SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao việc sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Hoạt động tạo hình hay còn gọi là nghệ thuật tạo hình giúp trẻ có cơ hội tìm
hiểu, nghiên cứu các đối tượng cụ thể, từ đó có thể tự hình dung xây dựng về đối
tượng đó. Vai trò chính của hoạt động tạo hình là giúp trẻ phát triển trí tuệ: tư duy,
trí tưởng tượng, trí nhớ tăng vốn kiến thức về thế giới quan cho trẻ {1}
Trong nền giáo dục của nhiều quốc gia, người ta đặc biệt quan tâm đến ảnh
hưởng của nghệ thuật với sự hình thành nhân cách và trí tuệ của trẻ. Chính vì thế
họ đã đưa ra một số loại hình nghệ thuật vào nhà trường làm một phương tiện để
giáo dục vào thế giới tinh thần cho trẻ {2}
Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát
triển thẩm mỹ cho trẻ hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển
các chức năng tâm lý như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó
buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham
muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện
nhân cách.
Giáo dục thẩm mĩ đóng vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ mầm non. Hoạt
động tạo hình có vai trò rất lớn đối với nhận thức cho trẻ: là phương tiện để phát
triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng; là con đường để giáo dục tình cảm - xã hội; giúp
phát triển thể chất, ngôn ngữ cho trẻ; là một trong những hoạt động nghệ thuật,
đóng vai trò quan trọng đói với sự phát triển thẩm mĩ cho trẻ; là môi trường kích
thích tính tò mò, ham hiểu biết giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ {2}
Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi là lứa tuổi đầu tiên của giai đoạn mẫu giáo, là bước
đặt nền móng cho bắt đầu “Thời kỳ hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ. Ở lứa tuổi
này tâm hồn của trẻ rất dễ nhạy cảm, dễ xúc động với thế giới xung quanh, trí
tưởng tượng của trẻ bay bổng, phong phú. Trẻ thường nhạy cảm với những thay đổi
và tác động của môi trường, cảnh vật xung quanh như nhiều màu sắc, nhiều đồ chơi
ngộ nghĩnh, những bức tranh sinh động . Năng khiếu nghệ thuật và khả năng thẩm
mỹ cũng được xuất hiện ở lứa tuổi này. Do đó giáo dục thẩm mỹ cần được bồi
dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo 3 - 4 tuổi để định hướng ươm mầm cho trẻ phát triển
năng khiếu thẩm mỹ nghệ thuật trong tương lai.
1 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG MỤC LỤC 1 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1. Cơ sở lí luận cuả sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng của việc sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm học 2018 - 2019 4 2.2.1. Thuận lợi 4 2.2.2. Khó khăn 4 2.2.3. Khảo sát chất lượng đầu năm học 5 2.3. Các biện pháp thực hiện nâng cao sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 6 2.3.1. Biện pháp 1: Huy động các lực lượng tham gia sưu tầm nguyên liệu, phế liệu và các vật liệu thiên nhiên, phân loại và dự trữ để dùng cho các chủ đề trong năm học. 6 2.3.2. Biện pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc khám phá với nguyên vật liệu để biết được đặc điểm, cách sử dụng thao tác phù hợp đặc điểm thuộc từng nguyên vật liệu. 7 2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ biết thực hiện một số kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ. 8 2.3.4. Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ nêu ý tưởng và hướng dẫn trẻ biết sử dụng các nguyên phế liệu để tạo ra các sản phẩm tạo hình bằng cách phối hợp đa kỹ năng, đa chất liệu. 10 2.3.5. Biện pháp 5: Tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình. 13 2.3.6. Biện pháp 6 : Tổ chức cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu tạo hình vào các hoạt động trong ngày. 16 2.4. Hiệu quả đạt được 17 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI HÌNH ẢNH MINH HỌA 2 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Hoạt động tạo hình hay còn gọi là nghệ thuật tạo hình giúp trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng cụ thể, từ đó có thể tự hình dung xây dựng về đối tượng đó. Vai trò chính của hoạt động tạo hình là giúp trẻ phát triển trí tuệ: tư duy, trí tưởng tượng, trí nhớ tăng vốn kiến thức về thế giới quan cho trẻ {1} Trong nền giáo dục của nhiều quốc gia, người ta đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của nghệ thuật với sự hình thành nhân cách và trí tuệ của trẻ. Chính vì thế họ đã đưa ra một số loại hình nghệ thuật vào nhà trường làm một phương tiện để giáo dục vào thế giới tinh thần cho trẻ {2} Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục thẩm mĩ đóng vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với nhận thức cho trẻ: là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng; là con đường để giáo dục tình cảm - xã hội; giúp phát triển thể chất, ngôn ngữ cho trẻ; là một trong những hoạt động nghệ thuật, đóng vai trò quan trọng đói với sự phát triển thẩm mĩ cho trẻ; là môi trường kích thích tính tò mò, ham hiểu biết giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ {2} Trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi là lứa tuổi đầu tiên của giai đoạn mẫu giáo, là bước đặt nền móng cho bắt đầu “Thời kỳ hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ. Ở lứa tuổi này tâm hồn của trẻ rất dễ nhạy cảm, dễ xúc động với thế giới xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng, phong phú. Trẻ thường nhạy cảm với những thay đổi và tác động của môi trường, cảnh vật xung quanh như nhiều màu sắc, nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh, những bức tranh sinh động .. Năng khiếu nghệ thuật và khả năng thẩm mỹ cũng được xuất hiện ở lứa tuổi này. Do đó giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo 3 - 4 tuổi để định hướng ươm mầm cho trẻ phát triển năng khiếu thẩm mỹ nghệ thuật trong tương lai.. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị những kỹ năng, kỹ xảo để trẻ thực hiện các hoạt động khác bởi vì thông qua hoạt động tạo hình trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn thói quen làm việc có mục đích. Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong nhiều hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động sẽ tạo nguồn cảm hứng và làm nảy sinh ý tưởng sáng tạo của trẻ. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình? Theo tôi, môi trường hoạt động thuận lợi, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên, quá trình hình thành và thực hiện kỹ năng tạo hình của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo của trẻ trong 3 hoạt động tạo hình. Tuy nhiên hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng. Nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu. Xuất phát từ những lý do trên, là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao việc sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Với mục đích tìm ra các giải pháp để giải quyết những hạn chế trong sáng kiến nhằm phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ trong trường mầm non đáp ứng được mục tiêu yêu cầu của giáo dục mầm non và nhu cầu phát triển nhân cách của trẻ, giúp nhà trường hoàn thành mục tiêu Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao việc sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết của mình tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp sau: * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về chất lượng giáo dục; các văn kiện Đại hội Đảng các cấp; các văn bản pháp quy về giáo dục và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Sử dụng biện pháp quan sát để thu thập các thông tin có liên quan đến công tác nâng cao sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa để có cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện. - Phương pháp thảo luận: Thảo luận về thực trạng việc sử dụng nguyên vật liệu trong nhà trường nhằm làm căn cứ đề xuất các giải pháp một cách hiệu quả. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận Theo nghiên cứu của tâm lý lứa tuổi - tâm sinh lý của trẻ 3 tuổi giai đoạn đầu của tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ ở mức độ thấp các kỹ năng ban đầu còn hạn chế, vụng về các thao tác cắt dán, cầm bút{3} các hoạt động tạo hình liên quan đến màu sắc, biểu tượng tô, vẽ, nặn còn yếu. Vì vậy, bước đầu cần phải khuyến khích trẻ tự thể hiện và rèn cho trẻ các kỹ năng cơ bản của tạo hình. Thông qua hoạt động trẻ được giải tỏa căng thẳng về tinh thần và luyện tập cơ tay, cơ ngón tay, thông qua thao tác, động tác nhịp nhàng khi trẻ thực hiện làm tăng sự phối hợp giữa tay và mắt. Mặt khác để kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ, giáo 4 viên sử dụng thêm các nguyên phế liệu khác. Đó là những thứ sẵn có trong môi trường xung quanh, dễ kiếm, không phải mua. Bằng những thứ thông thường và gần gũi đó trẻ có thể tạo thành những sản phẩm, làm những đồ dùng, đồ chơi hàng ngày và trẻ rất hứng thú khi được học, được chơi bẵng những sản phẩm do chình tay mình làm ra. Qua đó giáo dục trẻ yêu lao động, quý trọng công sức lao động của mình {4} 2.2. Thực trạng của việc sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm học 2018 - 2019 2.2.1. Thuận lợi *Về phía phòng Giáo dục Nhà trường được sự quan tâm của phòng Giáo dục và Đào tạo, của các cấp các ban ngành có liên quan tạo điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Năm học 2015 - 2016 được Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thi “Đồ dùng - đồ chơi tự làm” cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm. * Về phía nhà trường Trường mầm non Đông Tiến là địa phương phụ huynh đa số làm nghề nông nghiệp nên việc tìm kiếm nguyên vật liệu cũng rất dễ dàng như các loại vật liệu: cây ngô, cây bèo tây, rơm, bẹ chuối, nứa, luồng, tre và đặc biệt là các loại sách báo cũ không sử dụng, các loại vỏ hộp sữa, vỏ C2, các chai nhựa phế thải được các cô đưa vào làm đồ chơi cho trẻ. Đối với giáo viên: Trường có 19 giáo viên, giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó: + Trình độ Đại học là 17/19 cô đạt tỉ lệ 89,6%. + Trình độ Cao đẳng là 01/19 cô đạt tỉ lệ 5,2%. + Trình độ Trung cấp là 01/19 cô đạt tỉ lệ 5,2%. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, đoàn kết, luôn tìm tòi học hỏi, chịu thương, chịu khó yêu nghề mến trẻ. Có năng lực, nắm bắt tốt, linh hoạt sáng tạo, có kỹ năng làm đồ dùng học tập tốt. Vì thế phần lớn giáo viên có ý thức trong việc tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ. Đối với trẻ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Đối với phụ huynh: Cùng kết hợp với giáo viên tham gia đóng góp các nguyên vật liệu đề làm đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ theo các chủ đề. Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp một số khó khăn sau: 2.2.2. Khó khăn Giáo viên chưa tạo được hứng thú khi cho trẻ chơi với nguyên vật liệu thiên nhiên, cô còn làm sẵn cho trẻ nhiều mà chưa đầu tư nhiều vào hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ do sợ trẻ không thực hiện làm được. Quá trình tổ chức còn nặng nề về kết quả sản phẩm, nhiều khi cô chưa thực sự rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ hay khả năng tạo hứng thú cho trẻ khi học tạo hình. 5 Hay chưa tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc, việc tổ chức hoạt động tạo hình từ trước đến nay vẫn theo sự rập khuôn, cứng nhắc. Đa số các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ về thế giới xung quanh, họ chỉ chú trọng đên việc dạy kiến thức và các con số, chữ cái cho con em mình. Mặt khác, công tác tuyên truyền của giáo viên đến các bậc phụ huynh chưa sâu sát, chặt chẽ. Từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều, còn lại một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của việc trẻ sử dụng đồ chơi nên ủng hộ chưa nhiệt tình các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương cho trường, lớp. 2.2.3. Kết quả thực trạng Với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, qua khảo sát chất lượng sử dụng nguyên vật liệu trong hoạt động tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi ngay đầu năm học 2018- 2019 tôi thấy rằng chất lượng sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình còn thấp, kết quả cụ thể như sau: Tổng số trẻ 3 - 4 tuổi đến trường: 107 trẻ Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát Số trẻ tham gia khảo sát Số trẻ % Số trẻ % - Kỹ năng tạo hình của trẻ 107 45 42,0 62 58,0 - Kỹ năng trẻ sử dụng các nguyên vật liệu vào sản phẩm tạo hình. 107 40 37,4 67 62,6 - Trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động tạo hình. 107 55 51,4 52 48,6 - Khả năng cùng cô sưu tầm phân loại các nguyên vật liệu 107 45 39,3 62 58,0 * Nhận xét: Qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học tôi thấy các nội dung khảo sát, tỷ lệ trẻ đạt còn thấp, so với yêu cầu thì chưa đảm bảo. Cụ thể: - Kỹ năng tạo hình của trẻ còn thấp, tỷ lệ trẻ đạt mới ở mức 42,0%. - Kỹ năng trẻ sử dụng các nguyên vật liệu vào sản phẩm tạo hình của mình mới đạt tỷ lệ 37,4%. - Số trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động tạo hình, tỷ lệ mới đạt 51,4%. - Khả năng cùng cô sưu tầm phân loại các nguyên vật liệu của trẻ chưa cao, tỷ lệ mới đạt 39,3%. Trước thực trạng về việc sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi của nhà trường, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi. Và tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau: 6 2.3. Các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao việc sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đồ dùng nguyên vật liệu là yếu tố đóng vai trò quyết định trong thành công của các hoạt động tạo hình. Để đạt kết quả tốt khi thực hiện môn tạo hình thì yếu tố đầu tiên đó chính là đồ dùng và nguyên vật liệu của cô và trẻ hoạt động, cô cần phải linh hoạt sáng tạo lựa chọn đồ dùng sao cho phù hợp với nội dung lứa tuổi, tính năng sử dụng cao và đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn trẻ, an toàn tuyệt đối. Tăng cường sử dụng những vật liệu từ nguyên vật liệu. 2.3.1. Biện pháp 1: Huy động các lực lượng tham gia sưu tầm nguyên liệu, phế liệu và các vật liệu thiên nhiên, phân loại và dự trữ để dùng cho các chủ đề trong năm học. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ chu đáo các loại đồ dùng theo thông tư 02/BGDĐT quy định như: Giấy vẽ, bút màu, đất nặn, giấy màu, kéo, hồ gián... thì tôi còn chỉ đạo giáo viên tiến hành sưu tầm và tích trữ thành “kho” nguyên liệu phục vụ cho hoạt động tạo hình ngay tại lớp học. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các loại phế phẩm từ gia đình vô cùng đa dạng như: lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi nilông, báo cũ, tạp chí, hũ rau câu, chai nước suối... Tuy nhiên, để phong phú hơn tôi cùng giáo viên còn sưu tầm thêm các loại nguyên vật liệu từ nghề nông như: các loại ngũ cốc, nhánh cây, lá cây khô, các loại hột hạt, vỏ ngao sòcác nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: Sỏi, đá, các loại quả khô...Việc sử dụng các nguyên vật liệu dễ tìm càng đa dạng, phong phú thì khả năng phát triển tư duy của trẻ càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, khi sưu tầm nguyên vật liệu tôi đã kiểm tra vật liệu phải đảm bảo tính an toàn (không độc, không nhọn, không sắc cạnh...) dễ cầm (Kích cỡ phù hợp với tay trẻ) dễ bảo quản, và cất giữ (dễ phục hồi, sửa chữa...) Trong quá trình làm phong phú “kho” nguyên liệu tôi tiến hành các biện pháp sau: a. Giáo viên chuẩn bị, sưu tầm Việc sưu tầm các nguyên vật liệu đòi hỏi phải có thời gian và có phương tiện đi lại ngoài việc tích lũy các nguyên vật liệu trong nhà như: các loại hộp, dầu gội, dầu ăn, dầu rửa bát, các loại chai lọ...tôi còn nhờ đến anh em bạn bè cùng tích góp dự trữ các nguyên vật liệu đó. b. Trẻ sưu tầm Có rất nhiều cách để giáo viên có thể cho trẻ tham gia sưu tầm nguyên phế liệu, khi trẻ được tham gia vào quá trinh đó và trẻ được hoạt động với sản phẩm lao động của mình thì trẻ sẽ hãnh diện và rất hứng thú, tự tin Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động ngoài trời giáo viên có thể tổ chức cho trẻ nhặt lá cây, cành cây khô hay sau buổi tiệc sinh nhật, liên hoan trẻ tự mình cất các vỏ hộp, vỏ thạch, vỏ bánh kẹo Ví dụ: Ngoài ra trẻ có thể tự mình mang đến một số nguyên vật liệu đã qua sử dụng của gia đình mình như: vỏ dầu gội, sữa tắm, chai, lo, hộp quà 7 c. Phụ huynh sưu tầm Nhà trường thường tổ chức họp phụ huynh vào đầu năm, trong buổi họp tôi trao đổi một số chủ đề dự kiến của các lớp được thực hiện theo phương pháp dạy học mới. Qua đó, vận động phụ huynh hổ trợ các nguyên vật liệu dễ tìm cho lớp để trẻ hoạt động thuận lợi hơn, có điều kiện thao tác, thực hành để thể hiện bản thân trẻ. Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền hoạt động tạo hình đến với phụ huynh nhất là để cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ. Ví dụ: Khi dạy về phương tiện giao thông, trên bảng tin của lớp, tôi yêu cầu giáo viên dán một chiếc xe ô tô, một chiếc máy bay làm bằng nguyên vật liệu sẵn có với những câu thật ngắn gọn như: Ba mẹ hãy cho bé mang đến lớp (vỏ hộp thuốc, hộp sữa, hộp kem đánh răng, nắp chai, nắp hũ sữa chua, que gỗ, giấy màu) để cô giáo dạy bé làm đồ chơi. Dưới bảng tin, hướng dẫn giáo viên để thùng giấy cho phụ huynh để nguyên vật liệu vào. Sau đó tổ chức cho trẻ chơi thi đua: lựa chọn nguyên vật liệu mà bố mẹ trẻ đưa đến lớp, xem bạn nào mang vào nhiều nhất thì sẽ được cô khen từ đó để kích thích tinh thần thi đua cho trẻ. Những nguyên vật liệu phụ huynh tham gia đóng góp cho lớp sẽ giúp giáo viên có thêm ý tưởng phong phú để hướng dẫn cho trẻ làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi đa dạng phong phú. Ví dụ: Phụ huynh đọc bảng tuyên truyền và cảm thấy rất hứng thú mang đến rất nhiều nguyên vật liệu mà ở nhà sẵn có hoặc đi tìm ở hàng xóm xung quanh như: Các chai lọ, các hộp sữa, các loại thùng cát tông to - nhỏ, các loại cốc, hộp thuốc..... (Xem ảnh phụ lục. Hình ảnh 1: Một số nguyên vật liệu phụ huynh hỗ trợ cho lớp và giáo viên cùng trẻ sưu tầm) 2.3.2. Biện pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc khám phá với nguyên vật liệu để biết được đặc điểm, cách sử dụng thao tác phù hợp đặc điểm thuộc từng nguyên vật liệu. Để kho nguyên liệu của lớp không phải là một kho phế liệu, tôi đã chỉ đạo giáo viên thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu đó. Sau khi tập hợp các nguyên vật liệu cần thiết, giáo viên cho trẻ tiến hành, giúp cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm của các loại nguyên vật liệu. Ví dụ: Khi trẻ chơi các nguyên vật liệu thiên nhiên, giáo viên cần gợi ý trẻ: Với những chiếc lá này các con sẽ làm gì? Trẻ sẽ nói ra những suy nghĩ và trả lời theo ý tưởng của mình (Con làm mũ đội đầu. Con làm vòng đeo tay. Con làm vòng đeo cổ...). Từ đó, giáo viên tận dụng luôn những cành cây khô cho trẻ xâu lá cây lại thành vòng tròn. Sau đó cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm và tính chất của các loại nguyên vật liệu. Ví dụ: Giáo viên để hồ dán, băng keo trong, băng keo hai mặt để cho trẻ tự do khám phá, có trẻ đã hỏi cô giáo: Cô ơi! Hai hộp nhựa không dính được với nhau 8 bằng hồ dán đâu? Vậy theo con thì phải dùng cái gì để hai hộp nhựa dính được vào với nhau? Trẻ loay hoay khám phá và nói: con đã biết rồi phải dùng keo hai mặt thôi. Tương tự như vậy trẻ đã biết giấy vừa dùng hồ dán, hoặc băng keo hai mặt để dán chúng lại với nhau. Vậy là trẻ đã hiểu được tính chất của từng vật liệu. Và tôi luôn nghĩ rằng để trẻ tự do khám phá, trẻ sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và trẻ sẽ nhớ lâu hơn. Khi trẻ đã biết được các đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, chất liệu của chúng thì giáo viên cho trẻ phân loại các nguyên phế liệu đó. Ví dụ: Với những nguyên vật liệu như: hộp sữa, chai dầu gội đầu, hộp rau câu Giáo viên cần cho trẻ phân loại nguyên vật liệu bằng giấy để vào thùng đỏ, nguyên vật liệu bằng nhựa để vào thùng vàng, bằng gỗ để vào thùng xanh. Qua việc tiếp xúc với nguyên vật liệu giáo viên đã giúp trẻ hiểu được công dụng của nó trong hoạt động tạo hình. Trẻ biết được các nguyên vật liệu thật hữu ích và qua sự giúp đỡ của cô với trí tưởng tượng của trẻ đã biến những phế liệu đó thành món đồ chơi đẹp mắt phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ. Qua việc cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu giáo viên đã giúp trẻ biết cách sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý trong hoạt động tạo hình để tạo ra sản phẩm như mong muốn đồng thời kích thích trẻ tiếp tục sưu tầm các nguyên vật liệu ngày càng nhiều hơn. Để thuận tiên cho trẻ, tôi đã yêu cầu giáo viên đặt và sắp xếp các vật liệu tại góc chơi nghệ thuật sao cho trẻ thấy và có thể lấy được để dàng để trẻ có thể thực hiện lúc nào mà trẻ thích. Ví dụ: Ở góc nghệ thuật giáo viên để các hộp học liệu ở dưới sát tường có ghi chú như: lá cây, ngao sò, vải, giấy vụn, quả khô... (Xem ảnh phụ lục. Hình ảnh 2: Trẻ chơi và tiếp xúc với nguyên vật liệu thiên nhiên.) 2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ biết thực hiện một số kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_viec_su_dung_ngu.pdf