SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5
Giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông. Thành quả giáo dục tiểu học có tác dụng cơ bản lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi người. Những đức tính trung thực, công bằng, cẩn thận, lễ phép, hiếu thảo và những kĩ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết, tính toán . nếu không được hình thành vững chắc ở tiểu học thì sẽ khó có cơ hội hình thành và phát triển ở những cấp học cao hơn. Để đạt được những mục tiêu trên, môn Tiếng Việt đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất của con người. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh tri thức về ngôn ngữ học, trang bị cho học sinh công cụ để học tập tất cả các môn học khác trong nhà trường. Trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học các phân môn được thiết kế có một mối quan hệ mật thiết, bổ trợ nhau nhằm từng bước giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập, để giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên trong các môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động lứa tuổi.
Dạy Luyện từ và câu có một ý nghĩa rất to lớn ở cấp Tiểu học. Luyện từ và câu là một phân môn trong môn học Tiếng Việt. Nó cung cấp cho học sinh hệ thống từ ngữ và kĩ năng sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác nội dung của vấn đề. “Từ” là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Vốn từ của học sinh phong phú và nắm chắc nghĩa của từ sẽ giúp các em trình bày câu nói, câu viết với tình cảm trong sáng. Với những câu văn gợi tả, gợi cảm giúp cho người nghe, người đọc hiểu ý diễn đạt của người viết, thấy hết “lời hay, ý đẹp” trong tâm hồn trong sáng của các em. Có vốn từ phong phú, các em sẽ hứng thú học tập và tạo điều kiện để các em có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt đời. Đó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.
Trong chương trình lớp 5, phân môn Luyện từ và câu rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu; bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Như vậy có thể nói: Phân môn Luyện từ và câu là cầu nối tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt nói riêng, của các môn học trong cấp học nói chung. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới của đất nước, nhằm cập nhật với thời đại, đáp ứng được đặc điểm tâm lý lứa tuổi, với trình độ của học sinh, nhằm giúp học sinh thích ứng với cuộc sống thực tiễn và sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học. Do vậy, dạy Luyện từ và câu có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Là người giáo viên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức mình đã có được ở trong trường học và lượng kiến thức đã được tiếp thu chuyên đề thì đó sẽ là một điều đáng tiếc. Theo tôi, một mặt phải nắm chắc được yêu cầu của cả cấp học, lớp học. Mặt khác, phải tiếp tục tìm tòi phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho từng tiết học của mỗi phân môn. Sau một tiết dạy, phải tự đúc rút được kinh nghiệm để rồi tìm ra những cái hay hơn và mạnh dạn tổ chức các hoạt động dạy - học theo quy trình hợp lý, linh hoạt có sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy - học đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
MỤC LỤC PHẦN TRANG A. Mở đầu 2 I. Lí do chọn đề tài 2 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Đối tượng nghiên cứu 3 IV. Phương pháp nghiên cứu 3 V. Những điểm mới 4 B. Nội dung 5 I. Cơ sở lí luận 5 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 5 III. Một số giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện 7 IV. Kiểm nghiệm 17 C. Kết luận và đề xuất 19 I. Kết luận 19 II. Đề xuất 20 A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông. Thành quả giáo dục tiểu học có tác dụng cơ bản lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời mỗi người. Những đức tính trung thực, công bằng, cẩn thận, lễ phép, hiếu thảo và những kĩ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết, tính toán ... nếu không được hình thành vững chắc ở tiểu học thì sẽ khó có cơ hội hình thành và phát triển ở những cấp học cao hơn. Để đạt được những mục tiêu trên, môn Tiếng Việt đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất của con người. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh tri thức về ngôn ngữ học, trang bị cho học sinh công cụ để học tập tất cả các môn học khác trong nhà trường. Trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học các phân môn được thiết kế có một mối quan hệ mật thiết, bổ trợ nhau nhằm từng bước giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập, để giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên trong các môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động lứa tuổi. Dạy Luyện từ và câu có một ý nghĩa rất to lớn ở cấp Tiểu học. Luyện từ và câu là một phân môn trong môn học Tiếng Việt. Nó cung cấp cho học sinh hệ thống từ ngữ và kĩ năng sử dụng từ ngữ để diễn đạt chính xác nội dung của vấn đề. “Từ” là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Vốn từ của học sinh phong phú và nắm chắc nghĩa của từ sẽ giúp các em trình bày câu nói, câu viết với tình cảm trong sáng. Với những câu văn gợi tả, gợi cảm giúp cho người nghe, người đọc hiểu ý diễn đạt của người viết, thấy hết “lời hay, ý đẹp” trong tâm hồn trong sáng của các em. Có vốn từ phong phú, các em sẽ hứng thú học tập và tạo điều kiện để các em có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt đời. Đó là một khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Trong chương trình lớp 5, phân môn Luyện từ và câu rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu; bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Như vậy có thể nói: Phân môn Luyện từ và câu là cầu nối tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt nói riêng, của các môn học trong cấp học nói chung. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới của đất nước, nhằm cập nhật với thời đại, đáp ứng được đặc điểm tâm lý lứa tuổi, với trình độ của học sinh, nhằm giúp học sinh thích ứng với cuộc sống thực tiễn và sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học. Do vậy, dạy Luyện từ và câu có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Là người giáo viên nếu chỉ bằng lòng với những kiến thức mình đã có được ở trong trường học và lượng kiến thức đã được tiếp thu chuyên đề thì đó sẽ là một điều đáng tiếc. Theo tôi, một mặt phải nắm chắc được yêu cầu của cả cấp học, lớp học. Mặt khác, phải tiếp tục tìm tòi phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể cho từng tiết học của mỗi phân môn. Sau một tiết dạy, phải tự đúc rút được kinh nghiệm để rồi tìm ra những cái hay hơn và mạnh dạn tổ chức các hoạt động dạy - học theo quy trình hợp lý, linh hoạt có sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy - học đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Có lẽ chúng ta cần nhìn nhận lại công tác quản lí dạy và học phân môn Luyện từ và câu trong nhà trường. Mặc dù cán bộ quản lý nhà trường rất tâm huyết, giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy nhưng công tác quản lí dạy và học nói chung và công tác chỉ đạo dạy phân môn Luyện từ và câu nói riêng thật sự còn nhiều hạn chế, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan, tầm nhìn xa và rộng chưa có và còn mang tính hình thức nhiều hơn là thực tế. Hơn nữa, nhận thức của người giáo viên về vai trò của việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu chưa thật đúng. Họ chỉ nghĩ đơn giản rằng dạy cho học sinh hiểu nội dung từng bài mà họ chưa thấy mục tiêu của mỗi bài là để đạt được mục tiêu chung của cả môn học, đó là rèn cho học sinh kĩ năng nghe - nói - đọc - viết trong từng bài học. Kĩ năng dạy học của giáo viên chưa thật vững vàng và kĩ năng học của học sinh còn chưa tốt. Vì vậy công tác quản lí chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu trong môn học Tiếng Việt là hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra "Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5". II. Mục đích nghiên cứu: - Giải quyết những khó khăn trong việc dạy phân môn Luyện từ và câu, rèn cho học sinh ý thức, thói quen và hoàn thiện kĩ năng dùng từ đặt câu, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. - Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân chỉ đạo giáo viên trong khối 5 dạy tốt phân môn phân môn Luyện từ và câu. - Giúp cho giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của phân môn phân môn Luyện từ và câu, kiên trì rèn luyện cho các em có thói quen dùng từ, đặt câu chính xác. - Có những ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5. III. Đối tượng nghiên cứu: - Thực trạng của việc dạy Luyện từ và câu lớp 5. - Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5. IV. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Sử dụng phương pháp này khi nghiên cứu các tài liệu nói về vấn đề dạy học phân môn Luyện từ và câu, nghiên cứu các bài viết, công trình nghiên cứu trên tập san, tạp chí, có liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho việc điều tra thực trạng. 4. 2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Bằng các câu hỏi phỏng vấn: - Giáo viên trực tiếp giảng dạy khối 5. - Học sinh khối 5. 4.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Dùng công thức toán học tính tỉ lệ % các số liệu thu được để có sự đánh giá đúng nhất. Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên được thực hiện một cách thống nhất, quan hệ chặt chẽ bổ sung lẫn nhau. V. Những điểm mới: - Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên. - Đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn. - Đảm bảo về điều kiện, cơ sở vật chất và sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong nhà trường và địa phương. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và trong đời sống của mỗi con người. Mục tiêu của chương trình Tiếng Việt tiểu học ngoài việc cung cấp kiến thức tiếng Việt và thái độ, tình yêu tiếng Việt còn phải giúp học sinh giao tiếp tốt trong môi trường hoạt động lứa tuổi. Vì thế việc sử dụng từ ngữ đúng, nắm rõ nghĩa của từ có ý nghĩa quan trong trong giao tiếp, giúp học sinh tự tin tham gia vào hoạt động giao tiếp qua đó bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt. Việc xác định mục tiêu của môn học có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, ngay từ đầu năm học người quản lí phải chú trọng việc kiểm tra nhận thức mục tiêu môn học của giáo viên. Nếu giáo viên nhận thức đúng thì sẽ có định hướng đúng khi dạy phân môn, đảm bảo nội dung và lựa chọn phương pháp dạy học hợp lí nhất. Để giáo viên xác định rõ mục tiêu của môn học cán bộ quản lý khi dự giờ thăm lớp cần đánh giá và làm rõ mục tiêu của phân môn sau đó với đi đến đánh giá nội dung kiến thức học sinh tiếp thu được trong bài dạy của giáo viên. * Mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 5: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. - Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. - Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá và văn học của Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. * Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu lớp 5: - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản. - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. - Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Vấn đề chỉ đạo dạy Luyện từ và câu bậc tiểu học là việc không mới, song đối với lớp 5 là lớp học cuối cấp, khả năng tiếp cận nội dung, chương trình cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên còn một số hạn chế. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp chỉ đạo dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5 nhằm giúp giáo viên nắm chắc hơn phương pháp dạy học. Qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 2.1. Về giáo viên: Hầu hết đội ngũ giáo viên lớp 5 của nhà trường yêu nghề, mến trẻ, có ý thức vươn lên trong công tác, chịu khó học hỏi, đầu tư cho bài dạy. Thường xuyên tự học, tự nghiên cứu, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó vẫn còn giáo viên chưa thực sự đầu tư cho bài giảng, có giáo viên còn chưa nắm vững mục tiêu và phương pháp dạy từng kiểu bài của phân môn Luyện từ và câu nên trong quá trình giảng dạy chưa phát huy tích cực hoạt động của học sinh, quy trình thực hiện các hoạt động còn lúng túng; giáo viên nói nhiều, nói hộ kiến thức cho học sinh. Chưa phát huy khả năng tích hợp các môn học với môn Tiếng Việt và phân môn Luyện từ và câu, vì vậy các hoạt động diễn ra trong tiết dạy đều đầy đủ, song còn đơn điệu, nhàm chán, kém hiệu quả. Một thực tế khác cho thấy giáo viên chưa xác định đúng tầm quan trọng của mỗi phương pháp dạy học, chưa khai thác hết mặt mạnh, khắc phục những tồn tại của mỗi phương pháp để từ đó biết vận dụng linh hoạt các phương pháp sao cho phù hợp trong mỗi tiết dạy, đảm bảo mục tiêu của bài. Qua dự giờ, kết quả các tiết dạy của giáo viên được đánh giá như sau: 1. Lê Thị Chiên dạy bài “Luyện tập về từ đồng nghĩa”- Tuần 3- Xếp loại: Khá. 2. Đào Thị Dương dạy bài “Mở rộng vốn từ: Hòa bình” - Tuần 5- Xếp loại: Khá. 3. Nguyễn Thị Bốn dạy bài "Từ nhiều nghĩa"- Tuần 7- Xếp loại: Giỏi. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh còn hạn chế. Việc tiếp cận với phương tiện hiện đại và đưa phương tiện đó vào dạy học còn hạn chế. Việc kiểm tra đánh giá của cán bộ quản lý chủ yếu chỉ căn cứ trên tiết dạy của giáo viên, ít kiểm tra đánh giá kết quả tiếp thu và vận dụng bài học của học sinh thông qua hệ thống bài tập. * Về việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn: Nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn chưa đi sâu nghiên cứu nội dung chương trình của môn học, nghiên cứu mục tiêu bài dạy, các điều kiện cần thiết để phục vụ tiết dạy và các vướng mắc gặp phải trong quá trình dạy học hay dự đoán các tình huống sư phạm có thể xảy ra khi vận dụng phương pháp dạy Luyện từ và câu.... Trước yêu cầu đổi mới của ngành, liên hệ thực tiễn việc tổ chức các hoạt động dạy - học trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5, trước thực trạng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong nhà trường, tôi đã có biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 5, tôi được đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện, ủng hộ, giúp đỡ và đã thực hiện có hiệu quả. 2.2. Về học sinh: Đầu năm học 2016-2017 tôi tiến hành kiểm tra hoạt động học tập trên lớp, vở học tập của học sinh và làm bài kiểm tra chất lượng về phân môn Luyện từ và câu của học sinh lớp 5 trường tôi. Kết quả được thể hiện trong bảng thống kê sau: Chất lượng Lớp Điểm 9,10 Điểm 7,8 Điểm 5,6 Điểm dưới 5 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 5A(23 HS) 2 8,7 6 26,1 13 56,5 2 8,7 5B(24 HS) 4 16,7 8 33,3 11 45,8 1 4,2 5C(22 HS) 2 9,1 7 31,8 11 50,0 2 9.1 Như vậy, qua kết quả điều tra chất lượng học phân môn Luyện từ và câu lớp 5, đầu năm học 2016-2017 thì tỉ lệ học sinh đạt điểm cao còn hạn chế, tỉ lệ học sinh đạt điểm dưới 5 vẫn còn. Cụ thể: đa số học sinh hiểu nghĩa từ còn hạn chế. Vốn từ mà các em tích lũy được là rất nhỏ so với vốn từ cần có của học sinh. Việc sử dụng từ để viết câu, viết đoạn văn, diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của học sinh còn lúng túng. Ví dụ: Các loại bài đặt câu với thành ngữ, tục ngữ, các từ cho trước, các em thường đặt câu sai, không đúng cấu trúc hoặc diễn đạt chưa phù hợp với văn cảnh, sắp xếp các từ trong câu văn lộn xộn, dùng từ tối nghĩa, câu văn chưa đúng ngữ pháp... Căn cứ vào chất lượng thực tế về dạy và học Luyện từ và câu lớp 5 và những tồn tại, thiếu sót trên, tôi đã có nhiều băn khoăn, trăn trở. Để nâng cao chất lượng dạy - học Luyện từ và câu lớp 5 ở trường tôi, năm học 2016-2017 tôi đã thực nghiệm một số biện pháp chỉ đạo nhằm khắc phục những tồn tại đã nêu ở trên, mong muốn có được chất lượng tốt hơn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà ngành đề ra, tôi đã được đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện, ủng hộ, giúp đỡ và đã thực hiện có hiệu quả. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5. 1. Các giải pháp: - Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên lớp 5. - Đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn. - Đảm bảo về điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học. Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong nhà trường và địa phương. 2. Biện pháp thực hiện: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên lớp 5. Nâng cao chính trị tư tưởng: Ban giám hiệu cần triển khai cho toàn thể cán bộ giáo viên tham gia học tập các Nghị quyết, đường lối chính sách mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp quy, Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn của Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục về công tác giáo dục, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. Tổ chức cho đội ngũ trao đổi thấm nhuần nhiệm vụ năm học, từ đó bản thân mỗi giáo viên xây dựng cho mình mục tiêu phấn đấu cho từng học kỳ và cho cả năm học về chất lượng dạy học. Từ đó xây dựng kế hoạch giảng dạy từng tuần, từng tháng. Đặc biệt đối lớp 5 Ban giám hiệu quán triệt tinh thần chỉ đạo việc dạy học để giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới phương pháp dạy học, tận tụy hướng dẫn học sinh, để các em được trang bị kiến thức vững vàng để vững tin bước vào cấp học mới. Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung chương trình SGK Tiếng Việt Lớp 5 đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu. Nội dung của mỗi môn học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thực hiện như một quy chế. Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên đều phải nghiêm túc thực hiện. Thường thì giáo viên dạy theo phân phối chương trình, đến đâu thì dạy đến đó, giáo viên ít quan tâm đến những nội dung chưa dạy đến hoặc kiến thức ở lớp dưới đã học. Việc này cũng làm hạn chế rất nhiều đến hiệu quả của việc dạy học. Do vậy, nhiệm vụ của người quản lí là kiểm tra nắm bắt nội dung chương trình môn học là rất cần thiết, cụ thể phải giúp cho giáo viên nắm chắc nội dung cơ bản của phân môn Luyện từ và câu từ lớp 2 đến lớp 4, đặc biệt nắm chắc nội dung cụ thể chi tiết của phân môn Luyện từ và câu lớp 5 theo từng chủ đề, từng dạng kiến thức: Ngữ âm: + Các bộ phận của vần (âm đệm, âm chính, âm cuối). + Cách đánh dấu thanh trên phần vần. Từ và nghĩa của từ: + Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm (bao gồm từ Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ). + Nghĩa của từ + Từ loại + Ôn tập Câu: + Câu ghép + Ôn tập về câu + Ôn tập về dấu câu Văn bản: + Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ. + Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ. + Liên kết câu trong bài bằng các từ ngữ nối. - Các nội dung kiến thức đó được dạy lồng ghép trong các chủ điểm của môn học Tiếng Việt như sau: + Yêu Tổ quốc (Việt Nam – Tổ quốc em). + Bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc (Cánh chim hoà bình). + Sống hài hoà với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên (Con người với thiên nhiên). + Bảo vệ môi trường (Giữ lấy màu xanh). + Chống bệnh tật, đói nghèo, lạc hậu (Vì hạnh phúc con người). + Sống, làm việc theo pháp luật, xây dựng xã hội văn minh (Người công dân). + Bảo vệ an ninh, trật tự xã hội (Vì cuộc sống thanh bình). + Giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc (Nhớ nguồn). + Thực hiện bình đẳng nam nữ (Nam và nữ). + Thực hiện quyền của trẻ em (Những chủ nhân tương lai). Từ việc nắm vững nội dung chương trình SGK giáo viên mới có cách nhìn tổng quát về cả phân môn. Từ đó có định hướng cho việc dạy phân môn Luyện từ và câu vững vàng hơn. Việc kiểm tra nội dung chương trình cả cấp học cũng vô cùng quan trọng, giúp giáo viên khi dạy học phân môn này sẽ xác định được mức độ kiến thức cần truyền thụ cho học sinh trong mỗi bài. Tránh được sự quá tải trong dạy học cũng như tránh được sự “chồng chéo, dẫm chân lên nhau” (lớp 4 đã học, lớp 5 lại học lại). Bởi quan điểm xây dựng chương trình của Bộ GD&ĐT là mang tính đồng tâm mở rộng ở cả cấp học. Để tổ chức các hoạt động dạy - học phân môn Luyện từ và câu thì trước hết phải bố trí thời gian nghiên cứu hệ thống chủ điểm trong SGK Tiếng Việt, nghiên cứu kĩ từng tiết học, sự phân bố các bài Luyện từ và câu ở mỗi đơn vị học, phải xác định rõ vị trí của từng bài trong chương trình, bài đó thuộc chủ đề gì? Bài trước đó là bài nào? Bố trí như vậy sẽ tạo nên một số thuận lợi sau: + Xác định rõ được vị trí của từng bài sẽ giúp người giáo viên xác định được mục tiêu đúng, đồ dùng dạy học cần có trong bài dạy đó là gì và mức độ yêu cầu học sinh học xong bài đó học sinh vận dụng được những gì trong các môn học khác? Với bài học này học sinh của lớp mình thường mắc những lỗi gì và giáo viên cần phải vận dụng phương pháp, hình thức dạy học nào để học sinh khắc phục được những lỗi đó và nắm vững được kiến thức vừa học. Ví dụ: Khi dạy về “Từ nhiều nghĩa ” là nội dung được dạy trong 3 tuần, mỗi tuần 1 tiết thuộc chủ đề “Con người với thiên nhiên ”. Trước tuần 7 học sinh đã được học từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Ở tiết 1 (Tuần 7) yêu cầu học sinh phải hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa. Chính vì thế, ở hoạt động cơ bản để giải nghĩa từ “răng” (răng người, răng của chiếc cào); từ “mũi” (mũi người, mũi thuyền); từ “tai” (tai người, tai ấm) bằng tranh ảnh kết hợp với lời giảng của giáo viên, giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về các sự vật, hiện tượng: Răng của chiếc cào Tai ấm Mũi thuyền Qua những bức tranh sinh động được giáo viên trình chiếu ở trên giúp học sinh hiểu được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Đến hoạt động thực hành để phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển giáo viên cần cho học sinh thực hành vào phiếu học tập nội dung sau: Ví dụ: Bài tập 1 (Trang 67): Trong những câu nào, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển? a, Mắt - Đôi mắt của bé mở to. - Quả na mở mắt. b, Chân - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. - Bé đau chân. c, Đầu - Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. - Nước suối đầu nguồn rất trong. Sau khi học sinh hoàn thành phiếu học tập giáo viên cho học sinh nêu kết quả và chốt kết quả đúng. Giáo viên lưu ý cho học sinh về các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Ví dụ: Ở bài tập 4 (Trang 74): “Đi” nghĩa một là tự di chuyển bằng bàn chân (1); nghĩa hai là mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ (2). Với nghĩa (1) yêu cầu học sinh có thể đặt câu “Em bé đang tập đi”, với nghĩa (2) học sinh có thể đặt câu “Trời lạnh,em phải đi tất vào chân cho ấm”. Nhưng đến tiết 2 (Tuần 7) "Luyện tập về từ nhiều nghĩa" ở bài này yêu cầu học sinh ở mức độ cao hơn, đó là biết đặt câu phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ. Ở tiết này giáo viên cần cho học sinh chọ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_giang.doc