽ bằng đường nét, màu sắc, cảm xúc của bản thân; qua đó hình thành ở các em biết yêu cái đẹp và mong muốn thể hiện nó trong cuộc sống, giáo viên cần có tác động đúng hướng để tạo hứng thú học tập cho các em.
Trong chương trình mỹ thuật ở lớp5, môn mỹ thuật được phân ra thành nhiều phân môn nhỏ như: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng, thường thức mỹ thuật. Các phân môn này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau. Nhưng với học sinh nếu cho các em đề tài tự chọn thì các em vẫn thích phân môn vẽ tranh nhất (chiếm khoảng 96% học sinh)và việc tổ chức một tiết học phân môn vẽ tranh của giáo viên cũng cần sử dụng nhiều phương pháp nhất. Nếu dạy tốt ở phân môn này thì giáo viên đã định hướng cho học sinh rút ngắn quá trình lĩnh hội kiến thức bằng "cảm tính" thành quá trình lĩnh hội bằng "lý tính".	
Mục tiêu của môn Mĩ thuật lớp 5 là:
Củng cố, nâng cao hơn về kiến thức và kĩ năng thực hành ( Bố cục, vẽ hình, vẽ màu) cho học sinh.
Giáo dục thẩm mĩ, giúp học sinh cảm nhận cái đẹp,và vận dụng hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Phát triển khả năng quan sát, tư duy, tạo điều kiện để học sinh học tốt các môn học khác.
	 Vẽ tranh đề tài lớp 5 bao gồm các bài sau: 
Bài 3: Vẽ tranh đề tài Trường em.
Bài 7: Vẽ tranh đề tài An toàn giao thông.
Bài 11: Vẽ tranh đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
Bài 15: Vẽ tranh đề tài Quân đội.
Bài 19: Vẽ tranh đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
Bài 23: Vẽ tranh đề tài Tự chọn.
Bài 27: Vẽ tranh đề tài Môi trường.
Bài 31: Vẽ tranh đề tài Ước mơ của em.
Bài 34: Vẽ tranh đề tài Tự chọn.
 II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN: 
 1. Thực trạng tình hình học tập của học sinh và việc dạy của giáo viên.
1.1.Thuận lợi:
*Nhà trường:
 Nhà trường đã đạt Chuẩn Quốc Gia mức độ 1. Quang cảnh trường xanh-sạch-đẹp.
 Bộ đồ dùng dạy của bộ môn đầy đủ (tranh, ảnh, hộp màu bột,...)
 Địa phương ở gần tuyến đường giao thông, có nhiều phong cảnh đẹp, có di tích lịch sử văn hóa.
 Nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho học sinh học tập và giáo viên yên tâm giảng dạy.
*Giáo viên:
 Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, quan tâm đến học sinh,...
 Tôi được phân công dạy Mĩ thuật, đúng chuyên môn đào tạo và được điều động dạy liên trường nên cũng có sự kiểm nghiệm kết quả giảng dạy.
*Học sinh:
 Được gia đình quan tâm tạo điều kiện cho Học sinh có đủ SGK, Vở tập vẽ, đồ dùng học tập.
	Ở trường đa số các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, biết nghe lời thầy giáo, cô giáo và yêu thích môn Mĩ thuật.
1.2.Khó khăn:
*Nhà trường:
Nhà trường chưa có phòng học riêng cho bộ môn Mĩ thuật, và chưa có giá vẽ để phục vụ cho các tiết vẽ tranh.
*Giáo viên:
 Việc dạy liên trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại.
Phân môn Vẽ tranh đề tài thường là khó (vì nó trừu tượng), nên khi dạy các tiết Vẽ tranh đề tài còn gặp nhiều khó khăn.
*Học sinh:
	Học sinh hay quên đồ dùng học tập ở nhà như: màu vẽ, vở tập vẽ hoặc bút chì (do vậy khi học sinh mượn màu vẽ, bút chì của bạn thường hay làm ồn lớp và tiết dạy sẽ mất tập trung).
 Học sinh còn chưa tự giác trong khi vẽ tranh thể loại đề tài, mà chủ yếu nhìn mẫu để chép lại hình.
 Khi trả lời câu hỏi học sinh còn lệ thuộc vào sách giáo khoa, chưa liên hệ với thực tế, không sáng tạo.
 Học sinh chưa hoàn thành bài vẽ trên lớp (kêu là khó, không biết vẽ).
2.Kết quả thực trạng.
Qua khảo sát chất lượng loại bài Vẽ tranh đề tài lớp 5 năm học 2013-2014, tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
(A+) Hoàn thành tốt
(A) Hoàn thành
(B) Chưa hoàn thành
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
5A
20
2
10,0
15
75,0
3
15,0
5B
19
2
10,5
15
79,0
2
10,5
Từ thực trang trên tôi thấy để nâng cao chất lượng dạy học môn mĩ thuật lớp 5, nhất là phân môn Vẽ tranh đề tài, phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh trong giờ học, tôi chọn đề tài “"Một số biện pháp dạy học tích cực, nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh đề tài lớp 5" ” để tìm hiểu và nghiên cứu. Từ đó có biện pháp để nâng cao chất lượng các tiết Vẽ tranh đề tài lớp 5 để đạt hiệu quả cao.
III.GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh.
Phương pháp quan sát không chỉ được sử dụng trong giờ học vẽ tranh theo đề tài mà cần hình thành ở các em thói quen biết quan sát nói chung, trong mọi hoạt động và diễn biến của cảnh vật, con người ở xung quanh các em. Thói quen quan sát sẽ làm vốn biểu tượng và vốn kinh nghiệm sống của các em, đó cũng chính là tiển đề để tranh vẽ theo đề tài và vẽ tự do được phong phú và sinh động.
Vậy các học sinh cần quan sát cái gì và quan sát như thế nào? Đó là điều mà tôi cần phải quan tâm, hướng dẫn học sinh.
Trước khi vẽ tranh đề tài, tôi căn cứ vào nội dung của đề tài, tôi yêu cầu học sinh về nhà hoặc trên đường đi học hãy quan sát những sự vật xung quanh có liên quan đến đề tài. Ví dụ, chuẩn bị vẽ tranh đề tài về Các con vật quen thuộc, tôi yêu cầu học sinh quan sát con mèo, con chó, con gà, con bòở nhà em (hay của nhà bên cạnh) hoặc sưu tầm các tranh, ảnh có các con vật quen thuộc đấy. Gợi ý để học sinh quan sát đặc điểm, hình dáng đặc trưng của con vật: mèo thì tai nó như thế nào; đặc điểm mắt, mũi, miệng, râu, thân, chân, đuôi ra sao, lông màu gì. Con mèo khi ngủ khác với nó đang rình bắt chuột hay đang ăn như thế nào Hoặc ở đề tài vẽ về cảnh đẹp quê hương, tôi có thể gợi ý cho học sinh quan sát những danh lam thắng cảnh, các công trình văn hóa của địa phương hay những cảnh mà các em yêu thích nhất như bờ tre, bến nước, cây đa, mái ngói, sân đìnhHướng dẫn để học sinh quan sát đặc điểm, hình dáng, màu sắc của đồ vật, cảnh vật trong thiên nhiên. Từ những yêu cầu thường xuyên này dần dần hình thành ở các em thói quen quan sát và vốn biểu tượng phong phú trong trí nhớ của các em. Nhờ đó trong giờ học vẽ, tôi có thể đàm thoại với các em về đề tài đã chọn, các em sẽ nhớ lại và tưởng tượng lại những con vật, đồ vật, quang cảnh đã quan sát được trong cuộc sống, sau đó sẽ thể hiện chúng trên bài vẽ của mình với vẻ độc đáo riêng biệt của từng em. Như vậy tranh vẽ của các em sẽ phong phú và sinh động (mỗi em vẽ theo ý thích của mình, không sao chép và bắt trước tranh mẫu hoặc tranh vẽ của bạn).
Trong giờ học tôi chuẩn bị một số tranh vẽ của học sinh lớp trước, có bài vẽ tốt và chưa tốt để học sinh quan sát nhận xét. Từ đó, các em nhận ra được cái hay cái đẹp và cái chưa đẹp trong tranh của bạn. Sau khi các em quan sát nhận xét tranh mẫu, tôi hướng dẫn cách sắp xếp bố cục trong tranh, đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ, qua đó thể hiện nội dung chủ đề như thế nào, cách sử dụng màu sắc ra saoSự phân tích của tôi sẽ cũng cố thêm những kiến thức về cách vẽ tranh cho các em.
2. Giúp học sinh tìm chọn nội dung đề tài để vẽ tranh.
Với học sinh lớp 5 khái niệm vê tranh đề tài không phải là nội dung mới hay là xa lạ với các em. Bởi các em được làm quen với dạng bài này từ các lớp học dưới. Tuy nhiên với tất cả học sinh lớp 5 để vẽ được thể loại bài này không phải là dễ, là đúng hết. Bài vẽ yêu cầu học sinh phải biết tưởng tượng, có cảm thụ riêng khi vẽ, đôi khi học sinh còn chưa nắm hết được nội dung chính của từng đề tài. Với mỗi loại bài trong tranh đề tài tôi lại có cách hướng dẫn học sinh riêng để các em nắm bắt và khắc sâu kiến thức trước khi tưởng tượng và vẽ tranh.
Vẽ tranh đề tài: Trong đề tài lớn có rất nhiều những chủ đề nhỏ, vì vậy tôi hướng dẫn học sinh cần lựa chọn nội dung cho phù hợp với đề tài. Các em cần phải nhớ lại những cảnh vật, những hình ảnh hoạt động của con người mà các em đã gặp trong cuộc sống, hình ảnh mà các em quan sát được rồi chọn lọc các hình ảnh đó đưa vào đề tài. Ví dụ đề tài Trường em, đây là một đề tài lớn, trong đó có nhiều chủ đề nhỏ như: Học sinh đang tập thể dục, đang đá cầu, đá bóng, nhảy dây Ở ngoài sân trường hay múa hát, biểu diễn văn nghệ hoặc có thể đang học nhóm, đang trò chuyện cùng cô giáo, trò chuyện cùng bạn bè Tôi hướng dẫn các em lựa chọn một chủ đề mà các em ưa thích nhất phù hợp với khả năng và cảm xúc của từng em.
3. Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh .
	Nhằm mục đích phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, cung cấp kiến thức và kĩ năng thực hành về sự sắp xếp hình tượng, sử dụng màu sắc để thể hiện nội dung một đề tài cho trước. Khi dạy vẽ tranh đề tài, tôi hướng dẫn học sinh quan sát cách sắp xếp bố cục, cách xây dựng hình tượng, cách sử dụng màu sắc trong các bài mẫu có sẵn để các em tham khảo.
Sau khi đã lựa chọn được chủ đề mà các em ưa thích, phù hợp với đề tài (tránh lạc đề), tôi hướng dẫn học sinh: 
*Xây dựng bố cục cho tranh: Bố cục của một bức tranh là sắp xếp những hình mảng: Có mảng hình chính, có mảng hình phụ; khung cảnh có lớp trước, lớp sau, có xa có gần.
- Mảng chính là mảng trọng tâm, bao giờ cũng là lớn hơn các mảng phụ và thể hiện rõ nội dung chủ đề
- Mảng phụ là mảng hỗ trợ tạo nên sự cân bằng trong bố cục, tạo nên sự sinh động của bức tranh.
Khi các em xây dựng bố cục tôi nhắc nhở các em những điểm cần tránh khi xây dựng bố cục của tranh như: Không dồn các hình mảng về một phía, không vẽ mảng chính quá lớn hoặc quá nhỏ tránh phá vỡ sự hài hòa của tranh
*Lựa chọn hình tượng: Khi đã xác định được nội dung chủ đề và xác định được mảng chính, mảng phụ, tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn hình tượng cho mảng chính, mảng phụ, hình dáng nhân vật, đồ vật trong tranh. Có thể phác hình khái quát của từng nhân vật, đồ vật, chưa cần vẽ chi tiết và những đặc điểm cụ thể.
*Tìm đậm, nhạt, tìm màu: Trên cơ sở bố cục đã được xác định,tôi hướng dẫn học sinh tiến hành tìm đậm, nhạt, tìm màu: Để làm nổi rõ nội dung chủ đề thì mảng chính cần tập trung độ đậm nhất và sáng nhất. Độ đậm ở mảng phụ nhạt nhẹ hơn, mờ dần để tạo chiều sâu không gian và làm nền cho mảng chính. Hướng dẫn các em tìm màu, vẽ màu phù hợp với nội dung, màu sắc có thể tươi vui rực rỡ; có thể mát mẻ, dịu dàng, ám áp
* Thể hiện:Trong khi học sinh vẽ giáo viên theo dõi, gợi ý hướng dẫn bổ sung cho từng em, nhất là những học sinh còn lúng túng.
4.Thay đổi hình thức tổ chức giờ dạy vẽ tranh đề tài nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, vì yậy cần phải tổ chức sao cho giờ học nhẹ nhàng, thoải mái mang tính nghệ thuật và phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh. Tôi sẽ tổ chức giờ học bằng các hình thức như sau:
a. Tổ chức trò chơi.
Vào đầu giờ học, để tạo hứng thú và kích thích học sinh tích cực hoạt động, tôi thường tổ chức các trò chơi giúp các em có tinh thần sảng khoái trước khi bước vào bài học mới( thời gian từ 2- 3 phút, không kéo dài tránh làm mất thời gian của giờ học). Ví dụ như cho các em chơi trò chơi Đổi nhà (trong bài vẽ tranh về Sinh hoạt, nhà trường): 3 học sinh một nhóm, 2 em cầm tay nhau giơ lên làm nhà và một em làm đứa trẻ ngồi trong nhà. Khi tôi hô đổi nhà thì các em phải nhanh chóng chuyển sang ngôi nhà khác, tôi cũng vào một nhà, nếu em nào không tìm được nhà là em đó bị thua, và phải làm người tiếp tục hôSau trò chơi này có thể cho các em chơi tiếp trò chơi: kể tên các đồ vật trong gia đình. Mỗi em được kể tên một đồ vật không được trùng nhau, ví dụ người đầu tiên nói ti vi, người tiếp theo là tủ lạnh, tiếp tục người thứ ba là catset. Trò chơi kết thúc, tôi cho học sinh về chỗ ngồi và đặt câu hỏi để học sinh trả lời về các trò chơi đó rồi gợi ý để các em chọn đề tài. Tôi cho học sinh xem thêm một số tranh mẫu, hướng dẫn gợi ý giúp các em phấn chấn tìm được các đè tài hay để vẽ.
Trong khi các em thực hành, tôi hướng dẫn từng em tùy theo bài cụ thể của các em.
Vẽ tranh về đề tài Trường em (bài 3), đề tài An toàn giao thông (bài 7), hay vẽ tranh về đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân (bài 19) cũng có thể sử dụng trò chơi như trên, kể tên đồ dùng học tập hay kể tên các trò chơi trong mùa hè như nhảy dây, đá cầu, bơi, đá bóng...hoặc kể tên một số biến báo hiệu về An toàn giao thông...
Trò chơi không những chỉ tạo hứng thú kích thích các em hoạt động tích cực mà còn giúp các em phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo của các em. Qua trò chơi, tôi góp phần định hướng cho học sinh về chủ đề sẽ vẽ.
b. Tổ chức thảo luận theo nhóm.
Có thể tổ chức cho các em ngồi theo nhóm, tôi đưa cho mỗi nhóm một câu hỏi thảo luận hay tất cả các nhóm thảo luận cùng một câu hỏi. Ví dụ trong đề tài vẽ tranh Tự chọn, tôi đưa cho mỗi nhóm 1 phiếu câu hỏi:
 Nhóm 1: Tranh của em vẽ có nội dung gì? Có những hình ảnh gì nổi bật? 
 Nhóm 2: Hình ảnh nào là hình ảnh chính và những hình ảnh nào là phụ trong tranh mà em muốn vẽ?
	Mỗi nhóm thảo thuận 5 phút, sau đó nhóm trưởng sẽ phát biểu ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
	Sau khi các nhóm trình bày, tôi có thể cho các em xem tranh để các em quan sát, nhận xét - nhằm làm chính xác hóa các hình ảnh trong nội dung các em chọn.
	Tôi gợi ý để các em lựa chọn chủ đề mà các em thích nhất. Tôi hỏi một số em định vẽ chủ đề mà em thích. Em định vẽ chủ đề gì? Ví dụ như ở đề tài Vui chơi trong mùa hè có thể vẽ các hoạt động như nhảy dây, đá cầu, thả diều,... đề tài Nhà trường có thể vẽ phong 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_tich_cuc_nang_cao_chat_luong_p.doc