SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành TW Đảng khóa VIII trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đaii hội Đảng XII và định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

 khẳng định “ Cùng với Khoa học Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.” Đây là một định hướng hết sức đúng đắn khẳng định vai trò tầm quan trọng to lớn của công tác giáo dục đối với xã hội. Để đạt được mục tiêu to lớn đó, sự nghiệp giáo dục trong các nhà trường phải tập trung hướng vào chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm hàng đầu, bởi “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Chính vì vậy song song với việc dạy văn hoá thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là vấn đề đặc biệt quan trọng nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.

 

doc 21 trang thuychi01 7191
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành TW Đảng khóa VIII trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đaii hội Đảng XII và định hướng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
 khẳng định “ Cùng với Khoa học Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài...” Đây là một định hướng hết sức đúng đắn khẳng định vai trò tầm quan trọng to lớn của công tác giáo dục đối với xã hội. Để đạt được mục tiêu to lớn đó, sự nghiệp giáo dục trong các nhà trường phải tập trung hướng vào chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm hàng đầu, bởi “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Chính vì vậy song song với việc dạy văn hoá thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là vấn đề đặc biệt quan trọng nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm. Trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xối mòn., tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào các nhà trường. Việc giáo dục đạo đức cho HS đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Trước sứ mệnh nặng nề mà nhân dân, đất nước đã giao phó, là người quản lý trong trường tiểu học cần ý thức sâu sắc rằng: Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học là một vấn đề cần thiết, bởi vì nó cũng có vai trò to lớn để hình thành nhân cách cho học sinh, chuẩn bị cho các em hành trang để học lên các bậc học cao hơn hoặc tạo nhân cách sống cho các em vững bước vào đời. Xuất phát từ mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho học sinh.Trước tình hình thực tế hiện nay do trào lưu của xã hội vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ có phần suy thoái về đạo đức lối sống, nhiều tệ nạn xã hội đang len lỏi vào đời sống, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Chính vì vậy với trách nhiệm của nhà trường tiểu học, bậc học được coi là nền móng, là cán bộ quản lý, tôi cùng Ban giám hiệu đội ngũ GV đã đề ra “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám ”. Đây là một trong những nhiệm vụ cần đựợc quan tâm hàng đầu. Vì vậy, người quản lý phải tìm những biện pháp để từng bước ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn trong mỗi học trò, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển. 
2. Mục đích nghiên cứu
Trong khuôn khổ của SKKN chúng tôi sẽ đề cập tới nội dung và phương pháp thích hợp, giáo dục Đạo Đức cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động dạy học của nhà trường và một số giải pháp để thực hiện.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám – TP Thanh Hóa.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài trong 2 năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017.
Được sự giúp đỡ của BGH và tập thể giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám tạo điều kiện để tôi nghiên cứu tốt đề tài này.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp trải nghiệm thực tể thông qua các hoạt động của nhà trường
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
Trong thực tế hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của cơ chế thị trường.
Đó là sự cạnh tranh của cơ chế thị trường một mặt tích cực là thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế, mặt trái đó là tư tưởng cơ hội thực dụng, vụ lợi, phát triển chủ nghĩa cá nhân ích kỷ dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội như:
 Gia đình chưa thực sự quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái nên tác động mặt trái của cơ chế thị trường dễ xâm nhập vào môi trường sống của học sinh. Một số cha mẹ thiếu gương mẫu, nói năng thô lỗ, đối xử với nhau thô bạo thiếu khiêm tốn, không thực sự quan tâm đến con cái, lơ là việc dạy dỗ con cháu chỉ lo phát triển kinh tế để giàu sang dẫn đến đạo đức của một số học sinh sa sút.
 Ngoài xã hội: Hiện tượng tiêu cực các hành vi đạo đức thiếu văn minh như cửa hàng internet chiếu phim ảnh băng hình có nội dung đồi truỵ, du nhập các phim trưởng, hiện tượng lô đề, lợi dụng trẻ em để đi giao hàng vận chuyển hêrôin ... vẫn còn lén lút xâm nhập vào học đường.
Trong trường học, phần lớn học sinh là ngoan, biết vâng lời thầy cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Bên cạnh đó, một số ít học sinh rất nhạy cảm dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội như: Hiện tượng nói tục, đánh nhau, các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn. Đặc biệt là số ít học sinh chưa biết giữ gìn vệ sinh môi trường, ăn sáng xong vứt rác ra sân, thấy thầy, cô giáo vừa chạy vừa chào.
 Về phía giáo viên: một số ít giáo viên còn coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức văn hóa, chưa thực sự chú trọng đến việc giảng dạy môn đạo đức cho các em.Trong quá trình dạy học chỉ cung cấp cho các em về mặt lí thuyết mà coi nhẹ thực hành. Trong giờ học, giáo viên chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải. Hình thức tổ chức dạy học đơn điệu. Học chưa đi đôi với hành. Thông qua bài học lồng ghép rèn kĩ năng sống cho học sinh còn hạn chế. Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh không đơn thuần trên lí thuyết mà nhà trường phải trang bị cho các em nguồn tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội, con người, cách làm việc trí óc mà còn hướng tới sự tạo dưỡng, phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn đạo đức cho học sinh, góp phần hoàn thiện nhân cách phù hợp với yêu cầu định hướng của xã hội. Vì vậy việc quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với người cán bộ quản lí.
 II. THỰC TRẠNG 
1. Sơ lược điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục của phường Lam Sơn: 
 Trường tiểu học Hoàng Hoa Thám thuộc Phường Lam Sơn là một phường đất rộng người đông, nằm trung tâm TP, có nhiều cơ quan đóng trên địa bàn , trường học, chợ, phố buôn bán lớn Lê Hoàn, Phường Lam Sơn có trình độ dân trí cao, kinh tế phát triển và có hạ tầng cơ sở tốt, lãnh đạo địa phương quan tâm, ủng hộ sát sao công tác giáo dục. Người dân ở đây sống bằng nhiều nghề khác nhau, đặc biệt một bộ phận hộ dân sống trên dọc bờ sông cầu Cốc công việc của người dân chủ yếu buôn bán nhỏ không có việc làm nghiện ngập còn nhiều, sự quan tâm đến con em mình còn nhiều hạn chế. Hiện tượng tiêu cực của xã hội luôn rình rập vào đời sống tinh thần của người dân. Hiện tượng trộm cắp, nghiện hút vẫn còn xảy ra trên địa bàn của phường.
2. Thực trạng công tác giáo dục của nhà trường: 
Tuy mặt trái về đạo đức của xã hội vẫn diễn ra nhưng với truyền thống hiếu học từ ngàn xưa cộng với sự quan tâm đặc biệt của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hoá, chính quyền địa phương, của cha mẹ học sinh, của lãnh đạo Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám và tất cả các thầy, cô giáo, cán bộ nhân viên trong nhà trường đã thúc đẩy quá trình dạy và học ngày một đi lên. Chất lượng học sinh giỏi ngày càng cao.Trong quá trình thực hiện nhà trường gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 a. ThuËn lîi:
*Đội ngũ giáo viên:
Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên : 43đ/c; 100% CBGV đạt trình độ chuẩn; Trong đó đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn chiếm tỷ lệ 100%.
100% cán bộ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc. Tỷ lệ giáo viên đã đạt giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh trong 2 năm học vừa qua đạt tỷ lệ cao.
 * Chất lượng học sinh:
- Tổng số: 25 lớp - 905 học sinh.
- 100% học sinh học 9 buổi/ tuần, trên 40% học sinh ăn bán trú tại trường.
- Hàng năm tỷ lệ học sinh khá giỏi luôn đạt trên 90%, không có học sinh yếu. Số lượng học sinh giỏi các cấp mỗi năm đều nâng lên rõ rệt. 
 *. Thành tích của trường qua các năm học:
 - Chi bộ nhà trường liên tục đạt “ trong sạch vững mạnh”.
 - Nhà trường liên tục đạt “ Trường Tiên tiến cấp thành phố, cấp tỉnh”. Năm học 2015 - 2016 nhà trường được ban chỉ đạo HKPĐ thành phố tặng “Đơn vị xuất sắc tổ chức HKPĐ cấp Thành phố lần thứ IX”. UBND TP Thanh Hóa Tặng “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2015 – 2016” Trường được nhà nước tăng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước năm 2016, là trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. 
 Thành tích của nhà trường trong các năm qua là bước tạo đà cho việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện. 
 b. Khó khăn:
 * Về đội ngũ: Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, một số ít giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế, chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy . Năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh còn có mặt hạn chế. 
* Về học sinh và phụ huynh:
 Do cuộc sống khó khăn, cha mẹ học sinh không còn thời gian chăm sóc quan tâm đến việc học của con em mình, do những ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, nếp sống thích ăn chơi, đua đòi thích hưởng thụ đã khiến một số học sinh có biểu hiện chưa ngoan như: Thích chơi, không ham học, ăn quà vặt, đôi khi có thái độ chưa thân thiện với bạn bè .... ví dụ như em Nguyễn Văn Kiên, em Khánh, nhiều lần đánh bạn bè gây thương tích trộm cắp tài sản của HS, giáo viên tới hàng chục triệu đồng vì bố mẹ bán hê rô in ngồi tù dài hạn, nhà trường là nơi cưu mang, giáo dục cho các em thành người có ích cho xã hội.
Có một số gia đình không thích nêu tật xấu của con cái, chỉ thích khen, đổ lỗi cho nhà trường, cho sự hiếu động, thậm chí vẫn còn nhiều gia đình bỏ mặc việc dạy dỗ giáo dục con em cho nhà trường, coi trường học là nơi trông trẻ.
 Việc giáo dục các em phần nào vẫn chưa có sự đồng bộ thống nhất giữa 3 môi trường: Gia đình, Nhà trường và xã hội. Chính vì vậy đã không tác động tích cực trong việc đôn đốc các em học tập, quá chiều chuộng gây thói ỉ lại cho các em, không tạo được hứng thú học tập ở các em. 
Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, một số ít học sinh của trường thích chơi điện tử, chát, game... quên lãng việc học tập của mình. Thái độ cư xử nói năng, chào hỏi người lớn chưa thực sự đúng mức. Hiện tượng nói tục chửi bậy, nghịch ngợm đánh nhau vẫn còn xảy ra. Càng lên lớp lớn một số học sinh có chiều hướng khó bảo. Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm chưa đầy đủ ở học kì một hàng năm vẫn còn ở một số ít em. Số học sinh thực hiện chưa đầy đủ chủ yếu là con gia đình buôn bán, quá chiều chuộng con bởi có tiền, hay dùng tiền đưa cho con thích ăn gì tự mua hoặc thưởng con, dỗ con bằng tiền, chưa thực sự quan tâm đến con nên con đi học chậm, nghỉ học vô lý do hoặc gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông bà hoặc chú bác ở nhà nuôi dạy. Vì vậy việc quan tâm đến học hành và sự phát triển nhân cách của các em không được thường xuyên, điểm hình như một số em:
STT
Họ và tên
Con ông (bà)
Phường
Lớp
Năm học
1
Nguyễn Trung Kiên
Ng. Đình Hùng
Lam Sơn
4B
2015 - 2016
2
Nguyễn Hữu Hoàng
Ng. Hữu Tĩnh
Đông Sơn
4E
2015-2016
3
Nguyễn Ngọc Khánh
Ng Ngọc Lĩnh
Tân Sơn
4E
2015-2016
Như vậy từ thực trạng của công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, là người làm công tác quản lý, tôi cùng Ban giám hiệu nhà trường đã suy nghĩ đặt ra những “ biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh” ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám.
III. BIỆN PHÁP, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường lên một tầm cao mới, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của đất nước, Ban Giám hiệu nhà trường đã đề ra một số biện pháp, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh bằng nhiều hình thức:
1. Biện pháp chung.
Để tổ chức có hiệu quả quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là một thành tố vô cùng quan trọng, nó giữ vị trí cốt yếu trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Giúp cho học sinh nắm vững và thực hiện đúng đắn những chuẩn mực đạo đức và thẩm mỹ của xã hội, nhằm giúp các em tích luỹ được những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của nhân loại và dân tộc trong hoạt động giao tiếp. Do đó người làm công tác giáo dục cần nắm được bản chất chức năng giải pháp chung để đề ra và tác động một cách đúng đắn có hiệu quả đến sự phát triển nhân cách cho các em.
 Qua thực tế tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng về vấn đề đạo đức trong trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám tôi nhận thấy rằng:
 Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng phát huy đến mức tối đa các phong trào thi đua của ngành giáo dục “ Kỉ cương- Tình thương- Trách nhiệm”, xây dựng mô hình “ Nhà giáo văn hoá” và đặc biệt là cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung, cuộc vận động “ Học Tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”, “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã thực sự khơi dậy trong nhà trường, chất lượng giáo dục toàn diện thực sự được quan tâm. Cụ thể:
 Thông qua các bài giảng hằng ngày, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động Đội, đã giúp các em học sinh trong nhà trường tiểu học Hoàng Hoa Thám giữ vững nề nếp kỉ cương, giúp các em trở thành con ngoan trò giỏi. Kết quả trong 2 năm qua trường luôn đạt tỉ lệ giáo dục toàn diện 100 %,chất lượng giáo dục đạo đức đạt 100%.
 Nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nhất là vấn đề giáo dục đạo đức.
+ Kết hợp giáo dục giữa gia đình- nhà trường- xã hội.
+ Giáo dục thông qua các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp.
+ Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Tích hợp lồng ghép qua các môn học. 
 Quá trình dạy học môn đạo đức và giáo dục đạo đức là hai vấn đề thống nhất có quan hệ khăng khít, hữu cơ với nhau do đó cần kết hợp chặt chẽ các phương pháp dạy học đạo đức với phương pháp giáo dục đạo đức. Các phương pháp đó là cách thức hoạt động giao lưu giữa giáo viên với tập thể học sinh và từng cá nhân, với các phương pháp tích hợp giúp các em nhận thức được các vấn đề đúng sai của đạo đức: Giáo dục các em có tình cảm, thái độ đúng đắn, biết dung cảm trước cái đẹp. biết xúc động trước việc làm có ý nghĩa lớn lao, biết phê phán những hành vi sai phạm, thói xấu trong đời sống hàng ngày. Giáo dục cho các em nề nếp, cách nói, cách ứng xử nhẹ nhàng trong gia đình, bạn bè. Từ đó các em có được những hành vi đạo đức đúng đắn, tốt đẹp trong mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của các phong trào, các cuộc vận động đặc biệt là cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
2. Những phương pháp và biện pháp giáo dục cụ thể trong quá trình công tác.
2.1 kết hợp các lực lượng trong nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho các em.
 a. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên.
Để làm tốt điều này, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm đến vấn đề tuyên truyền giáo dục đến cán bộ giáo viên để họ thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Chỉ đạo để mỗi giáo viên cần thông suốt rằng: Người giáo viên không chỉ dạy kiến thức cho học sinh mà phải rèn cho các em biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học sinh tiểu học rất nghe lời và làm theo thầy cô giáo. Các em coi thầy cô giáo là thần tượng, là luôn đúng. Vì vậy, nhà trường đã phát động phong trào “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo” thể hiện qua lời nói, cách cư xử, thái độ giao tiếp, việc làm... giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với các tầng lớp nhân dân. Mỗi giáo viên có thái độ kiên quyết với những học sinh có biểu hiện hành vi thiếu văn hoá và cùng có trách nhiệm phối kết hợp cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực hiện việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh theo quy đinh 32/2009/TT của Bộ giáo dục và đạo tạo. Thông tư 30, thông tư 22/2016
 b. Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp:
Mỗi một tập thể lớp như một tế bào nhỏ trong nhà trường. Để hoạt động của nhà trường thực hiện tốt thì cần có nền tảng vững chắc đó là tập thể lớp tốt. Để có những tập thể lớp tốt thì phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra giám sát mọi hoạt động của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo như người mẹ thứ hai của các em, giúp các em thực hiện tốt các nền nếp của nhà trường và hướng dẫn hoàn thiện tính cách cho học sinh. Giúp đỡ dìu dắt để hướng các em tới cái thiện cái đúng . Chính vì vậy vai trò của giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng. Để làm tốt được công tác này bản thân giáo viên cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh lí của từng em học sinh, phải biết phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường có như vậy mới làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Để làm tốt công tác này, Ban giám hiệu nhà trường cần giao chỉ tiêu cụ thể cho từng giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học và cần có sự kiểm tra, đánh giá, có sơ kết, tổng kết qua các đợt thi đua, có khen thưởng rõ ràng đối với giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm và nhắc nhở những giáo viên còn hạn chế mặt nào đó khi làm công tác chủ nhiệm. Có như vậy lãnh đạo nhà trường mới nắm được những gì đã đạt được, những mặt còn hạn chế để có kế hoạch điều chỉnh hoặc khuyến khích nhằm đưa chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường đạt hiệu quả cao.
 c. Nâng cao vai trò của Đội thiếu niên, Tổng phụ trách đội.
Các phong trào thi đua trong nhà trường đều không thể thiếu vai trò của hoạt động Đội. Để xây dựng phong trào hoạt động đội có nền nếp, Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo cô tổng phụ trách Đội, sao nhi đồng lên kế hoạch tổ chức các hoạt động trong nhà trường sao cho phong phú đa dạng, đúng chủ điểm, phù hợp với học sinh. Các hoạt động có thể là thăm quan du lịch , rèn kĩ năng sống cho các em, tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương. Chỉ đạo học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ chức các hội thi: tiếng hát tuổi thơ, múa hát sân trường, tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, giúp bạn nghèo...Thông qua các hoạt động nhằm giáo dục các em về truyền thống của Đội đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các em học sinh luyện tập, thực hành những điều tốt, những việc làm nhân ái đã học trong sách vở và thực tế các em đã được làm trong cuộc sống. 
 d. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đạo đức và tích hợp, lồng ghép các môn học vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình môn Đạo đức
Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung chương trình sách giáo khoa môn Đạo đức ở từng khối lớp. Đây là việc làm cần thiết của Ban giám hiệu nhà trường. Thông qua các bài học đạo đức, hình thành cho các em những chuẩn mực ban đầu về đạo đức. Các em có thể thực hành thông qua hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày. Như vậy Ban giám hiệu phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định đối với giáo viên và học sinh.
Với giáo viên: Quy định về soạn bài trước khi lên lớp 2 ngày, kí duyệt mỗi tuần 2 lần vào sáng thứ hai và sáng thứ năm, bài soạn phải thể hiện hệ thống kiến thức và các hoạt động của thầy trò. Giờ dạy phải đảm bảo đúng chương trình không cắt xén chương trình và thời gian, chú trọng đến việc giáo dục đạo đức thông qua hoạt động nhận biết và kĩ năng thực hành vào cuộc sống.
 Đối với học sinh: Ngay từ đầu năm học, nhà trường phải đề ra các nội quy, quy định, xây dựng cho học sinh nề nếp học tập, chuyên cần, giữ vở sạch viết chữ đẹp, thương yêu giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô giáo và cán bộ nhân viên trong trường.
Học sinh phải có đủ sách giáo khoa ở tất cả các môn học. Xây dựng cho các em ý thức học tập đầy đủ, đúng giờ, khi nghỉ học phải viết giấy xin phép.
Tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất cho việc dạy học môn đạo đức, tư duy của học sinh tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh. Vì vậy để giờ dạy thành công việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Nhà trường khuyến khích giáo viên dạy học bằng giáo án điện tử. Thông qua tiết dạy, học sinh được quan sát hình ảnh, việc làm sinh động, dễ đi vào tiềm thức của các em, các em hứng thú trong học tập và

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_d.doc