SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh hóa
Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước".
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu và yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục được chỉ rõ trong điều 2, Luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1].
Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình, cộng đồng và xã hội. Sớm giáo dục kỹ năng sống giúp các em có được những trải nghiệm để có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, gia đình và xã hội; sống tích cực, vui vẻ, an toàn và lành mạnh. Nếu các em không được giáo dục kỹ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỷ, dễ bị kích động dẫn đến lệch lạc nhân cách. Người thiếu kỹ năng sống dễ bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống; thiếu kỹ năng sống là một nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.
Trong thực tế các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng một số lượng học sinh thiếu kỹ năng sống không ít, thể hiện: khi có người khách đến lớp các em không chào hoặc chào rất nhỏ, thiếu tự nhiên; ít khi dùng lời nói “Cảm ơn”, “Xin lỗi” Nhiều học sinh khi tham gia thảo luận ngại nói ra những khó khăn của bản thân, một số không biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu trong gia đình và ngoài xã hội; nhiều học sinh thiếu kỹ năng tự phục vụ cho bản thân kể cả vệ sinh cá nhân, kỹ năng làm một số việc đơn giản như dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng học tập, phòng học, nhà cửa Đặc biệt một số em không biết xử lý một số tình huống trong cuộc sống, rất rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh khi gặp khó khăn.
TT MỤC LỤC Trang 1 Mở đầu 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3 2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.3.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh về kỹ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 5 2.3.2 Giúp giáo viên xác định rõ nội dung, nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường. 6 2.3.3 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, trong mỗi giờ lên lớp của giáo viên. 8 2.3.4 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đội. 10 2.3.5 Tăng cường tổ chức các hình thức hoạt động NGLL theo chủ điểm để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 11 2.3.6 Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động lao động. 16 2.3.7 Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 18 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản than, đồng nghiệp và nhà trường. 19 3 Kết luận, kiến nghị 20 3.1 Kết luận 20 3.2 Kiến nghị 20 1. Mở đầu. 1.1. Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước". Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu và yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục được chỉ rõ trong điều 2, Luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1]. Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, với gia đình, cộng đồng và xã hội. Sớm giáo dục kỹ năng sống giúp các em có được những trải nghiệm để có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, gia đình và xã hội; sống tích cực, vui vẻ, an toàn và lành mạnh. Nếu các em không được giáo dục kỹ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỷ, dễ bị kích động dẫn đến lệch lạc nhân cách. Người thiếu kỹ năng sống dễ bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống; thiếu kỹ năng sống là một nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Trong thực tế các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng một số lượng học sinh thiếu kỹ năng sống không ít, thể hiện: khi có người khách đến lớp các em không chào hoặc chào rất nhỏ, thiếu tự nhiên; ít khi dùng lời nói “Cảm ơn”, “Xin lỗi” Nhiều học sinh khi tham gia thảo luận ngại nói ra những khó khăn của bản thân, một số không biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu trong gia đình và ngoài xã hội; nhiều học sinh thiếu kỹ năng tự phục vụ cho bản thân kể cả vệ sinh cá nhân, kỹ năng làm một số việc đơn giản như dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng học tập, phòng học, nhà cửaĐặc biệt một số em không biết xử lý một số tình huống trong cuộc sống, rất rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh khi gặp khó khăn. Nhà trường là môi trường giáo dục mà ở đó trẻ không chỉ được học các kiến thức văn hóa, khoa học mà là nơi để các em học cách để tồn tại và phát triển, học cách để chung sống hòa nhập với cộng đồng. Các hoạt động trong nhà trường là môi trường tốt nhất để các em rèn kỹ năng sống. Bởi vì hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý của lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. [2] Vì vậy có thể nói, kỹ năng sống của học sinh được hình thành thông qua hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Là cán bộ quản lý trong nhà trường tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc rèn kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao. Từ lý do đó tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu và đưa ra "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh, Nga Sơn, Thanh hóa" để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống và góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện về Đức-Trí-Thể-Mỹ. 1.2. Mục đích nghiên cứu : Trên cơ sở nghiên cứu, cơ sở lí luận, thực trạng đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh Trường Tiểu học Nga Lĩnh- Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa. - Các phương pháp cách thức để giúp học sinh rèn kỹ năng sống. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu về rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học. - Phương pháp khảo sát thực tế: Điều tra các tình huống xem kĩ năng sống của các em trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Phương pháp điều tra, quan sát: Quan sát các kĩ năng trong mọi sinh hoạt trên trường. - Phương pháp thực hành: Cho các em được tiếp xúc với các tình huống trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để các em được va chạm với những tình huống trong cuộc sống và biết cách sử lí các tình huống. - Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số biện pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho hoc sinh trong nhà trường để đúc rút kinh nghiệm. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người. Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "Khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ: Cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (Cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (Trong nghề nghiệp). Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể sông an toàn, khỏe mạnh và tích cực, chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy kỹ năng sống rất cần thiết với mỗi cá nhân nhất là hình thành từ lứa tuổi tiểu học. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. *Thực trạng chung: Bắt đầu từ năm học 2010-2011, cùng với việc Ban hành các công văn hướng dẫn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát hành bộ tài liệu “Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học” nhằm hướng dẫn cụ thể tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào các môn học và hoạt động giáo dục với mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kĩ năng phù hợp và hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực trong các mối quan hệ, trong các tình huống hàng ngày. Tuy nhiên, từ khi tiến hành triển khai và chỉ đạo thực hiện cho đến nay, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Nga Lĩnh nói riêng vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Tư tưởng của giáo viên và phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức: đọc tốt, viết tốt, làm toán tốtviệc rèn kĩ năng sống cho học sinh còn chiếu lệ. Mặt khác, theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của con trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ con em cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến các em thiếu sự sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình. Những năm gần đây, nhiều trẻ em rất thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp với ông bà, cha mẹ và những người xung quanh. Nhiều em không tự dọn dẹp phòng ở của chính mình, không giúp đỡ bố mẹ bất kì việc gì ngoài việc học. Phụ huynh vì bận nhiều công việc nên ít quan tâm giúp đỡ con em trong các hoạt động cần thiết, làm cho các em rất rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp họăc tham gia các hoạt động bởi các em bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và hệ thống ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho các em xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kĩ năng xã hội của học sinh ngày càng kém. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỉ, không quan tâm đến cộng đồng. Câu hỏi mà chúng ta thường đặt ra cho học sinh tiểu học là ngoài những kiến thức phổ thông về Toán, Khoa học và Nhân văn, học sinh cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng. Vì thế đây cũng là nỗi lo lắng, đặt ra cho những người làm công tác giáo dục những suy nghĩ, trăn trở. Qua tìm hiểu thực tế ở trường tiểu học Nga Lĩnh, tôi nhận thấy: * Về phía nhà trường: Năm học 2018-2019, nhà trường có 11 lớp với tổng số 285 học sinh. Trường đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Nhiều năm liền trường đat danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc. Nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc "Rèn kỹ năng sống" cho học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường. Và coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong hoạt động chuyên môn, nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, không ngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú trọng đến việc "Rèn kỹ năng sống" cho học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Chính vì thế ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhà trường tiến hành triển khai đồng bộ đến toàn thể cán bộ giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Yêu cầu mỗi thầy, cô giáo cần tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh. Yêu cầu là như vậy nhưng kết quả của việc rèn kĩ năng sống cho HS chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay. * Về phía giáo viên: Qua việc theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục của giáo viên ở trường, qua trao đổi trực tiếp và kiểm tra kế hoạch bài dạy cũng như giờ lên lớp của giáo viên, tôi thấy nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở phần đa số giáo viên chưa cao, nhiều giáo viên chưa xác định được kĩ năng cơ bản cần giáo dục trong mỗi tiết dạy, trong các hoạt động giáo dục được thực hiện tại trường. Hoặc đã xác định được kỹ năng cần giáo dục nhưng không hướng dẫn học sinh thực hiện. - Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa quan tâm hướng dẫn các em tham gia các hoạt động do Đội tổ chức một cách tích cực. - Giáo viên đã tổ chức được một số hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua các môn học nhưng còn chung chung, chưa đi sâu, chưa có biện pháp cụ thể thuyết phục, chưa thể hiện thường xuyên rõ nét. - Giáo viên còn lúng túng cả về nội dung và biện pháp giáo dục; nhận thức còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ là rèn kỹ năng sống cho học sinh là rèn những gì? - Giáo viên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động một cách phong phú và đa dạng nên chưa gây được sự hứng thú của học sinh. * Về phía học sinh: - Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động. - Học sinh tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức chưa tích cực, chưa thật mạnh dạn. - Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều. - Kỹ năng giao tiếp hạn chế, còn e dè sợ sệt chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực. Vì thê kĩ năng sống của các em chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi, khả năng làm việc theo nhóm... còn hạn chế. * Về phía phụ huynh: - Quan niệm của đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi Toán, Tiếng việt mà không cần tham gia bất kỳ các hoạt động khác. - Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình. Để xác minh điều đó, tôi tiến hành khảo sát quan sát học sinh qua các hoạt động thực tế trong học tập cũng như trong khi tham gia các hoạt động tập thể do trường tổ chức ở học sinh khối lớp 3,4, 5 thu được kết quả như sau: Tổng số học sinh được khảo sát : 146 em Kỹ năng sống Mức độ đạt được Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu SL % SL % SL % SL % KN giải quyết vấn đề 30 20,5 30 20,5 40 27,4 46 31,3 Kĩ năng giao tiếp 35 24,0 35 24,0 36 24,7 40 27,4 KN ra quyết định 32 22,3 33 22,6 40 27,4 41 27,7 Kĩ năng xử lý tình huống 30 20,5 35 24,0 39 26,7 42 28,8 Kĩ năng thể hiện sự tự tin 31 21,2 40 27,4 35 24,0 40 27,4 Kĩ năng tự phục vụ 38 26,0 32 21,9 40 27,4 36 24,7 KN chia sẻ thông cảm 37 25,3 30 20,5 40 27,4 39 26,7 Qua thống kê khảo sát đã cho thấy số học sinh có kỹ năng sống ở mức độ tốt và khá còn chiếm tỷ lệ thấp, số học sinh có kỹ năng sống chưa đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ cao. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học, tôi xin đề xuất một số giải pháp chỉ đạo sau: 2.3.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh về kỹ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Khởi nguồn của mọi thành công đều bắt đầu từ nhận thức. Chính vì thế, khi thực hiện chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, điều đầu tiên người cán bộ quản lí cần quan tâm đó là nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh đối với vấn đề này. Trước tiên cần giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh trong trường hiểu được: Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tạiKĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm rèn luyện cho các em có thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Tiếp đến là phải giúp mọi người hiểu rõ: Kỹ năng sống không phải là cái có sẵn, con người không phải sinh ra đã có kỹ năng sống. Kỹ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Thực hiện nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh, nhà trường đã triển khai và cung cấp đầy đủ các Chỉ thị của Bộ Giáo dục, các văn bản hướng dẫn của các ngành, các cấp có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên, học sinh. Tổ chức cho cán bộ giáo viên nghiên cứu các văn bản của các cấp có liên quan đến nội dung trên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, khối, thông qua công tác bồi dưỡng thường xuyên. Biện pháp tiếp theo nhà trường lựa chọn để nâng cao nhận thức cho giáo viên và phụ huynh, học sinh đó là tuyên truyền. Hình thức tuyên truyền được thực hiện thông qua hội nghị, các buổi họp phụ huynh toàn trường, các buổi chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp, thông qua hệ thống khẩu hiệu được treo quanh trường, trong các phòng chức năng như: “trường lớp khang trang, xanh, sạch, đẹp - Thầy cô mẫu mực, trò chăm ngoan”; “Hãy nhớ đánh răng sáng và tối bạn nhé”; “ Nói lời hay, làm việc tốt”... Tóm lại: Đây là một nội dung hết sức quan trọng. Bởi vì, qua tuyên truyền, giáo viên, phụ huynh học sinh hiểu rõ hơn về kỹ năng sống. Từ đó, mỗi giáo viên, phụ huynh mới ý thức được trách nhiệm cũng như vai trò của mình trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, đồng thời giúp học sinh nhận thức đúng và hành động đúng, và các em mới tự giác trong học tập và rèn luyện, hình thành và phát triển nhân cách tốt. Giáo dục kĩ năng sống chỉ thật sự có hiệu quả khi người thầy có tâm huyết, sự kiên nhẫn và phải có thời gian. 2.3.2.Giúp giáo viên xác định rõ nội dung, nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Để thực hiện rèn kỹ năng sống cho học sinh thật hiệu quả trong nhà trường thì giáo viên cần phải xác định được nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống. Vì vậy, tôi đã chỉ đạo đưa các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề, các buổi hội thảo cấp trường, cụm trường nhằm giúp giáo viên hiểu rõ hơn về nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cũng như trao đổi bàn đưa ra các biện pháp thực hiện có hiệu quả. a. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vận dụng trong những tình huống hàng ngày, những tình huống của cuộc sống. Những nội dung này hết sức đơn giản, gầ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_k.doc