SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện lồng ghép việc chương trình rèn luyện đội viên với nội dung Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Cẩm Vân
Ngày 11 tháng 8 năm 2015 Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa ban hành Công văn số 1490/SGDĐT-GDTH về việc Hướng dẫn tổ chức hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học, xác định rõ nội dung “Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện ở các hoạt động như: Giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề; Giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục tập thể: Chào cờ, sinh hoạt lớp; Múa hát tập thể sân trường - trò chơi dân gian; Hoạt động ngoại khóa; Giáo dục An toàn giao thông; Hoạt động Câu lạc bộ Nội dung hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể được tích hợp với các môn học, hoạt động Giáo dục khác. Nhà trường lựa chọn những hoạt động phù hợp với điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất, đặc điểm văn hoá của địa phương, có thể lồng ghép một số nội dung Giáo dục vào hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp tiểu học” và “Lồng ghép các nội dung của hoạt động Đội, sao Nhi đồng vào hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách tự nhiên và hiệu quả, gây sự hấp dẫn, hứng thú, có sức lôi cuốn học sinh vào các hoạt động và tự rèn luyện mình” [1].
Chương trình số 642/CTr-BGDĐT-TWĐTN ngày 01/9/2016 về phối hợp hoạt động giữa ngành Giáo dục với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 đã đề ra yêu cầu “Đẩy mạnh các hoạt động Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, triển khai có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các hoạt động Giáo dục cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trong trường học thông qua các hoạt động Đoàn, Hội, Đội”.
Bên cạnh đó, chương trình rèn luyện đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là chương trình Giáo dục tổng hợp, mang tính định hướng gồm những kiến thức về truyền thống lịch sử dân tộc; kiến thức về môi trường, sức khỏe, thể dục thể thao, dành cho đội viên. Trong quá trình phát triển, đòi hỏi ở các em sự năng động, sáng tạo và khối lượng tri thức phong phú gắn với những vấn đề có tính thời sự như bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, và tăng cường Giáo dục kỹ năng sống.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN LỒNG GHÉP CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN VỚI NỘI DUNG GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM VÂN Người thực hiện: Vũ Văn Tiếp Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm Vân SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý CẨM THỦY, NĂM 2018 MỤC LỤC A PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 1 II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trang 2 III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trang 2 IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trang 2 B PHẦN NỘI DUNG Trang 3 I CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN VÀ Trang 3 1 Những nội dung cơ bản của chương trình rèn luyện đội viên Trang 3 2 Nội dung hoạt động GD ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Trang 4 II THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN . Trang 5 1 Vài nét về Trường Tiểu học Cẩm Vân Trang 5 2 Về triển khai thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường Trang 5 3 Về tổ chức các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp Trang 5 III MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN Trang 9 1 Trước hêt, Hiệu trưởng phải là người năm vững nội dung chương trình hoạt động Đội thiếu niên cũng như việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trang 9 2 Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của tổng phụ trách đội trong công tác tham mưu: Trang 10 3 Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Tổng phụ trách Đội và đội ngũ cán bộ giáo viên: Trang 11 4 Xây dựng kế hoạch lồng ghép hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung chương trình rèn luyện đội viên đảm bảo phù hợp. Trang 11 5 Tổ chức tốt các hoạt động tập thể sân trường lồng ghép chương trình rèn luyện đội viên với các hình thức phong phú, đa dạng thu hút học sinh tham gia Trang 14 6 Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của cha mẹ học sinh Trang 15 IV HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN LỒNG GHÉP .. Trang 16 C PHẦN KẾT LUẬN Trang 19 A. PHẦN MƠ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày 11 tháng 8 năm 2015 Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa ban hành Công văn số 1490/SGDĐT-GDTH về việc Hướng dẫn tổ chức hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học, xác định rõ nội dung “Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện ở các hoạt động như: Giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề; Giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục tập thể: Chào cờ, sinh hoạt lớp; Múa hát tập thể sân trường - trò chơi dân gian; Hoạt động ngoại khóa; Giáo dục An toàn giao thông; Hoạt động Câu lạc bộNội dung hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể được tích hợp với các môn học, hoạt động Giáo dục khác. Nhà trường lựa chọn những hoạt động phù hợp với điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất, đặc điểm văn hoá của địa phương, có thể lồng ghép một số nội dung Giáo dục vào hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp tiểu học” và “Lồng ghép các nội dung của hoạt động Đội, sao Nhi đồng vào hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách tự nhiên và hiệu quả, gây sự hấp dẫn, hứng thú, có sức lôi cuốn học sinh vào các hoạt động và tự rèn luyện mình” [1]. Chương trình số 642/CTr-BGDĐT-TWĐTN ngày 01/9/2016 về phối hợp hoạt động giữa ngành Giáo dục với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 đã đề ra yêu cầu “Đẩy mạnh các hoạt động Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, triển khai có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các hoạt động Giáo dục cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trong trường học thông qua các hoạt động Đoàn, Hội, Đội”. Bên cạnh đó, chương trình rèn luyện đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là chương trình Giáo dục tổng hợp, mang tính định hướng gồm những kiến thức về truyền thống lịch sử dân tộc; kiến thức về môi trường, sức khỏe, thể dục thể thao, dành cho đội viên. Trong quá trình phát triển, đòi hỏi ở các em sự năng động, sáng tạo và khối lượng tri thức phong phú gắn với những vấn đề có tính thời sự như bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, và tăng cường Giáo dục kỹ năng sống. Việc lồng ghép các nội dung của hoạt động Đội, sao Nhi đồng vào hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học với hướng dẫn chung về thời lượng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là 4 tiết/tháng (hoặc 01 buổi/tháng). Đối với các trường học 2 buổi/ngày, bố trí hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp thành các tiết dạy độc lập sao cho phù hợp với kế hoạch dạy học. Đối với các trường học 1 buổi/ngày có thể lồng ghép giáo dục ngoài giờ lên lớp vào các môn học hoặc hoạt động giáo dục khác, nhưng phải đảm bảo thời lượng, nội dung theo yêu cầu. Trong đó, thời lượng tổ chức hoạt động giáo dục tập thể Sao Nhi đồng, Đội thiếu niên là 2 tiết/tuần, thực hiện vào giờ chào cờ đầu tuần và tiết sinh hoạt lớp. Để đạt mục tiêu củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trên lớp, hình thành các hành vi, thói quen tốt; Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản; Hình thành tình cảm, niềm tin trong sáng, thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội; đồng thời giúp.cho các em đáp ứng tiêu chuẩn các chuyên hiệu của chương trình rèn luyện đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi Nhà trường phải có sự quản lý, phối hợp, chỉ đạo đồng bộ, chặt chẽ trong từng nội dung Giáo dục. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua tôi đã quan tâm thực hiện “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện lồng ghép việc chương trình rèn luyện đội viên với nội dung Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Cẩm Vân” đồng thời khái quát thành kinh nghiệm, để chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm góp phần từng bước nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện của nhà trường. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đánh giá thực trạng và tổ chức thực hiện các biện pháp lồng ghép việc chương trình rèn luyện đội viên với nội dung Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Cẩm Vân nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả Giáo dục của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Chương trình rèn luyện đội viên đội TNTP Hồ Chí Minh. Nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn Đội thiếu niên và hoạt động Giáo dục ngoài giờ ở trường tiểu học. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. B. PHẦN NỘI DUNG I. CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN VÀ NHỮNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1. Những nội dung cơ bản của chương trình rèn luyện đội viên ở trường tiểu học Chương trình rèn luyện đội viên nhằm giáo dục các em nhi đồng, đội viên các kiến thức giáo dục tổng hợp, mang tính định hướng gồm các kiến thức về truyền thống, lịch sử dân tộc; các kiến thức về chủ tịch Hồ Chí Minh, lịch sử tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, là các kiến thức cơ bản về kỹ năng, sức khỏe, môi trường, hoạt động giao lưu quốc tếnhằm giúp các em phát triển toàn diện trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ. Ở trường tiểu học các em từ 6 tuổi đến 11 tuổi, theo hướng dẫn của Hội đồng Đội Trung ương các em tập trung thực hiện các chương trình sau đây: 1.1. Đối với chương trình dự bị đội viên, đối tượng là Thiếu nhi trong độ tuổi từ 6 đến 8 tuổi, các em thuộc lớp 1,2,3 ở trường tiểu học. - Về nội dung, chương trình dự bị đội viên giúp các em nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan,trò giỏi, nhi đồng chăm ngoan, Cháu ngoan Bác Hồ; phấn đấu trở thành đội viên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Các nội dung cụ thể bao gồm: Hiểu biết và có lòng kính yêu Bác Hồ, yêu đất nước, dân tộc Việt Nam; Trở thành con ngoan - trò giỏi - nhi đồng chăm ngoan - cháu ngoan Bác Hồ; phấn đấu trở thành đội viên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh; Biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ; Hiểu biết và yêu tổ chức Sao nhi đồng, Đội TNTP Hồ Chí Minh. 1.2. Đối với chương trình rèn luyện đội viên, đối tượng là đội viên các chi đội, ở trường tiểu học các em trong độ tuổi từ 8 đến 11 tuổi, thuộc lớp 4,5. - Về nội dung, chương trình Rèn luyện Đội viên dành cho đội viên được chia thành các bậc rèn luyện, bao gồm hạng Ba; hạng Nhì và hạng Nhất. Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đi sâu vào nội dung rèn luyện các chuyên hiệu hạng ba dành cho đội viên 8-11 tuổi, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Bao gồm 10 chuyên hiệu sau đây: 1). Chuyên hiệu “Nghi thức Đội” 2). Chuyên hiệu “Kỹ năng Đội viên” 3). Chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi” 4). Chuyên hiệu “Nghệ sĩ nhỏ tuổi” 5). Chuyên hiệu “Nhà sinh học nhỏ tuổi” 6). Chuyên hiệu “Vận động viên nhỏ tuổi” 7). Chuyên hiệu “An toàn giao thông” 8). Chuyên hiệu “Khóe tay hay làm” 9). Chuyên hiệu “Chăm học” 10). Chuyên hiệu “Hữu nghị Quốc tế” 2. Nội dung hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Từ năm học 2015-2016, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa hướng dẫn việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp với những nội dung cụ thể như sau: - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các nội dung cụ thể, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học: Giao lưu Tiếng hát-kể chuyện Bác Hồ; Giáo dục ý thức đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh - Hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh, điều kiện thực tế ở mỗi địa phương, giúp học sinh tự tin học tập; tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. - Giáo dục kĩ năng sống, gắn nhà trường với cộng đồng: Thực hiện Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh đủ 01 chủ đề/tháng, 7 chủ đề/năm học. - Tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông thông qua các bài dạy 01 chủ đề/tháng, 6 chủ đề/năm học; tổ chức giao lưu vẽ tranh theo chủ đề; tiểu phẩm, thơ ca hò vè, thuyết trình, đặt lời mới cho các làn điệu dân ca có nội dung về an toàn giao thông. - Hoạt động Múa hát tập thể sân trường - các trò chơi dân gian: Múa hát tập thể sân trường phù hợp với Học sinh tiểu học, chủ điểm gắn với từng tháng trong năm học. Múa hát tập thể sân trường phải được tổ chức hướng dẫn thường xuyên có hiệu quả thông qua các cuộc giao lưu cấp cụm, huyện; giới thiệu hướng dẫn các trò chơi an toàn, trò chơi dân gian như: Ô ăn quan, nhảy dây, kéo co, bịt mắt bắt dê, trồng nụ trồng hoa, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, nhảy bao bố khuyến khích tổ chức các trò chơi dân gian của địa phương. - Hoạt động Đội – Sao Nhi đồng: Lồng ghép các nội dung của hoạt động Đội, sao Nhi đồng vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách tự nhiên và hiệu quả, gây sự hấp dẫn, hứng thú, có sức lôi cuốn học sinh vào các hoạt động và tự rèn luyện mình. - Hoạt động Câu lạc bộ học sinh: Thành lập các Câu lạc bộ sở thích cho học sinh theo môn học hoặc các hoạt động Giáo dục; loại hình Câu lạc bộ phải phù hợp với nhu cầu, sở thích của học sinh, nhà trường và địa phương; Câu lạc bộ phải tạo được môi trường cho sáng kiến, tài năng và năng khiếu của học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi giải trí, rèn luyện kĩ năng cho các em. Tổ chức giao lưu các Câu lạc bộ ở cấp cụm, huyện; thường xuyên kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện. Nói tóm lại, chương trình rèn luyện đội viên và tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đều hướng tới nâng cao năng lực, phẩm chất, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Qua đó củng cố, bổ sung, mở rộng nội dung kiến thức tiếp thu ở trên lớp. Từ những nội dung cơ bản của chương trình rèn luyện đội viên và nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học, chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng tình hình triển khai ở đơn vị để đề ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tạo hứng thú học tập cho các em. II. THỰC TRẠNG VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC ĐỘI VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM VÂN 1. Vài nét về Trường Tiểu học Cẩm Vân Trường Tiểu học Cẩm Vân có tổng số 27 CBGV; 432 học sinh với 18 lớp. Đã được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 vào tháng 12 năm 2002 và được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 năm 2012. Nhà trường đã hoàn thành công tác kiểm định chất lượng giáo dục, được Sở GD&ĐT Thanh Hóa công nhận đạt cấp độ 3 vào tháng 5/2015. Về cơ sở vật chất nhà trường: - Trường có 30 phòng kiên cố, hai tầng (22 phòng ở điểm trường chính và 08 phòng ở điểm trường lẻ). Có 18 Phòng học, 04 phòng học bộ môn (Âm nhạc, Ngoại ngữ, tin học và Mỹ thuật), 01 phòng truyền thống sinh hoạt Đội và Thư viện đạt chuẩn. Thư viện có tổng số đầu sách là 8211 cuốn. Hằng năm đều tổ chức tốt Ngày hội đọc sách và phong trào quyên góp sách. Bố trí sắp xếp thư viện ngăn nắp, khoa học. Là một trong những thư viện tổ chức hoạt động có hiệu quả của huyện Cẩm Thủy, đã có nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh đến tham quan và chia sẻ kinh nghiệm. Phong trào và nền nếp hoạt động của Đội thiếu niên được duy trì thường xuyên, được các cấp đánh giá cao. Có nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp huyện và cấp tỉnh, trong đó có đội viên đã đạt giải nhất toàn tỉnh Hội thi chỉ huy đội, phụ trách sao giỏi và được tham dự Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ VIII. 2. Về triển khai thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường: Trường Tiểu học Cẩm Vân luôn triển khai thực hiện tốt chương trình Công tác Đội và phong trào thiếu nhi hằng năm. Năm học 2017-2018 với chủ đề “Thiếu nhi Cẩm Thủy thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”. Một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm được xác định là: Nâng cao chất lượng đội viên. Đổi mới phương thức triển khai Chương trình “Rèn luyện đội viên”. Nghiên cứu đổi mới cách thức tổ chức cho thiếu nhi thực hiện Chương trình "Rèn luyện đội viên" qua mạng Internet. Chủ động nghiên cứu, tham mưu lồng ghép, tích hợp Chương trình Rèn luyện đội viên với việc triển khai các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với tâm sinh lý lưa tuổi. Nghiên cứu, điều chỉnh nội dung, phương pháp đánh giá để thống nhất với chương trình ngoài giờ lên lớp và những chủ trương mới của ngành giáo dục và đào tạo; tổ chức “Ngày hội công nhận chuyên hiệu rèn luyện đội viên” với hình thức kiểm tra, ghi nhận phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị [4]. Căn cứ chương trình công tác của Hội đồng Đội huyện, Tổng phụ trách Đội cụ thể hóa chương trình công tác năm học phù hợp với tình hình đơn vị. 3. Về tổ chức các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp Vào đầu mỗi năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành Hóa đều có văn bản hướng dẫn cụ thể về tổ chức các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp với định hướng “Tiếp tục thực hiện Công văn 1490/SGDĐT-GDTH ngày 11/8/2015 về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Tiểu học. Tuyên truyền cho phụ huynh - học sinh và cộng đồng cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, những kiến thức cơ bản, dấu hiệu nhận biết về nạn bắt cóc trẻ em, bạo lực học đường, cách phòng chống đuối nước, kĩ năng thoát hiểm và tự vệ chính đáng, Khuyến khích các nhà trường đưa môn Khiêu vũ thể thao (Dance sport), Võ thuật vào hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp, có thể vận dụng vào nội dung múa hát sân trường” [5] . Đối với Trường Tiểu học Cẩm Vân, là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Ngoài việc bố trí thời khóa biểu mỗi tuần 01 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, 01 tiết sinh hoạt dưới cờ vào thứ Hai đầu tuần và 01 tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần, hàng tháng chúng tôi tổ chức 01 buổi sinh hoạt tập thể toàn trường với hình thức hội thi, hội diễn, sân khấu hóa Kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp tập trung vào các nội dung: - Hoạt động giáo dục: Triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các nội dung cụ thể, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học: Giao lưu Tiếng hát-kể chuyện Bác Hồ; giáo dục ý thức đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh - Hoạt động thể dục thể thao: Nâng cao chất lượng nề nếp thể dục giữa giờ vào thứ hai thứ tư và múa hát sân trường vào thứ ba và thứ năm hàng tuần. Thành lập các câu lạc bộ các môn thể thao, môn nghệ thuật học sinh yêu thích gồm: bóng đá; cờ vua, cầu lông, bóng bàn; E robic, Khiêu vũ. - Hoạt động lao động, khoa học, kỹ thuật: Giáo dục học sinh tham gia lao động, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Tiếp tục duy trì các công trình măng non chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong sân trường. Tổ chức các buổi lao động làm vệ sinh trường lớp, vệ sinh công cộng hàng tuần, hướng dẫn Học sinh lao động có khoa học, kỹ thuật đảm bảo vệ sinh. - Hoạt động vui chơi giải trí: Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí, giới thiệu hướng dẫn các trò chơi an toàn, trò chơi dân gian như: Ô ăn quan, nhảy dây, kéo co, bịt mắt bắt dê, trồng nụ trồng hoa, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, nhảy bao bố đồng thời tổ chức các trò chơi dân gian của địa phương. - Thực hiện các chủ đề Giáo dục kỹ năng sống, tổ chức thực hiện theo từng khối lớp trong năm học, cụ thể như sau: Chủ đề Khối lớp 1 Khối lớp 2 Khối lớp 3 Khối lớp 4 Khối lớp 5 1 Kỹ năng Tự phục vụ Kỹ năng Phòng tránh tại nạn, thương tích Kỹ năng Tự phục vụ Kỹ năng Tự phục vụ Kỹ năng Giao tiếp ở nơi công cộng 2 Kỹ năng Quản lý thời gian Kỹ năng Lắng nghe tích cực Kỹ năng Giao tiếp với bạn bè và mọi người Kỹ năng Giao tiếp với bạn bè và mọi người Kỹ năng Ứng phó với căng thẳng 3 Kỹ năng Phòng tránh tại nạn, thương tích Kỹ năng Trình bày suy nghĩ, ý tưởng Tôi là ai ? Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề Kỹ năng Hợp tác 4 Kỹ năng Tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn Kỹ năng Tự tin Kỹ năng Phòng tránh tại nạn, thương tích Kỹ năng Tự bảo vệ mình Kỹ năng Giải quyết mâu thuẫn 5 Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề Kỹ năng Cảm thông chia sẻ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm Kỹ năng Tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn Kiên định và từ chối 6 Kỹ năng Hợp tác Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm Kỹ năng Quản lý thời gian Kỹ năng Kiểm soát cảm xúc Giá trị của tôi 7 Kỹ năng Ứng xử Kỹ năng Hợp tác Mục tiêu của tôi Kỹ năng Lập kế hoạch Kỹ năng Tìm kiếm và xử lý thông tin - Thực hiện các chủ đề Giáo dục An toàn giao thông, tổ chức thực hiện theo từng khối lớp trong năm học, cụ thể như sau: Chủ đề Khối lớp 1 Khối lớp 2 Khối lớp 3 Khối lớp 4 Khối lớp 5 1 An toàn và nguy hiểm An toàn và nguy hiểm trên đường phố Em tìm hiểu giao thông đường bộ, đường sắt Biển báo giao thông và vạch kẻ đường Biến báo giao thông thường gặp 2 Em tìm hiểu đường phó Đường phố nơi em sống và đi học Em tìm hiểu biển báo hiệu giao thông Chiếc xe đạp an toàn Em đi xe đạp an toàn 3 Đèn tín hiệu giao thông Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông Biển báo hiệu giao thông Đi bộ sang đường an toàn Thực hành đi xe đạp Những hành vi không được phép khi đi xe đạp an toàn 4 Đi bộ an toàn trên đường phố Đi bộ và sang đường an toàn Đường đi bộ an toàn đến trường Lựa chọn đường đi xe đạp an toàn Đường đi an toàn 5 Đi bộ sang đường an toàn Các phương tiện giao thông đường bộ Đường đi bộ an toàn đến trường (tiếp) Giao thông đường thủy và an toàn giao thông đường thủy Nguyên nhân gây tai nạn giao thông 6 Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy An toàn khi đi xe khách An toàn khi đi xe hơi, xe buýt, tàu hỏa Em thực hiện an toàn giao thông Nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp phong phú, đa dạng và xuyên suốt trong năm học, do vậy tôi nhận thấy trách nhiệm của người Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo thực hiện lồng ghép việc chương trình rèn luyện đội viên với nội dung Giáo dục ngoài giờ lên lớp để tạo sự đồng bộ trong các hoạt động ở nhà trường, nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN LỒNG GHÉP CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN VỚI NỘI DUNG GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM VÂN 1. Trước hêt, Hiệu trưởng phải là người nắm vững nội dung chương trình hoạt động Đội thiếu niên cũng như việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ở trường tiểu học, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường, do đó để nâng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_long_ghep_viec_chuon.doc