SKKN Một số biện pháp dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

SKKN Một số biện pháp dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Hiện nay, giáo dục tiểu học đã và đang thực hiện đổi mới toàn diện, đồng bộ nội dung, chương trình giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học. Mục tiêu của bậc Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học Trung học cơ sở. Để thực hiện được mục tiêu này thì vai trò của người giáo viên đặc biệt quan trọng. Dạy học sinh làm người và trang bị tri thức cho học sinh là hai công việc song song. Chính vì thế đòi hỏi mỗi giáo viên phải có phương pháp giáo dục phù hợp thông qua việc giảng dạy tất cả các môn học trong nhà trường để đặt nền móng vững chắc cho việc đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Vì vậy việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học phân môn “Luyện từ và câu” ở lớp 5 nói riêng là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay đó là: “Dạy - học dựa vào các hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”. Phân môn “Luyện từ và câu” trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học về Tiếng Việt, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học sinh tự hoàn thiện nhân cách của mình ở phương diện ngôn ngữ và văn hóa. Học sinh cần học tốt môn học này để có cơ sở học tốt những môn học khác, học sinh cần phải được học rất thiết thực nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp của mình. Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy việc tổ chức dạy học phải được xây dựng thành hệ thống việc làm cho học sinh để các em tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành phát triển được các kĩ năng cần thiết. Xây dựng được một hệ thống bài tập tốt và tổ chức thực hiện chúng một cách hiệu quả có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu.

doc 22 trang thuychi01 11943
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH LỚP 5 PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA.
 Người thực hiện	: Lê Thị Hà
 Chức vụ	 : Giáo viên
 Đơn vị công tác	: Trường Tiểu học Điện Biên I
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2017
Mục lục
Trang
I. Mở đầu 
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2. Thực trạng việc dạy học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm
17
III. Kết luận, kiến nghị
18
1. Kết luận
18
2. Kiến nghị
18
 I. MỞ ĐẦU
	1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 	Hiện nay, giáo dục tiểu học đã và đang thực hiện đổi mới toàn diện, đồng bộ nội dung, chương trình giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học. Mục tiêu của bậc Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học Trung học cơ sở. Để thực hiện được mục tiêu này thì vai trò của người giáo viên đặc biệt quan trọng. Dạy học sinh làm người và trang bị tri thức cho học sinh là hai công việc song song. Chính vì thế đòi hỏi mỗi giáo viên phải có phương pháp giáo dục phù hợp thông qua việc giảng dạy tất cả các môn học trong nhà trường để đặt nền móng vững chắc cho việc đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Vì vậy việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học phân môn “Luyện từ và câu” ở lớp 5 nói riêng là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay đó là: “Dạy - học dựa vào các hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh”. Phân môn “Luyện từ và câu” trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học về Tiếng Việt, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học sinh tự hoàn thiện nhân cách của mình ở phương diện ngôn ngữ và văn hóa. Học sinh cần học tốt môn học này để có cơ sở học tốt những môn học khác, học sinh cần phải được học rất thiết thực nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp của mình. Phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy việc tổ chức dạy học phải được xây dựng thành hệ thống việc làm cho học sinh để các em tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành phát triển được các kĩ năng cần thiết. Xây dựng được một hệ thống bài tập tốt và tổ chức thực hiện chúng một cách hiệu quả có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu.
 Chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, phân môn Luyện từ và câu phần nội dung nghĩa của từ được tập trung biên soạn một cách khoa học và có hệ thống. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa là mảng kiến thức quan trong của phân môn Luyện từ và câu. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không khó khăn, tuy nhiên giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì học sinh thường nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là khó đối với học sinh. Mặt khác, khi dạy về từ nhiều nghĩa và từ đồng âm hầu như giáo viên ít có sách tham khảo, chưa có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này. Trăn trở về vấn đề trên, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Vì thế, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa”. 
	1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Tôi chọn đề tài này nghiên cứu với mục đích: 
	- Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa góp phần làm giàu thêm vốn từ cho học sinh.
	- Giúp học sinh thiết lập mối quan hệ của từ với sự vật và tách được ý nghĩa từ vựng của từ khỏi sự vật được biểu thị bởi từ.
	- Giúp học sinh có năng lực sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong khi nói hoặc viết, để từ đó các em sử dụng được vốn từ làm công cụ giao tiếp tư duy.
	1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Một số kinh nghiệm giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
	1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp kiểm tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 	 Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt là cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp, khả năng biểu cảm của ngôn ngữ, quy tắc hoạt động của ngôn từ), đồng thời hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy. Môn Tiếng Việt còn trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học. Tiếng Việt là công cụ để học các môn học khác. Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là phương tiện, là điều kiện thiết yếu của quá trình học tập. Chính vì thế, giáo viên phải có những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn, mặt khác phải có kiến thức Tiếng Việt dạy học phù hợp và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ.
 	Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, mảng nội dung nghĩa của từ được tập trung và được biên soạn có hệ thống trong phần luyện từ và câu. Nhiều năm liền trong quá trình dạy học, tôi thường nhận thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ cùng nghĩa, gần nghĩa cũng không mấy vất vả, tuy nhiên khi học xong từ nhiều nghĩa và từ đồng âm thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt các từ đồng âm với từ nhiều nghĩa của học sinh không được như mong đợi của cô giáo kể cả một số học sinh học tốt đôi khi cũng làm thiếu chính xác. Vì từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều được hình thành từ quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ - dùng ít kí hiệu nhưng biểu đạt được nhiều. Tuy nhiên chúng là hai lớp từ khác nhau. Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế: do trùng hợp ngẫu nhiên, do chuyển nghĩa quá xa mà thành, do từ vay mượn trùng với từ sẵn có, do từ rút gọn trùng với từ sẵn có,  Từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa hình thành do cơ chế chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa có liên quan với nhau. Nhưng cũng có khi cùng một hình thức ngữ âm vừa có thể có hiện tượng đồng âm, vừa có thể có hiện tượng nhiều nghĩa. Trăn trở về vấn đề này, qua những năm dạy lớp 5 tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách dạy từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, bài tập phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. Sau đây tôi xin được chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ ấy qua bài viết: “Một số biện pháp dạy học giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa” nhằm giúp học sinh tháo gỡ những lầm lẫn giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. 
	2.2. 	THỰC TRẠNG VIỆC DẠY – HỌC VỀ TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
	2.2.1. Thực trạng chương trình Luyện từ và câu của lớp 5
	* Thời lượng chương trình: 
 	Từ đồng âm được dạy trong 1 tiết ở tuần 5 chương trình Tiếng Việt lớp 5,. Các em được học khái niệm về từ đồng âm. Các bài tập về từ đồng âm chủ yếu giúp học sinh phân biệt nghĩa các từ đồng âm, đặt câu trong đó có các từ đồng âm. Bài luyện tập về từ đồng âm đã được giảm tải, vì thế thời lượng trong chương trình dành cho kiến thức này còn ít. Từ nhiều nghĩa được dạy trong 3 tiết ở tuần 7 và tuần 8. Học sinh được học khái niệm về từ nhiều nghĩa., Các bài tập chủ yếu là phân biệt các từ mang nghĩa gốc và nghĩa chuyển, đặt câu phân biệt nghĩa, nếu các nét nghĩa khác nhau của một từ. 
	* Dạng bài tập của sách giáo khoa: 
 	Dạng bài tập về phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa rất ít. Duy nhất có 1 bài tập (bài 1 trang 82 - TV5 - tập 1) có dạng phân biệt, nhận diện từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Như vậy số lượng bài tập thực hành giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn quá ít.
	2.2.2.Thực trạng việc dạy của giáo viên
 	Kinh nghiệm thực tế giảng dạy, qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy: 
 	Bản thân giáo viên Tiểu học phải dạy nhiều môn học không chuyên sâu về một bộ môn nên kiến thức cũng chưa nắm sâu nhất là kiến thức phần nghĩa của từ trong Tiếng Việt ở lớp 5. Việc giáo viên giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thường gặp nhiều khó khăn, bởi phần kiến thức đưa vào trong chương trình chỉ ở mức độ đơn giản. Phần nghĩa của từ mới dùng ở khái niệm, thông qua các bài tập thực hành giúp học sinh hiểu và khắc sâu kiến thức. Chương trình chưa chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Do vậy đôi khi giáo viên cũng cảm thấy lúng túng, nhầm lẫn trong các trường học phức tạp.
 Bên cạnh những khó khăn về chuyên môn của giáo viên thì thời gian để trao đổi chuyên môn còn ít bởi trong một buổi sinh hoạt chuyên môn còn nhiều vấn đề cần thảo luận thống nhất.Chính vì vậy vấn đề đầu tư chuyên sâu kĩ càng cho kiến thức từ đồng âm , từ nhiều nghĩa chưa có sự đầu tư thích đáng nên hiệu quả giờ dạy chưa cao. 
	2.2.3. Thực trạng việc học của học sinh. 
	*Phần kiến thức từ nhiều nghĩa đối với các em còn khó, còn trừu tượng:  
      	Một thực tế cho thấy khi học và làm bài tập về từ đồng âm học sinh tiếp thu và làm bài nhanh hơn khi học và làm bài tập về từ nhiều nghĩa, có lẽ bởi từ nhiều nghĩa trừu tượng hơn. Đặc biệt, khi cho học sinh phân biệt và tìm các từ có quan hệ đồng âm, các từ có quan hệ nhiều nghĩa với nhau trong một số văn cảnh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài chưa đạt yêu cầu. Lúc đầu, khi đang còn dạy tách bạch từng bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa tôi thấy phần lớn các em làm bài trong vở bài tập tương đối đạt yêu cầu. 
	* Vốn từ và vốn hiểu biết của các em còn hạn chế: 
 	Khi học phần từ nhiều nghĩa, việc xác định nghĩa chuyển đối với các em là rất khó bởi vốn hiểu biết về nghĩa của từ có giới hạn. Các nét nghĩa chuyển, mối quan hệ giữa nghĩa chuyển và nghĩa gốc, các em khó phân biệt tìm ra nét chung. Dạng bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, học sinh còn lung túng. 
	2.3. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA.
	2.3.1. Biện pháp thứ nhất: Giúp học sinh nắm vững khái niệm cơ bản về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
 	Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, trước hết giáo viên yêu cầu học sinh hiểu và thuộc ghi nhớ (khái niệm) của bài học. Chính vì thế, tôi thường cho học sinh nắm khái niệm bằng những hình thức, cách làm như sau:
	Bước 1: Hướng dẫn phân tích ngữ liệu phần nhận xét để tiếp cận với khái niệm.
	Khi học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là loại bài khái niệm, giáo viên tổ chức các hình thức dạy học để giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giúp học sinh phát hiện các hiện tượng về từ ở các bài tập từ đó rút ra được những kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Ở bước làm này, tất cả các đối tượng học sinh đều thực hiện xâm nhập yêu cầu ngữ liệu qua các phương pháp dạy học: Hỏi đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, quan sát
	Bước 2: Hướng dẫn học sinh tự tổng hợp và nắm nội dung khái niệm .
	Ở bước này, giáo viên có thể cho các em lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa giúp các em nắm sâu và năm chắc phần ghi nhớ. Tâm lí học sinh làm những bài tập đơn giản, để lộ kiến thức, ngại học thuộc lòng, ngại viết các đoạn, bài cần yếu tố tư duy. Biết vậy tôi thường cho học sinh ngắt ý của phần ghi nhớ cho đọc nối tiếp, rồi ghép lại cho đọc toàn phần, đọc theo nhóm đôi, có lúc thi đua xem ai nhanh nhất, ai đọc tốt. Cách làm này tôi đã cho các em thực hiện ở các tiết học trước đó (về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa) do đó dạy đến từ đồng âm, từ nhiều nghĩa các em cứ sẵn cách tổ chức như trước mà thực hiện. 
	Bước 3: Củng cố việc nắm khái niệm ở phần luyện tập
	Chuyển sang phần luyện tập, giáo viên tiếp tục tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh giải quyết các bài tập phần luyện tập. Sau mỗi bài tập giáo viên lại củng cố, khắc sâu kiến thức liên quan đến nội dung bài học, liên hệ thực tế và liên hệ tới các kiến thức đã học của phân môn LTVC nói riêng và tất cả các môn học nói chung. 
	Ví dụ: Dạy khái niệm từ đồng âm tiết 10- tuần 5 
	Bước 1: HDHS phân tích ngữ liệu phần nhận xét để tiếp cận khái niệm từ đồng âm.
 	Bài 1,2: Viết các câu lên bảng: 
 Ông ngồi câu cá.
 Đoạn văn này có năm câu.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm:
+ Em có nhận xét gì về hai câu văn trên?
+ Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì ?
+ Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên.
- Từ những phần câu hỏi trên,học sinh sẽ nắm được:
C©u (1): c©u c¸ : b¾t c¸ t«m b»ng mãc s¾t nhá (th­êng cã måi) buéc ë mét ®Çu sîi d©y. 
C©u (2): c©u v¨n : ®¬n vÞ cña lêi nãi 
- Giáoviên kết luận về câu trả lời bài tập phần nhận xét.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tự tổng hợp và nắm nội dung khái niệm từ đồng âm.
 GV khẳng định từ câu trong 2 câu trên là từ đồng âm. Vậy từ đồng âm là từ như thế nào ? 
- Câu hỏi này thường chú trọng‎ đến đối tượng học sinh hoàn thành tốt trả lời được.
- Sau khi học sinh kết luận tự rút ra được khái niệm, giáo viên cho học sinh học thuộc luôn khái niệm (ghi nhớ): Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa (theo SGK TV5 – tập 1 – trang 51) 
- Cho học sinh ngắt ý của phần ghi nhớ để các em dễ hiểu và dễ nhớ.(2 ý: giống âm nhưng khác nghĩa)
Bước 3: Củng cố việc nắm khái niệm từ đồng âm ở phần luyện tập
Phần bài tập thực hành luyện tập: Xác định nghĩa của từng cặp từ : Hòn đá và đá bóng
- Phần này, tôi cho học sinh mức hoàn thành sử dụng từ điển Tiếng Việt để nắm nghĩa từ. Sau khi các em giải thích xong, giáo viên cần sử dụng đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh họa nhằm giúp học sinh dễ dàng phân biệt nghĩa của từ: đá trong hòn đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn; đá trong đá bóng là đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bong vào khung thành đối phương.
đá bóng
hòn đá
	Từ việc luyện tập, các em lại ghi nhớ sâu khái niệm về từ đồng âm một lần nữa.
	Tóm lại khi dạy khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cần thực hiện theo quy trình các bước: 
Bước 1: Hướng dẫn phân tích ngữ liệu phần nhận xét để tiếp cận với khái niệm từ đồng âm hoặc từ nhiều nghĩa.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tự tổng hợp và nắm nội dung phần khái niệm đồng âm hoặc từ nhiều nghĩa.. 
Bước 3: Củng cố việc nắm khái niệm ở phần luyện tập
Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy luyện từ và câu và vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học như:
- Phương pháp hỏi đáp - Hình thức học cá nhân
- Phương pháp giảng giải - Thảo luận nhóm
- Phương pháp trực quan - Tổ chức trò chơi
- Phương pháp luyện tập thực hành
2.3.2.Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh nắm dấu hiệu để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa giống nhau về âm (nói đọc giống nhau, viết cũng giống nhau). Làm thế nào để giúp học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ? Vậy mấu chốt của vấn đề là phải làm cho học sinh hiểu đúng bản chất kiến thức. Điểm khác nhau cơ bản từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là : + Từ đồng âm với nhau thì luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi hoàn cảnh sử dụng. Các từ đồng âm bao giờ cũng khác hẳn nhau về nghĩa. Bản thân mỗi từ đều mang nét nghĩa riêng biệt, không thể tìm được một nét nghĩa chung nào giữa các từ. 
+ Từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nghĩa.
Để đạt được mục đích của biện pháp này, tôi đã thực hiện theo các bước sau :
Bước 1 : Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ cần xét tới
Khi chưa biết từ trong bài là đòng âm hay nhiều nghiã thì giáo viên cần :
- Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh nêu cách hiểu của mình về nét nghĩa của từ trong bài mà các em có được từ vốn sống hiểu biết của mình.
- Nếu có trường hợp học sinh do vốn từ ngữ hạn chế, tôi cho các em sử dụng từ điển Tiếng Việt để tra.
- Nếu mức độ học sinh chưa nắm rõ trên từ điển, tôi cho học sinh quan sát hình ảnh thể hiện nghĩa của từ cần tìm hiểu (hình ảnh thông qua phương tiện dạy học dưới dạng bài giảng điện tử powerpoin.)
 Bước 2 : Dựa vào mức độ cụ thể, trừu tượng của từ để phân biệt nghĩa gốc - nghĩa chuyển.
Khi gặp hai hoặc nhiều nghĩa của từ trong văn cảnh, muốn biết từ đó dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh thông qua cách nhận biết trực quan như sau:
- Từ nào có ý nghĩa cụ thể hơn: Nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc tính chất, hành động cụ thể, mà các em có thể cảm nhận được bằng giác quan thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc.
- Từ nào có nghĩa trừu tượng hơn: nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc hành động, tính chất mà các em không thể cảm nhận bằng giác quan thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển. 
- Từ nhiều nghĩa, trong đó chỉ có một nghĩa gốc, các nghĩa khác là nghĩa chuyển, nghĩa chuyển bao giờ cũng có mối quan hệ với nghĩa gốc, nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Các từ mang nghĩa chuyển thì thường có thể nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ khác (mang nghĩa phụ) 
Ví dụ : Dạy phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong bài tập Tiết 16- Tuần 8
Ví dụ : Từ “đường” trong các trường hợp sau là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? 
- Từ “đường” (1) trong “đường rất ngọt”
- Từ “đường” (2) trong “đường dây điện thoại”
	- Từ “đường” (3) trong “ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp”
Bước 1 : Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa của từ cần xét tới là từ “ đường”
- Để có được kết luận đúng, trước hết giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ “đường” (1) “đường” (2), “đường” (3) là gì? 
- Giáo viên yêu cầu giải nghĩa chính xác các từ “đường” như trên, các em phải có vốn từ phong phú, có vốn sống. Vì vậy trong dạy học tất cả các môn, tôi luôn chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có ý thức tích lũy cho mình vốn sống .
- Không phải đối tượng học sinh nào cũng có vốn sống , vốn từ phong phú nên số học sinh không huy động được vốn từ của mình có thể cho các em sử dụng tra từ điển Tiếng Việt đồng thời nắm được một số biện pháp giải nghĩa từ. 
Xét nghĩa của 3 từ “đường” trên ta thấy: 
Từ “đường” (1): chỉ một chất có vị ngọt.
Từ “đường” (2) chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc.
Từ “đường” (3) chỉ lối đi cho các phương tiện, người, động vật.
- Nếu từ điển một số em không có hay céc em chưa hiểu cụ thể thì tôi cho quan sát hình ảnh của 3 từ đường trong 3 ví dụ trên.
 Bước 2:Dựa vào mức độ cụ thể, trừu tượng của từ để phân biệt nghĩa gốc - nghĩa chuyển của từ “đường”
 - Từ nào có ý nghĩa cụ thể hơn: Nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc các em có thể cảm nhận được bằng giác quan thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc. Dựa vào điều này, các em sẽ chỉ ra từ “đường” (3) trong “ngoài đường xe cộ đi lại nhộn nhịp” mang nghĩa gốc.
- Từ nào có nghĩa trừu tượng hơn: nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng có nét nghĩa chung với nghĩa gốc thì ở đây các em sẽ thấy được từ “đường” (2) chỉ dây dẫn, truyền điện thoại phục vụ cho việc thông tin liên lạc.
 Với hai bước trong biện pháp trên, các em biết kết quả sẽ là :
Từ “đường” (1) và từ “đường” (2) có nghĩa hoàn toàn khác nhau, không có nét nghĩa chung – kết luận hai từ này là từ đồng âm
Tương tự như trên từ “đường (1) và từ “đường” (3) cũng hoàn toàn khác nhau về nghĩa nên hai từ nay cũng là từ đồng âm
Từ “đường” (2) và từ “đường” (3) có mối quan hệ mật thiết về nghĩa trên cơ sở của từ “đường” (3) chỉ lối đi, ta suy ra nghĩa của từ “đường” (2) có nghĩa truyền đi theo vệt dài (dây dẫn). Như vậy từ “đường (3) là nghĩa gốc, còn từ “đường” (2) là nghĩa chuyển – kết luận “đường” (2) và “đường” (3) là từ nhiều nghĩa
 2.3.3. Biện pháp 3. Xây dựng phương pháp dạy về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
 Trong quá trình dạy học các bài Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, ngoài việc chuẩn bị kế hoạch lên lớp chu đáo, chi tiết cùng với vốn từ ngữ phong phú của gaios viên thì bản thân giáo viên khi thực hi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_giup_hoc_sinh_lop_5_phan_biet.doc