SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THPT Bá Thước 3

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THPT Bá Thước 3

Hoạt động tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường trong việc đổi mới công tác quản lý sẽ góp phần không nhỏ quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn có hiệu quả hay không mà còn phụ thuộc vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, sự lãnh đạo của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng , các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa chỉ đạo làm tốt công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Trước tình hình thực tế của nhà trường, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện. Là phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ,tôi luôn luôn trăn trở tìm biện pháp thiết thực chỉ đạo quản lý hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nề nếp. Ngay từ đầu năm học tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của nhà trường ổn định tổ chức ,xây dựng quy chế hoạt động, cải tiến cách thức sinh hoạt để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học nhằm thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành. Trong bài viết, tôi xin trình bày đề tài:

"Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THPT Bá Thước 3 ".

 

doc 13 trang thuychi01 6350
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THPT Bá Thước 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
Hoạt động tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường trong việc đổi mới công tác quản lý sẽ góp phần không nhỏ quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn có hiệu quả hay không mà còn phụ thuộc vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, sự lãnh đạo của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng , các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa chỉ đạo làm tốt công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Trước tình hình thực tế của nhà trường, đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện. Là phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ,tôi luôn luôn trăn trở tìm biện pháp thiết thực chỉ đạo quản lý hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nề nếp. Ngay từ đầu năm học tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của nhà trường ổn định tổ chức ,xây dựng quy chế hoạt động, cải tiến cách thức sinh hoạt để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học nhằm thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành. Trong bài viết, tôi xin trình bày đề tài:
"Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở Trường THPT Bá Thước 3 ".
1.2.Mục đích nghiên cứu
Giúp cho hoạt động tổ chuyên môn ở Trường THPT Bá Thước 3 đạt hiệu quả thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Tổ chuyên môn Tự nhiên và Xã hội ở Trường THPT Bá Thước 3
1.4.Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp quan sát
-Phương pháp đàm thoại
-Phương pháp điều tra thông tin
-Phương pháp nghiên cứu kết quả hoạt động
-Phương pháp luận đa chiều
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
-Phương pháp thống kê toán học..
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kinh nghiệm
2.1.1. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ GD ĐT, tổ chuyên môn được tổ chức theo môn học,nhóm môn học .Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành bộ máy hoạt động của trường THPT chịu sự tổ chức và quản lý của Hiệu trưởng. Trong nhà trường các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể nhằm thực hiện chương trình giáo dục trong năm học,chiến lược phát triển giáo dục từng giai đoạn và lâu dài của nhà trường.
2.1.2. Chức năng tổ chuyên môn Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học . Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định .Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý. Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.
2.1.3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn Điều 16 ,điều lệ trường THPT quy định nhiệm vụ của tổ chuyên môn như sau:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần
2.1.4. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý dạy học ở trường
+Quản lý giảng dạy của giáo viên
-Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường; Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...); Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, hướng dẫn thử việc cho giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá...). Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định); Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...).Dự giờ góp ý giáo viên trong tổ theo quy định Các hoạt động khác : đánh giá, xếp loại giáo viên; đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên...Việc này đỏi hỏi tổ trưởng chuyên môn phải nắm thật rõ về tổ viên của mình về ưu điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được phân công.
+ Quản lý học tập của học sinh Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục. Các hoạt động khác (theo sự phân công của Hiệu trưởng).
2.1.5. Sinh hoạt tổ chuyên môn Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu trong hoạt động của nhà trường; là dịp để trao đổi chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng. Do vậy, tổ trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện. Việc sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo định kì quy định trong Điều lệ trường THPT (2 tuần/lần. Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tùy yêu cầu về tính chất, nội dung công việc) . Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo nhiệm vụ quy định (tránh việc sinh hoạt chỉ thông báo sự việc hành chính);
2.1.6. Mối quan hệ giữa tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu trường và các cơ cấu tổ chức khác trong trường
+ Đối với Ban Giám hiệu: Là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên; Tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giáqua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp
+ Đối với công tác chủ nhiệm: Các thành viên trong tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ nhiệm. Mối quan hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tác quản lý học sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào công tác giáo dục toàn diện học sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường có 02 tổ chuyên môn:
+ Tổ Tự nhiên : 14 giáo viên cơ hữu đạt chuẩn 100%
+ Tổ Xã hội : 08 giáo viên cơ hữu, 01 giáo viên hợp đồng , đạt chuẩn 93%,Trên chuẩn 7%
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và phụ huynh, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Các tổ chuyên môn của nhà trường được tổ chức theo môn học ,có điều kiện sinh hoạt trao đổi về chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học . Tuy vậy, trên thực tế hơn 90% giáo viên mới ra trường được 5-6 năm,các tổ chuyên môn ít,kinh nghiệm sinh hoạt tổ chưa nhiều,cho nên vấn đề chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn còn một số hạn chế: Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình mà chỉ trú trọng đến việc hành chính , chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn bước đầu chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó,qua loa chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên , đặc biệt một số môn chỉ có một người giảng dạy như : (Môn GDCD , Địa , Sinh ,KTCN,KTNN ) nên rất khó khăn trong việc trao đổi chuyên môn.
Trong các buổi sinh hoạt, những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. Đây là thách thức lớn đối với người quản lý,đòi hỏi phải có những biện pháp hay,sát thực để vừa hướng dẫn vừa chế tài giúp cho các tổ chuyên môn hoạt động có nề nếp,có chất lượng
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để khắc phục những nhược điểm, phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn ở Trường THPT Bá Thước 3, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
2.3.1.Lập kế hoạch và triển khai thực hiện
-Lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và các qui chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến các tổ trưởng và giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời Đối với các văn bản về qui chế chuyên môn do ngành quy định. Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên . Đối với các loại văn bản chỉ đạo về giảng dạy từng bộ môn cụ thể: giao cho tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện.
-Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn chung toàn trường trong từng tháng theo các tuần cụ thể , chi tiết, dành thời gian vào các buổi chiều thứ 2 hàng tuần cho các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn sinh hoạt. Đây là công việc rất quan trọng trong việc xác định phương hướng và mục tiêu chuyên môn phải đạt được nhằm hoàn thành các nhiệm vụ mà Sở Giáo dục Đào tạo và Hội nghị cán bộ công chức,viên chức đầu năm học đã đề ra.
2.3.2.Tổ chức học tập chuyên đề dạy và học, thao giảng giáo viên giỏi cấp trường mà cao điểm là trong các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ, nhóm chuyên môn; thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, và phương pháp dạy và học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Về phía nhà trường: phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt công tác học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học. Nhà trường chỉ đạo trong năm học mỗi tổ, nhóm chuyên môn thực hiện 01 chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học , kiểm tra đánh giá năng lực giáo viên(Nhóm Tiếng Anh đã thực hiện) được nhà trường đánh giá cao .Tổ,nhóm phân công cá nhân phụ trách ,trình bày nội dung trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, luôn yêu cầu các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Niêm yết bản đăng ký dự giờ cá nhân đặc biệt trọng tâm trong các đợt thi đua .Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và phân công nhóm giáo viên dự giờ đồng nghiệp theo thời khoá biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng. Chúng tôi chỉ đạo mỗi giáo viên mỗi ,tuần dự 1 tiết và dự lên tục cho hết số giáo viên trong tổ nhưng phải đủ 12 tiết/học kỳ , có nhận xét đánh giá tiết dạy.Kết quả : có 100% GV tham gia,có 60% ,đạt giỏi hội giảng cấp trường thực hiện theo điều lệ hội thi ban hành theo Thông tư 21/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo và của Sở GD-ĐT .Trên cở sở đó nhà trường lập kế hoạch hội thi thành lập ban chỉ đạo,ban giám khảo cho các môn.Triển khai kế hoạch đến các tổ chuyên môn và giáo viên từng bước thực hiện .
2.3.3.Chỉ đạo việc nâng cao chất lượng họp tổ, nhóm chuyên môn Nhà trường lên lịch họp tổ nhóm chuyên môn ngay từ đầu học kỳ đảm bảo đúng yêu cầu: bình quân 1 tháng tổ chuyên môn họp 2 lần trong các buổi chiều thứ 2. Nội dung họp tổ chuyên môn bao gồm: Nội dung mang tính chất hành chính như thi đua, kỷ luật, nề nếp ... chỉ được chiếm không quá 1/3 thời gian họp tổ. 2/3 thời gian họp tổ là đi sâu vào các nội dung: liên quan trực tiếp đến dạy - học, như rút kinh nghiệm dự giờ, học tập chuyên đề,cách giảng dạy bài dài,khó , bàn các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học; thống nhất việc ra đề kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của nhà trường ( nếu có ).Xem xét việc thực hiện chương trình, thống nhất từng tiết dạy của tuần tiếp theo về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học. Rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ. Từ đó có phương pháp dạy và học phù hợp nhằm nâng cao chất lượng. Thống nhất kiến thức trọng tâm của từng chương, phần. Bàn bạc thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếuSổ ghi biên bản họp tổ, nhóm chuyên môn cũng được chuẩn bị, in sẵn phát cho mỗi nhóm chuyên môn 1 quyển: "Sổ sinh hoạt chuyên môn" và coi đây là minh chứng quan trọng để đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ,nhóm chuyên môn .
2.3.4.Triển khai đến các tổ chuyên môn cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp cho giáo viên , cuộc thi liên môn cho học sinh.
Kết quả: Giáo viên: Trần Văn Đức-Đạt giải 3 cấp Tỉnh.
2.3.5.Việc quản lý chất lượng học tập của học sinh để cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác kết quả cho tổ và nhóm chuyên môn được áp dụng phần mềm quản lý (Smas.edu.vn) phục vụ rất hữu ích cho công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Nội dung của phần mềm này rất phong phú, trong bài viết này tôi chỉ nêu một số nội dung cơ bản phục vụ cho hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn ở Trường THPT Bá Thước 3, cụ thể là:
Thống kê kết quả kịp thời ngay khi giáo viên nhập điểm các bài kiểm tra thường xuyên,kiểm tra định kỳ của từng giáo viên, từng khối lớp và toàn trường. Chúng tôi cung cấp các bản thống kê này cho tổ và nhóm chuyên môn để phục vụ cho việc sinh hoạt tổ, nhóm để rút kinh nghiệm kịp thời. Mặt khác chương trình cộng điểm trung bình môn cả học kỳ,cả năm của giáo viên,của các lớp. Xếp loại học lực của học sinh;thống kê kết quả lên lớp, thi lại, ở lại Việc quản lý này đảm bảo tính chính xác trong cộng điểm,khách quan trong đánh giá,không còn hiện tượng giáo viên tùy tiện sửa điểm cho học sinh theo tác động của yếu tố khách quan.
2.3.6.Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm một cách khoa học kịp thời. Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người cán bộ quản lý phải luôn chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể. Do đó trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, cán bộ quản lý giáo dục phải luôn chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ chuyên môn họp sơ kết học kỳ và đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, của tổ chuyên môn, nhà trường xây dựng kế hoạch và các biện pháp chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho thời gian tiếp theo. Đối với học kỳ I công việc này thường hoàn thành trong giữa tuần 19. Với cách làm này chúng tôi không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt phong trào thi đua dạy thực chất , học thực chất.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục , với bản thân , đồng nghiệp và nhà trường.
-Hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn và kết quả dạy học có nhiều sự chuyển biến tích cực, cụ thể như sau: Hoạt động của tổ nhóm chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang tính chất giải quyết sự vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu vào đặc trưng riêng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy và học. Nội dung công việc của tổ, nhóm chuyên môn nhiều, xong nhờ có các loại sổ sách , biểu mẫu in sẵn, phát cho từng tổ, nhóm do đó, khá thuận tiện trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy học, giúp cho nhà trường theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng dạy và học, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi tổ chuyên môn.
-Qua việc đánh giá năng lực giáo viên môn Tiếng Anh : 02 giáo viên
Kết quả: Cô : Bùi Thị Hằng ; Đạt loại : Giỏi
 Thầy: Dương Ngọc Lịch ; Đạt loại : Khá
-Giáo viên có học sinh giỏi môn văn hóa cấp Tỉnh : Thầy : Trần Tiến Đức
-Giáo viên có học sinh giỏi môn giáo dục quốc phòng cấp Tỉnh : 
Thầy : Lê Văn Sâm
-Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo được tính chủ động phát huy tính sáng tạo trong hoạt động của từng tổ, nhóm chuyên môn phù hợp với đặc trưng riêng của bộ môn; đặc biệt là đơn môn chỉ có một giáo viên đảm nhiệm. Chất lượng dạy học của trường ngày càng được nâng cao và củng cố vững chắc được minh chứng như sau:
*Về phía Giáo viên:
Năm học 2014-2015:
Tổng số
GV Giỏi cấp Trường
GV giỏi cấp Tỉnh
CSTĐ cơ sở
Ghi chú
24
TS
%
TS
%
TS
%
06
25
02
8.33
06
25
Năm học 2015-2016:
Tổng số
GV Giỏi cấp Trường
GV giỏi cấp Tỉnh
CSTĐ cơ sở
Ghi chú
23
TS
%
TS
%
TS
%
08
34.7
02
8.69
07
30.4
Năm học 2016-2017:
Tổng số
GV Giỏi cấp Trường
GV giỏi cấp Tỉnh
CSTĐ cơ sở
Ghi chú
23
TS
%
TS
%
TS
%
09
39
02
8.69
*Về phía học sinh:
Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực năm học 2014- 2015
Tổng số học sinh
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá
T.Bình
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
391
277
70.85
77
19.69
37
9.46
14
3.58
156
39.90
198
50.64
23
5.88
*Học sinh giỏi văn hóa : Cấp Tỉnh : 00
Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực năm học 2015- 2016
Tổng số học sinh
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá
T.Bình
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
385
261
67.69
87
22.60
37
9.61
12
3.12
158
41.04
202
52.47
13
3.38
*Học sinh giỏi văn hóa : Cấp Tỉnh : 01(Môn Địa lý)
Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực năm học 2016- 2017
Tổng số học sinh
Hạnh kiểm
Học lực
Tốt
Khá
T.Bình
Yếu
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
385
283
73.5
84
21.82
17
4.42
1=0.26
5
1.3
153
39.7
201
52.2
26
6.8
*Học sinh giỏi văn hóa : Cấp Tỉnh : 01(Môn Địa lý)
3. KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng ở trường THPT Bá Thước 3 trong 03 năm qua và có hiệu quả tương đối rõ rệt ở từng năm học. Sáng kiến tuy không mới nhưng có n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_to_chuyen_mon_hoat_dong_nham_n.doc