SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ở Trường Tiểu học
Tại khoản 2, điều 7 của Luật giáo dục 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 tại kì họp thứ 7 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 quy định mục tiêu giáo dục tiểu học như sau: “ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở “.
Đảng và nhà nước ta đã và đang rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục không những bằng luật, những chỉ thị, nghị quyết, định hướng, những mục tiêu rõ ràng cụ thể cho từng thời điểm, từng thời kì, từng giai đoạn mà còn tạo mọi cơ hội, điều kiện để giáo dục phát triển. Như lời đồng chí Lê Khả Phiêu nguyên Tổng bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Chúng ta phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lí giáo dục, thực hiện chuyên hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Thật vậy, giáo dục hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Giáo dục không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn phải giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống, kĩ năng sống cho các em. Mặt khác, giáo dục không chỉ coi trọng việc dạy học trên lớp mà phải coi trọng cả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bởi vì “ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức năng nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (sau đây viết tắt là HĐGDNGLL) do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc.
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Tại khoản 2, điều 7 của Luật giáo dục 2005 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 tại kì họp thứ 7 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 quy định mục tiêu giáo dục tiểu học như sau: “ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở “. Đảng và nhà nước ta đã và đang rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục không những bằng luật, những chỉ thị, nghị quyết, định hướng, những mục tiêu rõ ràng cụ thể cho từng thời điểm, từng thời kì, từng giai đoạn mà còn tạo mọi cơ hội, điều kiện để giáo dục phát triển. Như lời đồng chí Lê Khả Phiêu nguyên Tổng bí thư TW Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Chúng ta phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, hệ thống trường lớp, hệ thống quản lí giáo dục, thực hiện chuyên hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”. Thật vậy, giáo dục hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Giáo dục không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn phải giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống, kĩ năng sống cho các em. Mặt khác, giáo dục không chỉ coi trọng việc dạy học trên lớp mà phải coi trọng cả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Bởi vì “ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức năng nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (sau đây viết tắt là HĐGDNGLL) do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc. Như vậy HĐGDNGLL không phải là một hoạt động phụ trong nhà trường như nhiều người vẫn nhầm tưởng mà nó thực sự là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông. HĐGDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội, giữa học với hành. Thông qua HĐGDNGLL, nhà trường có điều kiện để phát huy vai trò tích cực của mình đối với cuộc sống. Mặt khác, HĐGDNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục. HĐGDNGLL không chỉ nhằm mục tiêu giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, nhân cách cho các em học sinh mà còn nhằm đạt nhiều mục tiêu về trí dục, thể dục, mĩ dục, lao động,. GDNGLL không chỉ đơn thuần là sân chơi giải trí của học sinh mà đây chính là môi trường, là nơi tạo điều kiện tốt nhất để các em rèn luyện kĩ năng sống như kĩ năng hoạt động theo nhóm, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng diễn thuyết, kĩ năng tổ chức, kĩ năng quản lí, kĩ năng tự khẳng định mình, khả năng ứng xử, khả năng xử lí các tình huống,., là môi trường để các em rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo, năng khiếu và khả năng riêng biệt, thiên hướng cá nhân của từng em. Trong thực tế, có nhiều học sinh khá giỏi nhưng sống ích kỉ, chỉ biết bản thân mình, chưa xây dựng cho mình ý thức phục vụ cho gia đình, cho Tổ quốc. Là những nhà quản lí, chúng ta phải tác động vào tâm hồn, tình cảm, lí trí các em để các em hiểu và hành động đúng thông qua các HĐGDNGLL như thể dục, thể thao, vui chơi, tham quan du lịch, các buổi nói chuyện truyền thống, biểu diễn văn nghệ, các hội thi, Đây là những hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, tạo cho các em tâm thế hứng khởi, thoải mái sau những tiết học Toán, Tiếng Việt,trên lớp. Qua hoạt động này sẽ trang bị cho các em những kiến thức bổ ích, khắc sâu những kiến thức học sinh được học ở trên lớp. HĐGDNGLL có chức năng củng cố, mở rộng, khơi sâu năng lực nhận thức ở trên lớp; đồng thời trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tính cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống tự nhiên & xã hội; tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập đời sống cộng đồng; phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống; tạo điều kiện để cộng đồng tham gia xây dựng trường học. Như vậy, HĐGDNGLL mang tính đa mục tiêu, bình diện hoạt động rộng, mang tính quy luật đặc thù của quá trình giáo dục học sinh; tính năng động của chương trình, kế hoạch, tính phong phú đa dạng của nội dung và hình thức hoạt động, Vì vậy, công tác chỉ đạo các HĐGDNGLL phải được coi trọng, được tổ chức thường xuyên, liên tục, khoa học và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường thì mới đạt kết quả cao trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. HĐGDNGLL ở Trường tiểu học Định Tân những năm trước đây hoạt động chưa hiệu quả, chưa cuốn hút sự tham gia của giáo viên cũng như học sinh. Vì vậy khi được hiệu trưởng giao trách nhiệm phụ trách chỉ đạo (Trưởng ban chỉ đạo ) HĐGDNGLL, tôi đã trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm các trường bạn và đã mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ở Trường Tiểu học ” hy vọng sẽ phần nào nâng cao chất lượng HĐGDNGLL nói riêng và chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung II. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ở trường Tiểu học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường III. Đối tượng nghiên cứu : Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu, công tác dạy và học của giáo viên và học sinh trong việc thực hiện HĐGDNGLL trường Tiểu học Định Tân trong những năm gần đây. IV. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thống kê, so sánh. - Phương pháp tổng hợp kết rút kinh nghiệm. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Khoản 1 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010 đã ghi: “ Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phát triển phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học”. Như vậy, hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học được chia thành hai bộ phận: Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thô cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành. ( Khoản 2- Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010). Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, văn nghệ, hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn ( Khoản 3- Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010). Mỗi bộ phận đều có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Như vậy HĐGDNGLL không phải là một hoạt động “phụ khá” trong nhà trường như nhiều người vẫn nhầm tưởng mà nó thực sự là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở nhà trường phổ thông. HĐGDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội, giữa học với hành. Thông qua HĐGDNGLL, nhà trường có điều kiện để phát huy vai trò tích cực của mình đối với cuộc sống. Mặt khác, HĐGDNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh của cộng đồng cùng tham gia vào sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Khái quát tình hình địa phương, nhà trường: 1.1. Đặc điểm, tình hình địa phương: Định Tân là một xã cách trung tâm huyện Yên Định 7 km về phía Đông Bắc với diện tích 775,81 ha, được chia thành 8 thôn . Tổng số dân là 6922 người với 1880 hộ dân ( Năm 2014). Nghề nghiệp của người dân nơi đây chủ yếu là nghề nông. Do vậy đời sống của người dân không đồng đều, thôn Tân Long ở các xa trường gần 4 cây số, mặt bằng dân trí phát triển chưa cao. Vì thế mà đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của học sinh nơi đây. Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường. Trong xã có một thôn theo tôn giáo nên việc quan tâm đến học tập của thôn này chưa cao, các em học sinh còn theo nghi lễ và sinh hoạt tôn giáo nhiều, chưa chăm chuyên vào việc học tập ,.gây khó khăn cho công tác giáo dục nói chung, công tác HĐGDNGLL, công tác quản lí học sinh nói riêng. 1.2. Đặc điểm nhà trường: Trường tiểu học Định Tân có 22 phòng học kiên cố, có đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục; có đủ các phòng làm việc cho CBGV,NV; có khuôn viên rộng, khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo “ Xanh – Sạch – Đẹp”, thu hút học sinh đến trường. Năm học 2016 – 2017, nhà trường có 27 CB, GV, NV, trong đó: CBQL 3đ/c, GV văn hoá 18 đ/c, GV đặc thù 4 đ/c ( Nhạc 1, Thể dục 2, Tiếng Anh 1 ), nhân viên kế toán, hành chính 2 đ/c. 100% CBQL, GV, NV đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn. Tổng số HS là 466 em ( 3 học sinh khuyết tật) được biên chế thành 16 lớp. Nhìn chung đa số các em chăm ngoan, có ý thức học tập. 2. Thực trạng của việc chỉ đạo HĐGDNGLL: HĐGDNGLL trong trường tiểu học có vai trò, vị trí, ý nghĩa rất lớn. Là một mặt hoạt động không thể thiếu, nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy – học và giáo dục trong nhà trường Tiểu học. Ở tiểu học, các em bắt đầu chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập, đây là một bước ngoặt lớn đối với các em. Vì vậy, HĐGDNGLL tạo cho các em một tâm lí thoải mái, phấn khởi, giúp cho học sinh thích được đến trường, đến lớp để học tập. Nhưng trong thực tế không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của HĐGDNGLL, mà ngay cả trong nhà trường vẫn còn có GV còn coi nhẹ hoặc hiểu chưa đầy đủ về vai trò, vị trí, ý nghĩa của công tác HĐNGLL mà có ý kiến cho rằng: “ HĐNGLL mất nhiều thời gian, tốn công, tốn sức, tốn của nhưng không có tác dụng gì”. Đa số phụ huynh, giáo viên chỉ chú trọng việc dạy học trên lớp, coi việc học văn hoá mới là chính còn các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, chỉ là phụ ít mang lại hiệu quả, làm mất thời gian, làm giảm sút việc học văn hoá của học sinh. Bên cạnh đó, sự quan tâm đến công tác GD thông qua các HĐNGLL của CBQL cũng chưa đúng mức, chưa có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, còn chồng chéo với các hoạt động trên lớp và các hoạt động khác. Nội dung hoạt động còn sơ sài, đơn điệu; việc tổ chức còn lơ là, chưa có sự phân công trách nhiệm, công việc cụ thể cho giáo viên; hình thức tổ chức, phương pháp hoạt động giáo dục còn đơn điệu, chưa linh hoạt, chưa đổi mới, chưa hấp dẫn, chưa cuốn hút được học sinh tham gia. Vì thế mà ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả giáo dục thông qua các HĐNGLL. Mặt khác, đội ngũ giáo viên không ổn định, toàn trường có gần 10 đ/c giáo viên hợp đồng vừa nghỉ đợt đầu năm học, số còn lại có giáo viên phải đi tăng cường đến các xã thiếu. Phần lớn CBGV là nữ, đã có gia đình, bận rộn với con nhỏ; năng khiếu hoạt động văn hoá – văn nghệ, thể dục - thể thao,( các hoạt động tập thể) còn nhiều hạn chế; một số đồng chí tuổi cao ngại tham gia các HĐGDNGLL,Kinh phí dành cho các HĐGDNGLL còn quá hạn hẹp, cơ sở vật chất như phòng đa năng chưa có, trang thiết bị chưa đầy đủ, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, các cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề,. Công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên, triệt để. Sự động viên, khích lệ chưa kịp thời, chưa đúng mức nên chưa thu hút được sự tham gia nhiệt tình, đông đảo của giáo viên và học sinh. Chưa gắn chặt kết quả HĐGDNGLL của từng lớp, từng giáo viên với các tiêu chí thi đua cá nhân của CBGV. Tổng phụ trách Đội trong nhà trường còn kiêm nhiệm và được phân công quá nhiều việc nên thời gian dành cho HĐGDNGLL còn hạn hẹp; chế độ phụ cấp chưa tương xứng với công sức bỏ ra vì vậy có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động, Nguyên nhân dẫn thực trạng nêu trên là do nhận thức của một bộ phận CBQL, giáo viên và nhân dân chưa đầy đủ, chưa hiểu sâu về mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò, vị trí cũng như ý nghĩa của công tác giáo dục học sinh một cách toàn diện thông qua hình thức HĐGDNGLL. Do vậy sự quan tâm, đầu tư CSVC, kinh phí chưa đúng mức.Nhà trường chưa thành lập được Ban chỉ đạo HĐGDNGLL, chưa xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát còn hạn chế, dẫn đến kết quả HĐGDNGLL nói riêng, kết quả giáo dục toàn diện nói chung là chưa cao. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh cũng như trong công tác HĐGDNGLL ở trường tiểu học Định Tân, tôi đã mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo nhà trường những giải pháp thực hiện như sau: 1. Thành lập ban chỉ đạo HĐGDNGLL: Từ đầu năm học, nhà trường phải ra quyết định thành lập ban chỉ đạo các HĐGDNGLL, phân công nhiệm vụ, công việc cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo. 2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức: Làm cho lãnh đạo địa phương, cán bộ quản lí, giáo viên và cha mẹ học sinh hiểu rõ được vai trò, vị trí, mục tiêu, của HĐGDNGLL trong trường Tiểu học để mọi người hiểu, tạo điều kiện tốt nhất để hoạt động có hiệu quả cao. Đi học tập những đơn vị bạn có nhiều năm làm tốt công tác này. 3. Xây dựng nội dung, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, rõ ràng. Đề ra biện pháp, phương pháp thực hiện phải hấp dẫn, linh hoạt, phong phú đa dạng. 4. Tham mưu với BGH, lãnh đạo địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí để hoạt động. 5. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát nghiêm túc, kịp thời; đánh giá rút kinh nghiệm. 6. Đề ra chế độ khen thưởng, kịp thười khen thưởng những CBGV, học sinh có nhiều thành tích, sáng kiến trong công tác HĐGDNGLL, nhân rộng điển hình. IV. CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH TÂN Biện pháp1.Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức: 1.1.Đối với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương: Mục đích của tổ chức này là làm sao cho mọi tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương; lãnh đạo, và nhân dân hiểu rõ về tầm quan trọng của HĐGDNGLL. Đặc biệt nâng cao nhận thức của các tổ chức có liên quan mật thiết đến giáo dục như: Hội đồng giáo dục, Uỷ ban mặt trận tổ quốc, UBND, HĐND, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội khuyến học xã. - Nội dung tuyên truyền: Tập trung vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về giáo dục Tiểu học nói chung và giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng; về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung của HĐGDNGLL đối với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. - Hình thức tuyên truyền: Thông qua các buổi toạ đàm, họp phụ huynh, Đại hội công chức – viên chức, Hội thảo về giáo dục; tham quan học hỏi các đơn vị bạn có nhiều kinh nghiệm cũng như thành tích trong công tác HĐGDNGLL; thông qua đài truyền thanh của địa xã, thôn, Nếu làm tốt được công tác tuyên truyền, làm cho các cấp lãnh đạo địa phương, nhà trường, cha mẹ học sinh và toàn dân hiểu rõ thì họ sẽ quan tâm giúp đỡ, cùng chung tay góp sức vào công tác giáo dục. Chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết cho việc tổ chức các HĐNGLL. Các tổ chức, đoàn thể sẽ có chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể để phối hợp chặt chẽ với nhà trường. Cha mẹ học sinh sẽ tạo điều kiện cho con em mình được tham gia dầy đủ các buổi HĐGDNGLL. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 1.2. Đối với cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh: Muốn nâng cao chất lượng HĐGDNGLL thì việc đầu tiên là cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh phải nâng cao nhận thức của mình về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung của HĐGDNGLL. Phải nhận thức được rằng HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục trong nhà trường, nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện. Đồng thời đây là nhiệm vụ chung của nhà trường, giáo viên và học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Không được coi đây là hoạt động phụ mà tổ chức sơ sài, qua loa chiếu lệ, phải coi đây là nhiệm vụ bắt buộc của nhà trường, của từng giáo viên và học sinh. Hiệu trưởng cần phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp, năng lực của từng cá nhân bằng mọi biện pháp nâng cao nhận thức cho giáo viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và học sinh về HĐGDNGLL. Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng để HĐGDNGLL trong nhà trường đạt hiệu quả cao. - Nội dung tuyên truyền: + Tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS trong toàn trường về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung, hình thức HĐGDNGLL. + Giáo dục, bồi dưỡng về tình yêu nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của người giáo viên đối với thế hệ trẻ; bồi dưỡng kiến thức, phương pháp hoạt động, kĩ năng tổ chức các HĐGDNGLL,làm cho mỗi giáo viên biết tổ chức và chủ động tổ chức các HĐGDNGLL, đồng thời là tuyên truyền viên tích cực cho hoạt động giáo dục trong nhà trường. + Phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong ban chỉ đạo, của tổng phụ trách Đội, của từng giáo viên trong công tác HĐGDNGLL và được thông báo rộng rãi trong nhà trường. - Hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền thông qua các buổi học tập nhiệm vụ năm học, Đại hội công chức – viên chức, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, tham quan các đơn vị bạn, Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động: 1. Xác định mục tiêu HĐGDNGLL: Điều 2 Luật giáo dục 2005 quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương, căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học mà Hiệu trưởng đề ra mục tiêu, yêu cầu HĐGDNGLL cho nhà trường. 2. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch hoạt động: Kế hoạch hoạt động có vị trí rất quan trọng, là chức năng trong chu trình của cán bộ quản lí. Muốn đạt được mục tiêu đã đề ra thì CBQL phải có biện pháp tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể. Để xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, CBQL phải chỉ đạo cho Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL dựa vào các căn cứ sau: - Các quy định của Nhà nước, hướng dẫn của ngành giáo dục về tổ chức các HĐGDNGLL. - Nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình của từng lớp học, môn học và cả cấp học; các chủ trương, nhiệm vụ trọng tâm của ngành, nhà trường; khả năng của cán bộ, giáo viên và các lực lượng xã hội địa phương có thể hỗ trợ hoạt động, - Mục tiêu giáo dục. - Trong kế hoạch cần chọn lọc các hoạt động phù hợp, xác định trọng điểm cho từng gia
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_hdgdngll_o.doc