SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Xuân, huyện Đông Sơn
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc
cách mạng khoa học công nghệ như một luồng gió mới thổi vào và làm lay động
nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho học sinh những kiến
thức mới nhất, đầy đủ nhất trong một thời gian có hạn, việc đổi mới phương pháp
dạy học luôn là vấn đề bức xúc được nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy việc
dạy học nói chung và dạy học ở tiểu học nói riêng đã có sự đổi mới nhiều về
phương pháp. Những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy
của học sinh được đặc biệt chú ý. Song để cho giờ học thực sự đổi mới, việc sử
dụng đồ dùng trực quan trong dạy học là hết sức cần thiết. Trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học việc sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều kiện
cơ bản không thể thiếu để giáo viên và học sinh thực hiện mục tiêu dạy học.
Bởi vì, như chúng ta biết con đường nhận thức ngắn nhất của học sinh nói
chung và học sinh Tiểu học nói riêng sẽ là con đường “Đi từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng” và phương tiện hết sức cần thiết để đi được trên “Con
đường” nhận thức này chính là đồ dùng trực quan.
Đặc biệt trong hướng dạy học mới hiện nay, “Hướng tích cực hoá hoạt động
học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh
tự tìm tòi, khai thác kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình bằng đồ
dùng trực quan, chính vì thế mà đồ dùng trực quan đã trở thành một nhân tố khá
quan trọng trong hoạt động dạy học, vì nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác
kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà học sinh rất dễ nắm bắt.
Hơn nữa đồ dùng trực quan tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động các
giác quan, các năng lực hoạt động nhận thức tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng
tự tìm tòi, kích thích khả năng khám phá, rèn luyện kĩ năng học tập và thực hành
của các em.
1 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 3 3 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.2. Thực trạng việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học 2.2.1. Thực trạng chung 2.2.2. Thực trạng việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường TH Đông Xuân - Đông Sơn 2.3. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Xuân – Đông Sơn 2.3.1. Biệp pháp 1 2.3.2. Biệp pháp 2 2.3.3. Biệp pháp 3 2.3.4. Biệp pháp 4 2.3.5. Biệp pháp 5 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3 4 4 4 6 6 6 9 13 16 18 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị 19 20 Tài liệu tham khảo 21 2 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cuộc cách mạng khoa học công nghệ như một luồng gió mới thổi vào và làm lay động nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho học sinh những kiến thức mới nhất, đầy đủ nhất trong một thời gian có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề bức xúc được nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy việc dạy học nói chung và dạy học ở tiểu học nói riêng đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp. Những phương pháp dạy học kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của học sinh được đặc biệt chú ý. Song để cho giờ học thực sự đổi mới, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học là hết sức cần thiết. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học việc sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên và học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Bởi vì, như chúng ta biết con đường nhận thức ngắn nhất của học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng sẽ là con đường “Đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” và phương tiện hết sức cần thiết để đi được trên “Con đường” nhận thức này chính là đồ dùng trực quan. Đặc biệt trong hướng dạy học mới hiện nay, “Hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, khai thác kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình bằng đồ dùng trực quan, chính vì thế mà đồ dùng trực quan đã trở thành một nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học, vì nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà học sinh rất dễ nắm bắt. Hơn nữa đồ dùng trực quan tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động các giác quan, các năng lực hoạt động nhận thức tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự tìm tòi, kích thích khả năng khám phá, rèn luyện kĩ năng học tập và thực hành của các em. Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, kiến thức nói chung và kiến thức lịch sử nói riêng. Cùng với việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và khả năng thực hành của học sinh. Đồ dùng trực quan góp phần quan trọng vào việc giúp học sinh tái tạo hình ảnh chân thực của quá khứ, là cơ sở tạo biểu tượng lịch sử, khắc phục tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật phát triển của xã hội. Cùng với việc trình bày miệng, các phương tiện trực quan góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Vì vậy, việc cho các em quan sát đồ dùng trực quan rồi từ đó các em rút ra những nhận xét, tiếp thu tri thức, bồi dưỡng, rèn luyện về học tập là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. 3 Song trong những năm gần đây cả xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng đang báo động về vấn đề trình độ yếu kém môn Lịch sử của học sinh nước ta. Đặc biệt là học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng, không thích học phân môn Lịch sử thể hiện sự hiểu biết một cách mơ hồ về lịch sử nước nhà. Những nhầm lẫn ngớ ngẩn không thể chấp nhận. Nhận thức được điều này, là một cán bộ quản lý ở trường Tiểu học, tôi đã băn khoăn trăn trở và tìm tòi được "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Xuân, huyện Đông Sơn" với mục đích cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra đội ngũ con người phát triển toàn diện, chính vì lẽ đó mà tôi phải tìm hiểu: “Biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy phân môn Lịch sử lớp 5 ở Tiểu học”. Trên cơ sở thực tế nghiên cứu, đề ra một số phương pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập phân môn Lịch sử cho các em để tìm ra những ưu điểm và hạn chế của việc học tập phân môn, thái độ của từng học sinh đối với môn học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 trường Tiểu học Đông Xuân, huyện Đông Sơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát. + Phương pháp điều tra viết. + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phỏng vấn một số giáo viên có kinh nghiệm đã làm tốt công tác này. - Phương pháp xử lí số liệu, thống kê. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Trong thời đại ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh, thông tin khoa học ngày càng nhiều song thời gian dành cho mỗi tiết học trong trường phổ thông không thay đổi. Đứng trước sự phát triển đó đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích đào tạo con người mới, năng động sáng tạo, những chủ nhân khoa học tương lai của đất nước, phù hợp xu thế phát triển đi lên của đất nước. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa thiết bị đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kĩ năng học tập và thực hành. 4 "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”. [3] Để thực hiện được mục tiêu trên, thì sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học là không thể thiếu được. Đối với học sinh tiểu học, thiết bị dạy học lại càng đặc biệt quan trọng vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kĩ năng kĩ xảo. Trong dạy học lịch sử, đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu về bản chất của các sự kiện lịch sử, là phương tiện rất quan trọng để hình thành các khái niệm lịch sử, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát triển của xã hội. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, học sinh chỉ có thể dựa vào hình ảnh tái tạo của các sự kiện đó qua một bức tranh, qua một hiện vật, qua phim ảnh, qua hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh Vì vậy trong năm qua, với cương vị phó Hiệu trưởng của trường, tôi thấy được việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học nói chung và trong dạy học phân môn Lịch sử trường Tiểu học là rất quan trọng và xem đó là một trong những hoạt động chuyên môn. Kết quả khích lệ học sinh hăng hái học tập, năng nổ hơn trong hoạt động xã hội, vui vẻ ham học góp phần đưa chất lượng giáo dục toàn diện, không khí học tập của học sinh toàn trường thân thiện, tích cực. Chính vì thế mà tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm về nội dung "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Xuân, huyện Đông Sơn". 2.2. Thực trạng việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học 2.2.1. Thực trạng chung Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Yêu cầu phân môn đòi hỏi học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện những sự kiện, hiện tượng là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong khi đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế, vừa thiếu lại vừa không phù hợp, hệ thống bản đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. 2.2.2. Thực trạng của việc sử dụng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Xuân, huyện Đông Sơn Cũng như thực trạng chung, trong quá trình giảng dạy giáo viên đã sử dụng các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ sách giáo khoa, hiện vật, phim, đèn chiếu, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử. 5 Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung tìm hiểu, suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra theo sự chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi ở cuối mục trong bài, quan sát tranh ảnh, tập vẽ và trình bày diễn biến trên lược đồ cho nên khi học các em luôn chú ý để hiểu nội dung bài dạy. Song bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên cũng như học sinh chưa thực sự coi trọng việc sử dụng trực quan trong dạy và học. Cụ thể: a. Về phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên giảng dạy phân môn Lịch sử hiện nay của nhà trường có 06 người và đã được đào tạo trên chuẩn. Nhìn chung giáo viên có trách nhiệm trong công tác giảng dạy nhưng chưa thực sự nhạy bén trong công việc, chưa thực sự đổi mới trong giảng dạy, việc tiếp cận với tri thức mới thời hội nhập vào dạy học chưa được thể hiện rõ nét. Một số ít giáo viên chỉ cho học sinh khai thác đồ dùng trực quan sơ sài, qua loa. Do đó nhiều học sinh không nắm vững kiến thức, khi trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa đọc nguyên bản nên học thuộc một cách máy móc nhanh quên. b. Về cơ sở vật chất của nhà trường: Nhìn chung cở sở vật chất của nhà trường hiện nay tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí nên các thiết bị và đồ dùng dạy học nói chung và thiết bị đồ dùng dạy học phân môn Lịch sử nói riêng (bản đồ, hiện vật, các tranh ảnh, lược đồ .......) của nhà trường còn thiếu chưa đảm bảo yêu cầu. c. Về ý thức, tinh thần học tập phân môn Lịch sử của học sinh: Nhận thức của học sinh về phân môn còn chưa sâu sắc, học sinh coi đây là môn học phụ nên, chưa thấy được vai trò, tầm quan trọng của môn học đối với bản thân. Mặt khác, nhiều bậc cha mẹ học sinh quan niệm phân môn Lịch sử là phân môn phụ nên không quan tâm đến việc tìm hiểu lịch sử của các em, không nhiệt tình động viên các em tham gia học tập môn học này cho nên việc ghi nhận các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. Năm học 2016-2017, tôi đã tiến hành khảo sát kết quả học tập của các em để nắm bắt tình hình về chất lượng học tập phân môn lịch sử ở lớp dưới (lớp 4) từ đó để có những biện pháp chỉ đạo phù hợp để giáo viên dạy học. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh thu được như sau (tại thời điểm tháng 09 năm 2016): Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 Khối lớp Sĩ số TS TL% TS TL% TS TL% TS TL% 4 (2015-2016) 30 2 6.7 7 23.3 11 36.7 10 33.3 Nhìn vào bảng khảo sát chất lượng trên, Tôi nhận thấy rằng: Số lượng các em học sinh chưa hoàn thành ở phân môn Lịch sử ở khối lớp 4 rất cao. Hầu hết các em điểm dưới 5 không thích học lịch sử, nắm kiến thức lịch sử còn mơ hồ. Điều này rất đáng lo ngại và là một câu hỏi lớn cho những người làm công tác giáo dục. 6 2.3. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Xuân, huyện Đông Sơn. 2.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về công tác giáo dục truyền thống lịch sử Dân tộc Việt Nam có một truyền thống lịch sử rất đáng tự hào với nhiều chiến công hiển hách. Những mốc son, dấu ấn đáng nhớ ấy là kết tinh của lòng yêu nước, ý thức tự tôn, tự hào dân tộc, tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng của bao thế hệ cha anh đi trước. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, biết bao anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống. Trong số đó có rất nhiều tấm gương trẻ tuổi: Kim Đồng, Lê Văn Tám, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Viết Xuân Để học sinh hiểu và đánh giá đúng ý nghĩa và giá trị của các sự kiện lịch sử đối với tiến trình phát triển của một đất nước, một dân tộc, trước hết, nhà trường cần phải xác định một cách nghiêm túc vai trò của công tác giáo dục truyền thống đối với học sinh từ đó có chương trình tuyên truyền, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục. Để công tác giáo dục truyền thống cho học sinh có hiệu quả cần đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử nhân các ngày lễ lớn nhằm khơi dậy ý thức tự tôn, tự hào dân tộc ở học sinh. Cần đưa ra những hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với lừa tuổi học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Lịch sử sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng công tác giáo dục truyền thống, bồi đắp lòng yêu nước cho học sinh. Tóm lại: Công tác giáo dục truyền thống lịch sử là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của học sinh nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh càng có ý nghĩa quan trọng. Tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc đối với học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước chính là góp phần hình thành bản lĩnh, cốt cách con người Việt Nam trong quá trình hội nhập. 2.3.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn Lịch sử Để phân môn Lịch sử thu hút học sinh thì cần tạo sự đột phá trong phương pháp giảng dạy của giáo viên. Coi việc đổi mới phương pháp dạy học vừa là yêu cầu, vừa là nhu cầu của cán bộ quản lý và giáo viên. Thứ nhất, Chỉ đạo thực hiện dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng phân môn Lịch sử trong chương trình giáo dục Tiểu học; đồng thời xác định rõ kiến thức, kĩ năng cơ bản, kiến thức trọng tâm trong từng bài học, tăng cường hệ thống 7 câu hỏi phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của học sinh, rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh trong việc học tập phân môn Lịch sử. Thứ hai, Chỉ đạo khai thác hiệu quả nội dung sách giáo khoa: việc khai thác hiệu quả sách giáo khoa sẽ tránh tình trạng quả tải, dàn trải trong dạy học; giúp học sinh nhận thức được nội dung cơ bản của bài học. Ví dụ: Khi dạy bài: Thu - Đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”.[5] Yêu cầu cần đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng là: - Trình bày sơ lược được diễm biến của chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến): + Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh. + Quân Pháp chia làm ba mũi (nhảy dù, đường bộ và đường thủy) tiến công lên Việt Bắc. + Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng, Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội. + Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.[1] Theo Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học thì “Không yêu cầu trình bày diễn biến, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947”.[2] Với bài này chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và theo Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học để lập kế hoạch bài học thời gian dư do giảm bớt bài, hoặc giảm bớt nội dung trong từng bài, giáo viên không đưa thêm nội dung khác vào dạy mà dùng để củng cố kiến thức và rèn kĩ năng đã học (trong bài đó hoặc bài trước) cho học sinh hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp. Thứ ba, Chỉ đạo khai thác hiệu quả kênh hình trong sách giáo khoa. Khai thác thông tin từ kênh hình trong sách giáo khoa giúp rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích và diễn đạt; học sinh hiểu bài sâu sắc và đầy đủ hơn. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả cần qua các bước như sau: - Bước 1: Quan sát toàn bộ hình vẽ, mô hình. - Bước 2: Mô tả lại theo sự quan sát của bản thân. - Bước 3: Phân tích và đưa ra nhận xét về nội dung kiến thức ẩn chứa bên trong. Ví dụ: Khi giảng dạy bài 3 - “Cuộc phản công ở kinh thành Huế”.[5] Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát ảnh của nhà vua Hàm Nghi và ảnh của Tôn Thất Thuyết đặt để rút ra nhận xét: Nhìn trong ảnh, ta thấy vua Hàm Nghi trong trang phục rất giản dị, gọn gàng, đầu quấn khăn đen, mặc áo the như dân thường. Nhưng vẻ mặt lộ rõ sự hồn nhiên, kiên nghị, tính tình khẳng khái, thông 8 minh và quả cảm. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra Chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. Hình 2. Vua Hàm Nghi Hình 3. Tôn Thất Thuyết Như vậy, qua việc hướng dẫn học sinh khai thác ảnh của nhà vua Hàm Nghi trong sách giáo khoa và thấy được tính cách của một vị vua trẻ tuổi nhưng rất gan dạ, anh hùng. Từ đó đã phát huy được tính tích cực và hứng thú hơn trong học tập của học sinh, hình thành và phát triển ở học sinh khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, giáo dục cho các em lòng kính yêu và tự hào, biết ơn về vị vua trẻ tuổi yêu nước. Thứ tư, Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: "Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.”[4] Đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá trong giờ dạy. Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của cá nhân học sinh. Từ đó khuyến khích thúc đẩy việc học tập của các em. Tóm lại: Để phân môn Lịch sử lớp 5 trở nên hấp dẫn hơn, cần phải đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động. Người giáo viên phải thực sự kiên trì, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao để hình thành thói quen chủ động cho học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, khai thác triệt để kênh chữ và kênh hình trong sách giáo khoa phân môn Lịch sử trong chương trình giáo dục Tiểu học nói chung và trong phân môn Lịch sử lớp 5 nói riêng. Việc phối hợp chặt chẽ giữa “kênh hình” và “kênh chữ” đã giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi 9 trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. 2.3.3. Biện pháp 3
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_hieu_qua_su_dung_do_d.pdf