SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ học Địa lý ở trường Tiểu học Nga Điền 2 - Huyện Nga Sơn

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ học Địa lý ở trường Tiểu học Nga Điền 2 - Huyện Nga Sơn

Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: ‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’.

Thật vậy, phương pháp dạy học ở Tiểu học nói chung và phương pháp dạy học môn Địa lí nói riêng tuy đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn chưa thực sự thu hút được học sinh. Hầu hết các em chưa ham thích môn học, dẫn đến ngại học, không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về Địa lí, ít tìm hiểu các hiện tượng địa lý trong tự nhiên. Việc học chỉ là đối phó, miễn cưỡng. Học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất nên dễ quên. Bởi vậy, kết quả học tập chưa cao.

Để có một tiết dạy học Địa lí hay, ngoài việc giáo viên có đủ trình độ, kiến thức thì mỗi giáo viên phải luôn biết tìm tòi, sáng tạo, thay đổi các hình thức tổ chức dạy học. Giáo viên phải đưa được các hoạt động vui nhộn vào bài học để truyền tải các kiến thức đến gần học sinh hơn, giúp học sinh nắm bắt kiến thức về Địa lí được tốt hơn.

 Xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, là cán bộ quản lí nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở, làm thế nào để các tiết dạy học Địa lí trong trường thật sự có hiệu quả, làm thế nào để tìm lại sự yêu thích môn học cho học sinh, đáp ứng được mục của tiêu Giáo dục & Đào tạo, tạo ra con người mới, con người toàn diện phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội.

 

doc 22 trang thuychi01 6641
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ học Địa lý ở trường Tiểu học Nga Điền 2 - Huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ, lược đồ cho giáo viên và học sinh.
5
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng học Địa lí thông qua việc sử dụng tục ngữ, ca dao, hò vè
10
Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng dạy học Địa lí trong nhà trường thông qua tổ chức hoạt động tham quan du lịch.
11
Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng dạy học địa lí trong trường thông qua tổ chức một số hoạt động tập thể và trò chơi học tập.
15
Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí, giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất, giữa tự nhiên với sinh hoạt của con người.
18
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
19
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
20
3.1. Kết luận.
20
3.2. Đề xuất
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN
22
 1. MỞ ĐẦU
1.1: Lí do chọn đề tài.
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: ‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS’’.
Thật vậy, phương pháp dạy học ở Tiểu học nói chung và phương pháp dạy học môn Địa lí nói riêng tuy đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn chưa thực sự thu hút được học sinh. Hầu hết các em chưa ham thích môn học, dẫn đến ngại học, không có hứng thú trong học tập, ngại trau dồi kiến thức về Địa lí, ít tìm hiểu các hiện tượng địa lý trong tự nhiên. Việc học chỉ là đối phó, miễn cưỡng. Học sinh chỉ tiếp thu được lượng kiến thức rất ít, không bản chất nên dễ quên. Bởi vậy, kết quả học tập chưa cao. 
Để có một tiết dạy học Địa lí hay, ngoài việc giáo viên có đủ trình độ, kiến thức thì mỗi giáo viên phải luôn biết tìm tòi, sáng tạo, thay đổi các hình thức tổ chức dạy học. Giáo viên phải đưa được các hoạt động vui nhộn vào bài học để truyền tải các kiến thức đến gần học sinh hơn, giúp học sinh nắm bắt kiến thức về Địa lí được tốt hơn. 
 Xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, là cán bộ quản lí nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở, làm thế nào để các tiết dạy học Địa lí trong trường thật sự có hiệu quả, làm thế nào để tìm lại sự yêu thích môn học cho học sinh, đáp ứng được mục của tiêu Giáo dục & Đào tạo, tạo ra con người mới, con người toàn diện phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội.
 Với những lý do nêu trên, sau 1 năm nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn tại nhà trường, tôi xin được đề xuất: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ học Địa lý ở trường Tiểu học Nga Điền 2- Huyện Nga Sơn” với mong muốn mỗi tiết học Địa lý đều vui vẻ, thoải mái và có chất lượng.
1.2: Mục đích nghiên cứu
 - Sáng kiến kinh nghiệm nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Địa lí cho giáo viên. Giúp giáo viên có những tiết dạy thật sự có hiệu quả, thu hút học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập phân môn Địa lí trong nhà trường.
1.3: Đối tượng nghiên cứu.
	- Giáo viên và học sinh khối 4,5 trường Tiểu học Nga Điền 2.
 - Phương pháp dạy học và húng thú học tập phân môn Địa lí trong hhà trường.
1.4: Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp hỏi đáp
 - Phương pháp nghiên cứu và giải quyết vấn đề
 - Phương pháp thảo luận.
 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 : Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
a. Lí luận chung.
- Việc dạy học nói chung và việc dạy học Địa lí nói riêng cần đảm bảo các nguyên tắc giáo dục, đây là các luận điểm có tính chất chỉ đạo, những quy định, những yêu cầu cơ bản mà mỗi giáo viên cần phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc sử dụng tranh ảnh, băng hình, việc đưa các câu ca dao tục ngữ phù hợp với từng phần nội dung kiến thức và cách thức tổ chức các trò chơi học tập trong môn học Địa lý đã và đang được các cấp quản lí và giáo viên quan tâm.
- Việc dạy học Địa lí phải gắn liền với việc hiểu biết thực tế như đi thăm quan tại các vùng miền, nắm vững Địa lí địa phương thì khi tìm hiểu kiến thức học sinh mới nhớ kĩ và nhớ lâu.
Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học là giáo viên cần vận dụng các phương pháp cho phù hợp để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS, từ đó có thể phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.
Để có được những điều này, mỗi nhà trường phải biết khuyến khích, động viên tạo động lực cho giáo viên và học sinh của mình. Có các định hướng thiết thực để mỗi giáo viên say mê sáng tạo, mỗi học sinh say mê học tập nhằm nâng cao chất lượng môn Địa lí trong nhà trường.
b. Một số yếu tố chủ yếu có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng dạy- học môn Địa lý trong nhà trường.
 - Quản lí chỉ đạo của nhà trường:
 Ban giám hiệu nhà trường phải thấy được tầm quan trọng của việc dạy học Địa lí, coi Địa lí là môn học quan trọng. Từ đó có biện pháp chỉ đạo đúng đắn đến giáo viên và học sinh. Hướng giáo viên từ việc coi nhẹ môn học đến việc có ý thức trách nhiệm với mỗi tiết dạy học Địa lí trong trường học.
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên:
 Giáo viên phải có tâm huyết với việc dạy học, đặc biệt là đối với phân môn Địa lý, có kiến thức sâu rộng về địa lý địa phương, địa lí Việt Nam và thế giới. Biết lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để kích thích sự hứng thú của 
học sinh. Biết kết hợp để rèn kĩ năng sống cho học sinh.
- Sự ham hiểu biết của học sinh:
 Học sinh phải ham hiểu biết, thích khám phá cái mới, thích tìm hiểu các yếu tố tự nhiên, các hiện tượng thiên nhiên kì thú. Đồng thời các em phải có ý thức học tập nghiêm túc.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
 Nhà trường phải có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như máy chiếu, máy in, tư liệu phục vụ dạy học địa lí. Có đủ các loại bản đồ và các dụng cụ thực hành cần thiết trong các tiết học. Có đủ các tài liệu tham khảo về địa lý Việt Nam và thế giới.
c. Các căn cứ của sáng kiến kinh nghiệm:
- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục Tiểu học là giáo dục con người phát triển toàn diện. 
- Căn cứ vào phương pháp dạy học tích cực: Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, lựa chọn hình thức dạy học sao cho tiết học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả đảm bảo theo cách học mà chơi, chơi mà học.
- Căn cứ vào tình hình thực tế giảng dạy và học tập môn Địa Lý tại trường Tiểu học Nga Điền 2 và căn cứ vào sự góp ý của đồng nghiệp tại trường.
2.2. Thực trạng việc dạy học phân môn Địa lí ở trường Tiểu học Nga Điền 2. 
* Về phía nhà trường:
 Nhìn chung, nhà trường đã quan tâm đến việc dạy học Địa lí trong trường. Đôn đốc giáo viên và học sinh thực hiện chương trình một cách nghiêm túc, có chất lượng.
 Bên cạnh đó, việc đầu tư đồ dùng dạy học như tranh ảnh, băng hình chưa nhiều. Hầu hết là sử dụng tranh sẵn có và chỉ dạy học trên lớp là chủ yếu, chưa tổ chức được nhiều hoạt động để cuốn hút học sinh.
 - Chưa thật sự quan tâm đến việc lập kế hoạch nâng cao chất lượng môn học Địa lí nói riêng.
* Về phía giáo viên: 
 Hầu hết các giáo viên trong trường đều có ý thức đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Địa lý nói riêng. Phát huy được tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh làm cho tiết học địa lý nhẹ nhàng, hiệu quả. 
 Song, vẫn còn một số giáo viên vẫn chưa thật sự coi trọng phân môn Địa lý. Chưa chịu khó tìm tòi những phương pháp dạy hay, những hình thức tổ chức phong phú, phù hợp với nội dung trong từng tiết học. Chưa biết khai thác đồ dùng dạy học, chưa thật sự quan tâm đến địa lí địa phương. Hơn nữa, khả năng dạy phân hoá đối tượng, tạo hứng thú cho học sinh của một số giáo viên còn hạn chế. Do đó, tiết học Địa lý còn khô cứng, buồn tẻ dẫn đến chất lượng thấp.
* Về phía học sinh
 - Học sinh chủ yếu là con em vùng nông thôn, cuộc sống khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa nên thiếu sự định hướng, kèm cặp. 
 - Học sinh còn quen với cách học đơn giản theo sách giáo khoa. Khả năng tư duy, suy luận để hình thành biểu tượng, khái niệm của các em chưa nhiều nên chưa có được thói quen suy nghĩ, động não một cách có hệ thống.
 Khảo sát chất lượng phân môn Địa lý lớp 4,5 vào thời điểm tháng 5 năm học 2015- 2016 khối 4,5 của nhà trường như sau:
Sĩ số
Học sinh
Điểm 10 – 9
Điểm 8 – 7
Điểm 6 – 5
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
120 em
16
13,3
38
31,7
60
50
6
5,0
Nhận xét: Chất lượng học sinh còn thấp. Số lượng học sinh đạt điểm 5,6 và dưới 5 còn cao. Học sinh hầu hết chưa biết cách chỉ bản đồ, chưa nắm được các biểu tượng Địa lý, tham gia học tập một cách thụ động. Qua tìm hiểu, tôi thấy các nguyên nhân chủ yếu đó là:
- Giáo viên chưa thật sự đầu tư nghiên cứu phương pháp giảng dạy 
môn Địa lý. Khi dạy trên lớp còn dạy tràn lan theo từng bài, chưa có sự lô gich 
từ mạch kiến thức cũ sang mạch kiến thức mới.
- Giáo viên mới chỉ tổ chức cho học sinh thực hiện các câu hỏi, các bài tập trong sách giáo khoa một cách đơn thuần theo hình thức hỏi đáp, chưa phát triển chúng thành nhiều hình thức tổ chức dạy học phong phú như tổ chức trò chơi, ca dao, tục ngữ, để phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.
- Chưa khai thác triệt để bản đồ, tranh ảnh và các bảng số liệu. Đặc biệt, chưa chú trọng đến việc sưu tầm tranh ảnh, băng hình để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Tổ chức tiết học còn nặng nề, chưa linh hoạt nên chưa có tác dụng thúc đẩy học sinh trong quá trình hợp tác. 
 Để nâng cao chất lượng tiết học phân môn Địa lý góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
2.3: Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng khai thác và sử dụng bản đồ, lược đồ cho giáo viên và học sinh.
1.1: Giúp giáo viên hiểu tầm quan trọng của bản đồ, lược đồ.
 Khi sử dụng bản đồ, lược đồ, hầu hết giáo viên của chúng ta mới chỉ thực hiện theo sách hướng dẫn nên hiệu quả chưa cao. Muốn dạy và khai thác tốt bản đồ, lược đồ thì người giáo viên phải hiểu được tầm quan trọng của nó trong dạy học. Bởi vậy, trong sinh hoạt chuyên môn chúng tôi đưa nội dung này vào thảo luận, tìm hiểu để mỗi giáo viên phải thấy được tầm quan trọng của bản đồ, lược đồ trong dạy học Địa lí. Từ đó, khai thác chúng một cách linh hoạt và hiệu quả theo mục tiêu của tiết học.
 - Lược đồ, bản đồ là một trong những loại đồ dùng trực quan qui ước. Bản đồ Địa lí nhằm xác định địa điểm của sự vật, hiện tượng trong  thời gian và không gian nhất định. Đồng thời bản đồ còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng tự nhiên, các mối quan hệ giúp các em ghi nhớ và củng cố kiến thức đã học một cách rõ ràng.
 - Về hình thức, bản đồ địa lí cần có nhiều chi tiết về điều kiện thiên nhiên 
(khoáng sản sông núi, những kí hiệu về biên giới các  quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố ). Các minh họa trên bản đồ phải đẹp, chính xác, rõ ràng.
 - Lược đồ, bản đồ trong sách giáo khoa được chọn lọc và trình bày những tri thức hết sức cơ bản, là một lượng thông tin đáng kể được phản ánh thông qua ngôn ngữ kí hiệu giúp học sinh hình dung một cách có cơ sở khoa học, làm cho việc phản ánh diễn ra  sinh động và đầy đủ giúp cho việc nhận thức sự vật hiện tượng dễ dàng hơn. Chính vì vậy, môn học Địa lí trong nhà trường luôn gắn bó với lược đồ, bản đồ. 
 - Việc sử dụng bản đồ trong tiết dạy là cần thiết và không thể thiểu trong điều kiện hiện nay vì nó đem lại nhiều kết quả về mặt giáo dưỡng giáo dục và phát triển năng lực cho học sinh. Cựu chủ tịch HĐBT đã từng nói: “Dạy địa lí mà không có bản đồ thì không dạy được, dứt khoát là không, dứt khoát là đừng dạy”. Đây là câu tổng kết kinh nghiệm dạy học của các nhà sư phạm nổi tiếng thế giới và cũng là quan điểm chung trong dạy học địa lí ở các nhà trường phổ thông.
1.2. Nắm vững hệ thống ký hiệu, rèn kỹ năng đọc và chỉ bản đồ, lược đồ. 
 Giúp học sinh hiểu rõ về bản đồ, nhà trường luôn yêu cầu giáo viên phải rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu các nội dung trong bản đồ, biểu đồ để rút ra các nhận xét cần thiết. Song, để tìm hiểu được nội dung của mỗi bản đồ, biểu đồ thì học sinh cần phải hiểu được hệ thống ký hiệu trên bản đồ, biểu đồ ấy. Đó chính là hệ thống ký hiệu dưới góc bản đồ, là những quy định về cách biểu hiện bằng màu sắc, các phương pháp ký hiệu, tỷ lệ của bản đồ...Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu và nắm vững các quy ước ở mục ký hiệu chung và các bảng chú giải để có thể đọc nhanh, đúng bản đồ, biểu đồ và từ đó phân tích chính xác hơn. Khi đọc bất cứ một bản đồ nào cũng cần phải đọc tên để hiểu từng nội dung bản đồ thể hiện. Đọc phần chú giải để hiểu rõ các kí hiệu được dùng cho bản đồ đó. Mỗi nội dung bản đồ khác nhau cách dùng màu sắc để thể hiện cũng khác nhau.
 Giáo viên tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bài học được thể hiện trên 
bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, từ đó rút ra những nhận xét về các yếu tố của tự 
nhiên và kinh tế - xã hội theo từng nội dung của bài học.
 Khi thao tác với bản đồ chúng tôi yêu cầu giáo viên cần định hướng cho học sinh thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ. 
 Trước hết, chúng ta đọc tên bản đồ để biết nội dung bản đồ sẽ cung cấp kiến thức gì cho bài học. Giáo viên cần lưu ý khi tự vẽ thêm bản đồ thì phải có tên bản đồ (có thể viết phía trên hoặc viết phía dưới bản đồ )
 Bước 2 : Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách đọc bảng chú giải, những kí hiệu ứng với các thông tin gì . 
Ví dụ: Đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố ..
Bước 3 : Tìm vị trí Địa lí của đối tượng trên bản đồ.
 Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ. Ở bước này, hầu hết giáo viên và học sinh thường lúng túng và chỉ không chính xác. Khi dự giờ, tôi thường yêu cầu giáo viên và học sinh thực hiện đúng cách chỉ điểm (thành phố, khoáng sản, ), chỉ đường (sông, dãy núi, ), chỉ vùng (chỉ vị trí giới hạn của tỉnh, thành phố, các vùng,) Cụ thể:
- Chỉ về một địa danh, một thành phố, một tỉnh Nếu là bản đồ hành chính thì sẽ có ranh giới giữa các nước, các thành phố, tỉnh. GV phải chỉ theo đường ranh giới, bắt đầu ở điểm nào thì kết thúc ở điểm đó của một châu lục, một nước, một thành phố, một tỉnh muốn chỉ. Nếu là bản đồ tự nhiên thì thường một thành phố được kí hiệu bằng dấu chấm tròn, giáo viên chỉ ngay vào chấm tròn là thành phố, hoặc chỉ các phương tiện đi lại của các vùng miền thì xem chú giải trên bản đồ, lược đồ.
Chỉ về biển, sông ngòi, đại dương: Khi chỉ, kéo rộng trong giới hạn của 
nó, không lấn vào đất liền. Biển, sông, dãy núi chỉ theo hướng từ thượng lưu đổ xuống hạ lưu, từ nơi cao (độ cao của địa hình) xuống nơi thấp. 
 Bước 4 : Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn 
giản của đối tượng (khai thác một phần kiến thức mới). 
 - Chỉ vị trí của nước Việt Nam
 Sau khi cho học sinh quan sát và chỉ vị trí nước Việt Nam trên bản đồ, giáo viên cho học sinh nhận xét: nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam, nằm phía cực Nam
Bài Đồng bằng Nam Bộ, quan sát và chỉ lược đồ xong, học sinh có thể nhận xét ngay là hệ thống sông ngòi nhiều, chằng chịt
Bài Địa hình nước ta, dựa vào màu sắc học sinh nhận xét được ngay đồi núi nhiều hơn đồng bằng
Bài Người dân ở đồng bằng Nam Bộ, học sinh quan sát, nhận xét được nét đặc trưng trong trang phục của người dân ở dồng bằng Nam Bộ là áo bà ba và khăn rằn
 Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên.
Ví dụ: Khi học sinh chỉ được vị trí nước ta, giáo viên phải giúp học sinh liên hệ được:
Phía Đông giáp biển Đông, đường bờ biển kéo dài thì như thế thì sẽ thuận lợi để phát triển ngành nào? (đánh bắt thủy hải sản). Đó chính là mối quan hệ giữa vị trí địa lí và hoạt động sản xuất.
Như vậy, nếu giáo viên nắm vững kiến thức về bản đồ thì sẽ tự tin trong tiết dạy. Học sinh được rèn kỹ năng đọc và chỉ bản đồ thành thạo thì các em sẽ thích học tiết Địa lý. Các tiết học trở nên nhẹ nhàng không căng thẳng. Dưa trên những thông tin trên bản đồ, lược đồ các em xác định được chính xác kiến thức cần cung cấp. Những kiến thức này sẽ được khắc sâu trong các em. 
1.3: Tạo hứng thú cho học sinh thông qua cách làm sống động bản đồ, lược đồ.
1.3.1: Làm sống động bản đồ bằng trình chiếu.
Chương trình Địa lý lớp 4,5 có rất nhiều bản đồ, lược đồ. Các bản đồ, lược đồ này đều có màu sắc đẹp, phong phú về chủng loại. Tuy nhiên các bản đồ và lược đồ đó đều là các tranh tĩnh. Nếu để học sinh khai thác một cách bình thường trong SGK thì các em đều thấy rất khó và trừu tượng, không cụ thể và tiếp thu kiến thức không sâu, hời hợt. Đặc biệt không tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình khai thác kiến thức. Để khắc phục vấn đề này, nhà trường tổ chức cho khối 4,5 sinh hoạt chuyên môn, thiết kế các bản đồ lược đồ trên giáo án điện tử, lập các hiệu ứng phù hợp với trình tự tìm hiểu nội dung kiến thức. Khi sử dụng trong bài dạy điện tử, bản đồ, lược đồ sẽ trở thành các bản đồ, lược đồ sống động, vui mắt và có điểm nhấn. Điều đó sẽ tạo được sự hứng thú, hấp dẫn cho học sinh, khi đó học sinh sẽ tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, tự nhiên và nhớ kiến thức lâu hơn.
Ví dụ 1: Đối với bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn – SGK lớp 4 trang 70.
Học sinh thực hiện yêu cầu “Quan sát hình 1: Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ”.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Quan sát lược đồ trong SGK. 
+ Kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ.
+ Chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ.
+ Chỉ đỉnh núi Phan - xi - păng trên lược đồ và cho biết độ cao của nó.
- Học sinh báo cáo kết quả bằng cách chỉ lựợc đồ trên máy chiếu.
Hình 1: Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ.
- Giáo viên cho chạy các hiệu ứng và chốt kiến thức. Các hiệu ứng đó là các đường sáng màu đỏ thể hiện dãy núi Hoàng Liên Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn và dãy Đông Triều. 
Các hiệu ứng này giúp học sinh nhận biết các dãy núi một cách tường minh. Từ đó giúp các em nhớ kiến thức được lâu hơn.
Ví dụ 2: Đối với bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh – SGK trang 127
Khi học sinh tìm hiểu vị trí giới hạn của thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện yêu cầu: 
- Quan sát hình 1:
+ Chỉ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên lược đồ và cho biết thành phố tiếp giáp những tỉnh nào?
+ Từ thành phố có thể đi tới các tỉnh khác bằng những loại đường giao thông nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Quan sát lược đồ trên máy chiếu và lược đồ trong SGK.
- Học sinh báo cáo kết quả bằng cách chỉ lựơc đồ trên máy chiếu
Hình 1: Lược đồ Thành phố Hồ Chí Minh.
 Giáo viên cho chạy các hiệu ứng thể hiện vị trí giới hạn của thành phố Hồ Chí Minh. Các đường sáng nhấp nháy trên lược đồ sẽ thu hút các em, giúp các em nhận biết một cách chính xác về giới hạn, hình dạng của thành phố. Cách thiết kế này làm cho bản đồ, lược đồ vô cùng sống động, tạo hứng thú cho học sinh. Qua đó nâng cao kỹ năng sử dụng bản đồ, giúp các em tự tin hơn, kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó, học sinh nào cũng muốn thể hiện khả năng học tập của mình.
1.3.2: Làm sống động bản đồ bằng cách thiết kế bản đồ, lược đồ đa năng phục vụ nhiều tiết học.
 Bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa được in theo khuôn khổ cố định nên thường nhỏ, học sinh rất khó quan sát. Bởi vậy, để học sinh quan sát có chất lượng, nhà trường tổ chức thiết kế lược đồ đa năng. 
 Để mọi học sinh quan sát được, đọc được các chữ trên lược đồ khi đặt trên 
bục giảng, chúng ta nên thiết kế kích thước lược đồ lớn. Lược đồ được làm bằng những vật liệu bền để sử dụng lâu dài trong nhiều năm. Chúng ta chia lược đồ thành các tỉnh thành, các con sông, dãy núi lớn là các bộ phận riêng lẻ có từ tính để hút nam châm, gắn bóng đèn led và bật sáng từng vùng khi cần. Lược đồ được in trên giấy đề can và dán lên tấm mica trắng để khi bật bóng điện phía sau, lược đồ sẽ sáng rõ. Phía sau lược đồ gắn các bóng đèn led vào vị trí các tỉnh, thành phố, con sông, dãy núi cần giới thiệu như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Cần Thơ;

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_gio_hoc_di.doc