SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập và rèn luyện tại lớp 11A9 - Trường THPT Hậu Lộc 4

SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập và rèn luyện tại lớp 11A9 - Trường THPT Hậu Lộc 4

Bác Hồ đã từng nói: “Thi đua là yêu nước,yêu nước là phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Cách đây 45 năm, trong bức thư cuối cùng Bác gửi cho Ngành giáo dục, một trong những điều Người muốn nhắn gửi đến từng cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên trong cả nước là: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt (.) phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, thầy và trò trường THPT Hậu Lộc 4 luôn quan tâm, chú trọng đến công tác thi đua khen thưởng, đặc biệt là phong trào thi đua học tập và rèn luyện ở học sinh.

 Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tinh thần thi đua đến với từng tập thể lớp, tác động vào ý thức và trở thành động lực cho từng cá nhân học sinh? Làm thế nào để thi đua không phải là một giai đoạn, một phong trào diễn ra trong thời gian ngắn mà là cả một hành trình trong suốt quá trình phấn đấu học tập và rèn luyện của học sinh ở trường? Đó là điều mà cả ban lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể cũng như mỗi thầy cô giáo trường THPT Hậu Lộc 4 vẫn luôn trăn trở.

 Hơn nữa, trong bất kỳ một trường học nào ta vẫn thường nghe những lời nhận xét quen thuộc của học sinh và nhất là giáo viên như: “ Lớp A có phong trào học tốt, sôi nổi ”; “Lớp B rời rạc, vào lớp không có không khí học tập”; Nguyên nhân thì từ nhiều phía: năng lực học tập của học sinh học, tinh thần đoàn kết của lớp, hay hiệu quả hoạt động của ban cán sự, Nhưng theo tôi nguyên nhân đầu tiên phải xét đến là giáo viên chủ nhiệm có thực sự quan tâm, chú trọng và tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua học tập, rèn luyện cho học sinh lớp mình hay chưa?

 Là một giáo viên chủ nhiệm, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thi đua, với mong muốn nâng cao hiệu quả, chất lượng, phát huy tính tích cực của các phong trào thi đua ở học sinh, tôi đã thực sự đầu tư vào vấn đề này khi chủ nhiệm lớp 11A9 và kết quả đem lại cho tôi những con số đáng khích lệ. Với tâm huyết và sự cố gắng của mình, năm học 2017-2018, tôi đã được nhà trường bầu chọn là “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm của bản thân qua sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập và rèn luyện tại lớp 11A9 - Trường THPT Hậu Lộc 4”.

 

doc 10 trang thuychi01 25125
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập và rèn luyện tại lớp 11A9 - Trường THPT Hậu Lộc 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài: 
 Bác Hồ đã từng nói: “Thi đua là yêu nước,yêu nước là phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Cách đây 45 năm, trong bức thư cuối cùng Bác gửi cho Ngành giáo dục, một trong những điều Người muốn nhắn gửi đến từng cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên trong cả nước là: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt (...) phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, thầy và trò trường THPT Hậu Lộc 4 luôn quan tâm, chú trọng đến công tác thi đua khen thưởng, đặc biệt là phong trào thi đua học tập và rèn luyện ở học sinh.
 Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để tinh thần thi đua đến với từng tập thể lớp, tác động vào ý thức và trở thành động lực cho từng cá nhân học sinh? Làm thế nào để thi đua không phải là một giai đoạn, một phong trào diễn ra trong thời gian ngắn mà là cả một hành trình trong suốt quá trình phấn đấu học tập và rèn luyện của học sinh ở trường? Đó là điều mà cả ban lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể cũng như mỗi thầy cô giáo trường THPT Hậu Lộc 4 vẫn luôn trăn trở.
 Hơn nữa, trong bất kỳ một trường học nào ta vẫn thường nghe những lời nhận xét quen thuộc của học sinh và nhất là giáo viên như: “ Lớp A có phong trào học tốt, sôi nổi ”; “Lớp B rời rạc, vào lớp không có không khí học tập”;Nguyên nhân thì từ nhiều phía: năng lực học tập của học sinh học, tinh thần đoàn kết của lớp, hay hiệu quả hoạt động của ban cán sự,Nhưng theo tôi nguyên nhân đầu tiên phải xét đến là giáo viên chủ nhiệm có thực sự quan tâm, chú trọng và tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua học tập, rèn luyện cho học sinh lớp mình hay chưa?
 Là một giáo viên chủ nhiệm, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thi đua, với mong muốn nâng cao hiệu quả, chất lượng, phát huy tính tích cực của các phong trào thi đua ở học sinh, tôi đã thực sự đầu tư vào vấn đề này khi chủ nhiệm lớp 11A9 và kết quả đem lại cho tôi những con số đáng khích lệ. Với tâm huyết và sự cố gắng của mình, năm học 2017-2018, tôi đã được nhà trường bầu chọn là “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm của bản thân qua sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập và rèn luyện tại lớp 11A9 - Trường THPT Hậu Lộc 4”. 
Mục đích nghiên cứu:
- Trình bày những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình tìm tòi, áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập và rèn luyện của học sinh qua công tác chủ nhiệm ở lớp 11A9 - Trường THPT Hậu Lộc 4.
- Tự tạo ra cơ hội để bản thân được nghiên cứu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực chủ nhiệm, đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục.
Đối tượng nghiên cứu:
 Trong phạm vi đề tài này - như tên gọi của nó, tôi tập trung nghiên cứu một số biện pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập và rèn luyện tại lớp 11A9 - Trường THPT Hậu Lộc 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
 - Phương pháp so sánh.
 - Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Những khái niệm chung: 
- Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích.
- Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.
2.1.2. Các hình thức thi đua:
- Thi đua thường xuyên.
- Thi đua theo đợt.
2.1.3. Phạm vi thi đua:
- Thi đua trong lớp.
2.1.4. Nội dung tổ chức phong trào thi đua gồm:
- Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua.
- Xác định chỉ tiêu, khẩu hiệu và thời hạn thi đua.
- Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua.
- Phát động, sơ kết, tổng kết và khen thưởng thi đua.
2.1.5.Nguyên tắc thi đua:
- Tự nguyện, tự giác, công khai.
- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2.1.6. Nguyên tắc khen thưởng:
- Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời.
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng.
- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.
- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
2.1.7. Danh hiệu thi đua:
- Danh hiệu thi đua cá nhân.
- Danh hiệu thi đua tập thể.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Lớp 10A9 năm học 2016-2017 và là lớp 11A9 năm học 2017-2018 mà tôi chủ nhiệm là một lớp theo khối D, cơ bản có nền nếp, có ý thức học tập tốt. Lớp có 5 học sinh giỏi thực sự. Bên cạnh đó cũng có những khó khăn, cụ thể là: Tổng số học sinh của lớp 11A9 là 36 nhưng chỉ có 2 học sinh nam (5,6%) nên khả năng bứt phá của lớp rất chậm. Khó khăn thứ hai là: lớp có sự phân hóa rõ rệt, bên cạnh những học sinh có năng lực và ý thức học tập rất tốt lại có nhiều em học kém, chưa thực sự tự giác trong học tập và còn thiếu phương pháp, động lực học tập, hầu như chỉ học đối phó. Vì vậy, cuối năm lớp 10, lớp vẫn có học sinh hạnh kiểm yếu, hạnh kiểm trung bình, học lực yếu, học sinh vi phạm quy chế thi và lớp không đạt danh hiệu tập thể lớp tiên tiến, chi đoàn mạnh như mục tiêu đã đề ra.
 Từ thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập và rèn luyện của học sinh, tạo động lực phấn đấu cho mọi đối tượng học sinh trong lớp, thúc đẩy sự tiến bộ của mỗi cá nhân cũng như cả tập thể lớp.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.2. Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể, rõ ràng tạo sự công bằng và toàn diện trong đánh giá kết quả thi đua.
 Cách làm: Ngay từ đầu năm học, dựa trên bản “Tiêu chí xếp loại nề nếp các chi đoàn học sinh năm học 2017-2018” của Đoàn trường, tôi xây dựng bản “Tiêu chí thi đua lớp 11A9” (phụ lục 1). Mọi điểm trong bản “Tiêu chí thi đua lớp” được quy định cụ thể, rõ ràng, có sự thống nhất cao của tất cả các học sinh trong lớp. Trong bản “Tiêu chí thi đua ” này, ngoài phần trừ điểm khi vi phạm nội quy, tôi đã thêm một phần quan trọng đó là phần khen thưởng và đã quy ra “điểm thưởng” cho các em. Điểm thưởng không chỉ cộng cho ban cán sự khi hoàn thành tốt nhiệm vụ, cộng cho các bạn có điểm cao, hăng hái xây dựng bài mà còn cộng cho những học sinh tham gia thi thể dục thể thao, những học sinh biết giúp đỡ bạn bè, tích cực trong công việc chung của lớp, nhiệt tình trong hoạt động phong trào 
Ví dụ:
- Đạt điểm tốt (8;9;10) : cộng 10điểm /1 con điểm
- Tham gia công việc chung của tập thể (phục vụ Hội nghị phụ huynh lớp, tham gia văn nghệ hoặc làm báo tường cho lớp, tham gia văn nghệ, hoạt động phong trào của trường hoặc tham gia TDTT có giải): cộng 30điểm / 1 lần
- 100% tổ viên xếp loại A, tổ trưởng: cộng 30điểm 
-100% thành viên trong lớp xếp loại A, lớp trưởng: cộng 50điểm.
 Để thuận tiện cho các tổ trưởng theo dõi và cộng trừ điểm hằng tuần, tôi đã lập “Bảng theo dõi nề nếp học tập và rèn luyện” (phụ lục 2) đưa về các tổ.
 Hiệu quả: Bằng biện pháp này, tôi đã tạo nên sự công bằng, liên tục trong phong trào thi đua của lớp. Hơn nữa, việc thưởng phạt học sinh được đề ra ở mọi phương diện: học tập, rèn luyện, hoạt động phong trào, làm việc tốt...giúp giáo viên chủ nhiệm đánh giá học sinh toàn diện hơn và quan trọng là khuyến khích sự phát triển toàn diện ở học sinh.
2.3.2. Nắm vững học lực, hạnh kiểm của từng học sinh để chia lớp thành các tổ - nhóm thi đua đồng đều về năng lực.
 Cách làm: Trên cơ sở kết quả học tập và rèn luyện của học sinh năm lớp 10, với những hiểu biết về tính cách, năng lực, triển vọng của các em sau một năm giảng dạy, chủ nhiệm, cộng với sự hỗ trợ của ban cán sự lớp, tôi chia học sinh về các nhóm tương đương nhau về năng lực. Sau đó, các học sinh trong mỗi nhóm sẽ được chia đều về 4 tổ sao cho các tổ có sự đồng đều về chất lượng, có cùng điểm xuất phát trong quá trình thi đua. Tổ nào cũng có học sinh học lực giỏi, khá, trung bình, yếu. Đồng thời, các cán sự cốt cán của lớp cũng được chia đều về các tổ để hỗ trợ tổ trưởng.
 Về việc sắp xếp chỗ ngồi, 4 tổ đươc xếp ngồi thành 4 dãy trong lớp. Vì lớp chủ yếu là học sinh nữ nên ở mỗi tổ, tôi để học sinh tự xếp chỗ trên cơ sở thỏa thuận giữa các thành viên và sự điều hành của cán sự tổ; hướng tới mục tiêu: cán sự thuận lợi nhất khi quản lí, theo dõi tổ và các tổ viên hỗ trợ nhau được nhiều nhất trong học tập. Qua theo dõi, nếu các bạn ngồi cạnh nhau không cùng tiến bộ mà còn vi phạm nề nếp (như nói chuyện riêng), thì giáo viên sẽ thay đổi chỗ ngồi để việc học tập có hiệu quả hơn. 
 Sau mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kì, các tổ trưởng sẽ công khai trước lớp điểm thi đua của tổ mình bằng cách cộng tổng số điểm thi đua của các thành viên trong tổ. Đó là căn cứ chủ yếu để giáo viên chủ nhiệm đánh giá và khen thưởng.
 Hiệu quả: Nhờ cách làm này, tôi tạo nên phong trào thi đua giữa các tổ trong suốt năm học. Vì có sự phân chia công bằng nên tâm lí học sinh rất yên tâm, thoải mái. Hơn nữa, cách làm này còn góp phần rèn luyện ý thức trách nhiệm của học sinh với tập thể.
2.3.3. Ưu tiên khen thưởng học sinh có sự tiến bộ trong quá trình học tập và rèn luyện, tạo động lực phấn đấu cho mọi đối tượng học sinh.
 Cách làm: Lâu nay trong các phong trào thi đua, ta vẫn thường chỉ khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc (nhất, nhì, ba) mà chưa chú ý khen thưởng cho học sinh có sự tiến bộ trong quá trình phấn đấu. Nếu giữ nguyên nếp khen thưởng này, rất có thể các phần thưởng chỉ dành cho một số cá nhân có năng lực học tập tốt. Trong khi ở các lớp học, học sinh thường có sự phân hóa rõ rệt về năng lực học tập. Và thực tế cho thấy, một học sinh học lực trung bình thì khó có thể phấn đấu để bằng hoặc vượt qua những bạn học lực giỏi. Nhưng như vậy không có nghĩa là các em không cố gắng. Vì vậy để ghi nhận sự cố gắng của mọi đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, và cả yếu, kém), tôi đã tỏ rõ quan điểm đề cao sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện bằng cách: bên cạnh hình thức khen thưởng dành cho học sinh đạt thành tích xuất sắc là khen thưởng dành cho học sinh có sự tiến bộ ở nhiều mức khác nhau (nhất, nhì, ba); thậm chí, học sinh có sự tiến bộ vượt bậc có thể được tuyên dương và khen thưởng nhiều hơn các học sinh xuất sắc.
 Ví dụ: Một số hình thức khen thưởng được áp dụng trong cả học kì 1 và học kì 2 năm học 2017-2018 (lưu ý: Sự tiến bộ ở học kì 1 được xác định bằng cách so sánh với kết quả cuối năm lớp 10, sự tiến bộ ở học kì 2 được xác định bằng cách so sánh với kết quả cuối học kì 1).
 Ở mỗi tháng, mỗi kì, Ban cán sự lớp tổng kết điểm trong “Bảng theo dõi nề nếp học tập và rèn luyện” của cá nhân và của tổ. Căn cứ vao đó để trao các phần thưởng sau:
- Học sinh có điểm thi đua cao nhất : thưởng 50.000đ
- Học sinh có điểm thi đua cao nhì : thưởng 40.000đ
- Học sinh có điểm thi đua tiến bộ nhất : thưởng 50.000đ
- Học sinh có điểm thi đua tiến bộ nhì: thưởng 40.000đ
- Tổ có điểm thi đua cao nhất trong tháng : thưởng 100.000đ
- Tổ có điểm thi đua tiến bộ nhất trong tháng: thưởng 100.000đ
- Tổ có điểm thi đua cao nhất trong kì : thưởng 200.000đ
- Tổ có điểm thi đua tiến bộ nhất trong kì: thưởng 200.000đ
 Cuối kì, ngoài phần thưởng cho học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, còn có các hình thức khen thưởng sau:
- Học sinh có điểm tổng kết cao nhất : thưởng 50.000đ
- Học sinh có điểm tổng kết tiến bộ nhất : thưởng 50.000đ
- Học sinh có điểm tổng kết tiến bộ nhì: thưởng 40.000đ
- Học sinh có điểm tổng kết tiến bộ: thưởng 30.000đ
 Hiệu quả: Khi áp dụng biện pháp này, tôi đã tạo ra một phong trào thi đua học tập và rèn luyện sôi nổi trong cả lớp, khơi dậy tinh thần thi đua của tất cả các học sinh, kể cả học sinh trung bình, yếu, kém. Các em luôn phấn đấu, nỗ lực trong từng tháng, trong cả kì để cuối tháng, cuối kì được công nhận là học sinh tiến bộ, được cô giáo chủ nhiệm khen ngợi và nhận những phần thưởng xứng đáng với sự cố gắng của các em. Vì vậy, học sinh được khen thưởng hằng tháng, cuối kì và cuối năm không chỉ là những học sinh tốp đầu mà còn là những học sinh tốp giữa như em Mai Hà, Hoàng Nguyệt, Phạm Hạnh, Phạm Huệ, Phạm Thúy, Vũ đạt, Đỗ Linhvà cả những học sinh tốp cuối như em Lê Quyên, Phương Thảo, Bùi Thùy, Đồng ThùyĐặc biệt, cuối năm, học sinh được tuyên dương nhất là em Nguyễn Hòa - một học sinh tốp cuối, vì em đã có sự cố gắng vượt bậc trong học tập ở học kì 2.
 Cũng vì vậy, giữa các học sinh trong lớp luôn có sự thi đua lành mạnh, các bạn học tốt giúp đỡ, giảng bài cho các bạn học yếu hơn, không có sự kì thị, phân biệt đối xử. Dù là một lớp phần lớn là học sinh nữ nhưng không có hiện tượng chia bè chia phái mà các bạn rất đoàn kết, biết tương trợ lẫn nhau, cùng vui mừng, tự hào với thành tích của mình, của bạn, của tập thể. Với tôi, đó là một thành công trong công tác chủ nhiệm. 
2.3.4. Phối hợp với chi hội phụ huynh, tổng kết thi đua và khen thưởng kịp thời.
 Cách làm: Sau khi xây dựng bản “Tiêu chí thi đua” của lớp, tôi thông qua Hội nghị phụ huynh đầu năm học để phụ huynh góp ý và đi đến thống nhất, cũng là thông báo để phụ huynh được biết, từ đó có sự động viên, khích lệ con em mình trong thi đua học tập và rèn luyện. 
 Trong hội nghị phụ huynh, tôi cũng kêu gọi để phụ huynh ủng hộ xây dựng quỹ khuyến học cho lớp, lấy đó là nguồn chính để khen thưởng cho các cháu học sinh. Đồng thời tôi thống nhất với Ban chấp hành chi hội phụ huynh lớp về cách thức tổng kết và khen thưởng hằng tháng, hằng kì. Vì Vậy, các cuộc thi đua được phát động, theo dõi, đôn đốc và tổng kết đầy đủ, không đầu voi, đuôi chuột, từ đó khen thưởng được tiến hành kịp thời, những ưu điểm, hạn chế được đánh giá và khắc phục liên tục.
 Ví dụ: Cuối tháng nào Ban chấp hành chi hội phụ huynh cũng cử đại diện đến dự tiết sinh hoạt với lớp, cùng giáo viên chủ nhiệm sơ kết và trao thưởng cho Tổ thi đua xuất sắc nhất, tổ thi đua tiến bộ nhất trong tháng và các cá nhân có thành tích, có tiến bộ. Hay trong kì thi Học sinh giỏi cấp trường, Học sinh giỏi cấp tỉnh, ngay sau khi có kết quả, BCH chi hội phụ huynh đã tổ chức sơ kết và trao giải thưởng chứ không chờ đến cuối học kì.
 Hiệu quả: Với sự hỗ trợ của Chi hội phụ huynh, công tác thi đua khen thưởng ở lớp tôi được quan tâm và tiến hành một cách hiệu quả. Mọi phong trào thi đua dù dài hạn hay ngắn hạn đều được phát động, theo dõi, đôn đốc và tổng kết đầy đủ, kịp thời. Vì thế, học sinh trong lớp luôn có động lực học tập và ngày càng tiến bộ. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
 Trên đây là một số biện pháp cũng là kinh nghiệm của tôi để nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập và rèn luyện ở lớp chủ nhiệm. Sau một năm kiên trì áp dụng, tôi bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. So với khi chưa thực hiện đề tài, học sinh lớp tôi chủ động, tích cực hơn nhiều trong học tập và rèn luyện. Số lần vi phạm nội quy trường lớp giảm gần mức tối đa. Trong giờ học, các em hăng hái xây dựng bài, học bài, chuẩn bị bài đầy đủ. Vì thế, các giờ học diễn ra sôi nổi, hứng thú, không chỉ bản thân tôi mà các thầy cô bộ môn cũng rất hài lòng về nề nếp học tập của lớp. 
 Không những thế, các em còn nhiệt tình, năng nổ hơn trong công việc chung, trong hoạt động phong trào. Nhìn chung, tập thể lớp ngày càng đoàn kết và luôn có sự thi đua lành mạnh, sôi nổi, sức mạnh tập thể vươn lên nhiều lần. Trong năm học 2017-2018, lớp tôi đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, đáng dấu sự tiến bộ vượt bậc trong học tập và rèn luyện của học sinh. Sau đây là các bảng so sánh đối chiếu kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm và kết quả thi học sinh giỏi cấp trường cùng những thành tích cá nhân và tập thể của lớp trong 2 năm học 2016-2017 và 2017-2018.
Bảng 1:
 Bảng so sánh thành tích của lớp trong 2 năm học 2016-2017 và 2017-2018
Tổng hợp Thành tích đạt được trong năm học
Năm học 2016-2017
Năm học 2017-2018
- Học sinh đạt danh hiệu Học sinh giỏi: 7 Học sinh.
- Học sinh đạt danh hiệu Học sinh tiên tiến: 22 Học sinh.
- Học sinh đạt giải Học sinh giỏi cấp trường:19 giải
- Học sinh đạt giải Học sinh giỏi cấp tỉnh : 0 (Có 1 HS dự thi nhưng không có giải)
- Có 1 HS được nhận phần thưởng HS xuất sắc trong đợt thi đua lần 1 của nhà trường.
- Cuối năm, tập thể lớp không đạt danh hiệu tập thể lớp tiên tiến, Chi đoàn mạnh.
- Học sinh đạt danh hiệu Học sinh giỏi: 10 Học sinh
- Học sinh đạt danh hiệu Học sinh tiên tiến: 26 Học sinh
- Học sinh đạt giải Học sinh giỏi cấp trường: 28 giải
- Học sinh đạt giải Học sinh giỏi cấp tỉnh : 9 giải(Có 10 HS dự thi đạt 9 giải)
- Có 2 HS được nhận phần thưởng HS xuất sắc trong đợt thi đua lần 1 của nhà trường.
- Cả trong 2 đợt thi đua lần 1 và lần 2, lớp đều được công nhận là lớp có nhiều hoa điểm 10 và có phong trào học tập tốt. 
- Về nền nếp, lớp luôn được xếp loại A và nằm trong tốp dẫn đầu toàn trường, cuối năm xếp thứ 2 toàn trường về nền nếp.
- Về hoạt động phong trào, lớp đã đạt giải nhất khối, giải nhì trường trong cuộc thi “Khi tôi 18” , được cử đại diện đi thi và đạt giả nhì cấp huyện. Có 3 đoàn viên được Đoàn trường khen tặng danh hiệu Đoàn viên xuất sắc.
- Lớp đạt danh hiệu tập thể lớp tiên tiến, chi đoàn được công nhận Chi đoàn mạnh, được làm hồ sơ đề nghị Huyện đoàn tặng giấy khen.
- Lớp trưởng kiêm Phó bí thư của lớp được đề nghị Huyện đoàn tặng giấy khen.
Kết luận :So với năm học trước, năm học 2017-2018, lớp có sự tiến bộ vượt bậc về tất cả các mặt: học tập, nề nếp và hoạt động phong trào.
Bảng 2: Bảng so sánh kết quả hạnh kiểm 2 năm học 2016-2017 và 2017-2018
Năm học
Sĩ số
Hạnh kiểm
Kết luận
Tốt
Khá
TB
Yếu
Không còn HS hạnh kiểm TB, yếu, HS hạnh kiểm tốt tăng lên trong năm lớp 11
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2016-2017
38
31
81,6
5
13,2
1
2,6
1
2,6
2017-2018
36
35
97,2
1
2,8
0
0
0
0
Bảng 3: Bảng so sánh kết quả học lực 2 năm học 2016-2017 và 2017-2018
Năm học
Sĩ số
Học lực
Kết luận
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Không còn HS học lực TB, yếu, HS học lực giỏi tăng lên trong năm lớp 11
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2016-2017
38
7
18,4
22
57,9
8
21,1
1
2,6
2017-2018
36
10
27,8
26
72,2
0
0
0
0
Bảng 4: Bảng so sánh giải học sinh giỏi 2 năm học 2016-2017 và 2017-2018
Năm học
Giải học sinh giỏi cấp tỉnh
Số lượng giải học sinh giỏi cấp trường
Kết luận
Tổng số giải
Giải nhất
Giải nhì
Giải ba
Giải KK
Thành tích đạt được trong các kì thi HSG có tiến bộ vượt bậc
2016-2017
0
19
0
1
6
12
2017-2018
9
28
1
4
13
10
 Trên đây quả là những co số biết nói. Qua những so sánh cụ thể có thể nhận thấy sự tiến bộ vượt bậc của tập thể lớp tôi trong cả học tập và rèn luyện. Những chuyển biến tích cực này không chỉ được các thầy cô giáo bộ môn mà nhà trường, đoàn trường cũng đã ghi nhận. Các em học sinh lớp tôi cũng rất hài lòng với những cố gắng và thành quả đạt được trong một năm qua. Điều đó bồi đắp thêm niềm tin và tăng cường thêm động lực để cô và trò chúng tôi tiếp tục phấn đấu trong năm học tới. Những kết quả này đã khẳng định tính hiệu quả của đề tài.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận: 
 Sau một năm nghiêm túc và kiên trì áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập và rèn luyện của học sinh ở lớp chủ nhiệm, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Để nâng cao hiệu quả phong trào thi đua học tập và rèn luyện của học sinh trong lớp, giáo viên chủ nhiệm giữ một vai trò rất quan trọng; và để thành công, trước hết người giáo viên chủ nhiệm cần tạo động lực thực sự cho mỗi học sinh trong quá trình thi đua; muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững tình hình của lớp, đề ra các tiêu chí, phát động các phong trào thi đua phù hợp với tình hình cụ thể của học sinh lớp mình; các phong trào thi đua sau khi phát động cần được theo dõi, đôn đốc, tổng kết và khen thưởng kịp thời, tránh tình tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_nham_nang_cao.doc
  • docBia SKKN.doc
  • docDanh mục - Nhi.doc
  • docPhụ lục 1.doc
  • docPhụ lục 2.doc
  • docTài liệu tham khảo - Nhi.doc