SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục về phẩm chất cho học sinh tiểu học

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục về phẩm chất cho học sinh tiểu học

 Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW vể đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì phát triển giáo dục là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân; Yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào , trở thành những công dân, những người lao động sáng tạo góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước tạo nên một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn quốc. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn nữa và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật giáo dục (1998) và chiến lược phát triển kinh tế (2001- 2010) đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nước ta: Coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu, giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ, phát triển năng lực cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý thức vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân.

 

doc 21 trang thuychi01 6003
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục về phẩm chất cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRIỆU SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VỀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thái Hòa
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí
THANH HÓA, NĂM 2016
Mục lục
Mục
Nội dung
Trang
I
I.1
I.2
I.3
I.4
II
II.1
II.2
II.3
II.4
III
III.1
III.2
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài 
 Mục đích nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
 Thực trạng của vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
Các giải pháp thực hiện
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm
KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
 Kết luận
 kiến nghị
2
2
4
4
4
4
4
6
10
15
15
15
16
I.MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW vể đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì phát triển giáo dục là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân; Yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào , trở thành những công dân, những người lao động sáng tạo góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước tạo nên một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn quốc. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn nữa và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật giáo dục (1998) và chiến lược phát triển kinh tế (2001- 2010) đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nước ta: Coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu, giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ, phát triển năng lực cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý thức vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân.
Bậc học Tiểu học được coi là bậc học nền tảng cho các bậc học tiếp theo. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là: “ Phát triển những đặc tính tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở trẻ em lòng ham hiểu biết và những đức tính kỹ năng cơ bản để tạo hứng thú học tập và học tập tốt, củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục Tiểu học trong cả nước”.
Để đạt được mục tiêu giáo dục như Đảng và Nhà nước đề ra, cần phải có sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục. 
Để đáp ứng được những nhu cầu giáo dục trong thời kỳ hiện nay thì cần phải có sự đổi mới về nội dung chương trình giáo dục nói chung, trong đó việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về phẩm chất của học sinh cần được coi trọng vì: thông qua giáo dục về phẩm chất, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức thông thường trong cuộc sống như: biết yêu - ghét, biết đúng - sai, biết chia ngọt sẻ bùi, biết kính trên nhường dưới, biết say mê tìm tòi sáng tạo, biết kiên trì nhẫn nại, biết dũng cảm, biết phân biệt thiện - ác, phải – trái, người tốt- kẻ xấuqua đó người được giáo dục thể hiện thái độ phẩm chất đúng đắn và làm theo những chuẩn mực đạo đức đã được xã hội quy định. 
Có thể nói rằng: làm tốt công tác giáo dục về phẩm chất của học sinh sẽ là chiếc “chìa khoá vàng” mở ra con đường đi tới thàng công cho các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường như: giáo dục văn hoá, thể chất, thẩm mỹ, lao động vệ sinh Hay nói rộng hơn là: giáo dục phẩm chất cần được coi trọng vì nó có vai trò rất quan trọng trong xã hội, nhờ đó mà xã hội trở nên tốt đẹp hơn. 
Như chúng ta đã biết, Hồ Chủ Tịch – Một nhà lãnh tụ thiên tài, một danh nhân văn hoá kiệt xuất, Người còn là tấm gương đạo đức sáng ngời và vĩ đại. Theo quan điểm của người: đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối, đạo đức là chỗ dựa của con người để mà: “thắng không kiêu, bại không nản”. Cả đời Người chiến đấu hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Bao nhiêu bài nói, bài viết của Người, bao nhiêu câu chuyện kể về Người là những tài sản về văn hoá, về đạo đức vô cùng quý giá mà Người đã để lại cho đồng bào ta, cho nhân dân ta, cho đất nước ta trước khi Người nhắm mắt. Mà nay, mỗi khi ta lật lại từng trang, từng dòng, từng chữ viết của Người hay những truyện kể về Người, là một lần ta được soi mình vào tấm gương đạo đức vĩ đại ấy, mà tự thấy rằng: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là một niềm vinh dự, tự hào và là nhiệm vụ cao cả đối với mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt là việc giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ thiêng liêng đối với mỗi người thầy giáo, cô giáo và những người làm công tác giáo dục.
Thực tế trong những năm gần đây, khi đất nước đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự mở cửa giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới dẫn đến xã hội Việt Nam phải chịu ảnh hưởng và những tác động không nhỏ của nền kinh tế thị trường. Một số những chuẩn mực phẩm chất bị coi nhẹ thể hiện rõ trong nhận thức của một bộ phận nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, biểu hiện ở sự đua đòi, thích ăn ngon mặc đẹp, thiếu ý chí, thiếu nghị lực, sống xa rời thực tế, lu mờ đạo đức, sống ích kỷ hẹp hòi, chỉ biết cho riêng mình và đòi hỏi “ mọi người vì mình” mà không biết “mình vì mọi người”. Ở đâu đó đã có hiện tượng học sinh đánh giáo viên hay lăng nhục cả những người thầy, người cô đang trực tiếp dạy dỗ mình, đặc biệt là hiện tượng bạo lực học đường đã xảy ra ở một số trường học
Hiện tượng thanh thiếu niên hư hỏng, tệ nạn xã hội gia tăng đã và đang là những điều gây nhức nhối trong xã hội, trong nhân dân và thực sự làm đau lòng những người làm công tác giáo dục.
Bản thân tôi là một người cán bộ quản lý trong trường Tiểu học, tôi băn khoăn suy nghĩ rất nhiều:
Đối tượng học sinh ở đây, khi các em chuyển từ trường mầm non lên trường Tiểu học, tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên ngây thơ trong sáng của các em có lẽ nào lại dễ dàng bị hoen ố như vậy? Có phải chăng một phần nào đó, những người thầy, người cô, người cha, người mẹhay các lực lượng giáo dục nói chung còn sao nhãng trong công việc giáo dục về sự hình thành và phát triển phẩm chất cho trẻ? Một phần nào đó còn thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục, còn có sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, chưa thực sự tạo dựng một môi trường giáo dục trong sạch lành mạnh cho các em phát triển toàn diện nhân cách. Tâm hồn trẻ thơ như một tờ giấy trắng, viết gì, vẽ gì trên trang giấy đó là trách nhiệm của mỗi người thầy, người cô và những người làm công tác giáo dục.Thiết nghĩ, mỗi người thầy cô giáo nếu thực sự yêu nghề mến trẻ, thực sự hết lòng vì học sinh thân yêu thì họ sẽ góp phần to lớn vào việc hoàn thiện bức tranh nhân cách toàn diện và hoàn mỹ cho trẻ.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục về phẩm chất cho học sinh Tiểu học ”.
2. Mục đích nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu giúp hình thành các chuẩn mực phẩm chất cho học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với gia đình, nhà trường có trách nhiệm chăm lo giáo dục về sự hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh. Tuy nhiên việc giáo dục về sự hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh không đơn thuần chỉ trên lý thuyết mà còn phải trang bị cho các em có được những tri thức khoa học về tự nhiên, về xã hội, về phong cách làm việc tạo dựng sự phát triển về nhân cách, các giá trị đạo đức, nhân văn góp phần hoàn thiện nhân cách con người phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Sự phát triển toàn diện về nhân cách đó là sự thống nhất biện chứng giữa đức và tài như Bác Hồ đã nói:
“Có tài mà không có đức là người vô dụng.
 Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.”
 3.Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài nghiên cứu về một số biện pháp nâng cao chất giáo dục về phẩm chất của học sinh Tiểu học.
 4.Phương pháp nghiên cứu
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế,thu thập thông tin.
II.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận
1.1 Giáo dục về phẩm chất là một quá trình hình thành cho học sinh ý thức , hành vi và thói quen tốt
Hay ta còn nói: Giáo dục về phấm chất là quá trình giúp học sinh truyền tải những giá trị, những chuẩn mực đạo đức của xã hội thành niềm tin, tình cảm phẩm chất của học sinh. Từ đó cho các em có sức mạnh trong việc biến những tri thức đạo đức thành hành vi, thói quen tốt. 
1.2. Vị trí, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục về phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Giáo dục về phẩm chất là một quá trình có mục đích, được tổ chức một cách có kế hoạch, có phương pháp nhằm hình thành và phát triển một số phẩm chất cho trẻ phù hợp với yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn phát triển của nó.
Giáo dục về phẩm chất góp phần to lớn trong việc định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Mục đích giáo dục phản ánh mô hình nhân cách mà xã hội đòi hỏi, mong muốn nên người được giáo dục phải lấy đó là cái đích để tự rèn luyện, tự phấn đấu sao cho đạt được một cách tự giác với nỗ lực cao nhất của bản thân mình.
Việc nâng cao chất lượng giáo dục hình thành phẩm chất cho học sinh Tiểu học nhằm giúp các em rèn luyện trong mọi tình huống để có thể chuyển hoá hình thành và phát triển một số phẩm chất tốt với sự thúc đẩy của “chất men” cảm xúc, tạo cơ sở nền tảng để các em rèn luyện, học tập, lao động tiếp tục hoàn thiện nhân cách theo mẫu con người mới trong thời đại ngày nay.
1.3. Cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục về phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Giáo dục về phẩm chất nhằm bồi dưỡng cho học sinh những chuẩn mực phẩm chất sơ đẳng trong các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, tự nhiên. Ở Tiểu học, do học sinh còn nhỏ tuổi, chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sống, đặc biệt là khả năng nhận thức còn hạn chế nên những chuẩn mực phẩm chất cần giáo dục cho các em phải đưa ra dưới dạng chuẩn mực cụ thể chứ không phải lý luận trừu tượng như: biết cảm ơn, xin lỗi, đi xin phép về chào hỏi
Con đường giáo dục về phẩm chất cho các em đi từ quyền trẻ em đến trách nhiệm và bổn phận. Cách dạy như vậy giúp cho học sinh tiếp thu trở nên nhẹ nhàng sinh động, tránh được tính chất nặng nề áp đặt.
Giáo dục cho học sinh Tiểu học nói chung và giáo dục về sự hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh Tiểu học muốn đạt được chất lượng cao chúng ta phải biết dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này như: đặc điểm về tri giác, tư duy, trí nhớ, tính cách, tình cảm, khả năng chú ýTrên cơ sở đó, người dạy học hay những nhà giáo dục sẽ đưa ra được các phương pháp, cách thức giáo dục phù hợp để đạt được kết quả cao nhất.
Hoàn cảnh học tập và rèn luyện cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công hay thất bại của công tác giáo dục về phẩm chất của học sinh Tiểu học. 
Môi trường học tập cũng là mảnh đất cho giáo dục về sự hình thành phẩm chất phát triển. Một môi trường giáo dục lành mạnh, ắt sẽ cho nhiều kết quả giáo dục tốt đẹp. Ngược lại, một môi trường giáo dục thiếu lành mạnh ( hay một môi trường giáo dục bị“ ô nhiễm” sẽ là một bức tường rào kìm hãm sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là giáo dục về phẩm chất cho trẻ.
 1.4. Nội dung giáo dục về một số phẩm chất cho học sinh Tiểu học
- Hình thành cho học sinh ý thức chăm học ,chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: Đi học đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và địa phương; tích cực tham gia và vận động cùng tham gia giữ vệ sinh trường lớp, nơi công cộng.
- Giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về những phẩm chất phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, xã hội.
- Từng bước hình thành cho học sinh có khả năng nhận xét các hành vi, cách ứng xử của bản thân, quan hệ tốt với những người xung quanh, yêu gia đình, bạn bè và những người khác; yêu trường lớp, quê hương, đất nước.
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, tự chịu trách nhiệm có lòng thương yêu con người nói chung, biết bảo vệ cái đúng, cái thiện, không đồng tình với cái xấu, đấu tranh với cái ác
- Hình thành cho học sinh tính trung thực ,kỉ luật, đoàn kết: giáo dục học sinh nói thật, nói đúng về sự việc; tôn trọng gĩư lời hứa, thực hiện nghiêm túc qui định học tập, giúp đỡ tôn trọng mọi người
- Giáo dục về phẩm chất cho học sinh căn cứ vào Năm điều Bác Hồ dạy:
 Yêu Tổ quốc, yêu đông bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn thật thà dũng cảm
- Giáo dục phẩm chất cho học sinh theo 4 nhiệm vụ của người học sinh: 
+ Biết vâng lời thầy giáo, cô giáo, lễ phép trong giao tiếp hàng ngày, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ bạn bè.
+Thực hiện nội quy nhà trường: đi học đều và đúng giờ, tích cực tham gia các hoạt động học tập, giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh.
+ Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp của trường, của lớp, giữ gìn bảo vệ tài sản của trường lớp và nơi công cộng bước đầu biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và trật tự xã hội.
2. Thực trạng về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất cho học sinh trường Tiểu học Thái Hoà
 2.1 Đánh giá thực trạng
 Trường Tiểu học Thái Hoà nằm trên địa bàn xã Thái Hoà là địa bàn nông thôn với diện tích tự nhiên là 8km2.Nghề nghiệp của người dân nơi đây chủ yếu là nông nghiệp , nên đời sống kinh tế của đại bộ phận nhân dân trên địa bàn chưa cao và kéo theo không ít những bất cập những lệch lạc xuống cấp về đạo đức của một bộ phận nhân dân, thanh niên, học sinh.Với vai trò của người quản lý giáo dục tôi đã không ít lần trăn trở, suy nghĩ về thực trạng của địa phương mình. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền việc giáo dục phẩm chất ngày càng được quan tâm chú trọng. Công tác xã hội hoá giáo dục cũng từng bước được đẩy mạnh . Nhưng không ít nơi, không ít người dân hay phụ huynh học sinh vẫn còn có những suy nghĩ cho rằng: Giáo dục là việc của nhà trường ; “trăm sự là nhờ cô”. Mặt khác, do sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường kéo theo những tệ nạn xã hội ngày một gia tăng: tệ cờ bạc, rượu chè, hút sách, nghiện ngập, số đề, trộm cắpđang diễn ra rất phức tạp ngay trong địa phương. Hiện tượng thanh thiếu niên, học sinh ăn cắm xe đạp, đồng hồ, lấy trộm tiền của bố mẹ hoặc lừa bố mẹ cho tiền đi đóng học để lấy tiền đua đòi ăn mặc, vào quán chát chơi gêmcũng không còn là chuyện hiếm thấy. Hay cách cư xử và mối quan hệ giữa mọi người trong cộng đồng dân cư hay ngay trong cả một số gia đình cũng có phần “ thị trường”. Các gia đình này ít quan tâm đến việc uốn nắn cho các em về sự hình thành và phát triển phẩm chất như tác phong thái độ đến ý thức trách nhiệm và tính kỷ luật cũng như ý thức yêu gia đình,quê hương
Tất cả những cái đó ảnh hưởng trực tiếp ngay tới các em học sinh ở lứa tuổi Tiểu học dẫn đến một bộ phận nhỏ các em phát triển nhân cách chưa đúng hoặc bị ảnh hưởng về đạo đức, lối sống nên khi đến trường các em đã thể hiện khó bảo, không cần học không sợ ai, nói dối.... những bài học đạo đức trở nên xa vời chẳng có nghĩa gì ảnh hưởng tốt với các em. Những bài giảng của thầy không còn là những bài học sống động về thực tế cuộc sống cho trẻ nên các em tiếp thu một cách thụ động, thực hành một cách vụng về khô cứng, càng làm cho các em vô cảm với cuộc sống xung quanh, thờ ơ với mọi người.
Người học là vậy, còn người dạy thì sao? Cũng phải thừa nhận rằng có rất nhiều người thầy, người cô luôn trăn trở với nghề nghiệp, luôn băn khoăn về thực tế học sinh đang ngày một sa sút về phẩm chất . Họ luôn tìm tòi mọi biện pháp để giáo dục cho học sinh một cách có hiệu quả nhất. Nhưng cũng còn không ít những giáo viên có thái độ xem nhẹ hoặc không mấy quan tâm đến việc giáo dục phẩm chất cho trẻ. Đặc biệt môn đạo đức trong chương trình có tâm lý cho rằng: Môn Đạo đức trong chương trình Tiểu học chỉ là môn phụ nên tiết dạy đạo đức không mấy được giáo viên quan tâm đổi mới phương pháp dạy học mà chủ yếu là thuyết trình lý thuyết đơn điệu, không gắn bài học với những chuẩn mực, hành vi, thái độ đạo đức từ thực tế cuộc sống của học sinh. Vì bị coi nhẹ nên thời lượng giành cho tiết dạy đạo đức không được đảm bảo tuyệt đối mà thường bị xử dụng cho các tiết học Toán, Tiếng Việt. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng lớn đến kết quả giáo dục phẩm chất học sinh. Bộ phận giáo viên này cũng yếu luôn cả về nhận thức đó là không thừa nhận rằng: giáo dục phẩm chất cho học sinh còn phải thông qua nhiều họat động giáo dục khác như: thông qua các môn học khác, thông qua các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, các hoạt động trong và ngoài nhà trường mà cho rằng chỉ riêng môn Đạo đức đã giáo dục cho học sinh đầy đủ các chuẩn mực phẩm chất rồi, lại luôn luôn kêu ca học sinh bây giờ hư, xã hội bây giờ làm học sinh ngày càng hư...
Còn trong công tác chỉ đạo quản lý, việc giáo dục phẩm chất cũng như việc dạy học môn Đạo đức cũng không mấy được quan tâm nên trong kế hoạch chỉ đạo về chất lượng giáo dục thường tập trung đi sâu vào hai môn Toán và Tiếng Việt. Việc chỉ đạo về chất lượng giáo dục phẩm chất vẫn chỉ là kế hoạch chung chung, thiếu tính cụ thể, thiếu sự rứt khoát, cương quyết. Ngay trong các đợt thi đua thao giảng ở trường cũng ít có giáo viên đăng ký thao giảng môn Đạo đức vì họ cho đó là môn học khô khan, không có cơ hội để họ thể hiện về khả năng sử dụng đồ dùng dạy học và phương pháp dạy học. 
 2.2 Kết quả của thực trạng trên
- Về phía học sinh: Lứa tuổi các em còn nhỏ, bản thân các em chưa tự ý thức được các chuẩn mực phẩm chất. Đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi này là hay bắt trước, hay tò mò, thích làm theo cái mới lạ, kết hợp với đặc điểm trí nhớ là nhanh nhớ , chóng quên nên sự giáo dục không thường xuyên liên tục thì các em dễ bị lãng quên.
- Đối với giáo viên: Một số chưa nhận thức hết và chưa đánh giá đúng vai trò và giá trị của phẩm chất đối với đời sống con người và xã hội, còn bảo thủ trì trệ, thiếu năng động, chậm đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức và cách giáo dục phẩm chất cho học sinh, một bộ phận giáo viên khác thì biết việc dạy đạo đức là quan trọng nhưng lại không chịu qua tâm đầu tư đổi mới phương pháp.
- Đối với người quản lý: Chưa có sự kiểm tra sát sao, đúng mức đến công tác giáo dục phẩm chất cho học sinh. Không nắm bắt được hết diễn biến tâm lý của một số học sinh đặc biệt của một số lớp. 
- Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục.
 Để có một đánh giá về việc giáo dục phẩm chất trong nhà trường tôi đã lấy ý kiến thăm dò đội ngũ của mình:
- Tổng số giáo viên được hỏi ý kiến: 22
- Hình thức: thông qua phiếu thăm dò như sau:
PHIẾU LẤY Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHẨM CHẤT
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
 ( Năm học: 2015 – 2016) 
 Đồng chí hãy đánh dấu x vào ô trống cuối mỗi câu trả lời mà đồng chí cho là đúng nhất.
Câu 1: Việc giáo dục phẩm chất cho học sinh trong trường Tiểu học có vai trò quan trọng như thế nào?
Trả lời:
 Rất quan trọng 
 Quan trọng 
 Không quan trọng vì giáo dục văn hoá mới là quan trọng, khi học sinh đã có văn hoá thì các em sẽ có ý thức phẩm chất. 
 Câu 2: Việc dạy học môn Đạo đức có cần phải đổi mới nội dung phương

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_v.doc